Monday, May 13, 2019

Phát hiện S-300 trên... đất Mỹ: Mưu sâu kế hiểm - Sẽ là đòn đánh chấn động địa cầu!

Phát hiện S-300 trên... đất Mỹ: Mưu sâu kế hiểm - Sẽ là đòn đánh chấn động địa cầu!
Phát hiện S-300 trên... đất Mỹ: Mưu sâu kế hiểm - Sẽ là đòn đánh chấn động địa cầu!
Không loại trừ khả năng Quân đội Mỹ đang tiến hành tập dượt các phương án can thiệp quân sự vào một quốc gia nào đó sở hữu hệ thống tên lửa S-300 cực kỳ nguy hiểm do Nga chế tạo.

Sự việc bất thường này được phát hiện bởi người dùng mạng xã hội Twitter, anh này đã đăng lên trang cá nhân của mình bức ảnh vệ tinh trận địa tên lửa S-300 "nằm đâu đó ở Mỹ".

Theo giới phân tích, đây chỉ là một phần của hệ thống S-300, nó không đầy đủ bộ khí tài đồ sộ, thay vào đó chỉ hai bệ phóng 5P85PT trên xe rơ mooc và đài điều khiển hỏa lực 30N6.

Tuy vậy, động thái này là vừa đủ để cho thấy khả năng rất cao Mỹ đang chuẩn bị một "kế hoạch, âm mưu nào đó" rất lớn.

Sẵn sàng cho giờ G ở đâu!

Nhìn lại tình hình thế giới hiện nay, mới đây nhất căng thẳng giữa Mỹ - Iran đã bị đẩy lên một "nấc thang" mới khi Mỹ triển khai tàu sân bay hạt nhân, máy bay chiến lược tới khu vực này.

  • Xe tăng T-90 Việt Nam về đủ: Tuyệt tác từ Nga và bước tiến mới của Lục quân

Đây được xem là động thái gay gắt của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm gia tăng sức ép với Iran.

Mỹ trước đó tuyên bố không tiếp tục miễn trừ trừng phạt cho các nước nhập khẩu dầu thô Iran, khuyến cáo họ nên nhập dầu từ Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) cũng bị Washington xếp vào danh sách các tổ chức khủng bố quốc tế.

Tehran ngay lập tức đáp trả bằng cách liệt quân đội Mỹ vào danh sách khủng bố, đồng thời đe dọa sẽ phong tỏa eo Hormuz, tuyến hàng hải trọng yếu ở khu vực Trung Đông.

Dù chưa có dấu hiệu rõ ràng về việc liệu có xảy ra xung đột Mỹ - Iran hay không, nhưng xem ra ra hai quốc gia này đã trong tình trạng "chuông reo là bắn" từ lâu.

Có một điều đáng lưu tâm, Iran hiện đã trở thành một trong những quốc gia sở hữu hệ thống tên lửa phòng không S-300 hiện đại của Nga.

Vậy nên dù muốn dù không, chắc hẳn việc Mỹ "bài binh bố trận" S-300 trong nước ít nhiều sẽ có liên quan.

Ngoài Iran, một quốc gia khác sở hữu S-300 cũng đang trong tình trạng hết sức căng thẳng với Washington là Venezuela. Từ sau cái gọi là cuộc đảo chính của Juan Guido (tổng thống tự phong), ngày càng có nhiều người nghĩ tới kịch bản Mỹ sẽ tiến hành không kích Venezuela.

Bởi đó là "phong thái quen thuộc" của Washington mỗi khi can thiệp vào tình hình chinh trị quốc gia nào đó, Iraq, Libya là những "bài học" thấy rõ.

Cộng đồng mạng xã hội nói tiếng Nga và truyền thông Nga cũng "nhất trí" với "kịch bản" này khi liên hệ với bức ảnh vệ tinh S-300 trên lãnh thổ Mỹ.

Theo Sputnik, trận địa S-300 trên có thể là một phần trong khóa huấn luyện của Mỹ chuẩn bị cho chiến dịch quân sự đối phó Venezuela.

Hiện nay, Quân đội Venezuela có ít nhất 2 tiểu đoàn S-300VMS - phiên bản nâng cấp của S-300VM được dùng để bảo vệ căn cứ quân sự và tòa nhà chính phủ.

Một "đối tượng" nữa cũng nằm trong tình trạng "cơm không lành canh không ngọt" với Mỹ từ lâu là Syria. Hiện nay, quốc gia này sở hữu hàng chục bệ phóng S-300PM2 do Nga cung cấp sau thảm kịch Il-20 hồi tháng 10/2018.

Phát hiện S-300 trên... đất Mỹ: Mưu sâu kế hiểm - Sẽ là đòn đánh chấn động địa cầu! - Ảnh 2.

Trận địa S-300 gồm hai bệ phóng và một đài radar ở Mỹ.

Dẫu vậy, rất ít có khả năng Mỹ sẽ trực tiếp "khiêu vũ" với S-300, thay vào đó họ có thể nhờ tới đồng minh Israel làm việc này. Mà thực tế, Tel Aviv lâu nay vẫn đang chơi "trò chơi nguy hiểm" nhất thế gian.

