Trong bài viết mang tựa đề "Расстреляв МиГ, пакистанский F-16 ударил по всей нашей авиации - Bắn hạ MiG, F-16 của Pakistan đã tung cú tát trời giáng vào toàn bộ lĩnh vực hàng không Nga", tác giả người Nga Alexander Sitnikov đã đưa ra một nhận định trái ngược so với phần đông các nhà bình luận quân sự khác, đó là:
"Thắng lợi của F-16 trong trận không chiến này đã mở ra cho Mỹ con đường tới bản hợp đồng trị giá hàng chục tỷ USD bán máy bay tiêm kích cho Ấn Độ".
Trận không chiến chớp nhoáng
Ngày 27/02 đã xảy ra một cuộc không chiến giữa các máy bay F-16 của Pakistan và MiG của Ấn Độ. Trận chiến kết thúc bằng thất bại của các máy bay MiG.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ lên tiếng chính thức tuyên bố thừa nhận 1 tiêm kích MiG-21 của nước này bị bắn hạ và cáo buộc "bên thù địch" Pakistan đã khiến tình hình căng thẳng leo thang.
Trước đó New Dehli đã buộc tội các phần tử khủng bố đóng quân tại Pakistan gây ra hàng loạt các vụ tấn công, bao gồm cả vụ tấn công Quốc hội Ấn Độ và sát hại 44 binh lính Ấn Độ.
Thông tin này được Thủ tướng Narendra Modi thông báo với Tổng thống Pakistan từ hôm 23/2/2019, người mà coi tuyên bố này như một sự chuẩn bị cho cuộc chiến tranh. Islamabad đã chỉ đạo tiến hành động viên một phần và di chuyển các đơn vị cơ giới từ biên giới phía tây tới Kashmir.
Và đây, theo thông tin của kênh truyền hình Islamabad Samaa.tv, để đáp trả cuộc không kích lần thứ hai của Ấn Độ, mà diễn ra ngay sau cuộc tấn công của các máy bay Mirage-2000, Không quân Pakistan đã bắn rơi hai chiếc máy bay MiG-21 của Ấn Độ, mặc dù New Dehli khẳng định rằng trong cuộc không chiến hôm 27/2 chỉ bị mất một chiếc máy bay.
Tiêm kích MiG-21 của Không quân Ấn Độ.
Đúng thế, Islamabad không công khai được bất cứ đoạn video hay bức ảnh nào về hiện trường chiếc máy bay thứ hai bị rơi. Ngoài ra, Samaa.tv chỉ ghi hình được một tù binh – phi công người Ấn Độ mang số hiệu 27981.
Về phần mình, hãng truyền thông thân chính phủ Ấn Độ Times of India đã chia sẻ về việc chiếc máy bay F-16 Fighting Falcon (Chim ưng chiến) của Pakistan bắn hạ MiG-21 những chính nó cũng bị tiêu diệt. Phải chăng Su-30 đã ra đòn báo thù?
Điều gì đã xảy ra?
Hai chiếc máy bay MiG-21 đã xâm nhập vào sâu lãnh thổ Kashmir của Pakistan tận 5km và, trút xuống doanh trại của quân khủng bố khoảng 1 tấn bom rồi quay trở lại không phận của mình.
Các phi công thông báo rằng nhiệm vụ đã hoàn thành, và đúng vào thời điểm đó, các tên lửa được phóng ra từ F-16 đã tấn công họ hoặc theo giả thiết thứ hai, tên lửa phòng không Pakistan đã triển khai nhiệm vụ đánh chặn.
New Dehli đáp trả và tuyên bố một chiếc máy bay F-16 đã vi phạm không phận của Ấn Độ và bị bắn rơi. Hãng truyền thông ANI thông báo rằng đã phát hiện thấy một chiếc dù bung ra và chiếc tiêm kích Pakistan lao nhanh xuống đất. Islamabad phủ nhận thông tin này.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, mạng internet của lãnh thổ Kashmir bên phía Pakistan đã bị cắt, các trường học đã bị đóng cửa. Tất cả lịch thi tại các trường học dự kiến được tổ chức vào hôm thứ Tư đã bị thay đổi trên toàn bộ lãnh thổ của bang. Các công ty tạm dừng hoạt động.
