Sunday, June 30, 2019

Ngoài S-400, Nga - Ấn Độ ký tiếp thỏa thuận vũ khí 29 triệu USD

Ngoài S-400, Nga - Ấn Độ ký tiếp thỏa thuận vũ khí 29 triệu USD
Ngoài S-400, Nga - Ấn Độ ký tiếp thỏa thuận vũ khí 29 triệu USD
Các tên lửa chống tăng Strum Ataka của Nga sẽ được cung cấp cho Ấn Độ trong vòng ba tháng kể từ ngày ký hợp đồng.

Ấn Độ đã sử dụng điều khoản quốc phòng khẩn cấp để mua tên lửa chống tăng Strum Ataka từ Nga cho phi đội trực thăng tấn công Mi-35 của mình.

Tin từ RT ngày 30-6, thỏa thuận trị giá 29 triệu USD này được hai bên ký nhờ vào sắc lệnh mới cho phép mua vũ khí.

"Thỏa thuận mua tên lửa chống tăng Strum Ataka được ký với Nga theo các điều khoản khẩn cấp, qua đó, các tên lửa được cung cấp trong vòng ba tháng kể từ ngày ký hợp đồng", nguồn tin trong chính phủ Ấn Độ tiết lộ với hãng tin ANI.

  • S-300, S-400 và S-500 Nga biến máy bay chiến đấu tối tân nhất châu Âu thành "bia đỡ đạn"?

Thỏa thuận vũ khí này đánh dấu động thái mới nhất của Ấn Độ trong việc hiện đại hóa kho vũ khí của mình sau cuộc đối đầu quân sự ngắn với Pakistan hồi tháng 2.

New Delhi đầu tháng 6 thông báo rằng nước này sẽ mua 100 quả bom thông minh ước tính có giá 43,2 triệu USD từ Israel. Loại bom này cũng từng được sử dụng trong một cuộc không kích nhằm vào một trại khủng bố ở Pakistam, sự kiện dẫn đến đụng độ quân sự hai bên hồi tháng 2.

Trong chuyến công du Ấn Độ của Tổng thống Nga Vladimir Putin năm 2018, New Delhi và Moscow đã ký hợp đồng cung cấp các hệ thống phòng không S-400 của Nga trị giá 5,43 tỉ USD. Thương vụ này khiến Ấn Độ có nguy cơ hứng trừng phạt từ Mỹ.

Giải mật: Chiến dịch Idlib của Syria - Nga thất bại vì bị Iran "đâm sau lưng"?

Giải mật: Chiến dịch Idlib của Syria - Nga thất bại vì bị Iran
Giải mật: Chiến dịch Idlib của Syria - Nga thất bại vì bị Iran "đâm sau lưng"?
Từ sau thỏa thuận Astana tháng 2/2019, Iran đã không tham gia các hoạt động quân sự của Nga-Syria, khiến chiến dịch vào Idlib chỉ đạt một số thành công nhỏ nhưng thiệt hại nặng.

Ngày 28/6, tờ The Arab News xuất bản bài viết "Chiến dịch quân sự Idlib thất bại trong khi cuộc cạnh tranh Nga - Iran tiếp diễn" (Idlib offensive stalls, as Russia-Iran rivalry continues) của nhà báo Paul McLoughlin.

Nhằm giúp độc giả có cái nhìn đa chiều về chiến sự tại Tây Bắc Syria những tháng gần đây, cũng như những "thuyết âm mưu" đằng sau chiến tuyến, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Iran quyết định không tham chiến ở Idlib, Nga - Syria thất bại

Chiến dịch quân sự Idlib của Quân đội Arab Syria (SAA) do Nga hậu thuẫn nhằm vào các khu vực do phiến quân kiểm soát ở Tây Bắc Syria thất bại đã phơi bày sự phụ thuộc của Syria vào Iran về vấn đề an ninh và thể hiện rõ rạn nứt trong quan hệ giữa Moscow và Tehran.

Trang web ủng hộ phiến quân Nedaa Syria đưa tin rằng Moscow rất tức giận vì thất bại của Lực lượng Tiger do Tướng Suheil al-Hassan chỉ huy trong việc giành lại các khu vực bị phiến quân tấn công, mặc dù có sự hỗ trợ về vũ khí và không kích áp đảo của Nga.

Liên minh các nhóm phiến quân đã chiếm lại gần như tất cả các vùng lãnh thổ mà họ đã mất trong những ngày đầu của chiến dịch vào cuối tháng 4, khi hỏa lực của không quân Nga giúp SAA di chuyển vào các ngôi làng mà phiến quân đã phải di tản ở Hama và Idlib.

Giải mật: Chiến dịch Idlib của Syria - Nga thất bại vì bị Iran đâm sau lưng? - Ảnh 1.

Theo nhà phân tích Charles Lister, kể từ sau thỏa thuận Astana tháng 2/2019, Iran đã không tham gia các hoạt động quân sự của Nga - Syria, khiến chiến dịch quân sự nhằm vào Idlib chỉ đạt được một số thành công nhỏ nhưng thiệt hại nặng.

Moscow hiện đã thừa nhận rằng việc Iran không sẵn sàng tham gia vào chiến dịch là một yếu tố quan trọng khiến SAA không thể tái chiếm một phần lãnh thổ ở tây bắc Syria sau chiến dịch kéo dài 2 tháng.

Moscow cũng đã phải đối mặt với sự chỉ trích quốc tế lớn do các hình ảnh thương vong dân thường của không quân Nga ở phía bắc Hama và phía nam Idlib.

Trong khi đó, SAA đã tổn thất nặng nề về người và trang bị, với các xe tăng bị bỏ lại trong các đợt tháo lui hoảng loạn và 51 binh sĩ đã thiệt mạng chỉ trong ngày 28/6, bất chấp những nỗ lực của Nga trong việc hiện đại hóa và chỉ huy tập trung quân đội Syria.

Có lẽ còn tai hại hơn cho Moscow là cuộc tấn công có thể châm ngòi cho sự rạn nứt với Thổ Nhĩ Kỳ ngay khi Ankara hoàn tất việc mua hệ thống tên lửa S-400 do Nga sản xuất, dẫn đến một cuộc đối đầu với Mỹ.

Cũng trong ngày 28/6, một người lính Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng ở Idlib sau khi bị pháo kích, điều này có khả năng gây thiệt hại cho mối quan hệ giữa hai nước trong thời gian tế nhị này.

Giải mật: Chiến dịch Idlib của Syria - Nga thất bại vì bị Iran đâm sau lưng? - Ảnh 2.

Dân quân Palestine Liwa al-Quds được Nga viện trợ quân tư trang và vũ khí cũng như đào tạo chiến thuật. Đơn vị này cùng lực lượng Tiger đang chiến đấu tại chiến trường Idlib - Hama.

Sức kháng cự của phiến quân và vai trò quan trọng của Iran

Kết luận từ các nhà quan sát là chiến dịch Idlib đã chứng tỏ sự bối rối đối của Moscow khi phiến quân thực hiện các cuộc đột kích liên tục vào các vị trí của SAA.

Dân quân được Iran hậu thuẫn, vốn là trụ cột của các lực lượng ủng hộ chính phủ Syria, một lần nữa được chứng minh là những nhân vật chủ chốt trên chiến trường.

Mặc dù sự can thiệp của Nga vào cuộc chiến tranh với một chiến dịch không kích từ năm 2015 đã giúp Syria đạt được những lợi thế vượt trội, nhưng Moscow dường như không thể đưa những thành công này trở thành hiệu quả trên mặt đất.

Elizabeth Tsurkov, Nghiên cứu viên tại Diễn đàn Tư duy khu vực (Israel) bình luận:

"Mặc dù người Nga nỗ lực chuyên nghiệp hóa và các chiến dịch tuyển quân khổng lồ biến Quân đội Syria trở nên lợi thế về số lượng và sự vượt trội bởi hỏa lực trên không, cuối cùng vẫn là một lực lượng yếu kém, không thể tiến lên trên mặt đất.

Iran hiện không tham gia vào các chiến dịch ở Idlib vì nhiều lý do, bao gồm cả việc họ không thấy việc chiếm lại tỉnh này có tầm quan trọng chiến lược và họ muốn duy trì mối quan hệ tốt với Thổ Nhĩ Kỳ".

