Sau tất cả, 3 khẩu súng trường tấn công NATO những năm 50 chỉ còn lại HK G3
Sau Thế chiến II, các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã quyết định thống nhất trang bị một loạt vũ khí bộ binh mới.
Lớp súng trường tấn công mới này được trang bị cho hầu hết mọi quốc gia thuộc NATO vào những năm 1950 có những ưu điểm như trọng lượng nhẹ, hộp tiếp đạn thay thế cho kẹp đạn và sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 7.61x51mm NATO.
Súng trường tấn công FN FAL của Bỉ được cho là đã thống trị lớp vũ khí này, nó đã chứng tỏ mình là loại vũ khí phổ biến nhất từng được trang bị trên toàn Khối thịnh vượng chung (biến thể L1A1) và nhiều quốc gia khác ở châu Âu và thế giới thứ ba.
Nhưng FN FAL có hai đối thủ cạnh tranh trong chính NATO là súng trường tấn công G3 do Đức sản xuất (nâng cấp từ súng trường CETME của Tây Ban Nha) và súng trường M14 của Mỹ.
Từ trên xuống, một khẩu G3, khẩu FG42 (Thế chiến 2) và FN FAL.
Sau tất cả, súng trường tấn công duy nhất còn lại trong trang bị của các quân đội đứng trong top đầu NATO ở hiện tại (2019) chỉ có G3.
FAL và M14, ngay cả trong các biến thể nâng cấp tốt nhất cuối cùng đã bị rút khỏi trang bị tiêu chuẩn của hầu hết các quân đội.
Nhưng việc trang bị súng trường tấn công G3 vẫn tiếp tục được duy trì và mở rộng.
Thiết kế modul hóa của G3 đã giúp nó "thọ" hơn M14?
G3 có lẽ kém hơn FAL và M14 trong tác chiến vì sau khi khai hỏa hộp khóa nòng của cả hai khẩu súng kia đều được thiết kế thêm một bu lông để giữ nó ở vị trí mở, G3 hoàn toàn không có cơ chế này.
G3 nổi tiếng với một cách lên đạn "cục súc", xạ thủ tốn khá nhiều sức vào việc lên đạn và hất vỏ đạn ra khỏi hộp khóa nòng. Chốt lên đạn của G3 đặt phía trên và người xạ thủ phải gạt chốt để đẩy khóa nòng về phía trước với một lực mạnh để thắng được phản lực của lò xo.
Cách lên đạn của G3 được đánh giá là "cục súc".
Nhưng những gì mà G3 mang đến là một ưu thế đáng kể về độ chính xác, khả năng modul hóa và độ tin cậy.
Súng trường hạng nặng sử dụng đạn 7.62x51mm NATO đã được thay thế như là một vũ khí tiêu chuẩn bởi những khẩu súng nhẹ hơn và đạn nhỏ hơn, nhưng khi chúng chủ yếu được sử dụng cho các nhiệm vụ đặc biệt (bắn tỉa) thì ở vai trò đó, độ chính xác là tối quan trọng.
Khi M14 đóng vai trò tương tự trong Quân đội và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, nó đã gặp rất nhiều vấn đề. Quan trọng nhất là những khẩu M14 dùng để bắn tỉa là một trong những biến thể tinh vi và đắt tiền trong nâng cấp.
Một khẩu M-14 của Mỹ được chuyển đổi theo gói M14ALCS bằng bộ kit Sage EBR.
Còn súng trường G3 khi được sử dụng như súng trường bắn tỉa cực kỳ chính xác của cảnh sát và quân đội (PSG và MSG) chỉ đơn giản là được nâng cấp từ các khẩu súng hiện có.
Hộp khóa nòng kín của G3 giúp dễ dàng gắn thêm "đồ chơi" cho khẩu súng. Chỉ cần một rail đơn giản được hàn hoặc gắn vào vỏ hộp khóa nòng hoặc nòng súng là đủ. Trong khi đó M14 và FAL yêu cầu các kỹ thuật cơ khí phức tạp hơn để nâng cấp.
Thiết kế mô-đun hóa của G3 cũng giúp dễ dàng chuyển đổi nó thành súng trường bắn tỉa. Báng súng của G3 có thể được hoán đổi dễ dàng và cho phép triển khai các loại báng súng hiện đại.
Ốp lót tay cũng dễ dàng được thay thế.
Biến thể G3 của Thụy Điển, AK4D cũng đã được nâng cấp bằng ốp lót tay và báng súng mới. Để so sánh việc thay thế báng súng M14 bằng một báng súng có thể điều chỉnh được như bộ kit Sage EBR là một quá trình rất phức tạp.
AK4D, biến thể G3 của Thụy Điển với những nâng cấp tại ốp lót tay và báng súng.
Độ tin cậy của G3 vượt trội nếu so với FN FAL
Cuối cùng, G3 được biết đến là khẩu súng cực kỳ đáng tin cậy. Mặc dù FN FAL cũng được biết đến với độ tin cậy tương tự nhưng khi chuyển đổi súng sang vai trò bắn tỉa yếu tố quan trọng nhất là tính chính xác trong vận động tác chiến.
Những người lính khai hỏa bằng khẩu FN FAL nhiều lần trên chiến trường có nhiều bụi bẩn có thể bị giảm độ chính xác và phải điều chỉnh. Ngược lại hệ thống con lăn hãm của G3 không yêu cầu điều chỉnh súng và khẩu súng sẽ tiếp tục bắn ngay cả khi bụi bẩn tích tụ.
Tất cả các tính năng này đã dẫn đến việc hiện tại G3 vẫn nằm trong trang bị của một số quân đội. Thụy Điển và Đức tiếp tục coi G3 là súng trường bắn tỉa, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan Lithuana và Litva vẫn tiếp tục sử dụng G3 là vũ khí tiêu chuẩn.
Súng trường tấn công G3 được cho là rất dễ nâng cấp cho mục đích bắn tỉa với thiết kế modul hóa.
Xét một cách tương đối, thành công của FN FAL trong kỷ nguyên hiện đại với tư cách là một súng bắn tỉa ít hơn G3 rất nhiều, hiện tại chỉ có các biến thể FN FAL được sản xuất ở Nam Phi và Brazil cho các tay súng bắn tỉa với số lượng lớn.
Qua một thời gian được tái trang bị trong Chiến tranh toàn cầu chống khủng bố, Quân đội và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã loại bỏ phần lớn M-14 để thay thế bằng các loại súng trường mới hơn, dễ bảo trì hơn và sử dụng hơn.
Tuy nhiên trong tương lai, những khẩu G3 cuối cùng sẽ bị thay thế bằng các khẩu súng mới hơn, tiện dụng hơn, thì ở hiện tại các tính năng tiên tiến trong thiết kế cho phép G3 đã vượt xa đáng kể so với các đối thủ của những năm 1950.
Quân đội Thụy Điển huấn luyện tác chiến với các vũ khí như súng trường tấn công AK4B (Biến thể của G3), súng máy KSP58 (Biến thể của MAG 58) và súng chống tăng Carl Gustav M48.
No comments:
Post a Comment