Wednesday, February 28, 2018

Những hệ thống "pháo phản lực phóng loạt" có một không hai tại Trung Đông

Những hệ thống
Những hệ thống "pháo phản lực phóng loạt" có một không hai tại Trung Đông
Chiến trường Trung Đông là nơi chứng kiến sự ra đời của nhiều loại vũ khí tự chế rất độc đáo và không kém phần hiệu quả.
Những hệ thống pháo phản lực phóng loạt có một không hai tại Trung Đông - Ảnh 1.

Rocket tự chế của Quân đội Syria gắn trên khung gầm một chiếc xe tải cũ, việc cắt ghép và hoán cải như trên khiến nhiều phương tiện tưởng như phải ra bãi rác vẫn còn phục vụ được. Vũ khí trên của Syria không có hệ thống ngắm bắn hay điều khiển nhưng sức công phá của nó thì cực lớn, dễ gây thương tích nặng nề cho đối phương.

Những hệ thống pháo phản lực phóng loạt có một không hai tại Trung Đông - Ảnh 2.

Một loại tên lửa tự chế khác không rõ tên định danh, so với rocket "Con voi" thì quả đạn này có hình dáng khí động học tốt hơn hẳn với các cánh điều hương trên thân, có điều chưa rõ là tầm bắn cũng như khả năng sát thương của nó đến đâu.

Những hệ thống pháo phản lực phóng loạt có một không hai tại Trung Đông - Ảnh 3.

Sự sáng tạo không tưởng khi giờ đây xe xúc lật cũng được tận dụng làm khung gầm mang pháo phản lực phóng loạt tự chế, những ống phóng rocket trên có cơ cấu nâng hạ lấy góc bắn cực kỳ độc đáo và cũng chẳng kém phần ngộ nghĩnh.

Những hệ thống pháo phản lực phóng loạt có một không hai tại Trung Đông - Ảnh 4.

Đây có lẽ là những hệ thống pháo phản lực phóng loạt tự chế có bề ngoài trông "chính quy" nhất khi ống phóng được gắn trên khung gầm xe tải quân sự việt dã và xe chiến đấu bộ binh BMP-1, chúng phần nào mang hơi hướng của những tổ hợp MLRS của Quân đội Nga.

Những hệ thống pháo phản lực phóng loạt có một không hai tại Trung Đông - Ảnh 5.

Dễ nhận thấy giàn phóng rocket tự chế đặt trên khung gầm xe tải này yêu cầu người bắn phải nối dây và thực hiện thao tác khai hỏa từ cự ly an toàn nhằm tránh rủi ro phát sinh bất chợt, loại vũ khí này có điểm "ưu việt" hơn đó là nó có sẵn đạn dự trữ trong các hộp chữ nhật đặt ngay phía sau.

Những hệ thống pháo phản lực phóng loạt có một không hai tại Trung Đông - Ảnh 6.

Hệ thống "Cối phóng loạt tự hành" này có cơ cấu càng chống khá đặc biệt khi không sử dụng xi lanh thủy lực thường thấy, ngoài ra chưa rõ thao tác bắn của nó ra sao vì nếu phải nạp lần lượt đạn cho từng nòng rồi mới ra lệnh bắn thì tốc độ còn chậm hơn cách thức bắn truyền thống.

Những hệ thống pháo phản lực phóng loạt có một không hai tại Trung Đông - Ảnh 7.

Một cải tiến ngộ nghĩnh khác với gàu xúc của máy công trình khi nó được hoán cản làm công sự dã chiến cho phép một chiến binh với khẩu súng máy hạng nặng cùng khiên chắn có thể tác xạ vào đội hình quân địch từ các góc bắn với độ cao khác nhau, rất khó lường.

Những hệ thống pháo phản lực phóng loạt có một không hai tại Trung Đông - Ảnh 8.

Một chiếc xe ủi được "độ chế" các tấm thép quây kín các mặt, trông bề ngoài rất xấu và tạm bợ nhưng tác dụng không nhỏ là khiến cho người điều khiển cảm thấy tự tin hơn khi làm việc ngoài vùng chiến trận, khả năng chống đạn súng bộ binh của nó được dự đoán là không tồi chút nào.

Sức mạnh hủy diệt đáng nể của loại rocket tự chế mang tên "Elephant" của Quân đội Syria

Những vũ khí bí mật của Đặc nhiệm Tiger, Syria khiến IS và phiến quân sợ hãi khi đối mặt?

Vũ khí bí mật nào của Đặc nhiệm Tiger, Syria khiến IS và phiến quân sợ hãi khi đối mặt?
Vũ khí bí mật nào của Đặc nhiệm Tiger, Syria khiến IS và phiến quân sợ hãi khi đối mặt?
Phiến quân và người Kurd ở Syria bị bao vây: Vũ khí hiện đại ở đâu ra mà nhiều thế?
Phiến quân và người Kurd ở Syria bị bao vây: Vũ khí hiện đại ở đâu ra mà nhiều thế?
Chiến dịch Thép Damascus khoét thẳng vào điểm yếu chỉ tử: Phiến quân đầu hàng hay là chết?
Chiến dịch Thép Damascus khoét thẳng vào điểm yếu chỉ tử: Phiến quân đầu hàng hay là chết?
Quân đội Syria tiến đánh ác liệt sào huyệt thánh chiến Đông Ghouta
Quân đội Syria tiến đánh ác liệt sào huyệt thánh chiến Đông Ghouta
Đặc nhiệm Tiger của Quân đội Syria đã chứng tỏ được khả năng tuyệt vời của mình ở các chiến trường Palmyra, Aleppo và Deir Ezzor với nhiều chiến công rất hiển hách.

Trong đêm ngày 27/2, Lực lượng Đặc nhiệm Tiger của Quân đội Syria (SAA) đã bất thần tổ chức một đợt không vận trực thăng, đưa các binh sĩ đặc nhiệm vượt qua chiến tuyến của lực lượng đối lập Jaysh al-Islam tại Đông Ghouta.

Mục tiêu của đợt đột kích này là thị trấn Hawsh al-Narsi là điểm huyết mạch phòng thủ của Jaysh al-Islam ở phía đông của khu vực bao vây.Do yếu tố bất ngờ nên lực lượng đặc nhiệm đã tiêu diệt hoàn toàn binh lính đối lập phòng thủ trong thị trấn, cùng với đó họ đã tạo cửa mở để thiết giáp của các đơn vị Vệ binh Cộng hoà Syria chờ sẵn tiến vào kiểm soát toàn bộ thị trấn.

Cho tới sáng ngày 28/2, theo nguồn tin của Quân đội Syria thì đơn vị Tarmah là đơn vị trực tiếp tham chiến ngay trong lòng địch. Đây là đơn vị trực thuộc Đặc nhiệm Tiger đã thực hiện nhiều phi vụ đột kích sau lưng các cứ điểm phòng thủ của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại tỉnh Deir Ezzor trước đây.

Có thể thấy rõ, ngoài việc sử dụng không kích và pháo kích tiêu diệt sinh lực địch, tạo hành lang cho người dân thoát khỏi vùng đối lập, đưa các đơn vị tinh nhuệ thâm nhập các tuyến chiến hào của đối phương thì Quân đội Ả rập Syria quyết tâm xoá bỏ khu vực Đông Ghouta bằng mọi phương án.

Đặc nhiệm Hổ đã đang và sẽ làm tốt chức năng tiêu diệt khủng bố bằng tất cả kinh nghiệm chiến trường cũng như niềm tin mà Quân đội Syria giao phó.

Vũ khí bí mật nào của Đặc nhiệm Tiger, Syria khiến IS và phiến quân sợ hãi khi đối mặt? - Ảnh 1.

