Báo chí phương Tây đồng loạt "thổi kèn chiến tranh", kẻ tội đồ là ai?
Ngày 17/5, tờ Reuters đã thổi "tiếng kèn chiến tranh" đầu tiên nhằm vào lực lượng Vệ binh Hồi giáo Iran (IRGC) là lực lượng phiến quân Houthi tại Yemen liên quan tới vụ việc cháy nổ nhằm vào các tàu chở dầu Na Uy nằm ngoài khơi cảng Fujairah, UAE ngày 13/5.
Reuters được cho là dẫn nguồn từ "Một đánh giá bí mật" của Hiệp hội bảo hiểm rủi ro chiến tranh của các chủ tàu Na Uy (DNK) đã kết luận rằng cuộc tấn công có thể đã được thực hiện bởi một cano không người lái "tự sát" mang theo 30-50 kg chất nổ.
Một Cano không người lái tự sát được cho là của lực lượng Houthi.
DNK dựa trên đánh giá chủ quan kết luận rằng IRGC có khả năng đã dàn dựng các cuộc tấn công dựa vào một số yếu tố, bao gồm:
- IRGC trước đây đã cung cấp cho các đồng minh Yemen, phiến quân Houthi các cano không người lái tương tự và định vị bằng GPS.
- Sự tương đồng giữa mảnh vỡ trên tàu chở dầu Na Uy với mảnh từ cano không người lái được sử dụng ngoài khơi Yemen bởi Houthi.
- Việc Iran và đặc biệt là IRGC gần đây đã đe dọa sử dụng lực lượng quân sự và rằng, chống lại kẻ thù mạnh hơn về mặt quân sự, họ rất có thể chọn "các biện pháp bất đối xứng với sự từ chối hợp lý".
DNK lưu ý rằng cuộc tấn công Fujairah đã gây ra "thiệt hại tương đối hạn chế" và đã được thực hiện vào thời điểm các tàu Hải quân Hoa Kỳ đang trên đường đến Vịnh Ba Tư.
Dự kiến chỉ trong vòng 1-2 ngày tới, thông tin của Reuters và DNK sẽ kích hoạt một chuỗi phải ứng của báo chí phương Tây và đỉnh điểm của nó là các Twitter cá nhân của Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Iran và lực lượng Houthi.
Tàu chở dầu Andrea Victory bị hư hỏng ngoài khơi cảng Fujairah, UAE.
Cờ bí dí tốt: Iran sẽ chỉ rơi "nước mắt cá sấu" cho Houthi
Câu hỏi quan trọng nhất ở thời điểm ông Trump bắt đầu cáo buộc IRGC và lực lượng Houthi là lý do tại sao người Mỹ lại lựa chọn "đứa con" này của Iran mà không phải là các lực lượng ở Syria, Lebanon hay Iraq?
Cho tới thời điểm hiện tại, khác với các lực lượng ủy nhiệm chiến đấu tại khu vực Levantine (Syria, Lebanon và Iraq), Iran không công khai việc họ đứng sau hỗ trợ quân sự cho lực lượng Houthi ở Yemen.
Mặc dù Liên Hiệp Quốc và các bên liên quan liên tục đưa ra các bằng chứng cho rằng thiết bị của Iran là một phần cấu thành quan trọng trong các vũ khí được Houthi sử dụng để tấn công Arab Saudi cả trên bộ lẫn trên biển, tuy nhiên Iran vẫn tiếp tục bác bỏ cáo buộc đối với họ.
Ngày 17/5, Iran tiếp tục bác bỏ cáo buộc họ đứng sau vụ tấn công bằng UAV của lực lượng Houthi nhằm vào các cơ sở dầu khí của Arab Saudi.
Khác với việc Iran đứng sau và xây dựng các lực lượng Hezbollah ở Lebanon, lực lượng PMU ở Iraq hay các đơn vị dân quân thân chính phủ Damascus ở Syria, Houthi được Iran coi như "đứa con nuôi" khi chính lực lượng dân quân này "chạy" đến Tehran để cầu cứu sự giúp đỡ.
Với Iran, việc hỗ trợ lực lượng Houthi chỉ cần giới hạn ở mức tiếp tục gây bất ổn ở biên giới phía nam của kẻ địch Arab Saudi càng lâu càng tốt đã là quá đủ cho tham vọng của họ.
Một điều hiển nhiên là nếu Houthi có bị tiêu diệt, Iran cũng không đứng ra nhận đấy là "đứa con đẻ" của mình. Có chăng là họ chỉ rỏ những "giọt nước mắt cá sấu" với sự sụp đổ của lực lượng Houthi.
Người Mỹ đã khai thác trúng yếu huyệt này của Iran và những cáo buộc gần đây của truyền thông Phương Tây chỉ là những động thái đầu tiên trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra một lời tuyên bố diều hâu về kế hoạch tấn công Yemen.