Trong câu chuyện này ngay lập tức xuất hiện một vài câu hỏi nghiêm túc mà liên quan trực tiếp tới cuộc tấn công từ phía các máy bay F-16 của Pakistan nhằm vào những máy bay MiG của Ấn Độ.
Tiêm kích F-16 và tên lửa AIM-120C-5 của Không quân Pakistan.
Vấn đề ở chỗ, người Mỹ trong một thời gian dài không cung cấp phụ tùng cho các máy bay F-16, mà về bản chất, đã khiến cho toàn bộ lực lượng tiêm kích của Pakistan gặp vấn đề. Có thứ gì đó được chuyển tới từ Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng thực ra, chỉ từ những chiếc "Chim ưng chiến" đã được quốc gia này thanh lý.
Nói cách khác, tấn công một kẻ địch được trang bị vũ khí tận răng trong bối cảnh này, ít ra, là không sáng suốt.
Nhiều khả năng, chính vì thế mà người Ấn Độ đã đưa các máy bay MiG già cỗi đi làm nhiệm vụ oanh tạc doanh trại của quân khủng bố bất chấp họ đang sở hữu hơn 300 máy bay tiêm kích-ném bom hạng nặng Su-30MKI thế hệ thứ 4+.
Khó có thể tưởng tượng được rằng Islamabad chấp nhận rủi ro và, điều quan trọng là mang ý nghĩa tự sát khi đối đầu trực tiếp với một kẻ địch mạnh hơn mình vì doanh trại quân khủng bố nằm gần như sát biên giới.
Có nghĩa là, vẫn có những thay đổi diễn ra trong các lực lượng không quân Pakistan làm cho khả năng sẵn sàng chiến đấu của họ tăng đột ngột.
Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã cố ý nhắc tới vũ khí nguyên tử, nhưng cuộc chiến tranh giữa Pakistan và Ấn Độ, nhiều khả năng, được giới hạn trong Kashmir, lãnh thổ nổ ra tranh chấp ngay sau khi Ấn Độ giành được độc lập.
Bởi vậy, nếu chẳng may có xảy ra cuộc xung đột, nó sẽ mang quy mô vùng – điều mà cả giới quân sự bên phía New Dehli lẫn bên phía Islamabad đã nhắc tới nhiều lần.
Có thể các trận không chiến sẽ nổ ra, mà Không quân Pakistan sẽ phải bỏ mạng ở đó khi không nhận được sự hỗ trợ đáng kể về mặt vật chất nào từ phía Mỹ.
Cú tát trời giáng vào công nghiệp hàng không quân sự Nga?
Điều thú vị nhất đó là căng thẳng gia tăng đột ngột giữa Ấn Độ và Pakistan xảy ra ngay sau khi tập đoàn Lockheed Martin vừa giới thiệu chiếc máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ dưới tên gọi "F-21 dành cho Ấn Độ và từ Ấn Độ".
New Dehli coi "sản phẩm mới" – phiên bản nâng cấp của F-16, với đôi chút mỉa mai. Không quân Ấn Độ coi ứng cử viên chính để gia cố lực lượng không quân của mình là các máy bay tiêm kích MiG-29 và MiG-35, khi thấy chúng "mạnh mẽ hơn" các "Chim ưng chiến nâng cấp" của Mỹ.
Bởi vậy, câu chuyện MiG-21 bị bắn rơi trên bầu trời Kashmir chỉ có lợi đối với Mỹ, bởi vì trong bất cứ trường hợp nào, nó sẽ gây phương hại tới các doanh nghiệp chế tạo máy bay quân sự của Nga.
Bất chấp việc Mỹ không hề liên quan tới câu chuyện này, nhưng họ sẽ tận dụng tối đa chiến thắng của F-16 trước MiG-21.
Trên thực tế cũng chưa thấy có bằng chứng xác thực nào được phía Ấn Độ đưa ra để chứng minh cho việc họ đã bắn hạ F-16, vì thế có thể nói tỷ số 1:0 đã nghiêng về Pakistan.
No comments:
Post a Comment