Sputnik đưa tin, Mỹ đã triển khai một tàu khu trục tên lửa dẫn đường, một máy bay P-8A Poseidon, một máy bay trinh sát U-2 cùng phương tiện trục vớt CURV 21 trang bị hệ thống sóng âm hiện đại. Mỹ cũng đã tiến hành rà soát khu vực được xác định là vị trí chiếc F-35 A của quân đội Nhật Bản biến mất vào ngày 9/4.
Tuy nhiên, ngoài chiếc hộp đen được tìm thấy nhưng đã bị hỏng nặng, thiết bị lưu dữ liệu đã bị mất khiến các nhà điều tra Nhật và Mỹ gần như không thể xác định chính xác nguyên nhân khiến chiếc F-35A rơi.
Trong bối cảnh không hề có bất cứ thông tin mới nào cũng như mảnh vỡ máy bay được tìm thấy, CNN đã gọi đây là một vụ mất tích bí ẩn.
"Trong tuần này, chính phủ Nhật Bản đã ra thông báo khôi phục một phần dữ liệu chuyến bay nhưng nó lại bị hư hỏng nặng, do đó nguyên nhân khiến chiến đấu cơ tàng hình đắt đỏ này rơi vẫn là bí ẩn", CNN khẳng định.
Điều đáng nói, chiếc F-35A được trang bị hàng loạt hệ thống an toàn bao gồm một máy phát sóng có thể hé lộ vị trí hoạt động trên radar ngay cả trong trường hợp khẩn cấp bao gồm rơi máy bay. Nhưng cho tới nay, chuyện gì đã xảy ra với bộ phát sóng cũng là câu hỏi chưa có lời đáp.
Nhằm khẩn trương tìm kiếm, hải quân Mỹ còn cho điều động Towed Pinger Locater 25, một thiết bị đặc biệt chuyên tìm kiếm các tiếng "ping" phát ra từ hệ thống khẩn cấp của máy bay F-35 ở độ sâu lên tới 25.000 feet. Song nỗ lực này cũng không có hồi đáp.
Một điều bí ẩn khác liên quan tới vụ tai nạn của chiếc F-35A là phi công Akinori Hosomi (41 tuổi) đã có tới 3.2000 giờ bay.
Vào ngày xảy ra vụ tai nạn, phi công Hosomi liên lạc với các nhà điều hành radar rằng ông này đã có kế hoạch hủy bỏ chương trình bay huấn luyện nhưng không nói rõ lý do. Ngoài ra, không có bất cứ tín hiệu khẩn cấp nào được phát đi trước khi chiếc F-35A biến mất khỏi màn hình radar vào lúc 19h29' (giờ địa phương) ngày 9/4.
Theo một quan chức không quân Nhật Bản, chương trình huấn luyện không diễn ra trong các điều kiện ở tầm thấp. Do đó, phi công Hosomi có rất nhiều thời gian để hành động trong trường hợp khẩn cấp xảy ra sự cố.
Sau một tháng xảy ra vụ tai nạn của chiếc F-35A, Nhật Bản giờ chỉ còn một mình tìm kiếm. Tuy nhiên, Tokyo khẳng định vẫn sẽ mua các chiến đấu cơ F-35 của Mỹ trong thời gian tới.
Phi đội F-35 của Nhật hiện có 12 chiếc F-35A thuộc phiên bản cất cánh và hạ cánh truyền thống. Hồi cuối tháng 12/2018, Nhật Bản đã quyết định tăng tổng số máy bay F-35 đặt mua của Mỹ lên 147 chiếc bao gồm các phiên bản F-35A và F-35B.
No comments:
Post a Comment