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là nước ủng hộ phiến quân Syria và cáo buộc pháo binh SAA cố tình nhắm vào lực lượng giám sát ngưng bắn của họ ở Idlib.

Giải mật: Chiến dịch Idlib của Syria - Nga thất bại vì bị Iran đâm sau lưng? - Ảnh 3.

Bản đồ cho thấy số lượng các căn cứ của quân chính phủ, dân quân do Nga hậu thuẫn (Nâu-Đen-Xanh nhạt) và Iran hậu thuẫn (Xanh đậm).

Tsurkov nói rằng Iran đang chuyển hướng sang duy trì quan hệ tốt với Thổ Nhĩ Kỳ vì nước này phải đối mặt với những hạn chế kinh tế do lệnh trừng phạt của Mỹ.

"Iran đã không tham gia vào trận chiến (Tây Bắc Syria) nên chúng tôi thấy quân đội do Nga đào tạo và hỗ trợ bị phiến quân xóa sổ ở phía bắc Hama và Latakia", ông Tsurkov nói.

  • Cơ hội tấn công Iran đã xuất hiện: Có "kẻ" dám chơi lớn - F-35 sẽ xung trận

Ở phía bắc Hama, SAA đã đạt được tiến bộ nhưng cực kỳ hạn chế với đắt do không quân Nga không kích dữ dội. Đây là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn bởi nó cho thấy sự cần thiết của Iran và các dân quân mà họ hỗ trợ để tái chiếm lãnh thổ từ tay phiến quân".

Hiệu suất kém của các đơn vị quân đội và dân quân Syria được Nga hậu thuẫn nhấn mạnh vấn đề rằng nếu không có sự hậu thuẫn hoàn toàn của Iran, chính phủ Syria không thể đảm bảo giữ vững chiến thắng trước phiến quân.

Tsurkov nói rằng các chiến dịch quân sự do Nga dẫn đầu trước đây vào Daraa và các lãnh thổ đối lập như Homs chỉ thành công do phiến quân buộc phải đầu hàng khi sự hỗ trợ của nước ngoài bị cắt giảm và nguồn cung cấp nhu yếu phẩm bị cạn kiệt.

Bất kỳ chiến dịch quân sự nào trong tương lai mà không có sự hỗ trợ của Iran cũng có thể sẽ phải đối mặt với kết quả tương tự như chiến dịch Idlib.

Phiến quân Quân đội Quốc gia Syria (NLF) thân Thổ Nhĩ Kỳ tăng viện từ phía bắc tỉnh Aleppo về mặt trận Idlib-Hama ngày 30/6.

Cuộc "Chiến tranh Lạnh" ngầm giữa Nga và Iran ở Syria

Syria vẫn đang trong tình trạng bị chia cắt, không chỉ dọc theo chiến tuyến giữa chính phủ với phiến quân mà cả bên trong các lãnh thổ do chính phủ kiểm soát.

Mặc dù Moscow và Tehran có một mục tiêu chung là đảm bảo sự tồn tại của chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad, nhưng những báo cáo cho thấy đụng độ thường xuyên xảy ra giữa các chiến binh được hậu thuẫn bởi Moscow và Iran.

Những giao tranh cấp thấp này đã diễn ra ở những khu vực mà cả hai lực lượng trước đây đã chiến đấu cùng nhau, như ở Deir Ezzor, Đông Syria và Daraa ở miền nam có thể mô tả là một cuộc "Chiến tranh Lạnh".

Giải mật: Chiến dịch Idlib của Syria - Nga thất bại vì bị Iran đâm sau lưng? - Ảnh 6.

Kata'ib Hezbollah, nhóm dân quân Syria-Iraq được Iran xây dựng theo hình mẫu Hezbollah ở Lebanon đang tuyển mộ số lượng lớn cựu binh phiến quân ở Daraa và Deir Ezzor.

Cả hai khu vực nói trên của Syria đều có tiềm năng kinh tế hoặc có ý nghĩa chiến lược đối với Tehran và Moscow, với nguồn tài nguyên phong phú và các liên kết thương mại quan trọng.

TIN LIÊN QUAN
  • Cảnh báo nóng từ Syria: B41 quá nguy hiểm - Phải đeo "lưới thép" cho BMP-3 ngay và luôn!

  • Bị tiêm kích "made in China" vượt mặt, lô Su-35 Nga hăm hở chào bán cho TQ sẽ nhận kết đắng?

  • Hơn 500 cựu binh Trường Sa hội ngộ tại Quy Nhơn: Bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc

Tình hình u ám của các cuộc cạnh tranh trong các khu vực này đã không bị rò rỉ ra bên ngoài bởi sự kiểm duyệt thông tin chặt chẽ áp đặt trong vùng.

"Trên khắp Syria có những cuộc đụng độ cấp thấp giữa các phe phái vũ trang được điều hành bởi Iran và những người được Nga hỗ trợ.

Những giao tranh này có thể bắt nguồn từ xung đột trước chiến tranh, cạnh tranh quyền lực và khai thác tài nguyên, nhưng đôi khi nó thể hiện thực tế là các thế lực địa phương bị nước ngoài giật dây để ganh đua, nhằm đạt được ảnh hưởng lớn hơn" Tsurkov nói thêm.

"Ở miền Tây Syria và ở Daraa, đã có một số nỗ lực của Nga nhằm hạn chế sự hiện diện của lực lượng dân quân Hezbollah thân Iran, nhưng những dân quân đó vẫn tiếp tục hoạt động ở những khu vực này mặc dù những nỗ lực hạn chế của Nga".

Một số vụ ám sát các nhân vật ủng hộ chính phủ ở Daraa đã được hiểu là một dấu hiệu của một cuộc nổi dậy đang gia tăng ở miền nam. Các nhà phân tích thì cho rằng nó có thể biểu thị một cuộc chiến cấp thấp về ảnh hưởng giữa Iran và Nga.

Nếu hai quốc gia này không tìm cách đàm phán, xung đột sẽ lớn dần và ảnh hưởng đến sự tồn vong của chính phủ Syria mà họ đã cố giữ để không sụp đổ suốt 8 năm qua.

Hàng chục binh sĩ SAA tháo chạy hôm 29/6 mặc dù đã được yểm trợ bởi pháo binh cũng như không kích của Nga (Nguồn tuyên truyền của phiến quân).

CẬP NHẬT: Israel nã tên lửa tấn công Syria, đòn phủ đầu "dằn mặt" S-300 - Chiến dịch không quân lớn nhất nhiều tháng qua

CẬP NHẬT: Israel nã tên lửa tấn công Syria, đòn phủ đầu
CẬP NHẬT: Israel nã tên lửa tấn công Syria, đòn phủ đầu "dằn mặt" S-300 - Chiến dịch không quân lớn nhất nhiều tháng qua
Vụ tấn công của Israel vào Syria đã gây ra hàng loạt vụ nổ lớn làm chuyển Thủ đô Damascus và nó diễn ra ngay sau khi có tin hệ thống S-300 vừa được Syria đưa vào hoạt động đầy đủ.

Vui lòng bấm F-5 để liên tục cập nhật

12h46: Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), Hải quân Israel cũng đã tham gia cuộc tấn công Syria rạng sáng ngày 1/7 cùng với không quân nước này. SOHR cho biết, trong số những người bị tử vọng có một số thành viên của Phong trào vũ trang Hezbollah nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Trong số các mục tiêu bị tập kích có các cơ sở của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ở phía Nam Damascus; một trung tâm nghiên cứu chiến lược ở Tây Bắc Damascus; các căn cứ của Hezbollah gần biên giới Syria-Lebanon; một trung tâm nghiên cứu ở Homs cùng với một căn cứ phía Nam tỉnh Homs phục vụ các lực lượng Iran và Hezbollah.

Hiện trường vụ Israel tấn công Syria đêm 30/6 rạng sáng ngày 1/7

11h55: Nhiều nguồn tin ở Syria đánh giá, vụ không kích rạng sáng ngày 1/7 là một trong những vụ tấn công lớn nhất của Israel thời gian gần đây. Tổng cộng đã có 10 mục tiêu ở Syria bị tập kích, bao gồm: 

Sân bay quân sự Mezza ở Damascus, các cơ sở quân sự của Iran và Hezbollah tại Al Kiswa, phía Nam Damascus; Căn cứ của Sư đoàn 1 Quân đội Syria; Viện Nghiên cứu quân sự của Syria tại Jumriyah; các cơ sở quân sự ở Siniya; Chuỗn căn cứ của Hezbollah tại vùng núi Qalamoun chia cắt biên giới Syria -Lebanon và nhiều căn cứ khác ở tỉnh Homs. 