Đơn vị Tarmah cùng các đơn vị bạn trong Hawsh al-Narsi.

Xuất xứ và những chiến công đặc biệt

Lực lượng đặc nhiệm Tiger của Quân đội Syria (SAA) được thành lập vào năm 2013 trước những yêu cầu cấp thiết của tình hình chiến sự, khi các nhóm khủng bố từ nước ngoài xâm nhập (Chechnya, Afganistan, Libya, Ả Rập Saudi, Qatar và phương Tây) đem theo năng lực và kinh nghiệm tác chiến bộ binh vượt trội so với các đơn vị của SAA và Vệ binh cộng hoà Syria.

Đặc nhiệm Tiger (hay còn gọi nôm na là lực lượng đặc nhiệm Hổ Syria) đã từng bước trở thành lực lượng xung kích tuyến đầu tiêu diệt khủng bố của Quân đội Syria, tham gia vào nhiều chiến dịch quan trọng.

Những chiến công hiển hách của lực lượng đặc biệt tinh nhuệ này có thể phải kể đến các cuộc chiến liên tục để giải vây cho phía Tây thành phố Aleppo trước năm 2016, giải phóng phía Đông thành phố Aleppo Aleppo 2016, giải phóng phía đông tỉnh Aleppo 2017, tái chiếm Palmyra 2016-2017, giải phóng tỉnh Deir Ezzor 2017.

Còn gần đây nhất, lực lượng Tiger góp công lớn trong các chiến dịch phòng thủ Bắc Hama 2014-2017, giải phóng sân bay Abu Duhour (tây Idlib) 2018.

Và nay, khi chiến trường quen thuộc tại 4 tỉnh Hama-Aleppo-Homs-Deir Ezzor tạm yên, lực lượng Tiger được điều động về thủ đô Damacus cùng với 4 lữ đoàn Vệ binh cộng hoà (VBCH) phiên hiệu 4-6-7-10, Sư đoàn thiết giáp số 4 VBCH, lực lượng dân quân Palestine Liwa al-Quds và Vệ binh quốc gia (NDF) tham gia chiến dịch "Thép Damacus" giải phóng Đông Ghouta.

Vũ khí bí mật nào của Đặc nhiệm Tiger, Syria khiến IS và phiến quân sợ hãi khi đối mặt? - Ảnh 2.

Thiếu tá Ghassan Naasan với biệt danh"Kẻ gieo rắc cái chết" chỉ huy của đơn vị Tarmah xuất hiện khá thường xuyên bên cạnh Tướng Suheil al-Hassan chỉ huy Đặc nhiệm Hổ.

Chủ công trong chiến dịch "Thép Damacus" đặc biệt quan trọng

Lực lượng Tiger được biên chế thành cấp sư đoàn, tuy nhiên phần lõi của đặc nhiệm Hổ chỉ có khoảng 2.000 đặc nhiệm cơ giới, phần còn lại là tổ điều khiển khoảng 3.000 người phân bổ rất nhiều trang bị cơ giới hạng nặng như trực thăng vũ trang, xe tăng, pháo binh và hàng nghìn dân quân bộ lạc hỗ trợ. Do đó, có thể coi đơn vị Hổ là một sư đoàn hỗn hợp.

Lực lượng này bao gồm 2 đơn vị xung kích trực thuộc, phiên chế ở cấp lữ đoàn nhưng quân số chỉ ở mức tiểu đoàn.

Lữ đoàn đặc nhiệm "Báo săn" do Đại tá Shadi Isma'el chỉ huy, Lữ đoàn gồm khoảng 2000-3000 quân nhân nhưng lực lượng đột kích chỉ khoảng 500 - 1.000 quân nhân thuộc hai đội 6 và 3.

Đội 6 của Lữ đoàn này mang tên chính là đơn vị tham gia giải phóng sân bay Kuweires trong khi Đội 3 là nòng cốt của chiến dịch bao vây lực lượng IS ở Đông Aleppo.

Lữ đoàn thứ hai là Đặc nhiệm "Báo đen" do Đại tá Ali Shaheen chỉ huy. Đây là đơn vị tham gia giải phóng Palmyra vào tháng 3 năm 2016. Lữ đoàn có 10 đội chiến đấu với quân số khoảng 1.000 binh sĩ được đặt tên như sau: Termah (hay Tarmeh),Taha, Yarrob, Shaheen, Shabaat, Al Hawarith, Zaydar, Al Shabbour,Al-Komeet,Al-Luyouth

Đặc nhiệm Hổ sử dụng vũ khí trang bị đồng bộ với các lực lượng khác của quân đội Syria. Tuy nhiên, họ luôn được ưu tiên trang bị các loại vũ khí mới được Nga viện trợ hoặc thử nghiệm trên chiến trường Syria.

Có thể kể ra đây một số vũ khí đặc biệt như xe tăng T-90, pháo phản lực phóng loạt nhiệt áp TOS-1A Buratino hay hệ thống yểm trợ tăng BMPT Terminator chuyên dùng cho chiến tranh đô thị cũng như các loại vũ khí ngoại nhập khác.

Ngoài ra quân phục nguỵ trang của lực lượng này là loại Multicam, kính nhìn đêm hay súng tiểu liên xung kích cho lực lượng đổ bộ là M16A3 với ống ngắm quang học, súng phóng lựu Mikor,...

Đơn vị đặc nhiệm tinh nhuệ Hổ đã chứng tỏ được khả năng tác chiến linh hoạt tuyệt vời của mình vào năm 2016 - 2017 nhất là ở các trận đánh giành lấy Palmyra, Aleppo và Deir Ezzor trong thời gian ngắn nhất có thể và gần như không chịu bất cứ thiệt hại nào.

Vũ khí bí mật nào của Đặc nhiệm Tiger, Syria khiến IS và phiến quân sợ hãi khi đối mặt? - Ảnh 3.

Đặc nhiệm Tiger của Quân đội Syria.

Về chiến thuật tác chiến của lực lượng Hổ được chia thành 3 phương pháp:

1. Phòng thủ phản công

Khi lực lượng đối phương có ưu thế áp đảo, lực lượng Hổ sẽ chủ động kiểm soát một cao điểm chế áp, đưa các phương tiện trinh sát và hoả lực lên đó.

Phía trước cao điểm này thường là một khu vực địa hình bằng phẳng hoặc xen lẫn dải đô thị nhỏ.

Khi đối phương tấn công lực lượng phòng thủ giao tranh nhỏ, sau đó rút về điểm phòng thủ tiếp theo với thông tin về đối phương với rất ít thương vong. Đợi binh lực địch tiến sâu, hoả lực của lực lượng đặc nhiệm Tiger cũng như không quân Syria và Nga sẽ liên tục oanh kích vào các nhóm địch di chuyển khiến thương vong rất lớn.

2. Vây điểm diệt viện

Khi có ưu thế trên một mặt trận rộng lớn, lực lượng Đặc nhiệm Tiger thường chủ động bao vây binh lực địch bằng cơ giới, sau khi khép vây thì tương tự chiến thuật phòng thủ phản công sẽ lựa chọn hệ thống cao điểm phòng thủ để kiểm soát hoả lực toàn chiến trường.

Trình độ tác xạ pháo binh của lực lượng Hổ là tốt nhất trên chiến trường Syria. Bằng chứng là một viên đạn trái phá không nổ đã từng được thấy trong một clip của lực lượng đối lập khi rơi chỉ cách trước mặt phóng viên tại Nam Idlib chưa đầy 2 mét, may mà nó không nổ!

Khi tấn công thì lực lượng này ít lạm dụng xe tăng mà chủ yếu dùng thiết giáp nhẹ. Đây là điều đáng chú ý bởi phần lớn xe tăng T-90 Nga viện trợ lại được bàn giao cho các tổ lái Hezbollah, còn trong thành phần Hổ chỉ có vàichiếc.

