Trong diễn biến tiếp theo của cuộc xung đột Israel – Palestine và tuyên bố Golan thuộc lãnh thổ Israel của Hoa Kỳ.
Hôm 25/3, theo kênh truyền hình Lebanon Al-Namar, Tổng thư ký Hezbollah Sayyed Hassan Nasrallah đã tiếp một phái đoàn Hamas do Thứ trưởng Bộ Chính trị Sheikh Saleh Al-Aruri dẫn đầu tại Lebanon.
Kết quả của buổi họp là tuyên bố của Hezbollah rằng họ sẽ "tấn công Israel, không ngoại trừ Tel Aviv và các phần còn lại của quốc gia Do Thái nếu Israel không ngưng các hoạt động chuẩn bị cho một Chiến dịch quân sự tại Gaza.".
Điều đáng chú ý là khác với tên lửa tự chế của Hamas, tên lửa của Hezbollah có thể bao phủ gần như toàn bộ lãnh thổ Israel, từ miền nam Lebanon tới khu vực cao nguyên Golan chiếm đóng của Syria.
Tầm bắn của các tên lửa Hezbollah và tỉ lệ bao phủ lãnh thổ Israel
Mối quan hệ đồng minh giữa Hezbollah và Hamas
Trung Đông đã phải đối mặt với vô số các cuộc xung đột, các nhóm vũ trang mọc lên như nấm sau mưa. Dưới đây là một tổng hợp ngắn gọn về hai trong số các tổ chức đó, Hezbollah và Hamas.
Hezbollah hay Đảng của Thượng đế (Hizb Allah) là nhóm Hồi giáo Shia cực đoan thành lập năm 1982 là phản ứng của người Shia Lebanon đối với cuộc xâm lược và chiếm đóng của Israel.
Không có gì đáng ngạc nhiên, Hezbollah là "kẻ địch không đội chung trời" với Israel và các đồng minh Phương Tây.
Hezbollah tham chiến tại Syria trong chiến dịch Tây Qalamoun
Mặc dù Hezbollah hoàn toàn có khả năng hành động theo ý chí của họ, Hezbollah (do vị trí của Lebanon nằm trong một khu vực người Hồi giáo Sunni áp đảo) liên minh chặt chẽ và thường được coi là nhận được các chỉ đạo của chính phủ Shia của Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Hebollah được cho là một "tiền đồn" của Iran chống lại Israel và phương Tây.
Điều đó đã giúp cho Hezbollah nhận được viện trợ về cả tài chính, đào tạo, vũ khí và các hỗ trợ chính trị, ngoại giao từ Tehran và Syria, đồng minh của Tehran ở Damascus.
Hezbollah đã tham gia vào nhiều cuộc tấn công khủng bố chống Mỹ và trở nên khét tiếng vì đã bắt giữ các con tin Phương Tây trong giai đoạn 1982-1992.
Tuy nhiên, họ được hầu hết người Shia Lebanon xem là tổ chức vũ trang hiệu quả duy nhất chống lại các phe phái đối thủ trong cuộc nội chiến ở Lebanon, và chống lại các cuộc tấn công và áp bức của Israel, Mỹ và ngay cả của Syria.
Trong những năm gần đây, Hezbollah đã trở thành một lực lượng quân sự và chính trị quan trọng ở Lebanon, bao gồm việc xuất hiện trong Quốc hội.
Vị thế của Hezbollah ở Trung Đông được tăng cường đáng kể nhờ cuộc phòng thủ kiên cường của họ đối với Israel trong Chiến tranh Lebanon 2006 và dẫn tới việc Israel phải rút quân khỏi Lebanon mà không đạt được bất kỳ mục tiêu chiến tranh nào.
Chiến binh Hamas và thành viên Hezbollah
Hamas - là từ viết tắt trong tiếng Ả Rập của tên chính thức "Phong trào kháng chiến Hồi giáo" là một tổ chức cực đoan của người Hồi giáo Sunni được phát triển từ chi nhánh của phong trào Anh em Hồi giáo tại Palestine trong thời kỳ Intifada (nổi dậy chống lại Israel) đầu tiên vào năm 1987.
Hamas cũng coi Israel là "kẻ thù truyền kiếp" của Israel ở các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với các trung tâm quyền lực ở Bờ Tây và quyền lực chính trị ở Dải Gaza.
Hamas được tổ chức khá lỏng lẻo, nhưng chủ yếu được thế giới biết đến với những đợt tấn công với hàng trăm tên lửa hay các vụ đánh bom tự sát tại miền nam Israel.
Mặc dù lên án các chính sách của Mỹ ủng hộ Israel, nhưng Hamas không trực tiếp tấn công vào Mỹ. Thay vào đó, Hamas chỉ tập trung vào tấn công Israel.
Hamas cũng đồng ý với các thỏa thuận ngưng bắn với Israel như Hezbollah, nhưng sẽ không ký hiệp ước hòa bình với nhà nước Do Thái.
Chiến binh Hamas Palestine
Trong cuộc chiến tranh vẫn đang tiếp diễn tại Syria, được cho là nối tiếp hàng trăm năm xung đột giữa hai cộng đồng Hồi giáo Sunni và Shia đã khiến mối quan hệ Hamas và Hezbollah bị đóng băng.
Tuy nhiên, cùng với việc Hamas ngưng các hoạt động hỗ trợ lực lượng đối lập Syria từ năm 2013 và các động thái lấy lại lòng tin của cả Iran – Syria và Hezbollah, năm 2018 đánh dấu sự trở lại của Hamas trong một liên minh ngầm mạnh mẽ của Iran – Iraq – Syria – Hezbollah và Hamas.
