Sunday, September 30, 2018

Quân đội Iran giáng "sấm sét, bão lửa" vào khủng bố ở Syria: Đòn thù đã được thực thi

Quân đội Iran giáng
Quân đội Iran giáng "sấm sét, bão lửa" vào khủng bố ở Syria: Đòn thù đã được thực thi
Quân đội Syria giáng trả dữ dội phe thánh chiến khiêu khích
Quân đội Syria giáng trả dữ dội phe thánh chiến khiêu khích
Quân đội Syria tử chiến IS trong chảo lửa Al-Safa, diệt 10 tay súng  khủng bố
Quân đội Syria tử chiến IS trong chảo lửa Al-Safa, diệt 10 tay súng khủng bố
Nga: Hệ thống tác chiến điện tử ở Syria theo dõi được máy bay châu Âu
Nga: Hệ thống tác chiến điện tử ở Syria theo dõi được máy bay châu Âu
Quân đội Iran đêm qua bất ngờ phóng tên lửa tấn công dữ dội quân khủng bố ở miền Bắc Syria nhằm trả đũa vụ xả súng tại Lễ duyệt binh ở Ahvaz.

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết, họ đã tiến hành đợt tấn công nhắm vào những kẻ cầm đầu cuộc tấn công khủng bố hôm 22/9 tại lễ diễu binh ở Ahvaz, khiến 29 người thiệt mạng và hơn 60 người bị thương.

Trong tuyên bố đưa ra trên Sepah, IRGC cho hay, sư đoàn không gian vũ trụ đã nhắm đánh vào "tổng hành dinh của bọn khủng bố" ở phía đông sông Euphrates ở Syria .

Ngoài thông tin trên, IRGC cũng công bố các bức ảnh cho thấy nhiều tên lửa đất đối đất đang được bắn đi và tiêu diệt "số lượng lớn" quân khủng bố.

Trước khi IRGC thông báo cuộc tấn công, nhiều đoạn video đã được đăng tải trên mạng xã hội ghi lại khoảnh khắc các tên lửa rời bệ phóng.

Nhiều người dùng mạng xã hội bình luận rằng, có tổng cộng 8 quả tên lửa được bắn đi, 2 trong số đó đã rơi không lâu sau khi rời khỏi bệ phóng.

Một số hình ảnh của cuộc tấn công được Press TV đăng tải:

Quân đội Iran giáng sấm sét, bão lửa vào khủng bố ở Syria: Đòn thù đã được thực thi - Ảnh 1.

Vệ binh Cách mạng Iran phóng tên lửa.

Quân đội Iran giáng sấm sét, bão lửa vào khủng bố ở Syria: Đòn thù đã được thực thi - Ảnh 2.

Quầng lửa từ động cơ tên lửa thắp sáng một góc trời.

Quân đội Iran giáng sấm sét, bão lửa vào khủng bố ở Syria: Đòn thù đã được thực thi - Ảnh 3.
Quân đội Iran giáng sấm sét, bão lửa vào khủng bố ở Syria: Đòn thù đã được thực thi - Ảnh 4.

Ít nhất 8 quả tên lửa đất đối đất được phóng đi.

Vệ binh Cách mạng Iran phóng tên lửa tấn công khủng bố ở Syria.

Thiếu tướng Lê Xuân Tấu - Tư lệnh Binh chủng TTG: Đơn thương độc mã, một xe cũng tiến công

Thiếu tướng Lê Xuân Tấu - Tư lệnh Binh chủng TTG: Đơn thương độc mã, một xe cũng tiến công
Thiếu tướng Lê Xuân Tấu - Tư lệnh Binh chủng TTG: Đơn thương độc mã, một xe cũng tiến công
Lê Xuân Tấu chỉ huy xe 555 đơn thương độc mã tung hoành trong đồn địch, vừa dùng hỏa lực diệt mục tiêu, vừa dùng xích sắt chà xát, nghiền nát các hỏa điểm.

Ra đời tháng 10.1959 nhưng phải đến đầu năm 1968, Bộ đội Xe tăng Việt Nam mới có dịp "trình làng" tại chiến trường bằng chiến thắng Tà Mây- Làng Vây vang dội.

