Wednesday, May 29, 2019

Căn cứ KQ Hmeimim của Nga ở Syria bị tấn công "như cơm bữa": Làm thế nào để hóa giải?

Căn cứ KQ Hmeimim của Nga ở Syria bị tấn công
Căn cứ KQ Hmeimim của Nga ở Syria bị tấn công "như cơm bữa": Làm thế nào để hóa giải?
Hmeimim được bảo vệ trước tiên bởi các hệ thống S-400 uy lực, không một chiếc máy bay địch nào dám liều lĩnh đột nhập vào tầm bắn của nó. Vậy tại sao Hmeimim vẫn cứ bị tập kích?

Căn cứ Hmeimim bị tấn công gần như hàng ngày

Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), dưới hình thái của một tổ chức được quân sự hoá thống nhất, đã bị đập tan. Vậy tại sao căn cứ quân sự lớn nhất của Nga ở Hmeimim (Syria), về bản chất là căn cứ của những người chiến thắng, vẫn tiếp tục hứng chịu các cuộc pháo kích từ phía những phần tử khủng bố IS?

Chỉ trong vòng vài ngày của tháng 5/2019 đã ghi nhận tới 15 cuộc tấn công như vậy, diễn ra gần như hàng ngày. Làm thế nào để ngăn chặn được các cuộc tấn công này? Giới chỉ huy quân sự Nga dường như vẫn chưa tìm được cách.

Các sự kiện trong những ngày gần đây cho thấy, căn cứ Hmeimim của Nga không còn có thể cảm thấy an toàn nữa cho dù trong vòng vài năm qua đã được tăng cường khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công từ cả trên không, trên bộ và trên biển.

Hệ thống phòng vệ của căn cứ này có thể nói là đã được thiết lập theo mức độ cao nhất. Tại Syria, không chỉ có các khí tài chiến đấu tốt nhất của Nga (như tiêm kích Su-35S, tổ hợp tác chiến điện tử Krasnukha-4, trực thăng tấn công Ka-52, hệ thống phòng không S-400) trực chiến, mà còn cả những vũ khí đang được thử nghiệm để chuẩn bị đưa vào sản xuất hàng loạt.

Hệ thống phòng thủ của căn cứ này được thiết lập, trước tiên, bởi hệ thống phòng không tầm xa S-400. Không một chiếc máy bay địch nào dám liều lĩnh đột nhập vào khu vực bắn hạ của S-400. Không một tên lửa hành trình "Tomahawk" nào dám hướng tới Hmeimim.

Nhiệm vụ bảo vệ trực tiếp căn cứ được giao cho các tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1. Những tên lửa của các tổ hợp này có khả năng đánh chặn các mục tiêu ở độ cao lên tới 15km và trong bán kính lên tới 20km. Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không này thực hiện không chỉ nhiệm vụ phòng không, mà cả phòng thủ chống tên lửa.

Chính Pantsir-S1 hồi đầu tháng 1/2018 từng là đề tài "nóng" của một vụ ầm ĩ trên truyền thông. Trước đêm giao thừa, Hmeimim hứng chịu những cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa và súng cối từ khu vực phi quân sự Idlib. Ngày 02/01 xuất hiện thông tin về nhiều quân nhân Nga thiệt mạng.

Thêm vào đó, về 7 chiếc máy bay bị phá huỷ và một nhà kho chứa đạn bị nổ tung. Nhưng ngay sau đó, xác định được rằng thông tin là giả, tuy nhiên chỉ một phần. Đúng là đã xảy ra các cuộc pháo kích. Hai quân nhân thiệt mạng. Một chiếc trực thăng tấn công Mi-24 đã bị phá huỷ.

Lỗi chính là của Pantsir-S1. Bởi vì chính vũ khí này phải đánh chặn được các tên lửa của những hệ thống pháo phản lực bắn loạt, mà quân khủng bố thường dùng tại Syria.

Căn cứ KQ Hmeimim của Nga ở Syria bị tấn công như cơm bữa: Làm thế nào để hóa giải? - Ảnh 1.

Ngày 31/12/2018, hai quân nhân Nga đã thiệt mạng trong vụ pháo kích vào Căn cứ Khmeimim

Tuy nhiên, từ những thông tin liên quan cho thấy, vào ngày hôm đó, căn cứ của Nga cũng bị pháo kích bằng súng cối. Pantsir-S1 lại không có khả năng đánh chặn đạn pháo cối 82mm. Và lỗi lầm này đã được lan truyền khắp các phương tiện thông tin đại chúng cũng như mạng xã hội.

Tổ hợp nổi danh khắp thế giới không làm cho những kẻ chỉ trích nó cảm thấy khó chịu rằng khi xảy ra các trận pháo kích sau đó, với loạt bắn ồ ạt 36 quả tên lửa, Pantsir-S1 dễ dàng diệt gọn các mục tiêu.

Nó cũng không ít lần chặn đứng các cuộc tấn công của những UAV gắn bom trên thân. Thoạt nhìn, những UAV này do quân khủng bố tự chế. Nhưng qua nghiên cứu các mảnh vỡ bị tên lửa và đạn pháo của Pantsir-S1 bắn hạ, thì xác định được rằng hệ thống điều khiến các thiết bị này được lắp ráp từ những phụ tùng quân sự được sản xuất ở Mỹ.