Họ thường sử dụng chiến thuật chế áp hoả lực chiến tranh quy ước với pháo binh dọn chiến trường rồi cho bộ binh nhẹ (phần lớn là các đơn vị dân quân bộ lạc theo lực lượng Hổ) trên xe cơ giới lấn chiếm.

3. Luồn sâu đánh hiểm

Cách đánh như đặc công của lực lượng Tiger được áp dụng trong những trận chiến khó khăn với đối phương khi mà chúng phòng thủ chắc chắn bằng tên lửa chống tăng, pháo và xe bom.

Đó chính là nghệ thuật kết hợp đánh đêm dùng trực thăng chở quân đưa khoảng 50-100 binh lính đặc nhiệm luồn sâu vào hậu phương địch, trong đêm với kính nhìn đêm, với tiểu liên bắn nhanh M16 chiếm lĩnh các đầu cầu, diệt các cụm phòng thủ khi địch lơ là cảnh giác tạo cửa mở cho các đơn vị cơ giới tiến vào tiếp quản.

Để đạt được điều này lực lượng Hổ có một đạo quân âm thầm khác là hàng nghìn người cảm tình nằm sâu trong lãnh thổ đối phương, cung cấp thông tin như địa hình địa vật, bố phòng hay ý đồ của đối phương. Đội ngũ này hoạt động rất đắc lực và trở thành cầu nối với những nhóm địch không có ý chí chiến đấu, rã ngũ góp phần làm tan rã hàng ngũ đối phương.

Nhờ những điểm vượt trội về nghệ thuật tác chiến, kỹ năng cá nhân cùng vũ khí trang bị hiện đại, Đặc nhiệm Tiger của Quân đội Syria xứng đáng là mũi nhọn xung kích hết sức quan trọng và chỉ được tung ra ở những quyết chiến điểm mang tính sống còn nhằm tạo ra những thắng lợi mang tính bước ngoặt.

Giới thiệu hoạt động tác chiến của Lực lượng Đặc nhiệm Tiger.

Đi cùng tiêm kích Su-57 Nga sang Syria là một lực lượng đặc biệt hùng hậu?

Đi cùng tiêm kích Su-57 Nga sang Syria là một lực lượng đặc biệt hùng hậu?
Đi cùng tiêm kích Su-57 Nga sang Syria là một lực lượng đặc biệt hùng hậu?
Việc 4 tiêm kích Su-57 tối tân của Nga đang có mặt tại Syria là điều không cần bàn cãi và chắc chắn đi kèm theo những chiến đấu cơ này là một lực lượng đặc biệt hùng hậu.

Sức mạnh chiến đấu của Không quân Nga nhân lên gấp bội

Việc 4 tiêm kích Su-57 tối tân cùng hàng loạt tiêm kích đa năng Su-35 hiện đại Nga xuất hiện tại Syria đã khiến sức mạnh chiến đấu của lực lượng Không quân viễn chinh của nước này được nhân lên nhiều lần.

Mặc dù sẽ không tham gia chiến đấu trực tiếp (theo như thông tin của báo Kommersant), nhưng sự xuất hiện của tiêm kích Su-57 ở Syria đã tạo nên một sức răn đe rất lớn buộc những cái đầu nóng của các "thế lực thù địch" phải dịu lại.

Tất nhiên, trong trường hợp bị tấn công trực diện hoặc các lực lượng Nga ở Syria bị đe dọa, không loại trừ khả năng Su-57 sẽ buộc phải tham chiến chính thức.

Điều này chẳng ai mong muốn sẽ xảy ra bởi khi đó mức độ tham gia trong cuộc chiến ở Syria của Nga sẽ lên một tầm cao mới, khốc liệt hơn. Bất cứ ai, kẻ nào dám đánh vào niềm kiêu hãnh của Nga thì sẽ đều phải nhận "đòn thù" đáp trả tương xứng và ở mức độ khủng khiếp hơn.

Đi cùng tiêm kích Su-57 Nga sang Syria là một lực lượng đặc biệt hùng hậu? - Ảnh 1.

Tiêm kích Su-57

Theo chân tiêm kích Su-57 là một lực lượng đặc biệt hùng hậu

Như đã nói ở trên, ngoài các máy bay tiêm kích đa năng Su-35 đi cùng Su-57 sang Syria với nhiệm vụ hộ tống, dẫn đường thì Không quân Nga còn điều thêm sang chiến trường này các máy bay cường kích Su-25 đã qua nâng cấp cũng như 2 máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không A-50U (AWACS) cũng mới được hiện đại hóa.

Nhưng đó mới chỉ là những thứ có thể quan sát được vì chúng bay trên bầu trời, chẳng thể giấu được ai, còn trên thực tế, lực lượng Nga điều sang Syria chắc chắn là đặc biệt hùng hậu.

Có thể thấy, trước khi tiêm kích Su-57 sang Syria ít lâu, Nga đã điều thêm tên lửa phòng không S-400 và cận vệ của chúng là các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 nhằm tăng cường khả năng phòng thủ, sẵn sàng đánh bại các đòn tập kích đường không ở mọi quy mô, ở mọi cấp độ không chỉ của phiến quân khủng bố mà còn cả của "các thế lực thù địch".

Tiếp đó, trên đường biển, các nhà quan sát ghi nhận có thêm các binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm Nga đổ bộ vào cảng Tartus. Dường như đặc nhiệm Nga vừa tham gia vào bảo vệ các căn cứ đặc biệt quan trọng như Khmeimim và Tartus, vừa tham gia vào các chiến dịch truy quét phiến quân khủng bố ở Đông Ghouta và nhiều địa bàn khác.

Đi cùng tiêm  kích Su-57 Nga sang Syria là một lực lượng đặc biệt hùng hậu? - Ảnh 2.

Đặc nhiệm Nga trên một tàu vận tải quân sự mới tới Syria khoảng giữa tháng 2 vừa qua.

Cả hai lực lượng trên (tên lửa phòng không và đặc nhiệm) Nga đều đã yên vị ở Syria trước khi tiêm kích Su-57 xuất hiện, chứng tỏ họ đã tính toán đường đi nước bước rất kỹ để đảm bảo an toàn tối đa cho những con "át chủ bài" của Không quân nước này trong tương lai.

Đồng thời, để đảm bảo cho Su-57 hoạt động ở Syria cần phải có một nhóm kỹ thuật viên mặt đất như thợ máy, nhân viên điện tử hàng không, vũ khí hàng không, xăng dầu,... Nhóm này có thể lên tới vài chục người vốn đã được đào tạo để vận hành cho Su-57.

Tất nhiên, các kỹ thuật viên mặt đất có sẵn ở Syria cũng có thể tham gia đảm bảo, nhưng mức độ thành thạo sẽ kém hơn.

Chưa hết, Su-57 chưa phát triển hoàn thiện để sản xuất loạt, cần phải thực hiện thêm nhiều thử nghiệm nữa mới qua được nghiệm thu cấp nhà nước và như đã nói mục đích chính chúng được điều sang để thử nghiệm hệ thống điện tử hàng không (radar) và tác chiến điện tử do vậy các công trình sư - những nhà thiết kế chế tạo của Tập đoàn Sukhoi cũng sẽ sang Syria.

Đi cùng tiêm kích Su-57 Nga sang Syria là một lực lượng đặc biệt hùng hậu? - Ảnh 3.

Nhiệm vụ của họ vừa để đảm bảo cho tiêm kích tàng hình Su-57 hoạt động suôn sẻ, sửa chữa hỏng hóc (nếu có phát sinh) vừa thực hiện các cuộc thử nghiệm nhằm ghi nhận những hạn chế để có điều chỉnh tối ưu hóa hoạt động của các máy bay này.