CẬP NHẬT: Israel nã tên lửa tấn công Syria, đòn phủ đầu dằn mặt S-300 - Chiến dịch không quân lớn nhất nhiều tháng qua - Ảnh 2.

Vụ không kích rạng sáng ngày 1/7 là một trong những vụ tấn công lớn nhất của Israel

11h00: Các quan chức cấp cao Israel từng nhiều lần lên tiếng đe dọa sẽ phá hủy tổ hợp S-300 của Syria nếu nó được sử dụng để tấn công các máy bay chiến đấu của nước này ngay cả trong trường hợp hệ thống được điều khiển bởi người Nga.

Moscow quyết định cung cấp cho Quân đội Syria hệ thống phòng không tiên tiến S-300 sau khi chiếc máy bay trinh sát IL-20 của Nga bị tên lửa Syria vô tình bắn rơi trên biển Địa Trung Hải trong quá trình truy đuổi các máy bay F-16 Israel hồi tháng 9/2018.

Nga sau đó đã công khai lên án Israel là bên đã gián tiếp khiến chiếc máy bay IL-20 cùng thủy thủ đoàn 15 người trên khoang thiệt mạng khi cố tình dùng nó làm lá chắn để không kích các mục tiêu ở Syria.

Việc Nga cung cấp S-300 cho Syria sau sự cố thảm kịch này được tuyên bố là "để giảm nhiệt những cái đầu nóng" trong khu vực.

CẬP NHẬT: Israel nã tên lửa tấn công Syria, đòn phủ đầu dằn mặt S-300 - Chiến dịch không quân lớn nhất nhiều tháng qua - Ảnh 3.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300. Ảnh: Mil.ru

10h41: Cho tới tận những ngày cuối tháng 6 vừa qua cũng mới chỉ có 3 trong số 4 bệ phóng của hệ thống tên lửa S-300 được dựng lên đầy đủ ở căn cứ Masyaf phía Tây Bắc Syria.

Tuy nhiên, hình ảnh vệ tính mới nhất được Công ty ImageSat International công bố ngày 30/6 đã khẳng định tất cả 4 bệ phóng của S-300 đã được đưa vào vị trí sẵn sàng hoạt động.

Theo tờ Times of Israel, điều này bộc lộ một mối đe dọa to lớn đối với khả năng tiến hành các cuộc không kích của Israel nhằm vào các lực lượng Iran và quân ủy nhiệm của Tehran đang hoạt động ở Syria.

CẬP NHẬT: Israel nã tên lửa tấn công Syria, đòn phủ đầu dằn mặt S-300 - Chiến dịch không quân lớn nhất nhiều tháng qua - Ảnh 4.

Ba bệ phóng của hệ thống S-300 được dựng lên tại Masyaf ngày 5/2/2019. Ảnh; ISI

10h16: Những hình ảnh vệ tinh được Công ty ImageSat Intl (ISI) Israel công bố hôm 30/6 cho thấy, tất cả 4 hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-300 mà Nga cung cấp cho Syria đã được triển khai đầy đủ ở tỉnh Masyaf phía Đông Bắc Syria. 

Theo ISI, các tổ hợp S-300 đã được dựng lên ở vị trí sẵn sàng hoạt động ngay trước thời điểm Israel tiến hành một loạt vụ tấn công vào nhiều vị trí trên lãnh thổ Syria sáng sớm ngày 1/7. 

CẬP NHẬT: Israel nã tên lửa tấn công Syria, đòn phủ đầu dằn mặt S-300 - Chiến dịch không quân lớn nhất nhiều tháng qua - Ảnh 5.

Hình ảnh vệ tinh của ImageSat International cho thấy tất cả các bệ phóng của hệ thống tên lửa S-300 đã được dựng lên ở tỉnh Tây Bắc Masyaf ngày 30/6/2019. Ảnh: ISI

09h00: Theo SANA, ít nhất 4 người, trong đó có một trẻ em đã thiệt mạng trong vụ tấn công vào khu vực Thủ đô Damascus. Ngoài ra còn có 21 người khác bị thương. Một trong những nạn nhân bị thương có một em bé chỉ mới một tháng tuổi với nhiều vết thương trên mặt và trên người do bị bỏng.

Mặc dù đã có ít nhất 3 quả tên lửa bị đánh chặn nhưng ngoài thương vong về người thì nhiều nhà cửa ở ngoại ô Damascus cũng bị thiệt hại nặng nề.

  • "Kẻ săn đêm" Mi-28NM Nga phóng tên lửa siêu bí mật tiêu diệt mục tiêu

08h33: Theo Al Masdar News, ngày 30/6 Hải quân Mỹ đã tiến hành một cuộc tấn công hiếm hoi nhằm vào các lực lượng Hồi giáo thánh chiến hoạt động bên trong tỉnh Idlib.

Cụ thể, Mỹ đã phóng tên lửa hành trình tấn công một cuộc họp chỉ huy của lực lượng khủng bố ở phía Tây tỉnh Idlib.

Nguồn tin của Al Masdar News cho biết, liên quân do Mỹ đứng đầu đã tấn công cuộc họp của nhóm khủng bố Hurras Al-Deen, giết chết 2 người Algeria, 1 người Tunisia và 1 người Ai Cập.

Quân đội Mỹ hiện nay đang tập trung các cuộc tấn công của họ vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở phía Đông và phía Bắc Syria. Tuy nhiên, phần phía Tây Bắc Syria mới là nơi tập trung đông đảo các tổ chức khủng bố như Hay'at Tahrir Al-Sham (HTS) và Đảng Hồi giáo Turkestan.

CẬP NHẬT: Israel nã tên lửa tấn công Syria, đòn phủ đầu dằn mặt S-300 - Chiến dịch không quân lớn nhất nhiều tháng qua - Ảnh 7.

Tàu tuần dương mang tên lửa hành trình USS Vicksburg (CG 69) cùng các tàu khu trục USS Roosevelt (DDG 80), USS Carney (DDG 64) và USS The Sullivans (DDG 68) phóng tên lửa. Ảnh minh họa: US Navy

08h15: "Lực lượng Phòng không Syria đã đánh trả quyết liệt vụ tấn công tên lửa được phóng đi từ các máy bay chiến đấu của Israel qua không phận Lebanon để tập kích các vị trí quân sự của chúng tôi ở Homs và gần Damascus," nguồn tin quân sự Syria chia sẻ trên hãng thông tấn - phát thanh Sputnik.

Một nguồn tin khác của Sputnik ở Sân bay Quốc tế Beirut cũng xác nhận vụ tấn công được Quân đội Israel thực hiện từ lãnh thổ Lebanon.

"Chúng tôi quan sát thấy, trước khi tấn công Syria, khoảng 10 hoặc nhiều hơn một chục chiếc máy bay quân sự Israel đã đi vào không phận Lebanon", nguồn tin của Sputnik xác nhận.

  • Mỹ dồn dập triển khai tiêm kích tàng hình F-22 áp sát Iran

07h33: Hãng thông tấn Nhà nước Syria (SANA) cho biết, các hệ thống phòng không của Quân đội Syria đã bắn hạ được một số tên lửa tấn công của Israel ở ngoại ô Thủ đô Damascus cũng như ở tỉnh Homs. 

Mục tiêu bị tập kích được cho là bao gồm Sân bay quân sự Mezzeh gần Damascus cùng các thị trấn Jamraya, Sahnaya và Daraya bên cạnh. Ngoài ra còn có một địa điểm khác ở tỉnh Homs, gần biên giới với Lebanon.

Không Quân Israel tấn công một loạt địa điểm ở phía Tây Syria

07h11: Kênh truyền hình Al-Mayadeen đưa tin, các tên lửa tập kích xuống Syria đã được phóng đi từ không phận Lebanon trong khi các máy bay chiến đấu của Không quân Israel được phát hiện thấy bay ở độ cao thấp đúng vào thời điểm diễn ra vụ tấn công. 