Iran và Hezbollah được cho là đã nối lại các viện trợ quân sự và kinh tế cho Hamas, đặc biệt là vấn đề nâng cấp tên lửa tự chế, khiến cho trong các cuộc tấn công của Hamas tháng 3/2019 các tên lửa này đã vươn tới Tel Aviv, thủ đô tài chính của Irael.
Giờ đây khi Hamas đang phải một lần nữa đối đầu với kẻ địch Do Thái và cầu viện Hezbollah, Hezbollah đã đáp lời.
Hezbollah đang chuẩn bị tấn công từ…Syria
Một phần quan trọng nhất của Cao nguyên Golan thuộc về Syria tới năm 1944 khi Israel chiếm đóng sau chiến tranh 6 ngày. Ngoài Syria, Hezbollah cũng tuyên bố một phần của Cao nguyên này đang bị Israel chiếm đóng và thề quyết giành lại.
Hôm 15/3, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tiết lộ với báo giới rằng các căn cứ "mật" của Hezbollah với hậu cần của Iran và chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad, được cho là đang mở rộng hoạt động tại khu vực cao nguyên Golan do Syria kiểm soát gần Israel.
Theo thông tin được cung cấp bởi cơ quan tình báo Israel Mossad, Ali Moussa Dakdouk, người chịu trách nhiệm trong một vụ tấn công làm thiệt mạng 5 lính Mỹ ở Iraq, đã trở thành lãnh đạo của lực lượng Hezbollah ở khu vực Golan của Syria.
Trong năm 2018-2019, Israel đã liên tục thực hiện các cuộc không kích ở khu vực Golan và sâu trong lãnh thổ Syria nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công tên lửa trong tương lai từ khu vực này vào lãnh thổ Israel.
Mossad đã công bố một video vào ngày 13/3 chỉ ra các công sự của Hezbollah ở Syria. Hezbollah được cho là đã xây dựng các căn cứ đối diện với Golan do Israel chiếm đóng của Syria.
Công sự của Hezbollah tại Golan thuộc Syria
Israel đã tuyên bố rằng các căn cứ này nằm xa với các vị trí của Quân đội Syria và các tuyến đường tuần tra.
Dakdouk chịu trách nhiệm về chi nhánh của Hezbollah này và được cho là được các lãnh đạo Hezbollah giao nhiệm vụ xây dựng một mạng lưới độc lập ở Syria.
Israel cũng tuyên bố rằng phong trào Hezbollah mở rộng hoạt động ở khu vực Golan mà không được chấp thuận của Tổng thống Syria, Bashar Al-Assad và đồng minh của ông này – người Nga.
Tuy nhiên, Hezbollah vẫn cho rằng một phần của Golan mà Israel tuyên bố sát nhập thuộc lãnh thổ Lebanon. Điều này tạo cho họ một lý do cho việc tiếp tục các hoạt động quân sự chống lại IDF tại Golan.
Nông trại Shebaa.
Nông trại Shebaa, dài khoảng 11 km và rộng 2,5 km được cho là lãnh thổ tranh chấp giữa Lebanon và Syria. Năm 1981, Israel sát nhập Cao nguyên Golan và Nông trại Shebaa, một động thái không được cộng đồng quốc tế công nhận ngoại trừ Hoa Kỳ vào năm 2019.
Khu vực này là một điểm nóng bạo lực kể từ khi Israel rút khỏi Lebanon vào tháng 5/2000. Hezbollah tuyên bố rằng việc rút quân chưa hoàn tất vì Shebaa thuộc lãnh thổ Lebanon chứ không phải là Syria.
Cơ quan tình báo Israel cáo buộc rằng các căn cứ phòng thủ của Hezbollah này là giai đoạn đầu tiên của các chiến dịch tấn công vào Israel.
Trong tuần qua, cùng với việc căng thẳng gia tăng giữa Syria và Israel về vấn đề chủ quyền trên khu vực Cao nguyên Golan, tuyên bố của Hezbollah về việc hỗ trợ đồng minh Hamas có khả năng sẽ hiện thực hóa bằng một cuộc tập bằng tên lửa vào khu vực Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát.
Hezbollah được cho là đang có khoảng 100.000 tên lửa các loại, cả quân sự lẫn tự chế đủ khả năng đánh phủ đầu Israel
Còn về phía Syria, tiếp theo tuyên bố công khai về việc xác nhận Golan là lãnh thổ của Israel của Tổng thống Donald Trump, Thứ trưởng Ngoại giao Syria đã đe dọa rằng nếu Israel không từ bỏ việc chiếm đóng Cao nguyên Golan, Syria sẽ cùng với Hezbollah tuyên chiến với nước này.
Các động thái của Hezbollah và Syria, được cho là phụ thuộc rất nhiều vào chiến dịch tấn công Gaza của Israel và thái độ của Iran sau cuộc tấn công này. Trong trường hợp cuộc tấn công chỉ hạn chế ở không kích, các đồng minh của Hamas sẽ không hành động.
Nhưng nếu một cuộc tấn công trên bộ diễn ra, khối liên minh quân sự Shia sẽ phải có hành động đáp trả tương xứng. Trung Đông đang bên bờ vực của một cuộc chiến tranh khu vực.
Ngày 25/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một tài liệu xác nhận cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng của Syria là lãnh thổ của Israel. Hành động nói trên được coi là sự kiện châm ngòi cho xung đột lan rộng ở Trung Đông
No comments:
Post a Comment