Ngoài 4 phi công chính (có lẽ là những người ưu tú nhất) đã điều khiển các tiêm kích Su-57 nói trên vượt hàng nghìn km từ Nga bay sang Syria thì có thể một số phi công khác đã bay trên loại tiêm kích tàng hình này cũng được điều sang đây vừa để huấn luyện chiến đấu, vừa để thay nhau làm phi công dự bị trong tình huống xảy ra xung đột cần phải xuất kích dồn dập.

Tiêm kích Su-57 biểu diễn tại Triển lãm hàng không MAKS-2017

Điều tên lửa mới đến đảo Okinawa, Nhật Bản siết gọng kìm “bóp nghẹt” Hải quân Trung Quốc

Điều tên lửa mới đến đảo Okinawa, Nhật Bản siết gọng kìm "bóp nghẹt" Hải quân Trung Quốc
Tên lửa chống hạm Type 12 mà Nhật Bản định triển khai trên đảo Okinawa được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay" nên chắc chắn Trung Quốc không thể xem nhẹ.

Tờ Asahi shimbun của Nhật Bản ngày 27/2 đưa tin, chính phủ nước này đang cân nhắc triển khai các tên lửa chống hạm trên đảo Okinawa phía Nam và nhiều khả năng sẽ là tổ hợp tên lửa đất đối hạm (SSM) tiên tiến nhất - Type 12 với tầm bắn khoảng 200 km.

Trước đây, để đối phó với những hoạt động của tàu chiến Trung Quốc tại eo biển Miyako, Nhật Bản đã quyết định triển khai SSM Type 12 tới đảo Miyakojima. Do đó, nếu thời gian tới, Nhật Bản bố trí các tên lửa Type 12 tới đảo Okinawa thì sẽ tạo thành thế phòng thủ gọng kìm đối phó với các tàu chiến Trung Quốc.

Một khi Nhật Bản triển khai loại tên lửa chống hạm này tại Okinawa và Miyakojima, đó sẽ là mối đe dọa lớn đối với tàu chiến hoặc tàu sân bay Trung Quốc vì Type 12 có khả năng nhấn chìm tàu sân bay.

Điều tên lửa mới đến đảo Okinawa, Nhật Bản siết gọng kìm

Lính phòng vệ Nhật Bản chuẩn bị triển khai hệ thống phóng tên lửa đất đối hạm tại Naha, Okinawa. Ảnh: Reuters

Type 12 là dòng tên lửa chống hạm mới do Nhật Bản tự nghiên cứu và chế tạo, được đưa vào sử dụng từ năm 2016. Nó thường được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay" của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Type 12 có chiều dài 5 m, nặng 700 kg, tải trọng đầu đạn 100 kg và tầm bắn tối đa lên tới 200 km. Căn cứ vào thông tin liên quan mà Nhật Bản công bố, Type 12 là phiên bản nâng cấp của tên lửa đất đối hạm Type 88, được vận chuyển bằng xe bánh lốp 8x8 với giàn phóng 6 ống do công ty Mitsubishi sản xuất.

Eo biển Miyako nằm giữa Miyakojima và Okinawa, rộng khoảng 300 km, là tuyến đường huyết mạch để Hải quân Trung Quốc ra vào Tây Thái Bình Dương.

Vì vậy, một khi Nhật Bản triển khai tên lửa chống hạm Type 12 đến cả đảo Miyakojima và Okinawa, nó thực sự là một mối đe dọa không hề nhỏ đối với Hải quân Trung Quốc. Hỏa lực của Type 12 phóng ra từ cả hai bên có thể bao phủ toàn bộ eo biển Miyako nên chắc chắn Trung Quốc sẽ không thể xem nhẹ.

Nhật Bản diễn tập phòng thủ tên lửa trên đảo Okinawa tháng 11/2013

Máy bay "vô địch" về kích cỡ trên Thế giới đã có bước tiến đột phá

Máy bay
Máy bay "vô địch" về kích cỡ trên Thế giới đã có bước tiến đột phá
Chiếc máy bay được coi là lớn nhất Thế giới đã đạt được vận tốc chạy tối ta theo thiết kế trong thời gian các thử nghiệm mặt đất.

Máy bay lớn nhất thế giới – Stratolaunch – đã đạt được vận tốc chạy đà 74 km/h, cho thấy đã cận kề thời điểm chuyến bay đầu tiên của cỗ máy khổng lồ này. Toàn bộ giới hàng không rất háo hức và hồi hộp theo dõi các cuộc thử nghiệm của Stratolaunch Model 351.

Sải cánh của chiếc máy bay này đạt 117 m, có thể nói rằng đây là chiếc máy bay lớn nhất thế giới. Cũng không có gì lạ khi công việc chuẩn bị cho lần bay đầu tiên cần rất nhiều thời gian và công sức của các nhà chế tạo.

Hiện tại cũng rất khó dự đoán thời điểm của chuyến bay đầu tiên, nhưng hãng Scaled Composites (Mỹ), đơn vị chủ quản của dự án, cũng có một số điều đáng để tự hào. Trong phạm vi các cuộc thử nghiệm mặt đất, chiếc máy bay siêu lớn đã đạt được vận tốc 74 km/h. Các cuộc thử nghiệm đã diễn ra và tiếp tục tiến hành ở Mojave, thuộc bang California.

Máy bay vô địch  về kích cỡ trên Thế giới đã có bước tiến đột phá - Ảnh 1.

Thử nghiệm mặt đất của Stratolaunch Model 351.

Trong các cuộc thử nghiệm mặt đất trước đó chiếc máy bay này đã đạt được ngưỡng 45km/h. Một số máy bay cỡ trung có thể cất cánh ở vận tốc tương đối thấp, nhưng đừng quên, trước mắt chúng ta là một cỗ máy siêu trường siêu trọng.

Tuy vậy vận tốc chạy đà vừa đạt được cũng vẫn chưa đủ để nhấc bổng chiếc máy bay lên không trung. Chắc chắn Stratolaunch sẽ còn phải phá vỡ kỷ lục của mình để có thể sải cánh giữa không trung và nhìn thấy bầu trời.

Scaled Composites đã sử dụng trong kết cấu của Stratolaunch các loại vật liệu composite mới nhất để giảm tối đa khối lượng cất cánh, đồng nghĩa với việc giảm vận tốc chạy đà tối thiểu cần đạt được, để máy bay có thể cất cánh thành công.

Máy bay vô địch về kích cỡ trên Thế giới đã có bước tiến đột phá - Ảnh 2.

Mô phỏng bay của Stratolaunch Model 351

Với tất cả độ phức tạp kỹ thuật của Stratolaunch rõ ràng việc hoài nghi về dự án này là không đáng, thời điểm khủng hoảng trong quá trình thực thi dự án đã đi qua.

Hiện tại, Scaled Composites đang có kỳ vọng rất lớn trong quá trình tạo ra một hệ thống hàng không vũ trụ "phóng trên không" đầy tham vọng, phục vụ cho việc đưa hàng hóa vào vũ trụ.

Hệ thống này bao gồm một máy bay vận chuyển hai thân và hệ thống treo hàng hóa (ở dạng một tên lửa vận chuyển) được treo chính giữa cánh (giữa hai thân của máy bay), cho phép nó vận chuyển an toàn hàng hóa.

Việc phóng tên lửa vận chuyển sẽ được diễn ra từ độ cao 9.100 m. Chúng ta đang nói về tên lửa hạng nhẹ Pegasus XL, nó có thể đưa lên quỹ đạo gần trái đất 443 kg hàng hóa.