CẬP NHẬT:  Israel nã tên lửa tấn công Syria, đòn phủ đầu dằn mặt S-300 - Chiến dịch không quân lớn nhất nhiều tháng qua - Ảnh 10.

Anh tư liệu minh họa: Reuters

06h45: Nhiều tiếng nổi rất lớn đã được ghi nhận trên khắp vùng Tây Bắc Damascus sau khi một loạt tên lửa được phóng đi từ các máy bay chiến đấu của Israel tấn công xuống lãnh thổ Syria từ không phận Lebanon.

Hãng Thông tấn - Phát thanh Sputnik cho biết, hàng loạt vụ nổ lớn đã làm sáng rực bầu trời đêm và gây rung chuyển thành phố Damascus.

Theo một nguồn tin quân sự Syria, các vụ tấn công tên lửa này được thực hiện bởi Không quân Israel mặc dù nước này chưa chính thức lên tiếng thừa nhận.

Đêm kinh hoàng với Syria: Hải quân, KQ Israel đồng loạt tấn công, thiệt hại khủng khiếp

Đêm kinh hoàng với Syria: Hải quân, KQ Israel đồng loạt tấn công, thiệt hại khủng khiếp
Đêm kinh hoàng với Syria: Hải quân, KQ Israel đồng loạt tấn công, thiệt hại khủng khiếp
Vụ không kích rạng sáng ngày 1/7/2019 do Israel tiến hành nhằm vào các mục tiêu ở Syria được đánh giá là cuộc tấn công lớn nhất trong suốt nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm qua.

Những tiếng gầm rú của máy bay chiến đấu cùng hỏa lực không kích dồn dập đánh chặn các cuộc không kích trải dài từ Damascus cho tới các vùng núi sát biên giới Lebanon và kéo dài tới tận tỉnh Homs cách Thủ đô Syria 160 km về phía Bắc đã khiến người dân nước này tỉnh giấc trong nỗi kinh hoàng ngay sáng sớm ngày đầu tiên của tháng 7/2019.

Theo nhiều tài khoản mạng xã hội ở Syria và qua lời kể của các nhân chứng tại địa bàn thì đây là cuộc không kích lớn nhất mà họ từng chứng kiến trong suốt nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm qua.

Nhà cửa bị phá hủy, binh lính bị chết hoặc bị thương cùng rất nhiều dân thường được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Hàng loạt tiếng nổ lớn đã làm rung chuyển Damascus và các khu vực lân cận, đặc biệt là những địa bàn và vùng đồi núi kéo dài về phía Tây.

Hãng thông tấn Nhà nước Syria (SANA) đưa tin, nhiều người đã bị thương và nhà cửa bị phá hủy ở địa bàn Sahnaya gần Thủ đô Damascus. Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là một mục tiêu còn bức tranh toàn cảnh được dự đoán sẽ khủng khiếp hơn nhiều.

Đêm kinh hoàng với Syria: Hải quân, KQ Israel đồng loạt tấn công, thiệt hại khủng khiếp - Ảnh 1.

Các vụ tấn công của Israel vào Syria thời gian gần đây

Trong nhiều năm qua, Syria liên tục cáo buộc Israel đã tiến hành hàng loạt vụ không kích sang lãnh thổ nước này còn cựu Tham mưu trưởng Quân đội từng thừa nhận Tel Aviv đã thực hiện khoảng 1.000 vụ tập kích Syria.

Các chiến không kích dồn dập của Israel, đặc biệt sau vụ chiếc máy bay trinh sát IL-20 của Nga bị bắn rơi tháng 9/2018, Moscow đã cung cấp cho Syria hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-300 với mục đích nhằm "làm dịu bớt những cái đầu nóng".

Ngày 30/6, hình ảnh vệ tính mới nhất của Công ty ImageSat International (ISI) cho thấy cả 4 bệ phóng của S-300 tại Masyaf, địa bàn cách không xa tỉnh Homs, đã đi vào hoạt động đầy đủ.

TIN LIÊN QUAN
  • "Kẻ săn đêm" Mi-28NM Nga phóng tên lửa siêu bí mật tiêu diệt mục tiêu

  • Mỹ tung bằng chứng tố Iran tấn công tàu chở dầu, điều thêm 1.000 quân tới Trung Đông

  • Chuyên gia: Tổng thống Trump sẽ đánh Iran, đừng nhầm lẫn với ông Obama!

Tuy nhiên, sự hiện diện của S-300 do Nga sản xuất cũng không thể ngăn cản được Israel tấn công Syria.

Theo trang thông tin tình báo và an ninh DEBKAfile, vụ không kích rạng sáng ngày 1/7 là do các máy bay Israel tiến hành từ không phận Lebanon và từ các tàu chiến hải quân nước này.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở ở London, Anh cũng xác nhận việc Hải quân Israel đã tham gia tấn công cùng với sự phối hợp của lực lượng không quân và mục tiêu của họ là các căn cứ của Hezbollah trong đó có những cơ sở được Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran sử dụng.

Các nguồn tin quân sự của DEBKAfile cho biết, 10 mục tiêu của Syria, Iran và phong trào vũ trang Hezbollah đã bị không quân và hải quân Israel tập kích trong vụ tấn công đêm 30/6 rạng sáng ngày 1/7. Thương vong về người và thiệt hại về vật chất được đánh giá là sẽ rất khủng khiếp.

Không Quân Israel tấn công một loạt địa điểm ở phía Tây Syria

Nga sẽ giao lô hàng S-400 đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ trong 10 ngày tới

Nga sẽ giao lô hàng S-400 đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ trong 10 ngày tới
Nga sẽ giao lô hàng S-400 đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ trong 10 ngày tới
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trước đó cũng xác nhận sẽ không có các lệnh trừng phạt nào của Mỹ đối với hợp đồng mua bán S-400.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình NTV, ngày 30/6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết, lô hàng hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 đầu tiên sẽ được Nga chuyển giao cho nước này trong 10 ngày tới.

  • Bị tiêm kích "made in China" vượt mặt, lô Su-35 Nga hăm hở chào bán cho TQ sẽ nhận kết đắng?

Tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra sau 1 ngày ông xác nhận sẽ không có các lệnh trừng phạt nào của Mỹ đối với hợp đồng mua bán này.

Trước đó, tại cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Nhật Bản, Nhà lãnh đạo Thổ Nhì Kỳ một lần nữa khẳng định, những quan ngại của Mỹ về hệ thống tên lửa S-400 sẽ được "khắc phục".

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Tổng thống Trump đã nói với ông rằng, sẽ không có bất kỳ lệnh trừng phạt nào được đưa ra vì S-400 và Mỹ cũng sẽ sớm chuyển giao dòng máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ./.

Tàu tên lửa tàng hình Antares RA Nga sao chép Visby Thụy Điển?

Tàu tên lửa tàng hình Antares RA Nga sao chép Visby Thụy Điển?
Tàu tên lửa tàng hình Antares RA Nga sao chép Visby Thụy Điển?
Tại Diễn đàn quân sự quốc tế Army 2019, Nga đã trưng bày mô hình tàu tên lửa tàng hình Dự án 1133RA Antares RA với thiết kế rất khác lạ.

Theo giới thiệu của các quan chức ngành công nghiệp quốc phòng Nga thì tàu tên lửa tấn công nhanh Dự án 1133RA Antares RA sử dụng kết cấu cánh ngầm và được thiết kế với nhiều bề mặt trơn tru nhằm tán xạ sóng radar của đối phương, cho nó khả năng tàng hình rất cao.

Con tàu có lượng giãn nước đầy tải chỉ vỏn vẹn 226 tấn, chính vì kích thước gọn nhẹ như trên mà tốc độ của nó đạt tới mức kinh hoàng 60 hải lý/h. Antares RA được xem như người kế tục xứng đáng đối với lớp tàu tên lửa tấn công nhanh Dự án 206MR lớp Vikhr trước kia.

Hỏa lực của chiếc chiến hạm này rất đáng nể với tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Kalibr, đi kèm ụ pháo tự động (nhiều nhận xét cho rằng đó là pháo hạm cỡ 57 mm). Cả pháo lẫn tên lửa đều được giấu trong thân tàu hay ẩn trong tháp pháo đặc biệt, chỉ lộ ra ngoài khi tác xạ.

Tàu tên lửa tàng hình Antares RA Nga sao chép Visby Thụy Điển? - Ảnh 1.