Đây là trận thắng mở màn cho truyền thống "Đã ra quân là chiến thắng" của binh chủng, khẳng định sức mạnh đột kích của xe tăng trên chiến trường Việt Nam.

Trong trận đánh đó, xe tăng PT76 số hiệu 555 đã lập công xuất sắc, góp phần vào chiến thắng của đơn vị và cũng bước đầu tôn vinh người anh hùng đầu tiên của bộ đội xe tăng Việt Nam- Anh hùng Lê Xuân Tấu - Thiếu tướng Tư lệnh Binh chủng Tăng Thiết giáp trước khi nghỉ hưu.

Thiếu tướng Lê Xuân Tấu - Tư lệnh Binh chủng TTG: Đơn thương độc mã, một xe cũng tiến công -  Ảnh 1.

Thiếu ướng Lê Xuân Tấu, Anh hùng LLVTND, nguyên Tư lệnh binh chủng tăng thiết giáp chia sẻ cách thức hành quân bí mật để binh chủng Tăng – thiết giáp có mặt ở Đường 9 - Nam Lào. Ảnh: ĐCSVN.

Đơn thương độc mã- Một xe cũng tiến công

Khi đi chiến trường, xe tăng 555 thuộc biên chế Đại đội 3, Tiểu đoàn 198 và do trưởng xe Lê Xuân Tấu chỉ huy.

Lê Xuân Tấu sinh ngày 10.9.1944, quê quán tại xóm Thượng, xã Đôn Nhân, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi tốt nghiệp bậc trung học, Lê Xuân Tấu được gọi nhập ngũ ngày 5.4.1963. Do trình độ học vấn cũng như sức khỏe tốt, anh được tuyển chọn vào bộ đội xe tăng.

Thiếu tướng Lê Xuân Tấu - Tư lệnh Binh chủng TTG: Đơn thương độc mã, một xe cũng tiến công - Ảnh 2.

Thiếu tướng Lê Xuân Tấu - Anh hùng LLVTND, nguyên Tư lệnh binh chủng Tăng Thiết giáp.

Đến giữa năm 1965, Lê Xuân Tấu được điều về Đại đội 3, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Tăng 203 vừa mới thành lập với chức vụ trưởng xe.

Tại đây, anh được phân công tiếp nhận và chỉ huy xe PT-76 số hiệu 555. Kíp xe 555 ngoài anh còn có Nguyễn Vũ Cỏn - lái xe, Nguyễn Văn Tuấn - pháo thủ.

Ngày 19.8.1967, Bộ Tư lệnh Thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thành lập Tiểu đoàn 198 độc lập, gồm 2 đại đội tăng (3 và 9) với 22 xe tăng PT-76 cùng các phân đội bảo đảm để chuẩn bị đi chiến trường.

Ngày 14.10.1967, Tiểu đoàn 198 xuất phát từ Lương Sơn, Hòa Bình hành quân vào chiến trường. Đây là lần đầu tiên xe tăng cơ động vào chiến trường miền Nam trên quãng đường xấp xỉ 1000 km trước sự ngăn chặn quyết liệt của không quân Mỹ.

Trong quá trình hành quân, ngày 25.10.1967, Lê Xuân Tấu vinh dự được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và được bổ nhiệm chức vụ trung đội phó Trung đội 3.

Thiếu tướng Lê Xuân Tấu - Tư lệnh Binh chủng TTG: Đơn thương độc mã, một xe cũng tiến công - Ảnh 3.

Xe tăng bơi PT-76 số hiệu 555 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Sau hơn 2 tháng hành quân vượt đường Trường Sơn, Lê Xuân Tấu cùng đơn vị của mình đã đến vị trí tập kết ở Nậm Khang, chuẩn bị tham gia Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Đây cũng là lần đầu tiên xe tăng Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất trận.

Trong chiến dịch này, Đại đội 3, Tiểu đoàn 198, được phối thuộc với Trung đoàn 24, Sư đoàn bộ binh 304 tấn công cứ điểm Tà Mây nằm trong cụm cứ điểm Huội San, do một tiểu đoàn Quân đội Hoàng gia Lào trấn giữ.

Thời điểm này, kíp xe 555 gồm có các thành viên: Trưởng xe Lê Xuân Tấu, lái xe Hoàng Đức Miêng và pháo thủ Nguyễn Văn Tuấn.

