Theo nhiều nhận định, các loại rocket và tên lửa tầm xa của Iran cho phép nước này tiến hành các biện pháp đe dọa lực lượng đối phương từ khoảng cách hàng trăm km. Trong khi đó, bằng cách phát động chiến tranh ủy nhiệm, Iran có thể gián tiếp gây thương vong cho kẻ thù và giảm tối thiểu nguy cơ bị trả đũa trên lãnh thổ nước mình.
Trong những năm gần đây, Tehran đã kết hợp nhuần nhuyễn các chiến lược này để đạt được hiệu quả hoạt động tối đa ở Lebanon, Syria và Yemen.
Hiện đang có nhiều dấu hiệu cho thấy Iraq có thể sẽ là mặt trận tiếp để Iran áp dụng cách tiếp cận này và thực tế nó đã diễn ra trước cả khi Mỹ quyết định tăng cường thêm lực lượng quân sự tới khu vực.
Thế trận tên lửa tiền phương của Iran: Thiên la địa võng!
Hoạt động chuyển giao tên lửa ra nước ngoài của Iran được tiến hành theo một công thức khá rõ ràng: Đầu tiên là cung cấp các rocket tấn công tầm xa và thường thì độ chính xác đã được nâng cấp, tiếp đến sẽ là bổ sung các tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM).
Tuy nhiên, ở địa bàn nào phải cần tới tầm tấn công xa hơn thì Iran cũng sẽ điều chuyển sang các SRBM kéo dài tầm bắn. Việc gia tăng tầm tấn công không những góp phần mở rộng danh sách mục tiêu phủ sóng mà còn nhân rộng thêm các địa điểm phóng nhưng vẫn đảm bảo giảm tối thiểu khả năng bị phát hiện.
Bằng cách giao nhiệm vụ cho lực lượng ủy nhiệm điều khiển các bệ phóng, Iran có thể gia tăng số lượng hỏa lực tấn công trong khi lại ít gặp rủi ro hơn so với việc khai hỏa từ chính lãnh thổ nước mình. Có thể nhận thấy một số ví dụ rất điển hình như sau:
Lebanon: Việc Iran cung cấp tên lửa đạn đạo cho phong trào vũ trang Hezbollah ở Lebanon - đội quân tiên phong trong các lực lượng ủy nhiệm của Tehran, đã có lịch sử hàng thập kỷ.
Tính tới năm 2006, Hezbollah đã phát triển được kho vũ khí khoảng 12.000 đầu đạn, chủ yếu là các rocket tầm ngắn cùng với vài trăm quả rocket Fajr-5 tầm bắn 75 km, tên lửa Zelzal-3 300 km và M-600 300 km (là phiên bản của Fateh-110 do Iran chế tạo).
Trong cuộc chiến tranh với Israel năm 2006, Hezbollah đã phóng khoảng 4.000 đầu đạn loại này sang bên kia biên giới. Các báo báo đánh giá hiện tại cho thấy kho rocket tầm xa của Hezbollah rơi vào khoảng vài nghìn quả và SRBM là hàng trăm quả, trong đó nhiều đầu đạn đã được bổ sung hệ thống dẫn đường chính xác bố trí ở những khu vực đông dân cư.
Các tên lửa tầm xa được Iran giới thiệu tại Thủ đô Tehran. Ảnh: The New York Times
Gaza: Iran đã cung cấp cho Hamas và phong trào vũ trang Hồi giáo Jihad của Palestine các rocket và khả năng tự sản xuất và sử dụng chúng ở địa phương, trong đó có Fajr-5 (aka M-75) tầm bắn 75 km. Loại rocket này đã được phóng từ Dải Gaza sang Tel Aviv tháng trước cũng như hàng loạt rocket tầm ngắn tập kích sang lãnh thổ Israel ngày 4-5/5 vừa qua.
Syria: Iran đã cung cấp cho các lực lượng ở Syria nhiều tên lửa đã chế tạo hoàn thiện cũng như khả năng sản xuất chúng tại đây, gồm cả tên lửa M-600 300 km. Tháng 5/2013, Israel được cho là đã không kích phá hủy một tổ hợp M-600 gần Damascus.
Tính đến năm 2018, Iran đã triển khai hàng loạt tên lửa nguyên chiếc, các bệ phóng và đầu đạn trên lãnh thổ Syria buộc Israel phải tăng cường các chiến dịch tập kích phá hủy. Đáp trả, lực lượng ủy nhiệm Iran đã phóng hàng chục quả rocket sang Israel vào tháng 5/2018 và một quả tên lửa hạng nặng (có thể là M-600) vào tháng 1/2019.