Mô hình tàu tên lửa tấn công nhanh Dự án 1133RA Antares RA được trưng bày tại Diễn đàn quân sự quốc tế Army 2019

Có một điều cần lưu ý ở đây đó là mặc dù được Nga giới thiệu là một sản phẩm mới hoàn toàn và lần đầu tiên xuất hiện nhưng thiết kế của chiếc Arantes RA ngay lập tức bị nhận xét là giống đến kỳ lạ so với tàu tên lửa tấn công nhanh tàng hình Visby của Thụy Điển ra đời từ năm 2009.

Cụ thể, có thể đã dàng nhận ra nét tương đồng gần như hoàn hảo giữa kết cấu phần thân, hình dáng của phần thượng tầng, ụ pháo tự động, thậm chí cho tới cả cửa mở bên hông. Khác biệt đáng kể nhất có lẽ là chiếc Arantes RA được xem như bản thu nhỏ của Visby mà thôi.

Tuy nhiên nếu thực sự Nga có tham khảo thiết kế của chiếc Visby thì cũng không phải là điều bất thường, bởi vì khoa học công nghệ luôn có tính kế thừa, trong chiếc Arantes RA có khá nhiều đặc điểm của riêng Nga chứ không phải sao chép tuyệt đối.

Tàu tên lửa tàng hình Antares RA Nga sao chép Visby Thụy Điển? - Ảnh 2.

Tàu tên lửa tấn công nhanh tàng hình lớp Visby của Hải quân Thụy Điển

Trong khuôn khổ Triển lãm Army 2019, Nga thông báo chiếc Arantes RA đã được một số quốc gia giấu tên tỏ ý quan tâm và có thể sớm tiến tới đặt hàng trong tương lai gần, đáng tiếc rằng Nga chưa cho biết cụ thể tên của đối tác.

  • Chuyên gia: Tổng thống Trump sẽ đánh Iran, đừng nhầm lẫn với ông Obama!

Theo nhận xét, với lượng giãn nước nhỏ và kết cấu không thực sự cho khả năng chịu sóng gió tốt, tàu tên lửa tấn công nhanh cánh ngầm tàng hình Dự án 1133RA Arantes RA chỉ có thể hoạt động tại vùng nước nông gần bờ mà thôi, nó sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với chiếc Type 022 Houbei do Trung Quốc sản xuất trên thị trường vũ khí thế giới.

Tàu tên lửa tấn công nhanh tàng hình lớp Visby của Hải quân Thụy Điển

Chớp nhoáng tấn công Iran: "Kẻ vuốt râu hùm" sẽ bị trừng phạt - TT Trump không dọa suông

Chớp nhoáng tấn công Iran:
Chớp nhoáng tấn công Iran: "Kẻ vuốt râu hùm" sẽ bị trừng phạt - TT Trump không dọa suông
Việc Iran bắn rơi chiếc RQ-4 Global Hawk cũng giống như "vuốt râu hùm" và cần phải bị trừng phạt. Mỹ chắc chắn không muốn để vụ việc Iran thành tiền lệ xấu trong tương lai.

Ngay sau khi tuyên bố hủy đòn trả đũa Iran ngay ở phút chót sau khi chiếc máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk bị bắn hạ ở eo Hormuz, Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó lại có thay đổi thái độ siết chặt lệnh trừng phạt Iran và thậm chí nói về kịch bản đòn đánh chớp nhoáng nhằm vào Tehran, nhưng không phải là chiến tranh toàn diện.

  • NÓNG: Israel tấn công tên lửa Syria, nổ rất lớn rung chuyển Thủ đô Damascus

Những động thái trên cho thấy rất nhiều khả năng, Iran sẽ sớm ăn đòn trả đũa của Mỹ. Tuy nhiên, nó sẽ không bùng phát là chiến tranh toàn diện với những hành động chính trị rất khôn ngoan và có tính toán của người đứng đầu Nhà Trắng.

Danh dự siêu cường bị tổn hại, Iran sẽ phải ăn đòn

Hành động bắn rơi máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk Mỹ của Iran xét về nhiều khía cạnh rất nhạy cảm không chỉ đối với tình hình căng thẳng vốn đang leo thang giữa Washington và Tehran, mà còn đối với tương lai chính trị của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Đương kim Tổng thống Mỹ đã tuyên bố tiếp tục ra tranh cử nhiệm kỳ 2 và gần như chắc chắn là đại diện của Đảng Dân chủ tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2020.


Chớp nhoáng tấn công Iran: Kẻ vuốt râu hùm sẽ bị trừng phạt - TT Trump không dọa suông - Ảnh 2.

Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk.

Hành động trên không chỉ khiến làm nóng lên những cái đầu diều hâu vốn coi Iran là cái gai trong mắt, mà còn động chạm tới chiến lược "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" của ông Trump trong mắt người dân Mỹ. Điều này khiến cho việc Iran phải "trả giá" càng trở nên rõ ràng.

Việc Tổng thống Trump không quyết định không kích trả đũa Iran ngay trong ngày 20-6, mà thay vào đó là những tuyên bố ngoại giao vừa mềm, vừa cứng đã thể hiện sự khôn khéo của nhân vật vốn không phải là nhà ngoại giao nhà nòi này.

Ông Trump thời điểm đó chắc chắn hiểu rõ, việc ngay lập tức trả đũa Iran sau vụ việc chiếc RQ-4 Global Hawk bị bắn hạ có thể không đạt được hiệu quả như mong muốn, mà còn ẩn chứa nhiều rủi ro. Khi bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ, Iran chắc chắn đã tính tới kịch bản bị tấn công và có phòng bị.

TIN LIÊN QUAN
  • Cảnh báo nóng từ Syria: B41 quá nguy hiểm - Phải đeo "lưới thép" cho BMP-3 ngay và luôn!

  • Bị tiêm kích "made in China" vượt mặt, lô Su-35 Nga hăm hở chào bán cho TQ sẽ nhận kết đắng?

  • Cơ hội tấn công Iran đã xuất hiện: Có "kẻ" dám chơi lớn - F-35 sẽ xung trận

Ngoài ra, sự căng cứng của các kênh ngoại giao thời điểm đó có thể khiến đòn tấn công của Mỹ biến thành chiến tranh toàn diện giữa hai bên. Đây là điều Mỹ không hề mong muốn với thế và lực ở Trung Đông thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, việc ông Trump không vội vã tung đòn phản công nhằm vào Iran cũng là lời khẳng định của ông chủ Nhà Trắng về việc sẽ tiếp tục thực hiện những cam kết của bản thân với người dân Mỹ là không tạo ra các cuộc chiến mới nằm cách xa lãnh thổ nước Mỹ trừ các trường hợp bất khả kháng.

Một điều quan trọng hơn là Tổng thống Mỹ một lần nữa khẳng định không hề mong muốn chiến tranh toàn diện với Iran, cũng như phần nào khiến quốc gia Cận Đông này bớt căng cứng nếu nhận đòn trả đũa giới hạn sau đó.

Với động thái hiện tại, khả năng Iran ăn đòn trả đũa rất rõ ràng khi nó mang lại nhiều lợi điểm cho ông Trump.

Việc trả đũa Iran sẽ giúp Mỹ khẳng định vị thế siêu cường. Việc Iran bắn rơi chiếc RQ-4 Global Hawk cũng giống như "vuốt râu hùm" và cần phải bị trừng phạt. Mỹ chắc chắn không muốn để vụ việc Iran thành tiền lệ xấu trong tương lai.

Cùng với đó, việc mạnh tay với Iran sẽ giúp ông Trump lấy thêm được sử ủng hộ của cử tri Mỹ khi đã thực hiện cam kết khiến thế giới phải tôn trọng nước Mỹ với vị thế của siêu cường hàng đầu.

Vậy! Phải chăng những động thái chính trị của Tổng thống D. Trump là để chuẩn bị cho đòn trả đũa của Mỹ, nhưng không khiến nó thổi bùng ngọn lửa chiến tranh toàn diện giữa Mỹ và Iran.

Sẽ chỉ dừng lại ở mức đòn trả đũa chớp nhoáng

Ngay sau những tuyên bố siết chặt lệnh trừng phạt nhằm vào Iran, trong bài trả lời phỏng vấn hãng tin Fox Business News ngày 25-6, Tổng thống D. Trump nhấn mạnh, dù không mong muốn, nhưng nếu xảy ra, đòn trả đũa nhằm vào Iran sẽ chỉ là hành động chớp nhoáng và loại trừ khả năng chiến tranh toàn diện.