Lúc 23.30 đêm 23.1.1968, Đại đội 3 xe tăng xuất phát tấn công Tà Mây. Do trên đường hành quân, các xe tăng bị không kích dữ dội cộng với đường khó đi, bị sa lầy... nên chỉ có 2 xe 555 và 558 đến được cứ điểm Tà Mây để tham chiến.

Tuy nhiên, khi xung phong đến hàng rào cứ điểm thì xe 558 bị đứt xích phải dừng lại tại chỗ bắn yểm trợ, cửa mở cũng chưa thông. Trước tình huống đặc biệt khó khăn ấy, Lê Xuân Tấu đã lệnh cho lái xe tăng tốc độ càn qua hàng rào lao vào cứ điểm địch.

Vượt qua được hàng rào, Lê Xuân Tấu chỉ huy xe 555 đơn thương độc mã tung hoành trong đồn địch, vừa dùng hỏa lực diệt địch, vừa dùng xích sắt chà xát, nghiền nát các hỏa điểm, cùng với bộ binh tấn công chiếm lĩnh hoàn toàn cứ điểm Tà Mây vào lúc 8 giờ ngày 24.1.1968.

Thiếu tướng Lê Xuân Tấu - Tư lệnh Binh chủng TTG: Đơn thương độc mã, một xe cũng tiến công -  Ảnh 4.

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Xuân Tấu và xe tăng PT-76 số hiệu 555.

Vết xích- cuộc đời

Sau trận Tà Mây, Đại đội 3 tiếp tục chuẩn bị để tấn công cứ điểm Làng Vây. Lúc 23.25 ngày 6.2.1968, trận đánh bắt đầu. Xe 555 dẫn đầu đội hình Trung đội 3 của Đại đội xe tăng 3 hỗ trợ Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 24 Bộ binh tấn công vào cao điểm 230 và nhanh chóng tiêu diệt quân địch ở đây.

Sau đó, Trung đội 3 của ông tiếp tục xung phong sang cao điểm 320 hỗ trợ đơn vị bạn đang diệt địch tại khu vực này. Đến 3 giờ sáng ngày 7.2.1968, cứ điểm Làng Vây hoàn toàn thất thủ. Trận đánh thắng lợi đã mở đầu cho truyền thống "Đã ra quân là đánh thắng" của bộ đội TTG Việt Nam.

Thiếu tướng Lê Xuân Tấu - Tư lệnh Binh chủng TTG: Đơn thương độc mã, một xe cũng tiến công - Ảnh 5.

Sau những trận đánh đầu tiên, Lê Xuân Tấu cùng đơn vị tiếp tục tham gia Chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào, được thăng lên chức vụ Đại đội trưởng Đại đội Tăng 3 và tham gia chiến đấu tại cao nguyên Boloven, Lào.

Tháng 11 năm 1971, tiểu đoàn 198 được chuyển sang Trung đoàn Bộ binh cơ giới 202. Trong Chiến dịch Xuân Hè 1972, Lê Xuân Tấu cùng đơn vị tham chiến tại phía Tây Nam Thị xã Quảng Trị, cùng đơn vị đánh xuống tận Phong Điền, Thừa Thiên.

Tính từ năm 1968 đến năm 1972, Lê Xuân Tấu cùng đơn vị mình tham gia đánh 5 trận và đều lập công xuất sắc. Với những thành tích này, ngày 19 tháng 5 năm 1972, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Lê Xuân Tấu.

  • Bằng tên lửa S-300, Nga đột ngột "chơi rắn" với Israel: Tay chơi bản lĩnh, khôn ngoan!

  • Isarel không thể tiêu diệt S-300 Nga: Su-30 và Su-27 sẽ "xé nát" F-16 trong vòng 30 giây!

  • Syria phải trả Nga bao nhiêu để có được S-300 "biến bầu trời thành hỏa ngục"?

Ông trở thành người đầu tiên được phong Anh hùng của lực lượng Tăng - Thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông được đưa đi đào tạo về chỉ huy xe tăng ở Liên Xô. Sau khi về nước, trải qua nhiều cương vị công tác, năm 2002 ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh binh chủng Tăng Thiết giáp và thăng hàm Thiếu tướng vào tháng 7.2003.