Với 6 động cơ turbin phản lực Pratt & Whitney PW4056 cho phép Stratolaunch có khối lượng cất cánh tối đa đạt gần 590 tấn và mang theo tải trọng hữu ích khoảng 230 tấn.

Việc phóng tên lửa Pegasus XL từ nền tảng máy bay Model 351 ở trên không được cho là mang lại hiệu quả cao, do kích thước cũng như tải trọng hữu ích của nó nhỏ hơn khá nhiều so với các loại tên lửa vũ trụ cỡ lớn khác.

 Thời điểm bắt đầu khai thác thương mại của hệ thống được các nhà chế tạo đặt ra vào những năm của thập niên 2020.

Stratolaunch Model 351 thử nghiệm trên đường băng.

Nhật Bản tuyên bố chỉ cần nửa giờ để đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc đáp trả

Nhật Bản tuyên bố chỉ cần nửa giờ để đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc đáp trả
Nhật Bản tuyên bố chỉ cần nửa giờ để đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc đáp trả
Sau khi được đưa vào trang bị trên tàu khu trục lớp Izumo, các tiêm kích F-35B sẽ trở thành quân "át chủ bài" để Nhật Bản có thể đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc.

Cách đây không lâu, Bộ quốc phòng Nhật Bản cho biết sẽ xem xét khả năng nâng cấp 2 tàu khu trục trực thăng lớp Izumo mà lực lượng phòng vệ trên biển nước này trang bị, để nó có thể mang chiến đấu cơ cất hạ cánh thẳng đứng F-35B do công ty Lockheed Martin Mỹ chế tạo chuyên dùng cho lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ.

Từ một tàu khu trục mang trực thăng trở thành một tàu tấn công đổ bộ có khả năng tấn công, đó chính là "tàu chuẩn sân bay" mà mọi người nói đến.

Trái ngược với những phát ngôn của giới truyền thông Nhật Bản trước đây, chiến đấu cơ F-35B mà tàu Izumo lần này trang bị thực sự cũng mang lại lòng tin cho không ít chuyên gia Nhật Bản.

Nhật Bản tuyên bố chỉ cần nửa giờ để đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc đáp  trả - Ảnh 1.

Tiêm kích F-35B

Theo những tuyên bố trên truyền hình của chuyên gia quân sự Nhật Bản gần đây, tàu khu trục trực thăng Izumo sau khi được nâng cấp có thể mang được chiến đấu cơ cất hạ cánh thẳng đứng F-35B, khi đó nó có thể nhấn chìm tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc trong thời gian nửa giờ.

Được biết, chiến đấu cơ cất hạ cánh thẳng đứng F-35B là một phần của dự án chiến đấu cơ F-35, chủ yếu phục vụ lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ và hải quân của một số nước. Điểm đặc biệt của nó là khả năng cất hạ cánh thẳng đứng, cho phép triển khai trên các tàu đổ bộ, tàu sân bay hạng nhẹ.

Có thể nói, F-35B có ưu thế về công nghệ hơn so với tiêm kích hạm của nhiều nước, tính năng tàng hình cộng với khả năng tấn công ngoài đường chân trời đủ để đánh bại các chiến đấu cơ cánh cố định trên các tàu thế hệ 4 khác.

Nhật Bản tuyên bố chỉ cần nửa giờ để đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc đáp trả - Ảnh 2.

Tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo của Nhật Bản

Đáp trả lại những tuyên bố hùng hồn của chuyên gia Nhật Bản, chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng lý do chiến đấu cơ F-35B trên tàu có thể tàng hình được là vì toàn bộ vũ khí đạn dược của nó đều được bố trí bên trong khoang đạn dược của máy bay, giúp giảm thiểu diện tích phản xạ radar.

Song, nếu muốn nhấn chìm tàu Liêu Ninh thì F-35B cần phải mang tên lửa chống hạm. Trong khi đó, cho đến thời điểm này, Hải quân Mỹ vẫn chưa nghiên cứu ra bất kỳ tên lửa chống hạm nào có thể bố trí bên trong thân máy bay.

Điều đó khiến cho F-35B khi thực hiện nhiệm vụ chống hạm vẫn phải treo tên lửa chống hạm bên ngoài, điều này làm suy yếu kết cấu tàng hình của nó, đồng thời làm tăng xác suất và khoảng cách bị radar tìm kiếm phát hiện.

Nhật Bản tuyên bố chỉ cần nửa giờ để đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc đáp trả - Ảnh 3.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc

Theo vị chuyên gia này, tàu hộ vệ 054A, tàu khu trục 052D và tàu khu trục 055 của Trung Quốc. với hệ thống phòng không hoàn chỉnh trong nhóm tàu chiến tàu sân bay, có thể tiến hành phòng không đánh chặn từ xa và gần.

Chiến đấu cơ trên tàu J-15 của tàu sân bay Liêu Ninh, trước sự dẫn đường của radar cảnh báo, có thể phát hiện sớm máy bay chiến đấu F-35B. Bên cạnh đó, kết hợp với tên lửa không đối không tầm trung và xa có trong trang bị, J-15 có thể chiếm ưu thế trước F-35B.

Cảnh tiêm kích F-35B hạ cánh thẳng đứng ghi lại từ camera ảnh nhiệt

Phiến quân và người Kurd ở Syria bị bao vây: Vũ khí hiện đại ở đâu ra mà nhiều thế?

Phiến quân và người Kurd ở Syria bị bao vây: Vũ khí hiện đại ở đâu ra mà nhiều thế?
Phiến quân và người Kurd ở Syria bị bao vây: Vũ khí hiện đại ở đâu ra mà nhiều thế?
Chiến dịch Thép Damascus khoét thẳng vào điểm yếu chỉ tử: Phiến quân đầu hàng hay là chết?
Chiến dịch Thép Damascus khoét thẳng vào điểm yếu chỉ tử: Phiến quân đầu hàng hay là chết?
Quân đội Syria tiến đánh ác liệt sào huyệt thánh chiến Đông Ghouta
Quân đội Syria tiến đánh ác liệt sào huyệt thánh chiến Đông Ghouta
Cuộc chiến một mất một còn ở Idlib, Syria: Khủng bố tự tàn sát nhau đẫm máu
Cuộc chiến một mất một còn ở Idlib, Syria: Khủng bố tự tàn sát nhau đẫm máu
Tại sao các lực lượng đối lập, người Kurd ở Syria bị cô lập, bao vây nhưng vẫn tồn tại? Nguồn vũ khí hiện đại, lương thực thực phẩm, xăng dầu từ đâu ra mà nhiều đến như vậy?

Các bên trong cuộc xung đột tại Syria giao thương như thế nào?

Thực tế tại Syria các hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá vẫn tiếp tục được giao thương bằng một hình thức khác. Các bên trong cuộc xung đột tại Syria tham gia giao dịch như sau:

Người Kurd (YPG-SDF):

Mua: Vũ khí (từ nguồn đối lập), Chế phẩm lọc dầu và nước (mua của chính phủ);

Bán: Thực phẩm, Dầu thô (bán cho lực lượng đối lập và chính phủ Syria), Điện, Ma tuý (Captagon - Methaphetamin dạng viên dùng cho các chiến binh IS và al-Qaeda mua từ Thổ Nhĩ Kỳ), Chế phẩm lọc dầu (mua của chính phủ Syria).

Chính phủ Syria:

Mua: Dầu thô (của YPG-SDF).

Bán: Chế phẩm lọc dầu, Điện, Nước, Internet, Thực phẩm.

Viện trợ: Vũ khí cho YPG (trước khi SDF thành lập).