Chớp nhoáng tấn công Iran: Kẻ vuốt râu hùm sẽ bị trừng phạt - TT Trump không dọa suông - Ảnh 4.

Hải quân Mỹ phô diễn sức mạnh.

"Tôi hy vọng rằng chúng ta không phải tấn công. Tuy nhiên, chúng tôi đã có chuẩn bị cho tất cả các kịch bản", ông Trump tuyên bố.

Một đòn không kích chớp nhoáng liệu có làm suy yếu tiềm lực của Iran? Câu trả lời chắc chắn là không. Và điều quan trọng hơn là Tổng thống D. Trump có toàn quyền ký lệnh thực hiện một đòn tấn công như vậy mà không cần phải thông qua Quốc hội Mỹ. Và có thể, đòn trả đũa nhằm vào Iran có thể xảy ra bất ngờ trong nay, mai.

  • Cảnh báo nóng từ Syria: B41 quá nguy hiểm - Phải đeo "lưới thép" cho BMP-3 ngay và luôn!

  • Bị tiêm kích "made in China" vượt mặt, lô Su-35 Nga hăm hở chào bán cho TQ sẽ nhận kết đắng?

  • Cơ hội tấn công Iran đã xuất hiện: Có "kẻ" dám chơi lớn - F-35 sẽ xung trận

Liệu kịch bản căn cứ quân sự Sharyat hay các cơ sở vũ khí hóa học của Syria có lặp lại? Và những động thái chính trị trước đó là để chuẩn bị sẵn cho kịch bản này.

Đòn không kích chớp nhoáng với thiệt hại tối thiểu trong mức chấp nhận liệu có khiến Iran tổng lực phản kích để đây xung đột thành chiến tranh toàn diện. Tehran cũng chắc hiểu rõ, Mỹ vẫn là siêu cường và nếu đẩy lên chiến tranh toàn diện, Mỹ có thiệt hại thì Iran cũng tan nát.

Mặt khác, đòn đánh hạn chế này có thể là điểm nhấn quan trọng để hai bên xuống thang căng thẳng khi vẫn giữ được thể diện cho ông Trump, cũng như Washington.

Vậy kịch bản nào sẽ xảy ra? Nhưng việc Iran sớm nhận đòn trả đũa của Mỹ là việc nhãn tiền…

CẬP NHẬT: Israel tấn công Syria, Hải quân Mỹ phóng tên lửa hành trình tập kích Idlib - Diễn biến cực kỳ gay cấn

CẬP NHẬT: Israel tấn công Syria, Hải quân Mỹ phóng tên lửa hành trình tập kích Idlib - Diễn biến cực kỳ gay cấn
CẬP NHẬT: Israel tấn công Syria, Hải quân Mỹ phóng tên lửa hành trình tập kích Idlib - Diễn biến cực kỳ gay cấn
Theo hãng tin Sputnik, hàng loạt vụ nổ lớn đã làm sáng rực bầu trời đêm và gây rung chuyển thành phố Damascus. Không quân Israel được cho là đứng sau các vụ tấn công này.

Vui lòng bấm F-5 để liên tục cập nhật

09h00: Theo SANA, ít nhất 4 người, trong đó có một trẻ em đã thiệt mạng trong vụ tấn công vào khu vực Thủ đô Damascus. Ngoài ra còn có 21 người khác bị thương. Một trong những nạn nhân bị thương có một em bé chỉ mới một tháng tuổi với nhiều vết thương trên mặt và trên người do bị bỏng.

Mặc dù đã có ít nhất 3 quả tên lửa bị đánh chặn nhưng ngoài thương vong về người thì nhiều nhà cửa ở ngoại ô Damascus cũng bị thiệt hại nặng nề.

08h33: Theo Al Masdar News, ngày 30/6 Hải quân Mỹ đã tiến hành một cuộc tấn công hiếm hoi nhằm vào các lực lượng Hồi giáo thánh chiến hoạt động bên trong tỉnh Idlib.

Cụ thể, Mỹ đã phóng tên lửa hành trình tấn công một cuộc họp chỉ huy của lực lượng khủng bố ở phía Tây tỉnh Idlib.

Nguồn tin của Al Masdar News cho biết, liên quân do Mỹ đứng đầu đã tấn công cuộc họp của nhóm khủng bố Hurras Al-Deen, giết chết 2 người Algeria, 1 người Tunisia và 1 người Ai Cập.

Quân đội Mỹ hiện nay đang tập trung các cuộc tấn công của họ vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở phía Đông và phía Bắc Syria. Tuy nhiên, phần phía Tây Bắc Syria mới là nơi tập trung đông đảo các tổ chức khủng bố như Hay'at Tahrir Al-Sham (HTS) và Đảng Hồi giáo Turkestan.

CẬP NHẬT: Israel tấn công Syria, Hải quân Mỹ phóng tên lửa hành trình tập kích Idlib - Diễn biến cực kỳ gay cấn - Ảnh 1.

Tàu tuần dương mang tên lửa hành trình USS Vicksburg (CG 69) cùng các tàu khu trục USS Roosevelt (DDG 80), USS Carney (DDG 64) và USS The Sullivans (DDG 68) phóng tên lửa. Ảnh minh họa: US Navy

08h15: "Lực lượng Phòng không Syria đã đánh trả quyết liệt vụ tấn công tên lửa được phóng đi từ các máy bay chiến đấu của Israel qua không phận Lebanon để tập kích các vị trí quân sự của chúng tôi ở Homs và gần Damascus," nguồn tin quân sự Syria chia sẻ trên hãng thông tấn - phát thanh Sputnik.

Một nguồn tin khác của Sputnik ở Sân bay Quốc tế Beirut cũng xác nhận vụ tấn công được Quân đội Israel thực hiện từ lãnh thổ Lebanon.

"Chúng tôi quan sát thấy, trước khi tấn công Syria, khoảng 10 hoặc nhiều hơn một chục chiếc máy bay quân sự Israel đã đi vào không phận Lebanon", nguồn tin của Sputnik xác nhận.

  • Mỹ dồn dập triển khai tiêm kích tàng hình F-22 áp sát Iran

07h33: Hãng thông tấn Nhà nước Syria (SANA) cho biết, các hệ thống phòng không của Quân đội Syria đã bắn hạ được một số tên lửa tấn công của Israel ở ngoại ô Thủ đô Damascus cũng như ở tỉnh Homs. 

Mục tiêu bị tập kích được cho là bao gồm Sân bay quân sự Mezzeh gần Damascus cùng các thị trấn Jamraya, Sahnaya và Daraya bên cạnh. Ngoài ra còn có một địa điểm khác ở tỉnh Homs, gần biên giới với Lebanon.

Không Quân Israel tấn công một loạt địa điểm ở phía Tây Syria

07h11: Kênh truyền hình Al-Mayadeen đưa tin, các tên lửa tập kích xuống Syria đã được phóng đi từ không phận Lebanon trong khi các máy bay chiến đấu của Không quân Israel được phát hiện thấy bay ở độ cao thấp đúng vào thời điểm diễn ra vụ tấn công. 

CẬP NHẬT: Israel tấn công Syria, Hải quân Mỹ phóng tên lửa hành trình tập kích Idlib - Diễn biến cực kỳ gay cấn - Ảnh 4.

Anh tư liệu minh họa: Reuters

06h45: Nhiều tiếng nổi rất lớn đã được ghi nhận trên khắp vùng Tây Bắc Damascus sau khi một loạt tên lửa được phóng đi từ các máy bay chiến đấu của Israel tấn công xuống lãnh thổ Syria từ không phận Lebanon.

Hãng Thông tấn - Phát thanh Sputnik cho biết, hàng loạt vụ nổ lớn đã làm sáng rực bầu trời đêm và gây rung chuyển thành phố Damascus.

Theo một nguồn tin quân sự Syria, các vụ tấn công tên lửa này được thực hiện bởi Không quân Israel mặc dù nước này chưa chính thức lên tiếng thừa nhận.