Là người anh hùng đầu tiên của bộ đội xe tăng, lại là Tư lệnh binh chủng song Lê Xuân Tấu luôn giản dị, khiêm tốn, gần gũi chan hòa với anh em bộ đội và được cán bộ, chiến sĩ xe tăng các thế hệ hết sức yêu mến, kính trọng.

Xe tăng Mỹ liên tục bị khủng bố IS biến thành "đống sắt vụn"

Xe tăng Mỹ liên tục bị khủng bố IS biến thành
Xe tăng Mỹ liên tục bị khủng bố IS biến thành "đống sắt vụn"
Các xe tăng do Mỹ sản xuất bị IS bắn hạ bằng súng phóng lựu, mìn hoặc bộc phá, và trong phần lớn trường hợp, mọi thứ đều chấm dứt một cách thê thảm: M60 "biến thành đống sắt vụn".

Các xe tăng M60 của Mỹ tiếp tục bốc cháy và nổ tung. Nếu trước đây trên mạng từng xuất hiện những bức ảnh về các khí tài bị tiêu diệt từ Thổ Nhĩ Kỳ và Yemen thì lần này Quân đội Ai Cập ngày càng mất nhiều xe tăng trong quá trình triển khai chiến dịch chống phiến quân tại Sinai.

Cách đây không lâu, các phần tử khủng bố thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã từng thành công trong việc vô hiệu hóa hoàn toàn thêm một cỗ máy thiết giáp nữa. Sau khi trúng đạn phản lực, chiếc M60 hoàn toàn bị phá huỷ.

Theo chuyên gia quân sự Nga Yury Lyamin, đây không phải là thiệt hại đầu tiên. Ai Cập thường xuyên bị mất khí tài thiết giáp ở đây, bao gồm cả những mẫu xe tăng lỗi thời do Mỹ sản xuất.

Do các phiến quân không có nhiều các tổ hợp tên lửa chống tăng, nên thông thường các xe tăng bị bắn hạ bằng súng phóng lựu (RPG) hoặc mìn và bộc phá. Trong phần lớn các trường hợp, mọi thứ đều chấm dứt một cách thê thảm – các xe tăng M60 biến thành đống sắt vụn.

Xe tăng Mỹ liên tục bị khủng bố IS biến thành đống sắt vụn - Ảnh 1.
Xe tăng Mỹ liên tục bị khủng bố IS biến thành đống sắt  vụn - Ảnh 2.

Ảnh chụp từ trang Twitter của Manny Calavera với lời bình luận "M60A3 bị bắn hạ ở Sinai"

Nhiều người ngạc nhiên với việc Ai Cập sử những xe tăng dễ bị bắn hạ này chứ không phải các xe tăng M1A1 hiện đại và có khả năng phòng vệ tốt hơn.

Theo thông tin của ông Lyamin, các xe tăng "Abrams" hiện đang có mặt trong hàng ngũ của các sư đoàn xe tăng, còn trên bán đảo Sinai chỉ có một số đơn vị cơ giới với các xe tăng chủ lực là M60 tham chiến.

  • S-300 Nga đang tới, Israel thách thức: "Ai đó bắn vào máy bay, chúng tôi sẽ tiêu diệt họ"

"Phần lớn trong số này được Ai Cập tiếp nhận vào đầu thập niên 90 dưới dạng hỗ trợ quân sự do thừa các khí tài chiến đấu của Mỹ từng được lưu kho phòng trường hợp xảy ra một cuộc chiến quy mô toàn cầu ở Châu Âu. Những cỗ máy này đã cũ và cần được thay thế bằng khí tài hiện đại", chuyên gia quân sự Nga cho biết.

Hiện nay trong đội xe tăng Ai Cập, ngoài những xe tăng của Mỹ còn có T-55 và T-62 tiếp nhận của Liên Xô.

Giới thiệu xe tăng chiến đấu chủ lực L3 Destroyer M60A3

Nga thua trắng Mỹ 0-2 nếu nổ ra chiến tranh: Trứng chọi đá?