Phiến quân và người Kurd ở Syria bị bao vây: Vũ khí hiện đại ở đâu ra mà nhiều thế? - Ảnh 1.
Vũ khí chống tăng mà nhóm đối lập Nour al-Din al-Zenki bán cho người Kurd.

Lực lượng đối lập (bao gồm cả IS và al-Qaeda):

Mua: Chế phẩm lọc dầu, Điện, Nước, Internet, Ma tuý, Thực phẩm, Nước (mua của Thổ Nhĩ Kỳ), Dầu thô (trung chuyển để bán cho Thổ Nhĩ Kỳ).

Bán: Vũ khí (mua của Thổ Nhĩ Kỳ) cho người Kurd, Dầu thô (bán cho Thổ Nhĩ Kỳ).

Thổ Nhĩ Kỳ:

Mua: Dầu thô (từ người Kurd trung chuyển qua lực lượng đối lập)

Bán: Chế phẩm lọc dầu, Điện, Nước, Internet, Ma tuý, Thực phẩm, Vũ khí

Viện trợ: Tiền lương cho các chiến binh, chỉ huy lực lượng đối lập thân Thổ Nhĩ Kỳ.

Có một sự cộng sinh giữa chính quyền Damacus và lực lượng người Kurd?

1.500 giếng dầu trong khu vực người Kurd khai thác được 400 thùng mỗi ngày, và đưa đến các nhà máy lọc dầu ở tỉnh Homs (trong vùng chính phủ quản lý). Hiện tại chỉ có một phần mười trong số này được tinh chế bằng các phương pháp nguyên thủy và sau đó chở đến Cizîrê [Cezîre / Jazira Canton] và Kobanî [Kantona Kobaniyê / Kobanê] để sử dụng.

Dầu tại Syria rẻ hơn nước lã! Chi phí mua nước sạch tại Syria 75 Lira Syria [SYP] một lít (100 Syria Lira = 20 Eurocents), chi phí mua dầu diesel 35 SYP, xăng là 65 SYP.

Khu vực Afrîn [Kantona Efrînê / Afrin Canton] bị cắt đứt nguồn nước: ở đây một lít nước chi phí 500 SYP, giống như ở thủ đô Damacus và phải mua từ thành phố Aleppo nơi lực lượng chính phủ kiểm soát từ năm 2016.

Dù vậy người Kurd phải bán dầu khí với giá rẻ hơn nhiều so với trước chiến tranh.

Phiến  quân và người Kurd ở Syria bị bao vây: Vũ khí hiện đại ở đâu ra mà nhiều thế? - Ảnh 2.

Xe tăng của lực lượng người Kurd ở Syria.

Mỏ khí đốt ở Dêrik (Derik / Al-Malikiyah) sản lượng 9.000 thùng mỗi ngày và bán cho chính phủ với giá 2.000 SYP mỗi thùng - trong khi một thùng khí đốt trước đây đã từng được bán với giá 4.000 SYP.

70% nguồn thu từ dầu khí của người Kurd phục vụ việc mua sắm vũ khí từ lực lượng đối lập.

Người Kurd phải mua chế phẩm dầu mỏ từ Homs và bán cho các nhóm đối lập ôn hoà như Nour al-Din al-Zinki đổi lấy vũ khí rồi Zinki lại bán lại cho các nhóm cực đoan khác.

Ngoài ra các khu giao dịch chợ đen do các bộ lạc địa phương tự quản ở vùng giáp ranh tỉnh Idlib và Hama như Abu Dali (trước khi Al-Qaeda tràn ngập năm 2017) vẫn bán xăng dầu thực phẩm cho đối lập.

Mạng lưới điện vẫn được chính phủ bán cho dân, nhưng ở Tỉnh Idlib thì al-Qaeda đã cắt đường điện nối từ Tỉnh Hama gây nên căm phẫn của người dân cùng với việc đánh chiếm các khu giao dịch chợ đen năm 2017 dẫn đến tình trạng người dân ủng hộ các lực lượng đánh lại al-Qaeda năm 2018.

Internet và điện có thể được dẫn từ Thổ Nhĩ Kỳ sang nhưng có vẻ chỉ để cho các lực lượng quân sự sử dụng. Điện có một nguồn khác là nhà máy nhiệt điện ở Afrin có thể bán sang Idlib do dầu chạy ở đây là Kurd tự chưng cất (đã nói ở trên) nhưng sản lượng rất ít.

Do vậy tình trạng ở các vùng đối lập là khá tồi tệ do giá lương thực thực phẩm điện nước đều cao, tình trạng cơ sở hạ tầng bị Không quân Nga đánh phá và không có ngành công nghiệp nông nghiệp nào là mũi nhọn.

Đặc biệt là kể từ sau khi Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng đối lập tiến công vào khu vực người Kurd tại Afrin khiến giá xăng dầu tăng lên gấp 2 lần.

Phiến quân và người Kurd ở Syria bị bao vây: Vũ khí hiện đại ở đâu ra mà nhiều thế? - Ảnh 3.

So sánh mức sử dụng điện chiếu sáng hai năm 2011 và 2015 cho thấy đa phần Syria thiếu điện và đặc biệt là vùng đối lập.

Vũ khí chống tăng mà nhóm đối lập Nour al-Din al-Zenki bán cho người Kurd tại Afrin bị phát hiện. Trớ trêu thay những vũ khí này có thể được lực lượng đối lập mua từ Thổ Nhĩ Kỳ và nay dùng để bắn hạ xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ.

Máy bay chiến đấu Nga khuynh đảo Syria: Có tất cả bao nhiêu loại?

Máy bay chiến đấu Nga khuynh đảo Syria: Có tất cả bao nhiêu loại?
Máy bay chiến đấu Nga khuynh đảo Syria: Có tất cả bao nhiêu loại?
Để thực hiện các chiến dịch chống khủng bố tại Syria, Nga đã triển khai tới đây nhiều dòng máy bay quân sự các loại, kể cả những tiêm kích tàng hình hiện đại nhất - Su-57.

Ngày 24/2, Israel công bố các hình ảnh vệ tinh tình báo cho biết, 2 tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga đã có mặt tại Căn cứ Không quân Khmeimim ở Syria .

Trước đó, tài khoản mạng xã hội Twitter của nhà quan sát quân sự Wael Al Hussaini cũng đăng tải các hình ảnh và video về sự hiện diện của 2 chiếc máy bay thế hệ 5 Su-57 mà lực lượng Không quân – Vũ trụ Nga vừa triển khai tới đây.

Tổng hợp các bức ảnh vệ tinh chụp từ tháng 7/2017, phóng viên Daniel Brown của Business Insider ước tính, Nga đã triển khai tới Syria khoảng 10 loại máy bay chiến đấu khác ngoài Su-57.

Dưới đây là danh sách 11 loại máy bay quân sự của Nga hiện đang có mặt ở Syria tham gia các chiến dịch chống khủng bố tại đây:

1. Su-57

Su-57 là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 đầu tiên của Nga. Nó được trang bị các hệ thống điện tử hàng không tân tiến cùng một radar mảng pha quét điện tử chủ động cho phép tấn công hiệu quả cả các mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển.

Theo truyền thông quốc tế, hiện Nga đã triển khai tới Syria tổng cộng 4 chiếc Su-57, mặc dù thông tin này vẫn chưa được Bộ Quốc phòng Nga khẳng định hay phủ nhận chính thức.

Ngày 26/2, nhật báo Nga Kommersant cho biết, những chiếc máy bay Su-57 này của Nga sẽ không tham gia thực hiện nhiệm vụ chiến đấu mà chỉ đến Syria để kiểm tra các hệ thống radar và tác chiến điện tử.

Máy bay chiến đấu Nga khuynh đảo Syria: Có  tất cả bao nhiêu loại? - Ảnh 1.

Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga

2. Su-24

Các bức ảnh vệ tinh chụp tháng 7/2017 cho thấy Nga đã triển khai tới Syria 11 chiếc Su-24. Tuy nhiên, con số này có thể chỉ còn 10 vì một chiếc đã bị rơi vào tháng 10 cùng năm khiến 2 phi công thiệt mạng.

Su-24 là một trong những loại máy bay đã có tuổi của Nga, dần dần sẽ được thay thế bằng Su-34 nhưng chúng vẫn có thể thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa không đối không, không đối đất cũng như bằng bom dẫn đường laser.

Máy bay chiến đấu Nga khuynh đảo Syria: Có tất cả bao nhiêu loại? - Ảnh 2.

Một chiếc Su-24 cất cánh từ Căn cứ Không quân Khmeimim năm 2015

3. Su-25

Theo ghi nhận của các hình ảnh vệ tinh chụp tháng 7/2017, có 3 chiếc Su-25 xuất hiện ở Syria. Cường kích Su-25 được thiết kế để tiến hành các đòn tấn công tầm thấp và thường được so sánh với chiếc máy bay A-10 Warthog của Mỹ.

Tính tới tháng 3/2016, tức chỉ 6 tháng sau khi có mặt tại Syria, các cường kích Su-25 đã thực hiện hơn 1.600 vụ xuất kích, thả hơn 6.000 quả bom tiêu diệt mục tiêu.

Đầu tháng 2/2018, một chiếc Su-25 của Nga đã bị lực lượng khủng bố ở Syria bắn hạ, phi công Roman Filipov đã kịp sử dụng lựu đạn mang theo mình tự sát, không để các tay súng phiến quân bắt giữ.

Máy bay chiến đấu Nga khuynh đảo Syria: Có tất cả bao nhiêu loại? - Ảnh 3.

Su-25 Nga tại Căn cứ Không quân Khmeimim năm 2015

4. Su-27SM3

Tiêm kích đa năng Su-27SM3 lần đầu tiên được Không quân Nga triển khai tới Syria vào tháng 11/2015 với nhiệm vụ chính là hộ tống các máy bay chiến đấu khác. Theo các bức ảnh vệ tinh chụp tháng 7/2017, đã có 3 chiếc Su-27SM3 xuất hiện trên chiến trường Syria.

Máy bay chiến đấu Nga khuynh đảo Syria: Có tất cả bao nhiêu loại? - Ảnh 4.

Tiêm kích Su-27SM3

5. MiG-29SMT

Chưa rõ Nga đã triển khai tới Syria bao nhiêu Mig-29SMT kể từ lần đầu tiên chúng xuất hiện vào tháng 9/2017. Bởi vậy, Mig-29SMT cũng không xuất hiện trong các ảnh vệ tinh chụp tháng 7/2017.

Mig-29SMT có khả năng mang theo nhiều loại tên lửa không đối không và không đối đất cũng như các loại bom dẫn đường laser.

Video dưới đây ghi nhận các máy bay Mig-29SMT lần đầu tiên được triển khai tới Syria:

Mig-29SMT lần đầu tiên được triển khai tới Syria

6. Su-30SM

Ảnh vệ tinh chụp tháng 7/2017 cho thấy đã có 4 chiếc Su-30SM được Nga điều động tới Syria. Đây là loại tiêm kích đa năng, cũng có thể mang theo nhiều loại tên lửa không đối không, không đối đất và bom dẫn đường laser.

Máy bay chiến đấu Nga khuynh đảo  Syria: Có tất cả bao nhiêu loại? - Ảnh 6.

Su-30SM tại Căn cứ Không quân Khmeimim năm 2015

7. Su-34

Lần đầu tiên được triển khai đến Syria vào tháng 9/2015, Su-34 từng là tiêm kích hiện đại nhất của Nga tham chiến ở Syria trong thời gian hơn 1 năm.

Su-34 có thể mang theo các tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 và tên lửa dẫn đường laser tầm xa R-77. Ngoài ra, nó cũng có thể tấn công mục tiêu bằng các tên lửa không đối đất Kh-59ME, Kh-31A, Kh-31P, Kh-29T, Kh-29L và S-25LD.

Hình ảnh vệ tinh chụp tháng 7/2017 cho thấy có 6 chiếc Su-34 đã hiện diện tại Syria.

Máy bay chiến đấu Nga khuynh đảo Syria: Có tất cả bao nhiêu loại? - Ảnh 7.

Su-34

8. Su-35S

Su-35S lần đầu tiên được triển khai tới Syria vào tháng 1/2016. Đây là một trong những dòng máy bay tiêm kích hiện đại nhất của Nga, có khả năng tấn công các mục tiêu trên không, dưới đất mà không cần tới bất cứ sự trợ giúp không quân nào.

Theo những bức ảnh vệ tinh chụp tháng 7/2017, đã có 6 chiếc Su-35S được Nga triển khai tới Syria.

Máy bay chiến đấu Nga khuynh đảo Syria: Có tất cả bao nhiêu loại?  - Ảnh 8.

Tiêm kích Su-35S

9. A-50U

Theo hãng tin Nga Sputnik, A-50U về cơ bản là "một trung tâm xử lý dữ liệu khổng lồ trên không", được sử dụng để phát hiện và theo dõi rất nhiều mục tiêu trên không (như máy bay tiêm kích, tên lửa đạn đạo và hành trình), mặt đất (như các đoàn xe tăng) và trên biển (như tàu chiến đấu mặt nước)".

Máy bay chiến đấu Nga khuynh đảo Syria: Có tất cả bao nhiêu loại? - Ảnh 9.

A-50U

10. IL-20

Theo trang mạng The Aviationist, IL-20 được trang bị nhiều loại ăng ten, cảm biến hồng ngoại và quang học, radar nhìn xiên SLAR (Side-Looking Airborne Radar) và các thiết bị thông tin vệ tinh chia sẻ dữ liệu thời gian thực.

IL-20 được đánh giá là một trong những dòng máy bay do thám tân tiến nhất của Nga.

Máy bay chiến đấu Nga khuynh đảo Syria: Có tất cả bao nhiêu loại? - Ảnh 10.

IL-20 - một trong những máy bay do thám tân tiến nhất của Nga

11. An-24

An-24 (Coke theo định danh của NATO) là dòng máy bay vận tải quân sự hai động cơ được thiết kế đáp ứng các yêu cầu khắt khe trong môi trường chiến đấu. Ngoài nhiệm vụ vận tải quân sự, An-24 cũng có thể tham gia nhiều sứ mệnh khác như trợ giúp nhân đạo hay vận chuyển hành khách.

Máy bay chiến đấu Nga khuynh đảo Syria: Có tất cả bao nhiêu loại? - Ảnh 11.

An-24 "Coke"

Nhanh hơn, mạnh hơn, to hơn: Công nghệ quân sự Trung Quốc đang hù dọa ai?

Nhanh hơn, mạnh hơn, to hơn: Công nghệ quân sự Trung Quốc đang hù dọa ai?
Nhanh hơn, mạnh hơn, to hơn: Công nghệ quân sự Trung Quốc đang hù dọa ai?
Thời gian gần đây, tiến triển của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ quân sự đã thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia, nhất là những nước có cạnh tranh sức mạnh trực tiếp.

Trung Quốc hiện đang tập trung phát triển rất nhiều các dự án quân sự công nghệ cao nhằm khẳng định vị thế của một cường quốc đang trỗi dậy. Những tiến triển của Bắc Kinh trong lĩnh vực công nghệ quân sự đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các quốc gia trên thế giới, nhất là những nước cạnh tranh sức mạnh trực tiếp.