Ở nơi “tinh mắt, nhanh tay, luyện hay, đánh giỏi”: Trung đoàn 284 trang bị vũ khí hiện đại

Ở nơi "tinh mắt, nhanh tay, luyện hay, đánh giỏi"
Hiện nay Trung đoàn 284 (Sư đoàn 365, quân chủng Phòng không - Không quân) được trang bị tên lửa tên lửa phòng không S-125-2TM Pechora.

Đây là loại khí tài khá hiện đại và được đưa vào khai thác, huấn luyện, SSCĐ ở đơn vị chưa lâu. Phát huy truyền thống đã ra quân là đánh thắng, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 284 đã không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, hiệp đồng SSCĐ, không bị động, bất ngờ trước mọi tình huống.

Trân trọng giới thiệu với bạn đọc hình ảnh huấn luyện kíp chiến đấu tên lửa S-125-2TM Pechora của Trung đoàn 284:

Ở nơi

Trung đoàn 284 được thành lập ngày 11/3/1967 và trực thuộc Bộ tư lệnh Phòng không Quân khu 4.

Ở nơi

Ngày 27/5/1967, Đại đội 11 của Tiểu đoàn 7 đã bắn rơi tại chỗ 1 chiếc máy bay A4-D của không quân Mỹ trên bầu trời Hà Tĩnh. Đây là chiến công đầu tiên của trung đoàn.


Ở nơi

Nhiệm vụ lúc đó của Đoàn Sông La (mật danh của trung đoàn) là đánh địch bảo vệ giao thông vận chuyển trên Đường 1 từ Hà Tĩnh đến Bắc sông Gianh-Quảng Bình.


Ở nơi

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trung đoàn đã chiến đấu hàng nghìn trận, bắn rơi 228 máy bay Mỹ; bắn cháy, bắn chìm hàng chục tàu chiến.


Ở nơi

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, trung đoàn đánh hơn 100 trận, bắn rơi 27 máy bay; bắn chìm, bắn cháy 10 tàu chiến.


Ở nơi

Có 3 tập thể và 1 cá nhân trong trung đoàn được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Ở nơi

Hiện nay Trung đoàn 284 có nhiệm vụ bảo vệ Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, trục đường 18, khu công nghiệp Bắc Ninh, Bắc Giang; đánh địch từ xa bảo vệ Thủ đô Hà Nội.


Ở nơi

Trung đoàn 284 được trang bị khí tài S-125-2TM từ năm 2012.


Ở nơi

Nhiều năm liên tục tham gia hội thao kíp chiến đấu S-125-2TM do Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức, Trung đoàn 284 đều đạt giải cao.


Ở nơi

Một trong những kinh nghiệm được cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 284 đúc rút trong huấn luyện là "tinh mắt, nhanh tay, luyện hay, đánh giỏi".


Ở nơi

Cảnh giác, phát hiện địch trên không từ xa, quản lý chắc mục tiêu, hiệp đồng chặt chẽ, chọn đúng thời cơ tiêu diệt là phương châm trong huấn luyện, SSCĐ của trung đoàn.


Hơn 500 cựu binh Trường Sa hội ngộ tại Quy Nhơn: Bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc

Hơn 500 cựu binh Trường Sa hội ngộ tại Quy Nhơn: Bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Hơn 500 cựu binh Trường Sa hội ngộ tại Quy Nhơn: Bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Tối 29-6, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, trên 500 cựu binh (CB) Trường Sa ở khắp mọi miền của Tổ quốc đã tổ chức cuộc gặp mặt đầy cảm động.

Cuộc hội ngộ lần thứ 11 này do các CB từng làm nhiệm vụ trên đảo Trường Sa Đông qua các thời kỳ đăng cai. Nhưng với tinh thần kết nối nghĩa tình đồng đội sâu rộng, đoàn kết, nên rất đông các CB Trường Sa công tác trên các đảo khác thuộc Quần đảo Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), đã nô nức cùng về tham dự.

Tại cuộc gặp mặt, CB Trần Văn Xuất, Trưởng Ban liên lạc truyền thống Bộ đội Trường Sa Đông, đã bùi ngùi cùng đồng đội chia sẻ, ôn lại những năm tháng không thể nào quên, ngày mà các anh đem tuổi thanh xuân nỗ lực vượt qua bao gian khó nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Hơn 500 cựu binh Trường Sa hội  ngộ tại Quy Nhơn: Bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc - Ảnh 1.

Trao kỷ niệm chương cho hội viên

Kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ các đồng đội đã hy sinh tại quần đảo Trường Sa, trong đó có 64 cán bộ, chiến sĩ bị Hải quân Trung Quốc giết hại ngày 14-3-1988 và chiếm đảo Gạc Ma.

Nhân dịp này, Thương binh Trường Sa Nguyễn Văn Dũng ở Khánh Hòa, đã trao những phần quà cho các gia đình, thân nhân liệt sĩ và một số thương binh Trường Sa. Đồng thời, thừu lệnh của Quân chủng Hải quân, Ban tổ chức trao 50 Kỷ niệm chương và Huy hiệu chiến sĩ Trường Sa của cho 50 hội viên.

Cảnh báo nóng từ Syria: B41 quá nguy hiểm - Phải đeo "lưới thép" cho BMP-3 ngay và luôn!

Cảnh báo nóng từ Syria: B41 quá nguy hiểm - Phải đeo
Cảnh báo nóng từ Syria: B41 quá nguy hiểm - Phải đeo "lưới thép" cho BMP-3 ngay và luôn!
Kinh nghiệm từ cuộc chiến Syria đang chỉ ra cho nước Nga thấy rõ nhược điểm của xe chiến đấu bộ binh BMP-3, cần thiết phải sớm khắc phục ngay và luôn.

Chia sẻ với TASS bên lề Diễn đàn ARMY-2019, ông Sergei Abdulov - nhà thiết kế của Cục thiết kế Chế tạo máy đặc biệt cho hay, xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Nga sẽ được trang bị thêm giáp tăng cường bao gồm cả kiểu "giáp lưới thép" để đối phó với súng phóng lựu chống tăng.

Tại sao BMP-3 phải "đeo lưới"?

BMP-3 được biết tới là dòng xe chiến đấu bộ binh có hỏa lực mạnh nhất hiện nay trên thế giới. Sức mạnh của nó với pháo 100mm kèm tên lửa chống tăng được cho là đánh bại được cả xe tăng chủ lực hiện đại.

Lâu nay, các phiên bản nâng cấp phục vụ trong Quân đội Nga cũng như xuất khẩu chủ yếu tập trung cải tiến hệ thống điều khiển hỏa lực, vũ khí, động cơ cũng như khả năng bơi lội.

Thế nhưng, theo ông Abdulov, sau các kết quả của chiến dịch chống khủng bố tại Syria, Quân đội Nga khẩn trương yêu cầu phải tăng cường giáp bảo vệ cho các xe chiến đấu bộ binh BMP-3.

"Các thử nghiệm liên cơ quan đã được tổ chức và một hợp đồng đã thực sự được ký kết để cung cấp các loại giáp như giáp lưới thép", vị này nói.

Đáng chú ý, trước khi có thông tin này thì nguyên mẫu BMP-3 lắp giáp lưới quanh thân xe đã xuất hiện ở gian trưng bày ngoài trời triển lãm Army 2019.

Cảnh báo nóng từ Syria: B41 quá nguy hiểm - Phải đeo lưới thép cho BMP-3 ngay và luôn! - Ảnh 1.

BMP-3 mang giáp lưới xuất hiện ở Army 2019.

Việc Quân đội Nga rất nhanh chóng yêu cầu tăng cường giáp bảo vệ cho BMP-3 có khả năng liên quan tới việc họ thấy được sự nguy hiểm của các loại súng chống tăng như B41 cũng như khả năng thực sự giáp bảo vệ trên họ xe BMP.

Dù BMP-3 chưa được thử nghiệm ở mặt trận Syria, nhưng các "tiền bối" BMP-1 hay BMP-2 với giáp tương đương hứng chịu rất nhiều tổn thất từ súng chống tăng của phiến quân.

Thật vậy, theo thiết kế ban đầu, tháp pháo và thân xe BMP-3 được làm bằng hợp kim nhôm với độ bền cao nhưng cũng chỉ chống được các loại đạn cỡ nhỏ. Phần trước thân được tăng cường để chống được tối đa tới đạn 30mm bắn ở cự ly 200m.