Và như thường lệ, sau một tuyên bố trên mạng xã hội của ông Trump sẽ là một cuộc không kích vào "đứa con nuôi" của Iran. Iran "danh không chính, ngôn không thuận" sẽ phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" trước cú "hạ nhục" đầy khôn khéo của người Mỹ.
Một phản ứng đáng kể của Iran trước chiến dịch không kích Houthi sẽ chỉ đem lại thêm bất lợi cho Iran, và chứng minh rằng chính Iran chứ không phải quốc gia nào khác đang "xuất khẩu cách mạng Hồi giáo" và gây bất ổn cho khu vực.
Hôm 15/5, Houthi đã bắn hạ một UAV có hình dáng tương tự như chiếc RQ-1E của không quân UAE ở phía nam Sana'a, Yemen.
Nếu đánh Houthi, Mỹ sẽ dùng vũ khí "đẹp và thông minh" gì?
Ngược dòng lịch sử, vào thời điểm tháng 11/4/2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ sử dụng các loại vũ khí "mới, đẹp và thông minh" nhằm vào các vị trí của lực lượng chính phủ Syria với cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở khu vực Đông Ghouta.
Nhiều câu hỏi đặt ra khi đó là vũ khí ông Trump khen hết lời là vũ khí gì và tại sao ông Trump lại tuyên bố như vậy?
Sau cuộc không kích vào Damascus và Homs ngày 14/4/2018, loại vũ khí này đã được xác định khi người Mỹ tuyên bố sự tham gia của 19 tên lửa AGM-158 JASSM.
Tên lửa hành trình không đối đất AGM-158 JASSM của Mỹ.
Vào thời điểm trước cuộc không kích diễn ra, tên lửa hành trình không đối đất (JASSM) nói trên gần như ít được các "đối tác vũ khí" của Mỹ biết đến hơn tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk. Chỉ có 3 đối tác đã mua AGM-158 JASSM là Australia, Phần Lan và Ba Lan.
Cùng với việc chứng minh được vai trò "sen đầm thế giới" của người Mỹ trong cuộc không kích vào Syria năm 2018, ông Trump cũng giúp ngành công nghiệp quốc phòng nước này đưa AGM-158 JASSM vào trong danh sách những loại vũ khí xuất khẩu.
Cuộc "trình diễn" của AGM-158 JASSM và phiên bản tăng tầm AGM-158 JASSM-ER tại Syria không thật sự thành công trước hệ thống phòng không của Nga và Syria, nhưng điều đó chứng minh rằng bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào dưới thời ông Trump đều có "ý nghĩa khác".
Vậy trong cuộc không kích lần này, ông Trump sẽ "trình làng" loại vũ khí gì?
Hôm 17/5, một trang mạng xã hội được cho là của Không quân Mỹ đã tiết lộ một phần về loại vũ khí sẽ được ông Trump "quảng cáo".
Trong clip ngắn, người ta thấy Máy bay ném bom tàng hình Northrop Grumman B-2 Spirit ném 2 "siêu bom xuyên phá" GBU-57. Mỗi quả GBU-57 nặng gần 14 tấn với độ chính xác cao và có tính chất hủy diệt các mục tiêu nằm sâu dưới lòng đất.
Tại thời điểm hiện tại, nhiều nghi vấn cho rằng máy bay B-2 Spirit sẽ tham gia không kích Houthi và sử dụng "siêu bom" GBU-57. Không quân Mỹ được cho là có hơn 20 quả bom GBU-57 (2011) được thiết kế để tích hợp với B-2 Spirit.
Đối với một mục tiêu trên lãnh thổ Syria, Iraq hay Lebanon nơi những nhóm dân quân do Iran công khai bảo trợ, một hoặc hai trái "siêu bom" này hoàn toàn vô tác dụng.
Nhưng nếu mục tiêu là khu vực núi đá biên giới giữa Yemen và Arab Saudi, nơi các căn cứ của lực lượng Houthi đang tiếp tục tổ chức đánh lấn vào biên giới Vương quốc Hồi giáo Sunni thì loại bom trên sẽ chứng minh được hiệu quả của nó.
Một cuộc ném bom và bắn tên lửa ồ ạt vào khu vực Houthi kiểm soát sẽ là "một mũi tên trúng ba đích", hạ nhục Iran - làm thỏa mãn cái đầu nóng của các ông hoàng Arab Saudi và giới thiệu một loại siêu vũ khí để khuất phục phong trào Houthi tại Yemen.
Và cả thế giới đang chờ đợi Twitter và những thứ "đã được đặt sẵn trên bàn" của ông Trump.
Tối 17/5 (giờ Việt Nam) tài khoản twitter B-2 Piot đăng tải nội dung Máy bay ném bom B-2 ném hai quả bom GBU-57 trong một động thái được cho là cảnh báo Iran.
No comments:
Post a Comment