Không quân Syria hiện chỉ còn là một bộ xương của chính mình
Theo tin tức từ các các phương tiện truyền thông của lực lượng đối lập, một căn cứ không quân chủ chốt nữa của Quân đội Chính phủ Syria (SAA) lại vừa được đưa vào hoạt động trở lại đầy đủ trong tuần này.
Các nguồn tin của kênh The New Arab cho biết, SAA đang nỗ lực bắt tay vào quá trình tái thiết sau chiến tranh để xây dựng lực lượng này từ một đội quân thiếu chính quy, nặng về bán vũ trang thành một quân đội chuyên nghiệp hiện, đại hơn.
Căn cứ không quân Kuweires ở tỉnh Aleppo, nơi từng là trung tâm huấn luyện một thời cho các sĩ quan không quân Syria đã bắt đầu hoạt động trở lại ở một mức độ vừa phải kể từ năm 2017 khi truyền thông nhà nước đưa tin các máy bay phản lực của SAA đã hạ cánh trên phi trường tại đây.
Công tác sửa chữa, khôi phục thiệt hại cũng đã được thực hiện kể từ thời điểm đó do Kuweires đã bị Chính phủ Syria gần như bỏ hoang từ năm 2013 sau khi bị phiến quân tấn công bao vây và tiếp đó là sự chiếm đóng của các tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Kuweires đã chưa thể trở lại vai trò chủ chốt như nó đã từng đảm nhiệm trong Không quân Syria thời trước chiến tranh do là nơi đặt trụ sở của Học viện Hàng không Quân sự, địa chỉ đào tạo nhiều phi công Syria. Nhưng có vẻ như căn cứ hiện nay đang chuẩn bị tiếp nhận nhiều học viên hơn sau một thời gian dài hầu hết các khóa đào tạo đã bị trì hoãn do chiến tranh.
Trang tin tức Syria Zaman Al-Wasl trong tuần này đưa tin, các sĩ quan và nhân viên không quân đã bắt đầu quay trở lại Kuweires sau khi phải sơ tán tới các căn cứ khác trong suốt thời gian chiến tranh.
Trải qua 8 năm nội chiến, Không quân Syria hiện chỉ còn là một bộ xương của chính mình trước đây khi bị thiếu hụt nghiêm trọng máy bay chiến đấu và phi công có trình độ cao do thương vong, đào tẩu và nguồn tài chính hạn hẹp.
Không quân Syria cũng thiếu các máy bay huấn luyện dùng để đào tạo các thế hệ phi công kế tiếp khi hầu hết các học viên trở về Kuweires chỉ mới tích lũy được 25 giờ bay thay vì 100 giờ tối thiểu mới đủ để tốt nghiệp.
Sau chiến tranh, hiện Syria cũng chỉ còn có 22 trong số 100 máy bay phản lực Aero L39 Albatross chế tạo từ thời Liên Xô cùng với một số máy bay huấn luyện trở về Kuweires từ các sân bay khác như Shayrat ở tỉnh Homs.
Kuweires đã bị bao vây hoàn toàn bởi các chiến binh IS hoặc các phần tử nổi dậy khác trong suốt ba năm cho tới tận khi lực lượng chính phủ giải phóng căn cứ này vào tháng 11/2015 mặc dù các cuộc đụng độ vẫn đang tiếp diễn.
"Tất cả các khóa đào tạo học viên phi công đã phải trì hoãn lại trong chiến tranh và rất nhiều căn cứ và học viện đã bị chính phủ bỏ rơi", một nguồn tin nói với tờ The New Arab.
Máy bay chiến đấu Không quân Nga tấn công khủng bố IS ở phía Đông Syria
Nga giúp đỡ xây dựng lại từ đống đổ nát
Việc chiếm lại căn cứ Kuweires chỉ có thể thực hiện được nhờ sự can thiệp của không quân Nga và quân đội Iran dưới sự chỉ huy của Tướng Qasem Soleimani, người đã đóng vai trò nổi bật trong cuộc chiến tại Syria.