Nga thua trắng Mỹ 0-2 nếu nổ ra chiến tranh: Trứng chọi đá?
Nga thua trắng Mỹ 0-2 nếu nổ ra chiến tranh: Trứng chọi đá?
Theo trang mạng Sina (Trung Quốc), gần đây một tướng hải quân giấu tên của phương Tây đã nhận định rằng, nếu nổ ra chiến tranh Mỹ-Nga, Moscow chắc chắn sẽ thua với tỷ số 0-2.

Điều đó cho thấy lực lượng hải quân mạnh mẽ ngày nào của Nga đã không còn tồn tại. Theo Sina, kết quả này, xét trên thực tế, cũng hợp lý vì Hải quân Nga đã bị đình trệ kể từ khi Liên Xô sụp đổ, còn Hải quân Mỹ hàng năm vẫn được đẩy nhanh tốc độ phát triển.

"Chắc chắn Nga không thể tìm thấy bấy kỳ lợi thế nào khi đối mặt với ưu thế tuyệt đối của Mỹ" - Sina viết.

Sina cho rằng, Hải quân Mỹ chắc chắn là hải quân mạnh nhất vì Washington đã phát triển lực lượng đông đảo các tàu sân bay hạt nhân, trong đó tàu lớp Nimitz hiện tại vẫn là chủ lực của Hải quân Mỹ.

Các tàu sân bay này có lượng giãn nước lên tới 100.000 tấn, có thể mang được 70 đến 80 chiến đấu cơ trên tàu. Do tàu trang bị thiết bị phóng nên hiệu quả cất cánh của chiến đấu cơ trên tàu rất cao, gấp 2 lần so với phương thức cất cánh theo kiểu nhảy cầu trên các tàu sân bay khác. Ngoài ra, tàu còn được trang bị máy bay cảnh báo hiện đại.

Tàu sân bay lớp Ford của Mỹ hiện cũng đã đi vào phục vụ, tuy lượng giãn nước không được nâng cao nhiều so với lớp Nimitz nhưng những thay đổi chi tiết khiến tàu sân bay này có bước nhảy vọt về chất.

Đầu tiên là khâu thiết kế hình dáng thân tàu đã tính đến yếu tố tàng hình, khiến toàn bộ tàu rất gọn gàng. Tiếp theo là trang bị hệ thống lực đẩy mới, giúp tàu nâng cao hiệu suất hoạt động.

Điều quan trọng nhất là tàu lớp Ford sử dụng công nghệ phóng điện từ, cho phép tàu tự điều chỉnh độ mạnh yếu khi phóng máy bay, giúp hiệu quả triển khai được nâng cao đáng kể.

Nga thua trắng Mỹ 0-2 nếu nổ ra chiến tranh: Trứng  chọi đá? - Ảnh 1.

So sánh thực lực hải quân hai nước Mỹ và Nga. Ảnh minh họa

Bên cạnh tàu sân bay Mỹ không thể thiếu tàu chiến Aegis, loại tàu này đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ tàu sân bay Mỹ.

Quân đội Mỹ đã phát triển 2 mẫu tàu Aegis gồm tàu tuần dương và tàu khu trục. Radar mảng pha mà nó sử dụng không chỉ có phạm vi hoạt động xa, mà còn có khả năng chống gây nhiễu mạnh.

  • Đối đầu S-300: Máy bay bị bắn hạ chỉ là chuyện nhỏ, mất thứ này mới khiến Israel đau nhất!

Hệ thống phóng thẳng đứng của tàu có thể đạt góc phòng thủ 360 độ. Theo Sina, so với tàu chiến của Nga thì hỏa lực của các tàu chiến Mỹ không bằng, nhưng khả năng thông tin liên lạc và tác chiến tổng thể tuyệt đối bỏ xa tàu Nga.

Ngoài ra, Mỹ còn có tàu khu trục DDG-1000 rất mạnh. Tuy trong mắt nhiều phía, con tàu này không có gì đáng sợ nhưng nếu bỏ qua yếu tố thực chiến thì đây là một con tàu thử nghiệm công nghệ rất thành công của quân đội Mỹ, bởi phần lớn công nghệ trang bị trên tàu có thể được ứng dụng cho các tàu chiến trong tương lai.

Hơn nữa, con tàu khổng lồ 15.000 tấn này không hoàn toàn vô dụng, vì nó cũng có thể được sử dụng như một trạm radar di động trên biển.

