Theo MSNBC, các tên lửa siêu thanh Avangard và Kinzhal có thể đi vào phục vụ trong quân đội Nga từ năm 2020, còn tên lửa hành trình sử dụng nhiên liệu hạt nhân Buresvestnik sẽ phải mất ít nhất cả thập kỷ nữa mới sẵn sàng. Những loại vũ khí này đã được giới thiệu hồi tháng 5/2018 như một phần chương trình hiện đại hóa lực lượng hạt nhân chiến lược và chiến thuật Nga.
Các tên lửa đạn đạo truyền thống mang theo đầu đạn hạt nhân vào không gian, rồi sau đó lao trở lại trái đất, xuyên qua bầu khí quyển và nhằm tới mục tiêu.
Tên lửa Avangard không đưa đầu đạn vào không gian, thay vào đó hướng nó theo một quỹ đạo đặc biệt nhưng vẫn trong giới hạn của bầu khí quyển. Tên lửa khi đó đi theo một quỹ đạo bay tương đối phẳng và có thể né tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, ví dụ như hệ thống Ground Based Interceptor.
Tên lửa Avangard
Avangard là một loại vũ khí hạt nhân chiến lược có khả năng đưa các hệ thống radar cảnh báo sớm và phòng thủ tên lửa của Mỹ vào vòng nguy hiểm, ngăn cản phát động một cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ.
Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược (CSIS) của Mỹ tin rằng tên lửa Avangard có tầm bắn gần 6.000km, mang theo đầu đạn có sức công phá 2-megaton (tương đương sức nổ của 2 triệu tấn thuốc nổ TNT). Vũ khí siêu thanh do tốc độ rất cao nên khó điều khiển, khó bắn chính xác, nhưng một đầu đạn có sức công phá cực lớn sẽ bù đắp vào sự thiếu chính xác đó.
Còn tên lửa Kinzhal được cho là loại vũ khí phóng đi từ trên không, là một phiên bản của loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn 9K720 Iskander.
Được gắn trên các tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31, tên lửa Kinzhal có tốc độ Mach 10 (Mach 1 tương đương 1235km/h), tầm bắn 2.000km. Tốc độ cực cao của tên lửa giúp nó dễ dàng tiêu diệt các hệ thống phòng không chiến thuật, ví dụ như hệ thống THAAD và Patriot của Mỹ.
Không giống như Avangard, Kinzhal là một hệ thống vũ khí chiến thuật với đầu đạn công ước hoặc hạt nhân được thiết kế để tấn công các mục tiêu phía sau mặt trận, ví dụ như căn cứ không quân, căn cứ quân sự hoặc trung tâm đầu não. Tên lửa này còn được nói là có khả năng tấn công tàu biển, đặc biệt là nhóm tàu sân bay tấn công.
Máy bay MiG-31 gắn tên lửa Kinzhal
Cả Avangard và Kinzhal đều được nói là sắp tới giai đoạn triển khai vào thực tế. Công nghệ quỹ đạo tăng tốc của Avangard được phát triển trong nhiều năm theo các chương trình vũ khí siêu thanh Yu-71 và Yu-74, trong khi Kinzhal đơn giản là một biến thể từ một loại tên lửa mặt đất.
Còn về Buresvestnik, tên lửa hành trình được cho là có khả năng bay nhiều ngày liên tục bởi sử dụng động cơ năng lượng hạt nhân.
Cộng đồng tình báo thế giới tin rằng nó phải cần đến 10 năm nữa để có thể hoàn thiện, đưa vào sử dụng.
Buresvestnik khi cất cánh sử dụng động cơ xăng, có thể là một động cơ turbo cánh quạt (như máy bay) để cất cánh.
Khi tên lửa đã đạt một tốc độ nào đó, đông cơ nhiên liệu hạt nhân sẽ được kích hoạt và cho phép nó bay với tầm xa gần như không giới hạn.
Về mặt lý thuyết, một tên lửa hành trình sử dụng nhiên liệu hạt nhân có thể bay lòng vòng cả ngày hoặc hơn thế, từ lục địa này qua lục địa kia, tìm kiếm kẽ hở phòng không của đối phương để tấn công.
No comments:
Post a Comment