Từ quá khứ....
Trong lịch sử đã từng có câu chuyện khi những công nghệ hàng không tiên tiến của Mỹ và Nga (khi đó vẫn còn là Liên Xô) đã đụng độ nhau trong thực tế – chỉ trận không chiến mới có thể tìm được kẻ mạnh nhất.
Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, F-86 Sabre và MiG-15 đã chiến đấu với nhau để chiếm ưu thế trên không. Hai chiếc máy bay tiêm kích có rất nhiều tính năng tương đồng, nhưng phần thắng nghiêng về phía các cỗ máy của Liên Xô.
Sau đó, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, F-4 Phantom và MiG-21, những cỗ máy tối tân nhất vào thời điểm đó đã chạm mặt nhau, và người Mỹ lại thất bại khi mất tới 895 chiếc so với 69 chiếc MiG-21 (theo thống kê của phương Tây).
Các tổ hợp tên lửa phòng không do Liên Xô sản xuất S-75 "Desna" - tiền bối của các tổ hợp S-300 "Favorit" và S-400 "Triumf" hiện nay, cũng đã hỗ trợ một tay để tiêu diệt Phantom.
Tiêm kích F-4 Mỹ đã hứng chịu nhiều thất bại thê thảm trước MiG-21 của Không quân Việt Nam.
... tới hiện tại và tương lai
Có vẻ một trận không chiến tiếp theo đang được nhen nhóm, và lần này trên bầu trời Syria, giữa các tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35A Lightning II "Tia chớp" của Mỹ và các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 và S-400 của Nga.
S-300 đã được chuyển giao cho quân đội Syria, còn tên lửa S-400 là các phương tiện phòng không bảo vệ những căn cứ Không quân và Hải quân Nga trên lãnh thổ Syria (Tartus và Hmeimim).
Dự kiến tiêm kích Su-57 tối tân nhất, đã từng xuất hiện trong các cuộc thử nghiệm chiến đấu trên bầu trời Syria, sẽ gia nhập đội các tiêm kích Su-35 thuộc thế hệ thứ 4++ hiện có (6 chiếc) tại Syria. Đụng độ giữa chúng là điều không thể tránh khỏi, hơn nữa, chúng sẽ truy tìm nhau để chứng tỏ ưu thế của mình.
Không quân Mỹ bắt đầu triển khai lần đầu tiên các F-35A của mình ở Trung Đông - đã có 6 tiêm kích này tới Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, nhưng người Mỹ lại khẳng định rằng chỉ có 4 chiếc.
Trước đó, tất cả các máy bay F-22 Raptor đã rời khỏi khu vực này và đến thay thế chúng là các F-35 "Tia chớp". Người ta khẳng định rằng, chúng sẽ mở rộng thêm các sức mạnh chống khủng bố của Liên quân phương Tây tại Syria và Iraq, cũng như Afghanistan, mà đứng đầu là Mỹ.
Nếu căn cứ vào việc hoạt động của IS tại Syria đang giảm đáng kể, thì nhiệm vụ của F-35A không chỉ là thực hiện các cuộc không kích bằng bom và tên lửa, mà còn cả hoạt động do thám.
Nói một cách khác chính xác hơn đo là để chống lại các hệ thống chiến tranh điện tử của Nga (tại Syria) và Iran, "cảm nhận" các hệ thống phòng thủ chống tên lửa và phòng không được triển khai ở nơi đây.
Người Mỹ không che giấu dự định "chọc giận" người Nga và chứng tỏ ưu thế về những khả năng chiến đấu của lực lượng không quân.
Với vai trò "sức mạnh đáng sợ", F-35A được lựa chọn không phải ngẫu nhiên – chiến dịch PR chiếc tiêm kích này tạm thời chưa mang lại kết quả thực sự và cần phải "thổi" lên thêm nữa.
Dù không phải tất cả đều rõ về các tiêm kích F-35A của Mỹ, nhưng có khá đủ thông tin. F-35 được sản xuất khoảng 370 chiếc, đang có mặt trong quân đội 7 quốc gia, ngoài Mỹ.
Chiếc máy bay của Không quân Israel đã từng được sử dụng để tấn công nhằm vào các mục tiêu trên bộ ở Palestine và Syria bằng tên lửa mới do Israel chế tạo. Không quân Mỹ từng triển khai tấn công Taliban tại Afganistan vào năm 2018.
Chiếc tiêm kích này mang nhiều vũ khí tối tân hơn so với F-22 Raptor, cụ thể như các loại bom dẫn hướng bằng laser (ở trong khoang bụng) và được trang bị hệ thống dẫn hướng quang-điện tử với khả năng điều khiển các quả bom này nhằm vào những mục tiêu đang cơ động.
Mới đây có thông tin cho rằng F-35A sẽ tiếp nhận tên lửa chống radar AARGM-ER, mà sẽ mang ý nghĩa chiến lược trong cuộc chiến tiêu diệt các hệ thống phòng không của địch và áp chế các hệ thống radar mặt đất.
Một nguyên mẫu nào đó – tên lửa hành trình Deliah được phóng đi từ F-35 đã bắn trúng trạm radar JY-27 của Trung Quốc trên lãnh thổ Syria, nhưng với đầu đạn hơn 30kg nó chỉ làm hư hỏng giàn ăng-ten. Quả tên lửa của Mỹ không nặng hơn, có nghĩa là hiệu quả huỷ diệt của chúng cũng sẽ không cao.