Sức kháng cự đó chắc chắn sẽ không thể nào chịu được súng chống tăng - vũ khí phổ biến ở Syria hay nhiều "chảo lửa Trung Đông, châu Phi" khác.

Cảnh báo nóng từ  Syria: B41 quá nguy hiểm - Phải đeo lưới thép cho BMP-3 ngay và luôn! - Ảnh 2.

RPG-7 được sử dụng phổ biến ở Trung Đông.

Muốn sống trước B41 thì "nhớ mang lưới"

Thế nên, với việc trang bị thêm giáp lưới, hệ thống phòng vệ của BMP-3 có thể chống lại tác động từ đạn nổ lõm của của chống tăng như RPG-7 (Việt Nam gọi là B41).

  • Bí ẩn khách hàng mua tàu tên lửa cánh ngầm Nga: Có tên lửa Kalibr, mạnh và cực nhanh!

  • "Nóng ruột" về Syria: Mỹ và phương Tây "gay gắt" với Nga

  • Vở kịch S-400 sắp hạ màn: Thổ Nhĩ Kỳ chờ "phép lạ" từ ông Trump hay từ bỏ ván cờ với Nga?

Những "tấm lưới thép" sẽ khiến đầu đạn B41 bị mắc lại và phát nổ trước khi chạm vào phần giáp chính xe. 

Từ đó, giảm đáng kể luồng xuyên tạo ra từ vụ nổ, dù cho xe vẫn có thể bị hư hại nhưng ít ra kíp lái và binh sĩ được đảm bảo an toàn.

Tất nhiên, loại giáp này sẽ khó có khả năng kháng chịu đạn nổ hai lần (tandem) như PG-7VR của RPG-7 hay PG-29V của RPG-29.

Kiểu đạn này có 2 đầu nổ, một đầu cỡ 64mm và một cỡ 105mm. Khi tấn công, viên đạn đầu tiên sẽ phá giáp tăng cường tạo điều kiện cho phát thứ 2 lao vào giáp chính.

Loại đạn này hiện cũng được coi là "vũ khí số một" để công phá các xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ (ERA). Ví dụ như đạn PG-7VR của RPG-7 được đánh giá là có sức xuyên tương đương 600mm thép sau ERA.

Thật may, những viên đạn đặc biệt này thường có giá đắt và không phải dễ kiếm như đạn nổ lõm vốn được sản xuất ở nhiều nơi ngoài Nga.

Vì vậy, ở mặt trận Syria, B41 với đạn nổ lõm vẫn là mối nguy hiểm thường trực với xe tăng, thiết giáp của cả Quân đội Nga và Syria. Đó là lý do khiến Quân đội Syria và cả quân khủng bố thường xuyên chế "lưới, lồng gà thép" lắp cho nhiều loại xe tăng, thiết giáp.

RPG-29 bắn trúng xe tăng T-72 của Quân đội Syria

Bị tiêm kích "made in China" vượt mặt, lô Su-35 Nga hăm hở chào bán cho TQ sẽ nhận kết đắng?

Bị tiêm kích
Bị tiêm kích "made in China" vượt mặt, lô Su-35 Nga hăm hở chào bán cho TQ sẽ nhận kết đắng?
Theo tạp chí MW, hiện không có gì chắc chắn Trung Quốc sẽ mua thêm các tiêm kích Su-35 của Nga.

Cơ quan hợp tác kỹ thuật-quân sự liên bang (FSVTS) của Nga cho biết, phía Nga đã tiếp tục chào bán cho Quân đội Trung Quốc (PLA) lô tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 thứ hai sau khi hoàn tất đơn hàng đầu tiên vào tháng 4/2019.

Su-35 là một phiên bản của tiêm kích Su-27 mà PLA đã mua từ Nga trước đây, Bắc Kinh từng đặt hàng các mẫu Su-27 và Su-30 với số lượng lớn trong những năm 1990.

Bị tiêm kích made in China vượt mặt, lô Su-35 Nga hăm hở chào bán cho TQ sẽ nhận kết đắng? - Ảnh 1.

Tiêm kích thế hệ 4++ Su-35

Mặc dù Su-30 được sử dụng rộng rãi trong Hải quân Trung Quốc với vai trò tấn công hàng hải nhưng Su-35, tương tự như Su-27, dự kiến sẽ chỉ được trang bị cho Không quân Trung Quốc (PLAF).

"Chúng tôi đang chờ phản hồi từ phía Trung Quốc đối với đề xuất mua vũ khí và thiết bị quân sự hiện đại do Nga sản xuất, bao gồm các lô tiêm kích Su-35 mới" - Thông báo của FSVTS cho hay.

Trước đó, truyền thông Trung Quốc từng loan tin PLA đang cân nhắc khả năng mua thêm Su-35. Tin tức này được lan truyền khoảng 3 tháng trước khi Giám đốc phụ trách hợp tác quốc tế và chính sách khu vực của tập đoàn Rostec (Nga) - ông Viktor Kladov - có phát ngôn chính thức đề cập tới khả năng Trung Quốc mua thêm Su-35 từ Nga.

  • Chuyên gia CIA: Mỹ đánh hay không đánh Iran, người chiến thắng vẫn là TT Nga Putin!

  • Venezuela: Tổng thống tự phong Juan Guaido xả thân vì vệ sĩ trước mũi súng AK - Chuyện ngược đời?

"Phía Trung Quốc đã tiếp nhận 24 chiếc Su-35, và trong 2 năm tới, họ sẽ đưa ra quyết định liệu sẽ mua thêm Su-35, lắp đặt Su-35 tại Trung Quốc hay mua tiêm kích thế hệ 5. Đây có thể sẽ là một cơ hội cho mẫu Su-57E" - ông Kladov nói.

Su-35 hiện đang là mẫu tiêm kích tiên tiến nhất của PLAF, cùng với tiêm kích tàng hình thế hệ 5 và tiêm kích đa nhiệm hạng nhẹ thế hệ 4++ J-10C của nước này.

Su-35 được đánh giá cao bởi các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, radar Irbis-E, khung máy bay làm bằng vật liệu composite cao cấp, khả năng cơ động cao nhờ vector lực đẩy 3 chiều, khả năng mang vũ khí lớn với 14 tên lửa, gồm tên lửa không-đối-không R-77 và tên lửa chống tàu Kh-35.

Tuy nhiên, theo tạp chí MW, khả năng Trung Quốc mua thêm Su-35 vẫn không có gì chắc chắn. Mặc dù Su-35 có sự cải tiến đáng kể so với Su-27 và J-11B - hai loại tiêm kích chủ lực chiếm ưu thế trên không của PLAF nhưng phiên bản J-11D sắp tới của Trung Quốc (hiện đang trong giai đoạn nguyên mẫu cuối cùng) sẽ có khả năng không thua kém gì Su-35.

Ngoài việc cùng có khung máy bay chế tạo từ vật liệu composite, khả năng mang tải lớn và trang bị vector lực đẩy 3 chiều, J-11D còn có được lợi thế khi trang bị các loại vũ khí nội địa, như tên lửa không-đối-không PL-15 và radar quét mảng pha điện tử chủ động.

Hệ thống radar này không chỉ mạnh mẽ hơn, mà còn có khả năng kháng nhiễu cao hơn và giúp giảm tín hiệu radar nhiều hơn đáng kể so với hệ thống radar thụ động trang bị trên Su-35. Trong khi đó, tên lửa PL-15 được đánh giá là tiên tiến hơn R-77 của Nga và tên lửa AIM-120C của Mỹ, với tầm bắn ước tính từ 150-200km.

Bị tiêm kích made in China vượt mặt, lô Su-35 Nga hăm hở chào bán cho TQ  sẽ nhận kết đắng? - Ảnh 3.

Tiêm kích thế hệ 5 Su-57.

Xét thêm cả những lợi ích khi chế tạo mẫu máy bay này trong nước thì theo MW, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ lựa chọn J-11D thay vì mua thêm các chiến đấu cơ Su-35.

Song, điều đó không có nghĩa Trung Quốc sẽ ngừng mua các loại máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga. Tiêm kích Su-57, với độ tinh vi cao hơn, hiện nắm giữ nhiều khả năng đặc biệt mà PLA có thể muốn đặt mua, thậm chí Bắc Kinh có thể trang bị cho PLAN để chúng đảm nhiệm vai trò chiếm ưu thế đường không và tấn công hàng hải.