Làm thế nào để đối phó?

Còn phải kể đến các cuộc pháo kích căn cứ không quân Hmeimim bởi những hệ thống pháo phản lực bắn loạt Grad từ khu vực phi quân sự ở tỉnh Idlib, nơi đồn trú của tất cả các phiến quân chấp nhận cũng như không chấp nhận hoà hoãn.

Khu vực này được thiết lập vào tháng 9/2018, nhưng có vẻ như cả những kẻ từng cam kết với Damascus sẽ hạ vũ khí, cũng từng bước chạy sang phe những kẻ không chấp nhận hoà hoãn.

Một trong những nhóm này được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn. Nước này cung cấp cho quân khủng bố những hệ thống Grad, với tầm bắn tối đa lên tới 40km. Hoàn toàn thấy rõ: không có sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ đối với các băng nhóm khủng bố ở khu vực bị khoanh vùng bằng những tổ hợp pháo phản lực bắn loạt cùng đạn dược thì không thể xảy ra liên tục các cuộc tấn công.

Cũng thấy rõ rằng, không có loại vũ khí phòng vệ nào hoàn hảo. Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 tạm thời, chủ yếu, đánh chặn hiệu quả các loại đạn phản lực. Tuy nhiên, cả tổ hợp này cũng có những lỗ hổng.

Căn cứ KQ Hmeimim của Nga ở Syria bị tấn công như cơm bữa: Làm thế nào để hóa giải? - Ảnh 2.

Tổng thống Vladimir Putin trong chuyến thăm tới Căn cứ Hmeimim tháng 12/2017

Bộ tư lệnh Căn cứ không quân Hmeimim phải làm gì để chấm dứt các cuộc pháo kích? Có thể sử dụng, chẳng hạn, tổ hợp pháo phản lực bắn loạt Smerch, với tầm bắn xa hơn nhiều các tổ hợp Grad đã cũ, để phá huỷ các căn cứ và nhà kho của quân khủng bố.

Bởi vì, chỉ cần một loạt bắn Smerch (12 quả tên lửa 30mm) sẽ bao trùm toàn bộ diện tích 7 nghìn m2, có nghĩa là gần 1ha. Có thể triển khai các cuộc không kích ồ ạt.

Tuy nhiên, lực lượng không quân Nga tại Idlib tạm thời chỉ thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào quân khủng bố và những căn cứ của chúng.

TIN LIÊN QUAN
  • Syria cực kỳ nguy hiểm: Mỹ lật mặt ý đồ quân sự hóa của Nga, lập mưu "hất cẳng"?

  • "Dâng công" lên TT Donald Trump, Nhật Bản tuyên bố tìm thấy nhiều mảnh vỡ F-35 bị rơi

  • Trực thăng Syria nã pháo tiêu diệt trùm khủng bố khét tiếng: Tội ác phải đền mạng!

Các hành động đáp trả cứng rắn hơn là không thể, bởi vì tại Idlib, phiến quân (theo các đánh giá khác nhau dao động từ 3 nghìn đến 30 nghìn phần tử) trà trộn vào thường dân (từ 200 nghìn đến 300 nghìn người). Các cuộc tấn công trả đũa cứng rắn sẽ dẫn tới việc nhiều thường dân thiệt mạng.

Nhưng, như cả thế giới đang thấy, các cuộc không kích chính xác trong trường hợp này không thể đảm bảo sự an toàn cho Hmeimim. Có vẻ như kết quả mong đợi chỉ có thể đạt được nếu như chấm dứt được sự hậu thuẫn cho khủng bố từ bên ngoài.

Và để làm được điều này, Nga cần có những đòn bẩy tác động lên Thổ Nhĩ Kỳ. Lấy ví dụ như những gì mà Moscow đã sử dụng hiệu quả sau khi chiếc tiêm kích F-16C của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay ném bom tiền phương Su-24SM của Nga. Điều đó đã khiến cho ngành công nghiệp du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ sụt giảm vì bị du khách Nga tẩy chay.

Ngoài ra, vị thế chính trị hiện nay của Ankara thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn năm 2015. Nước này đang xung đột nghiêm trọng với Mỹ, điều có thể khiến Ankara sẽ bị trừng phạt từ phía Washington. Cuộc tấn công từ hai phía có thể khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ cảm nhận rất đau đớn.

Tuy nhiên, Nga sẽ không làm điều đó. Dường như, khá lạ lùng, khi Moscow cảm thấy những gì diễn ra xung quanh căn cứ không quân ở Hmeimim hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu thảm kịch nào đó xảy ra tại đây, thì lợi ích từ việc bán cho Ankara S-400 và có thể cả những máy bay chiến đấu Su-57 tối tân nhất, sẽ còn cao hơn cả thiệt hại về người.

Không quân Nga không kích dữ dội Hama, Idlib trừng phạt cuộc tập kích hỏa lực vào căn cứ Hmeimim

No comments:

Post a Comment