Tờ báo Trung Quốc cho hay, ở bên kia chuyến tuyến, thứ vũ khí duy nhất của Hải quân Nga có thể sánh được với Hải quân Mỹ là tàu ngầm. Song, mặc dù tính năng tổng thể của tàu ngầm lớp Borei Nga mạnh hơn tàu ngầm lớp Ohio Mỹ nhưng số lượng tàu lớp Borei đang phục vụ của Nga không nhiều, trong khi Mỹ vẫn còn nhiều tàu Ohio dự phòng để nâng cấp.

Hơn nữa, số lượng tên lửa mà chúng mang theo cũng không thể bằng tàu Ohio. Cụ thể, tàu ngầm Ohio có thể mang được 24 tên lửa, còn tàu Borei chỉ có thể mang được 16 tên lửa.

F/A-18F Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay USS Gerald R. Ford

Bằng tên lửa S-300, Nga đột ngột "chơi rắn" với Israel: Tay chơi bản lĩnh, khôn ngoan!

Bằng tên lửa S-300, Nga đột ngột
Bằng tên lửa S-300, Nga đột ngột "chơi rắn" với Israel: Tay chơi bản lĩnh, khôn ngoan!
Isarel không thể tiêu diệt S-300 Nga: Su-30 và Su-27 sẽ
Isarel không thể tiêu diệt S-300 Nga: Su-30 và Su-27 sẽ "xé nát" F-16 trong vòng 30 giây!
Nga đang biến không phận Syria thành "vùng không thể xâm phạm"
"Rồng lửa" S-400 uy lực hơn gì so với S-300 mà Syria nóng lòng sở hữu thêm?
Lúc này dư luận không nhìn về chiếc Il-20 Nga bị bắn hạ nữa mà người ta tập trung vào cảnh chính: Các đơn vị tên lửa S-300 mới nhất "ùn ùn" kéo sang "chuyển giao" cho QĐ Syria.

Có bao nhiêu tổ hợp S-300 được chuyển đến Syria?

Một vài thông tin xuất hiện gần đây dường như cho thấy tương đối rõ số lượng các tổ hợp S-300 sẽ được chuyển đến Syria.

Ở giai đoạn đầu tiên, sẽ có 2 trung đoàn S-300. Theo biên chế, mỗi trung đoàn có 2 hệ thống (tiểu đoàn), mỗi tiểu đoàn có 3 tổ hợp, mỗi tổ hợp có 4 bệ phóng. Như vậy tổng cộng có khoảng 48 bệ phóng tên lửa S-300 sẽ xuất hiện tại Syria.

Trước đây, các chuyên gia quân sự ước tính số lượng các tổ hợp S-300 mà Syria cần là từ 3 đến 4 tiểu đoàn S-300 (36-48 bệ phóng) là đủ để bảo vệ các cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng. Nhưng để bảo vệ một khu vực rộng đến biên giới sẽ cần khoảng 5-6 Trung đoàn, tức từ 10-12 tiểu đoàn S-300.

Trong tình hình hiện tại, S-300 phải bảo vệ bờ biển Syria, cũng như biên giới với Lebanon, Israel, Jordan và Iraq. Do đó, có thể giả định rằng độ bão hòa với các phức hợp này sẽ đạt mức tối đa có thể.

Bằng tên lửa S-300, Nga đột ngột chơi rắn với Israel: Tay chơi bản lĩnh, khôn ngoan! - Ảnh 1.

Tổng cộng có khoảng 48 bệ phóng tên lửa S-300 sẽ xuất hiện tại Syria. Ảnh minh họa.

Rõ ràng, các tổ hợp S-300 của Nga chuyển giao cho Syria không thiếu, nhưng điều quan trọng nhất trong chiến dịch tăng cường phòng thủ của Syria là trang bị cho các lực lượng phòng không của Syria theo 2 bước đã, đang triển khai thực hiện của BQP Nga, đó là:

1. Các sở chỉ huy phòng không và các đơn vị phòng không Syria sẽ được trang bị các hệ thống điều khiển tự động, hệ thống điều khiển tự động này cho đến nay chỉ được cung cấp cho các lực lượng vũ trang Nga.