Bởi lẽ, đứng bên cạnh Syria đang là "ông lớn" Nga với không chỉ cố vấn mà còn hàng nghìn binh sĩ cùng hệ thống radar - tên lửa hiện đại. Chắc hẳn Washington và cả Moscow đều nghĩ tốt nhất "chúng ta không nên chơi đấm bốc ở đây".

  • F-22 Mỹ phóng tên lửa tấn công: S-300VM Nga ở Venezuela sẽ chỉ còn là "đống tro tàn"!

Vậy nên có thể nói Venezuela và Iran hiện là "hai ứng viên sáng giá" nhất trong âm mưu thâm độc của Mỹ. 

Mà trận địa S-300 là "bằng chứng" rõ nét cho thấy cái gì đó đang được chuẩn bị, sắp diễn ra và sẽ là chấn động!

Ai làm lộ bí mật S-300?

Bên cạnh đối tượng "bí ẩn" mà Mỹ đang nhắm tới, nhiều người đặt ra câu hỏi ai đã tiếp tay để Mỹ có được một phần của hệ thống tên lửa S-300 tối tân của Nga.

Câu trả lời chắc hẳn sẽ khiến không ít người ngỡ ngàng! Đó chính là Belarus - một quốc gia quan hệ thân thiện với Nga hiện tại.

Thực ra câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước, ở thời điểm mà có lẽ quan hệ Nga - Belarus đang chưa định hình sau khi Liên Xô sụp đổ và để lại hậu quả kinh tế nặng nề cho các nước cộng hòa.

Bài báo đăng trên tờ New Yorrk Times ngày 24/12/1994 cho hay ngay sau cuộc đảo chính ở Moscow tháng 8/1991, CIA đã tung mọi điệp viên thâm nhập vào Liên Xô và khối Đông Âu để mua vũ khí tinh vi.

Không biết bao nhiêu hệ thống vũ khí của Liên Xô đã rơi vào tay Mỹ, chỉ biết rằng năm 1994, giới lãnh đạo Belarus xác nhận một quốc gia đã ký hợp đồng trị giá 128 triệu USD mua tổ hợp S-300 của nước này.

Phát hiện S-300 trên... đất Mỹ: Mưu sâu kế hiểm - Sẽ là đòn đánh chấn động địa cầu! - Ảnh 4.

S-300 đã có mặt ở Mỹ từ rất lâu.

Belarus không chịu tiết lộ đối tác mua hàng, chỉ biết rằng trong tuần cuối tháng 12/1994, một chiếc máy bay An-124 Ruslan đã chuyển các thành phần khí tài S-300 tới Mỹ.

Thế là đã rõ, Mỹ là đơn vị mua hàng dù rằng chưa bao giờ họ chịu xác nhận hợp đồng này. Moscow sau đó lên tiếng phản đối nhưng mọi sự đã rồi, chẳng ai có thể làm gì được.

Dẫu vậy, có nguồn tin cho rằng Belarus chỉ cung cấp một phần nhỏ tổ hợp S-300 bao gồm các xe phóng và đạn tên lửa, họ không giao ra nhiều thành phần điện tử và radar.

  • Chiến sự Syria chuyển biến quá nhanh, phiến quân vỡ trận - Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ ra tay

  • Kịch bản xấu nhất với Iran đang dần thành hiện thực: Tàu sân bay và tên lửa "mặt đối mặt"

  • Dự án Team Tempest: "Cơn bão táp chết chóc" dành cho Su-57, F-35 và J-20 đến từ nước Anh?

Sau này, Mỹ cố gắng hoàn toàn bộ khí tài S-300 quý giá với các thành phần mua từ Kazakhstan.

Tuy ít có khả năng tên lửa S-300 "của Quân đội Mỹ" đầy đủ cả bộ, nhưng như thế với Washington đã là rất quý giá.

New York Times dẫn lời quan chức tình báo Mỹ năm 1994 cho hay, việc nước này mua vũ khí Nga nhằm để "tìm ra chúng là gì, chúng hoạt động thế nào và phải làm gì để đối phó".

Trong khi một vị tướng Quân đội Mỹ cho biết, họ sẽ phân tích hệ thống dẫn đường và radar trong bộ khí tài của Nga nhằm cố xác định phạm vi và tần số đài radar.

Theo cách đó, nếu các lực lượng Mỹ từng đối mặt với hệ thống này trong chiến đấu, họ có thể cố gắng gây nhiễu hoặc đánh lừa nó. Nếu hệ thống chứa các thiết bị kháng nhiễu, họ sẽ phân tích và tạo ra các biện pháp đối phó.

Thậm chí, một nguồn tin còn cho rằng các quan chức Mỹ khi đó muốn tìm kiếm ưu điểm của S-300 để nâng cấp Patriot PAC-2/3.

Trải qua 25 năm sử dụng, hiện khó biết chính xác Mỹ đã tìm được gì ở S-300, sử dụng làm gì, nâng cấp vũ khí đối phó ra sao! Tuy vậy, chắc hắn ít nhiều họ phải có thứ gì đó!

Thứ gì, như thế nào chắc phải chờ một cuộc chiến nổ ra ở nơi S-300 hiện diện! Tất nhiên không ai mong muốn điều đó, nhưng "muốn hòa bình thì phải chuẩn cho chiến tranh", đó là cách tốt nhất buộc Mỹ phải dừng bước.

Nga bắn thử tên lửa phòng không S-300

No comments:

Post a Comment