Sau 76 chiếc Su-57, Nga trang bị thêm 30 trực thăng Ka-52
Ngày 28/5 Hãng tin TASS dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko cho biết Lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ nhận thêm 30 máy bay trực thăng chiến đấu Kamov Ka-52 "Alligator/Cá sấu" vào năm 2022.
Quan chức Nga đã đưa ra tuyên bố này khi ông đến thăm Xí nghiệp Hàng không Tiến bộ, nhà sản xuất Ka-52.
"Nhà máy đang thực hiện hợp đồng dài hạn để chuyển giao trực thăng trinh sát và tấn công Ka-52.Vào cuối năm 2019 chúng tôi sẽ nhận 8 chiếc và đến năm 2022, chúng tôi sẽ có đủ 30 máy bay trực thăng".
Trực thăng Kamov Ka-52 "Alligator".
Máy bay trực thăng trinh sát tấn công Ka-52 "Alligator" được thiết kế để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, bộ binh, tàu đổ bộ và các máy bay địch khác trong mọi điều kiện thời tiết.
Ka-52 "Alligator" được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại trong với thiết kế cánh quạt đồng trục cho phép điều khiển hiệu quả và thực hiện các động tác nhào lộn phức tạp.
Ka-52 có hệ thống liên lạc vô tuyến bảo mật và các thiết bị làm biến dạng dấu vết nhiệt của động cơ trước sự đe dọa của tên lửa tầm nhiệt. Ka-52 được cho là cũng khả năng phòng vệ chủ động trước tên lửa đối phương.
Ka-52 thường được trang bị trong lực lượng Hải quân, Lính thủy đánh bộ vì khả năng kỹ chiến thuật tốt của nó khi hoạt động trên điều kiện tác chiến trên biển.
Trực thăng tấn công Ka-52 của Nga.
Nhật Bản, Ba Lan chi mạnh tay mua sắm
Theo Reuters, ngày 28/5 Ba Lan đã quyết định mua 32 máy bay chiến đấu F-35A của Lockheed Martin để thay thế các máy bay phản lực thời Liên Xô.
Bộ trưởng Quốc phòng Mariusz Blaszczak cho biết trong bối cảnh áp lực ngày càng gia tăng của nước láng giềng Nga với hợp đồng 76 máy bay chiến đấu tàng hình Su-57.
"Hôm nay chúng tôi đã gửi một yêu cầu báo giá cho các đối tác Mỹ về việc mua 32 máy bay F-35A cùng với gói hậu cần và huấn luyện".
Quyết định mua 32 F-35A của Ba Lan chỉ sau quyết định mua 105 F-35 của Nhật Bản một ngày.
Trong một tuyên bố trên truyền hình, ông Blaszczak cũng cho biết Ba Lan đang đạt được tiến bộ trong việc thuyết phục Hoa Kỳ tăng cường hiện diện quân sự trên đất Ba Lan.
Ngoài lô hàng 32 chiếc F-35A nói trên, Quân đội Ba Lan cũng có ý định mua một lô 32 máy bay trực thăng tấn công vào năm 2026.
Vào cuối tháng 4/2019, Bộ Quốc phòng Ba Lan đã trao cho nhà sản xuất Leonardo (Liên danh Anh - Italia) hợp đồng cung cấp 4 máy bay trực thăng hàng hải đang năng AW101 trị giá 423 triệu USD.
Trực thăng chống ngầm Leonardo AW101.
Leonardo AW101 cũng như đối thủ Kamov Ka-52 "Alligator" của nó cũng sẽ thực hiện các nhiệm vụ chiến thuật chống ngầm và các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ. Việc giao hàng dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2022.
Như vậy nhiều khả năng Ba Lan sẽ triển khai mua sắm thêm ít nhất là 28 chiếc trực thăng mới và dự đoán tập trung vào biến thể chiến đấu A129 Mangusta (do công ty con của Leonardo sản xuất) hoặc Apache AH-64 của Mỹ.
Trong một sự kiện liên quan, hôm 27/5 Nhật Bản cũng đã quyết định bổ sung 63 F-35A và 42 biến thể cất hạ cánh thẳng đứng cho các tàu sân bay F-35B vào đơn đặt hàng 42 F-35A của năm 2011.
Như vậy là tổng số F-35 của Nhật Bản sẽ là 147 chiếc cho tới khi đơn hàng hoàn thành.
Động thái của cả Nga, Nhật Bản và Ba Lan liên quan tới máy bay tàng hình thế hệ 5 và trực thăng chiến đấu tập trung tác chiến trên biển được cho là một động thái đối đầu giữa các đối thủ tiềm năng trong xung động cục bộ.
Ba Lan, Nhật Bản và Nga có lịch sử "không mấy tốt đẹp" liên quan tới tranh chấp lãnh thổ và lịch sử đó thể hiện ở thái độ đối đầu hiện tại.
Trực thăng tấn công A129 Mangusta.
No comments:
Post a Comment