Ngày 14/2/2018, Đô đốc Harry Harris - Chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã lên tiếng cảnh báo các nghị sĩ nước này về những động thái phát triển quân sự mạnh mẽ gần đây của Bắc Kinh, và cho rằng Trung Quốc có thể sẽ "sớm thách thức Mỹ trên gần như tất cả các mặt trận".

Ông Harry Harris đặc biệt nhấn mạnh tới những đầu tư của Trung Quốc cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và tên lửa siêu thanh, đồng thời cảnh báo: "Nếu không duy trì được tốc lực phát triển, Mỹ sẽ rất khó cạnh tranh với Trung Quốc trên các chiến trường trong tương lai".

Vậy đâu là những dự án quân sự công nghệ cao mà Trung Quốc đang theo đuổi khiến Mỹ phải lo ngại?

Tàu sân bay

Năm 2017, Trung Quốc hạ thủy chiếc tàu sân bay tự đóng nội địa đầu tiên của mình. Nước này hiện đang bắt đầu đóng mới chiếc thứ hai và dự kiến sẽ trang bị hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) - một bước cải tiến lớn so với kiểu phóng nhảy cầu (ski-jump) hiện tại.

Muốn hoạt động hiệu quả, các tàu sân bay phải cần tới sự hỗ trợ của máy bay do thám để phát hiện mối đe dọa, qua đó giúp kiểm soát được các chiến dịch trên không. Do đó, Trung Quốc đang đầu tư phát triển chiếc máy bay cảnh báo sớm trên không đầu tiên có tên gọi Shaanxi KJ-600 nhằm biên chế cho các tàu sân bay trong tương lai.

Để tương thích với hệ thống phóng điện từ, KJ-600 sẽ được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) giúp phát hiện máy bay đối phương từ khoảng cách xa, thậm chí là cả các tiêm kích tàng hình như F-35 mà Mỹ triển khai tới Nhật Bản hồi năm ngoái.

Nhanh hơn, mạnh hơn, to hơn: Công nghệ quân sự Trung Quốc đang hù dọa ai? - Ảnh 1.

Type 001A - Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc

Pháo ray điện từ

Cuối tháng 1/2018 xuất hiện các hình ảnh cho thấy Trung Quốc dường như đã lắp đặt một hệ thống pháo ray điện từ (electromagnetic railgun) trên một chiếc tàu chiến neo đậu ở nhà máy đóng tàu thuộc tỉnh Hồ Bắc.

Dù Quân đội Trung Quốc chọn cách giữ im lặng nhưng thông tin trên được rất nhiều nhà quan sát quân sự đồng thuận xác nhận, và nếu đúng như thế thì Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên lắp đặt một vũ khí như vậy cho tàu chiến.

Hải quân Mỹ từng thử nghiệm các pháo ray điện từ nhưng bắn từ đất liền với đầu đạn đạt tới vận tốc 7.800 km/h và bay xa khoảng 185 km.

Ý tưởng chế tạo những loại súng như vậy nhằm mục đích sử dụng sức mạnh từ trường để phóng đầu đạn bay nhanh hơn và xa hơn khả năng của các hệ thống hiện tại.

Do không cần tới thuốc phóng nên trong cùng một không gian có thể tích trữ được số lượng đầu đạn lớn hơn, khiến pháo ray điện từ trở thành vũ khí lý tưởng cho cả các chiến dịch đổ bộ và chiến đấu trên biển.

Nhanh hơn, mạnh hơn, to hơn: Công nghệ quân sự Trung Quốc đang hù dọa ai? - Ảnh 2.

Lộ diện nguyên mẫu pháo ray điện từ do Trung Quốc chế tạo

Tên lửa siêu thanh

Tên lửa siêu thanh được coi là vũ khí có sức xuyên phá lớn nên cũng giống như Nga và Mỹ, Trung Quốc đang tập trung nỗ lực phát triển.

Theo Tạp chí The Diplomat, tháng 11/2017 Trung Quốc đã tiến hành một vụ thử tên lửa đạn đạo DF-17 mang theo thiết bị phóng lướt siêu thanh (HGV).

HGV được thiết kế tinh xảo, có khả năng mang theo cả đầu đạn hạt nhân và thông thường, di chuyển với tốc độ siêu nhanh. Nó cũng có thể tự dẫn đường, phóng lướt tới mục tiêu chỉ định. HGV khiến hầu hết các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay trở nên lỗi thời. DF-17 có thể được Trung Quốc đưa vào trang bị từ năm 2020.

Nhanh hơn, mạnh hơn, to hơn: Công nghệ quân sự Trung Quốc đang hù dọa ai? - Ảnh 3.

Hình ảnh vật thể giống với thiết bị phóng lướt siêu thanh (HGV) xuất hiện trên truyền hình Trung Quốc tháng 10/2017

Do thám biển sâu

Tháng 1/2018, South China Morning Post đưa tin, Trung Quốc đã cho triển khai một mạng lưới do thám dưới biển gồm các phao nổi, tàu mặt nước, vệ tinh và thiết bị phóng ngầm dưới nước.

Hệ thống này được sử dụng để thu thập thông tin về môi trường biển như nhiệt độ và độ mặn của nước – những yếu tố tác động chủ yếu tới tốc độ và hướng truyền sóng âm.

Do các tàu ngầm thường sử dụng sonar để theo dõi và định vị tàu đối phương nên hệ thống kể trên của Trung Quốc có khả năng rất cao được ứng dụng cho các mục đích quân sự.

UAV dạng bầy đàn

Trung Quốc cũng đang nghiên cứu sử dụng "bầy đàn" các máy bay không người lái (UAV) như một biện pháp tấn công mới. Tháng 12/2017, Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc đã tiến hành một thử nghiệm với sự tham gia của vài chục chiếc UAV cỡ nhỏ để thực hiện một nhiệm vụ do thám mô phỏng.

Những thử nghiệm trong tương lai có thể sẽ liên quan tới hàng trăm chiếc UAV do tiềm năng ứng dụng kiểu bầy đàn này là rất lớn. Mang theo các thiết bị chế áp điện tử, chúng có thể được Trung Quốc sử dụng để gây nhiễu và chế áp hệ thống phòng không của đối phương trước khi tiến hành một chiến dịch quy mô phức tạp hơn.

Nhanh hơn, mạnh hơn, to hơn:  Công nghệ quân sự Trung Quốc đang hù dọa ai? - Ảnh 4.

Trung Quốc đang nghiên cứu biện pháp tấn công mới kiểu "bầy đàn" UAV

Khung xương trợ lực

Tháng 2/2018, Norinco – hãng chế tạo xe thiết giáp nhà nước Trung Quốc đã giới thiệu mẫu khung xương trợ lực (exoskeleton) thế hệ hai nhằm trang bị cho các lực lượng bộ binh của nước này.

Khi mặc các khung xương bó sát người chạy bằng pin, một người lính có thể mang theo tới 45 kg vũ khí và trang thiết bị cá nhân. So với phiên bản giới thiệu năm 2015, mẫu cải tiến lần này có khuôn suôn thẳng hơn, pin tốt hơn và các cần chuyển động khí, thủy lực mạnh hơn.

Chưa hết, Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc còn trình diễn với các lãnh đạo hải quân nước này một bộ khung xương trợ lực do họ tự phát triển nhằm mục đích hỗ trợ cho các chiến dịch trên biển, mà trước hết giúp đưa được khối lượng lớn hàng hóa lên tàu và máy bay.

Nhanh hơn, mạnh hơn, to hơn: Công nghệ quân sự Trung Quốc đang hù dọa ai? - Ảnh 5.

Khung xương trợ lực do Trung Quốc phát triển

Trung Quốc thử nghiệm hoạt động bầy đàn UAV