Ngày 24/5 hãng tin TASS đưa tin Techmash (thuộc Tập đoàn Rostec) đang xem xét khả năng chế tạo ra các tên lửa và đầu đạn pháo xung điện từ đa dạng cho nhiều hệ thống vũ khí.
Phó Tổng Giám đốc Techmash Alexander Kochkin trả lời câu hỏi của TASS về việc Công ty có thể thiết kế tên lửa và đầu đạn pháo xung điện từ và cung cấp cho nhiều hệ thống tên lửa và pháo binh hiện có nhằm mục đích tác chiến điện tử.
"Vấn đề tạo ra các tên lửa như vậy đang được thảo luận. Có những ý tưởng và khái niệm mà chúng tôi sẵn sàng đưa ra nếu có bất kỳ yêu cầu nào từ khách hàng".
Vũ khí sử dụng năng lượng vi sóng của Nga có khả năng chế áp điện tử nhưng hiện tại chỉ sử dụng cho mục đích phòng không.
Tuy nhiên ông Kochkin nói thêm rằng khách hàng chính của Techmash là Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa đưa ra bất kỳ yêu cầu kỹ thuật cho các tên lửa như vậy.
Tên lửa hoặc đạn pháo có chứa đầu đạn điện từ có thể tạo ra xung điện từ mạnh mẽ khi được kích nổ.
Các chuyên gia quân sự đã tạm ngưng việc đưa loại đầu đạn này vào phương tiện tác chiến điện tử thông thường vì chúng không chỉ chế áp, gây nhiễu hoặc tạo ra thông tin điện tử sai lệch mà còn có nhiều khả năng ưu việt hơn.
Các loại đầu đạn điện từ có thể hủy diệt mục tiêu bằng cách "đốt" (tương tự như nguyên tắc hoạt động của lò vi sóng) các vi mạch của đầu đạn tên lửa, phương tiện liên lạc, bộ phận điều hướng và ngay cả hệ thống vận hành vệ tinh.
"Bom vi sóng" Mk.84 của Mỹ.
Chính vì khả năng như vậy nên các cường quốc như Mỹ, Israel và Nga, đang đẩy nhanh nghiên cứu để tạo ra những loại vũ khí hiệu quả nhất trang bị cho chính họ.
Cho tới nay, Mỹ là quốc gia duy nhất đã sản xuất và công khai một loại vũ khí điện từ đúng nghĩa đó là "Bom vi sóng" Mk.84 900kg.
Loại bom nói trên được cho là đã được sử dụng trong các cuộc không kích ở Iraq năm 2003.
Trong một video năm 2018, Hãng Boeing đã giới thiệu tên lửa điện từ/vi sóng như là một sản phẩm thương mại quốc phòng và có thể chế áp tên lửa của Bắc Triều Tiên.
Loại tên lửa này có hình dáng tương tự tên lửa AGM-158 JASSM đã được sử dụng trong cuộc không kích Syria năm 2018.
Việc Nga sản xuất tên lửa và đạn pháo điện từ có thể trang bị cho các hệ thống đa dạng được cho là sự kiện bước ngoặt để phổ biến loại vũ khí "độc nhất vô nhị" của Thế kỷ 21 này.
Tên lửa điện từ do Boeing sản xuất được cho là sẽ chế áp được các tên lửa do Bắc Triều Tiên ngay trước khi phóng (Nguồn Boeing).
No comments:
Post a Comment