Do có quá nhiều bên can thiệp nên Quân đội Syria đã rơi vào tình trạng suy kiệt nghiêm trọng buộc phải nhờ tới sự giúp đỡ từ Moscow và Tehran.
Sức mạnh của các lực lượng vũ trang Syria đã giảm mạnh từ khoảng 350.000 quân nhân và 100.000 chuyên gia thời điểm trước chiến tranh xuống con số ước tính hiện nay khoảng 100.000 người dù không tính tới những lực lượng vũ trang ủng hộ chính quyền và các chiến binh nước ngoài có ảnh hưởng trong cuộc chiến.
Một trong số những binh chủng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc chiến chính là không quân. Lực lượng này đã tham gia vào cuộc chiến ở một quốc gia gần như đã bị lãng quên với hầu hết các máy bay phản lực có từ thời Liên Xô và hiệu quả kém cỏi của nó càng trở nên rõ ràng hơn khi xung đột gia tăng.
Không quân Syria đã chuyển trọng tâm sang đánh bom các thị trấn và thành phố của phe đối lập nhưng các máy bay phản lực lại không thể hỗ trợ nhiều cho quân đội như các lực lượng không quân khác có thể làm trong chiến tranh.
Căn cứ không quân Hmeimim của Nga ở Latakia, Syria
Sự can thiệp của Nga vào tháng 9/2015 đã giúp đảo ngược phần lớn tổn thất của Chính phủ Syria trên mặt đất và kể từ đó, Moscow đã thống trị không phận Syria.
"Trước khi người Nga can thiệp vào, Không quân Syria gần như đã suy kiệt nghiêm trọng. Phi công thậm chí không được trang bị mũ bảo hiểm đúng kích cỡ và chỉ có vài chiếc máy bay từ thập niên 1970", một nguồn tin qam hiểu tình hình nói chia sẻ The New Arab.
"Quân đội Syria không có đủ sức mạnh trên không nên người Nga đã lãnh đạo cuộc chiến tranh trên không. Syria có thể có vài chục chiếc máy bay phản lực nhưng họ chỉ cất cánh được rất ít chuyến".
Nga đã thực hiện gần như tất cả các cuộc không kích "giải phẫu" ở Idlib trong thời gian gần đây cũng như trước đó trong các chiến dịch ở Đông Aleppo, Đông Ghouta và Daraa.
"Bốn trung tâm của nhóm khủng bố Mũ bảo hiểm Trắng đã bị phá hủy hoàn bằng các đợt tấn không kích trực tiếp trong hai tháng qua", The New Arab cho biết.
Căn cứ không quân Hmiemim mở rộng của Nga ở Latakia giờ đây có lẽ là tổ hợp quân sự tiên tiến nhất ở Syria. Moscow được cho là đã đóng vai trò nòng cốt trong nỗ lực xây dựng lại quân đội Syria từ đống đổ nát.
Kế hoạch này bắt đầu bằng việc đào tạo các sĩ quan phòng không trong khi các khóa huấn luyện cho phi công cũng như các đơn vị quân đội khác cũng đang được xúc tiến. Theo Zaman Al-Wasl, trong tuần này khoảng 50 sĩ quan Syria đã được lựa chọn để đưa đi đào tạo ở Nga.
"Nga đã rất tập trung nỗ lực để khôi phục Quân đội Syria hoạt động trở lại", nguồn tin của The New Arab cho biết. "Họ đang xem xét tạo ra một bước chuyển mình cho các lực lượng vũ trang Syria. Kế hoạch đặt ra là trong 10 năm tới, Quân đội Syria sẽ trở lại giai đoạn hùng mạnh như trước chiến tranh, đặc biệt là trong các lĩnh vực chỉ huy, tổ chức và huấn luyện".
Liên quân Nga - Syria không kích các mục tiêu khủng bố ở idlib
No comments:
Post a Comment