Yemen: Kể từ khi cuộc chiến hiện tại ở Yemen bùng phát năm 2015, Iran đã dạy cho phong trào vũ trang Houthi cách chế tạo loại tên lửa rất chính xác Badr-1P tầm bắn 150 km đồng thời hoán cải các tên lửa SA-2 thành tên lửa Qaher-1 250 km và biến thể Qaher-M2 400 km (tương đương với tên lửa Tondar-69 của Iran).
Bên cạnh đó, Iran cũng đã chuyển giao cho Houthi biến thể 1.000 km của tên lửa Qiam-1 SRBM (Houthi gọi là Burkan-2H).Theo Liên Hợp Quốc, dòng tên lửa này được sản xuất tại Tập đoàn Công nghiệp Shahid Bakeri của Iran để giúp Houthi có thể tấn công tới tận Riyadh và các thành phố khác của Saudi Arabia.
Tên lửa Shahab-3 trong cuộc diễu binh năm 2000 tại Tehran
Mặt trận mới: Iraq
Một số thông tin cho thấy, trong nội bộ các cơ quan tình báo của Iraq, Mỹ và Israel đang xuất hiện lo ngại rằng Iran đang âm thầm cung cấp đạn pháo tầm xa cho các tay súng ủy nhiệm hoạt động bên trong lãnh thổ Iraq, gồm cả các tổ chức bị Mỹ liệt vào danh sách khủng bố như Kataib Hezbollah, Harakat Hezbollah al-Nujaba (HaN) và có thể là cả Badr Organization.
Lực lượng ủy nhiệm này được cho là đã độc quyền sử dụng các căn cứ có mức độ an toàn cao ở các tỉnh Diyala (Trại Ashraf), Salah al-Din (Trại Speicher), Baghdad (Jurf al-Sakhar), Karbala (Razzaza) và Wasit (Suwayrah).
Cũng xuất hiện nhiều thông tin cho thấy các tay súng kể trên đã thiết lập một đường dây thông tin và chỉ huy tới Iran qua ngả Diyala, cho phép họ nhập khẩu tên lửa cũng như các thiết bị quân sự khác mà không cần tới sự chấp thuận của chính phủ hay thậm chí là chính phủ Iraq không được biết.
Chẳng hạn, các đạn pháo có thể đã được đưa vào lãnh thổ Iraq bên trong các thùng thùng dầu hoặc thùng nước rỗng, chiến thuật tương tự cũng đã từng được sử dụng ở Yemen. Nếu như vậy, với cách làm này của Iran thì SRBM và các hệ thống dẫn đường chính xác có thể sẽ sớm có mặt tại đây.
Iran phóng loạt tên lử Shahab 3. Ảnh: Uk Defence Journal
Cho dù Iran có sử dụng lãnh thổ Iraq làm địa điểm phóng hay chỉ là nơi trung chuyển sang Syria thì việc triển khai các SRBM tại đây cũng sẽ được coi là vượt giới hạn đỏ vì như thế sẽ đặt các lực lượng Mỹ và đồng minh vào tầm tấn công mở rộng hơn.
Nếu cuộc xung đột xảy ra trong tương lai, các nhóm vũ trang ủy nhiệm từ Iraq có thể tấn công các lực lượng Mỹ bố trí ở rất nhiều nơi thuộc Vùng Vịnh, quân chính phủ Iraq hay Saudi Arabia.
Những tổ chức vũ trang trên đã từng thể hiện rõ ý quyết tâm sàng phát động các chiến dịch tấn công như vậy. Ví dụ, tháng 7/2013, các thành viên của Kataib Hezbollah đã phóng rocket chiến thuật sang lãnh thổ Saudi Arabia sau khi văn phòng Hezbollah của Lebanon ở Beirut bị đánh bom xe.
Nếu các tên lửa SRBM do Iran cung cấp được triển khai tới sa mạc miền Nam Iraq ngày nay, chúng có thể được dùng để tấn công Riyadh như đã từng xảy ra nhiều lần thời Tổng thống Saddam Hussein phát động chiến dịch tấn công bằng tên lửa Scud trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991.
Tấn công tên lửa từ lãnh thổ Iraq cũng không phải là mối đe dọa chưa có tiền lệ với cả Israel. Quân đội của ông Saddam Hussein đã phóng 39 quả tên lửa Al-Hussein vào các thành phố của Israel năm 1991 và chiến dịch đột kích không quân của liên quân Mỹ - Anh đã không phá hủy được bất cứ bệ phóng nào một khi chúng liên tục được cơ động khắp vùng phía Tây Iraq.
Trong cuộc chiến tranh tương lai, Iran thậm chí còn có thể gia tăng đáng kể hỏa lực vào Tel Aviv cũng như các thành phố Israel khác bằng cách triển khai trước các tên lửa SRBM tới địa bàn này của Iraq.
Iran phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung tháng 9/2017
No comments:
Post a Comment