Tiêm kích F-35 của Không quân Israel
Vậy F-35 có thể nguy hiểm như thế nào trên bầu trời Syria ngoài nhiệm vụ chống lại các trạm chiến tranh điện tử, bằng do thám các hệ thống phòng không và thử nghiệm những vũ khí mới?
Nhiều khả năng người Mỹ quyết định thử nghiệm ý tưởng hành động mới của quân đội Mỹ trên lãnh thổ nước khác mà được Tham mưu trưởng Không quân Mỹ David Goldfine nhắc đến cách đây không lâu.
Ý nghĩa của nó – đó là bí mật đột nhập thông qua tuyến phòng thủ của địch "như chui qua các lỗ thủng trên miếng pho mai Thụy Sĩ". Và vai trò "chui rúc khắp mọi nơi" sẽ phải do chiếc máy bay tiêm kích hiện đại nhất F-35 của Mỹ đảm nhận.
Đoán chừng các máy bay này sẽ cố gắng "làm mù" những phương tiện radar của Nga và bí mật đột nhập vào lãnh thổ Syria mà không bị trừng trị.
Cần phải hiểu rằng F-35 không phải là tiêm kích đúng nghĩa và vì những hạn chế trong khả năng cơ động, nên nó không phù hợp với không chiến.
Nhiều khả năng đó là chiếc oanh tạc cơ, điều mà chính những người Mỹ cũng không che giấu khi chất lên nó rất nhiều đạn dược, cộng thêm trung tâm đầu não biết bay mà có sử dụng khái niệm "thông tin tổng hợp" và sẽ thiết lập một bức tranh tích hợp về chiến trường để rồi truyền nó cho các đơn vị khác trong thời gian thực.
Chiếc máy bay này còn có khả năng điều phối hành động của các máy bay khác trên không. Vì thế, nó sẽ phải có đội hộ tống, các tiêm kích yểm trợ và triển khai chiến đấu, mà sẽ "chói sáng" hơn máy bay tàng hình F-35 trên các màn hình radar đối phương.
Bản thân nó cũng không phải là chiếc máy bay được ngụy trang tốt trên không, bất chấp việc có sử dụng công nghệ tàng hình. Còn nếu như với lượng bom lớn, mà khiến nó phải treo chúng bên ngoài cánh, thì nó lại càng dễ phát hiện hơn.
Có thể nhớ tới câu chuyện hồi tháng 3/1999, khi trên bầu trời Nam Tư một chiếc máy bay tàng hình F-117 bị bắn hạn bằng một tổ hợp khá cũ của Liên Xô S-125 mẫu sản xuất thập niên 50. Ngay lập tức, các "Diều hâu đêm" đã bị Không quân Mỹ dừng khai thác.
Và nếu như F-35A bị bắn hạ trên bầu trời Syria, thì danh tiếng của nó sẽ chịu một cú đấm "thôi sơn", chuyên gia quân sự Nga Vladislav Shurygin chia sẻ.
Người Mỹ liệu có dám liều lĩnh thả F-35 rơi vào tầm ngắm của tên lửa S-400 và tham gia vào các trận không chiến trên bầu trời Syria với Su-35 và Su-57 Nga hay không?
Tiêm kích F-35 Mỹ đấu với Su-57 Nga, ai thắng?
Chúng sẽ nhẹ nhàng do thám gần biên giới, và tìm kiếm "những lỗ thủng trên miếng pho mai", mà qua đó có thể bí mật chui vào lãnh thổ Syria. Nhiều khả năng chuẩn bị cả một cuộc tấn công thực sự từ trên không.
Không phải ngẫu nhiên mà từ trước khi được đưa tới Trung Đông, vào tháng 11/2018, các máy bay F-35 đã tham gia vào cuộc tập trận "Voi đi bộ", khi cùng lúc 35 chiếc "Tia chớp" cất cánh từ căn cứ không quân Hill (bang Utah, Mỹ) và thực hiện chuyến bay với cự ly đội hình sát nhau.
Những màn bay lượn này là bài tập khá phổ biến trong lực lượng không quân Mỹ.
Kinh nghiệm "ngày thứ ba đen tối" tại Bắc Triều Tiên không mang lại bài học gì cho các phi công Mỹ và họ đã quên về ngày 30/3/1951, khi màn "Voi đi bộ" với sự tham gia của 21 máy bay ném bom B-29 và gần 200 máy bay tiêm kích hộ tống đã biến thành sự thất bại ê chề.
Trong trận chiến này, 44 máy bay tiêm kích MiG-15 Không quân Triều Tiên đã bắn rơi 12 máy bay ném bom và 4 máy bay tiêm kích Mỹ, trong khi họ chỉ mất một chiếc MiG.
"Màn dạo chơi" của các máy bay Mỹ F-35A ở Trung Đông hứa hẹn sẽ không hấp dẫn. Còn cuộc đụng độ với các phương tiện phòng không và máy bay tiêm kích của Nga trên bầu trời Syria hoàn toàn có thể biến thành một thảm kịch. Và khi đó có đang để thử hay không?
No comments:
Post a Comment