Hệ thống Pantsir -S1/2 thất bại trước UAV tự sát của Israel trên lãnh thổ Syria
Hôm 21/1, Iran, Syria và Israel đã khai hỏa tên lửa qua lại vào các vị trí của nhau và đây được coi là đợt bùng phát bạo lực nguy hiểm nhất dọc biên giới Syria-Israel trong năm 2019.
Gần như chỉ vài giờ sau, Israel đã phát hành một đoạn video mô tả loại vũ khí điều khiển từ xa không xác định đã hủy diệt từ 2-3 hệ thống phòng không tầm ngắn, bao gồm cả hệ thống, Pantsir-S2 (phiên bản xuất khẩu của Pantsir-S1).
Các cuộc tấn công gần đây có thể cho chúng ta biết lực lượng phòng không của Syria đã được huấn luyện và chuyển giao vũ khí của Nga. Tuy nhiên, nó cũng tiết lộ khả năng tấn công vượt trội của Israel, bao gồm cả việc sử dụng các máy bay không người lái "tự sát".
Ngược dòng lịch sử, khi một hệ thống Pantsir-S1 khác bị tấn công bằng phương thức tương tự năm 2018, khi đó người Nga tuyên bố "hoặc là hệ thống Pantsir đã bị hết đạn hoặc là nó bị tắt".
Lần này việc hệ thống Pantsir-S2 đang liên tục khai hỏa tên lửa phòng không chứng minh rằng ngay cả khi hoạt động ở mức cao nhất nó cũng có thể bị Israel tiêu diệt.
UAV Tự sát Harop của Israel.
Theo một số báo cáo từ phía Syria, vũ khí mà Israel sử dụng để tấn công nhiều khả năng là máy bay không người lái tự sát Harop do Israel chế tạo, có thể điều khiển được từ xa hoặc tự động kích nổ khi va chạm.
Tốc độ tối đa của Harop là 185km/h, và có khả năng bay lượn để tìm kiếm mục tiêu trên chiến trường 6 tiếng liên tục.
Cho tới thời điểm hiện tại, hệ thống Pantsir-S1/2 của Nga chỉ thật sự thành công khi đối đầu với các UAV thô sơ của phiến quân Syria trong các cuộc đột kích ném chất nổ tại sân bay Khmeimim.
Tuy nhiên trước các đợt không kích có khả năng kỹ chiến thuật cao của Israel, kết hợp giữa tên lửa, bom liệng và UAV tự sát hệ thống Pantsir-S1/2 được các nhà phân tích đánh giá là hoàn toàn thất bại khi thử lửa ở Syria.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ khả năng xuất khẩu của Pantsir-S1, mới đây Ấn Độ đã lựa chọn hệ thống phòng không K30 BIHO của Hàn Quốc.
Hệ thống này được cho là đã đánh bại tổ hợp Tunguska-M và Pantsir-S1 trong một gói thầu cạnh tranh trực tiếp để sản xuất và trang bị trong quân đội Ấn Độ mặc dù giá thành cao hơn.
Hệ thống phòng không Pantsir-S2 đang khai hỏa tên lửa và bị hạ bằng nhiều đợt tấn công liên tục của UAV tự sát và các loại vũ khí khác của Israel hôm 21/1.
Gỡ gạc thể diện, Nga cấp tốc ra mắt bản "vá lỗi" Pantsir-S1M
Hôm 16/5 hãng tin TASS của Nga đưa tin phiên bản xuất khẩu Pantsir-S1M của hệ thống tên lửa và pháo phòng không Pantsir-S1 đã được nhanh chóng hoàn thiện và có được khả năng phòng thủ nâng cấp và hiệu quả trước "tất cả các loại máy bay không người lái".
Phó Giám đốc phụ trách nước ngoài của Vysokotochnye Kompleksy (Công ty Cổ phần Hệ thống vũ khí chính xác cao), Sergei Mikhailov, nói rằng việc nâng cấp được thực hiện trên cơ sở "kinh nghiệm rút ra từ chiến trường Syria":
"Điều quan trọng là phạm vi tiêu diệt các mục tiêu (của hệ thống Pantsir-S1M) đã được mở rộng trên cơ sở kết quả chúng tôi thu được ở Syria.
Các nâng cấp tương ứng đã được triển khai. Hệ thống hiện có thể tấn công bất kỳ loại máy bay không người lái nào một cách hiệu quả".
Ông Mikhailov chia sẻ thêm rằng tầm bắn của hệ thống Pantsir-S1M đã được tăng lên 30 km.
"Với việc tích hợp loại tên lửa mới, tầm bắn của hệ thống đã tăng lên tới 30 km. Cụ thể là chúng tôi sẽ triển khai cùng lúc (trên một hệ thống Pantsir-S1M) hai loại tên lửa tầm gần và tầm xa".
Nga được cho là đã "vá lỗi" Pantsir-S1M theo cách chia việc tác chiến cho hai loại tên lửa khác nhau theo tầm gần và xa.
Ông Mikhailov tái khẳng định rằng hệ thống Pantsir-S1M là phiên bản dành riêng cho thị trường nước ngoài. Được biết Pantsir-S1M đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng tại một trong những địa điểm thử nghiệm trên đất Nga.
Song song với Pantsir-S1M, một phiên bản nâng cấp khác là Pantsir-SM đang được phát triển dành riêng cho các lực lượng vũ trang Nga.
Những hành động nói trên của Vysokotochnye Kompleksy được cho là những động tác khẩn cấp (trong vòng 4 tháng kể từ cuộc tấn công hôm 21/1) để "vá lỗi" Pantsir-S1 khi hệ thống này tỏ ra kém hiệu quả và ảnh hưởng trực tiếp đến các đơn hàng đang đàm phán.
Tuy nhiên cơ hội Pantsir-S1M chứng minh được năng lực ở Syria còn xa vời, trong khi đó các hệ thống Pantsir-S1/2 ở thực địa vẫn tiếp tục bị Israel vượt qua trong các vụ không kích gần đây.
Đêm ngày 17/5 (rạng sáng 18/5) Israel đã sử dụng tên lửa được cho là bắn từ pháo binh nhằm vào một số mục tiêu tại Thủ đô Damascus, Syria. Hệ thống phòng không tầm gần Pantsir S1/2 của Syria đã không thể ngăn chặn được cuộc tấn công nói trên.
No comments:
Post a Comment