Điều này sẽ đảm bảo việc quản lý tập trung tất cả các lực lượng và cơ sở phòng không của Syria, theo dõi tình hình không khí và nhận lệnh nhanh chóng, chính xác các chỉ định mục tiêu.

Quan trọng nhất, việc xác định tất cả các máy bay của Nga bằng các phương tiện phòng không của Syria sẽ được đảm bảo (không có tình trạng "quân ta bắn quân mình" như vừa qua khi không có mã IFF).

Bằng tên lửa S-300, Nga đột ngột chơi rắn với Israel: Tay chơi bản lĩnh, khôn ngoan! - Ảnh 2.

2. Nga sẽ tiến hành chế áp vô tuyến điện tử trong điều hướng vệ tinh, radar trên không và hệ thống thông tin liên lạc của máy bay tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Syria ở các khu vực giáp với Syria trên Biển Địa Trung Hải.

Vậy là xong! Nga đã cơ động lực lượng phòng không mạnh sang Syria với một số lượng, chất lượng đủ để cho Quân đội Syria phòng thủ trước bất kỳ kẻ thù nào xâm phạm không phận của mình.

Khi được hỏi bởi Tân Hoa Xã điều gì sẽ xảy ra nếu Israel tiếp tục tấn công Syria sau khi nhận được hệ thống tên lửa S-300, ông Mekdad, Thứ trưởng Ngoại giao Syria nói: "Hãy để người Do Thái thử, và chúng tôi sẽ tự bảo vệ mình như trước đây".

Nga thiết lập vùng cấm bay "de facto"

Nói gọn là là sau vụ Il-20 bị bắn hạ thì có vẻ như Nga đã chuẩn bị sẵn cho tình huống xấu này nên không chấp nhận và không bao giờ có ý định giải quyết vụ việc bằng biện pháp chính trị, cho nên, Nga từ chối lời đề nghị của Thủ tướng Israel cử phái đoàn cao cấp của chính phủ sang… trình bày.

Bằng tên lửa S-300, Nga đột ngột chơi rắn với Israel: Tay chơi  bản lĩnh, khôn ngoan! - Ảnh 3.

Nga tung chứng cứ sắc bén chỉ rõ Israel là "tội đồ" vụ Il-20 bị hạ ở Syria.

Trong khi đó Nga yêu cầu làm rõ vụ việc trên cơ sở của cơ quan chuyên môn là không quân, vì thế, chỉ Tư lệnh không quân Israel được sang Nga để tường trình, chứng minh Israel có lỗi hay không…

Kết quả, Nga đã tung ra con bài cuối là hồ sơ quản lý theo dõi của hệ thống phòng không S-400 trong khu vực xảy ra vụ việc khiến các nhà chức trách không quân Israel hết cãi, bào chữa cho hành vi thù địch của mình.

Nga chỉ chờ vậy và ra tay. Nói cách khác, người Nga đã chuẩn bị và chờ đợi để thực hiện phương án này lâu lắm rồi và vụ Il-20 có thể là một trong số các tình huống để chớp thời cơ mà thôi.

Căn cứ vào các bước triển khai tổ chức thực hiện của Bộ QP Nga theo mệnh lệnh của Tổng thống Nga Putin thì Nga-Syria đã thiết lập một khu vực cấm bay trên thực tế (de facto) mà không phải là một khu vực cấm bay chuẩn mực (de jure).

Điều này có nghĩa là Nga không tuyên bố một vùng cấm bay chính thức với những điều kiện, quy định rõ ràng (de jure) nhưng trên thực thế thì đã có một vùng được thiết lập theo tinh thần đó.

Việc thiết lập một khu vực cấm bay trên thực tế (de facto) hay có thể gọi là "một vùng cấm bay không chính thức" cho phép Nga có một sự linh hoạt trong phương án xử lý với từng quốc gia, từng loại máy bay và cách thức xử lý theo các tình huống như theo dõi, giám sát hoặc đàn áp…

Chính sự khôn ngoan này tạo ra cho Nga một thế đàm phán rất mạnh với các bên trong cuộc chiến tại Syria và Trung Đông.

Bằng tên lửa S-300, Nga đột ngột chơi rắn với Israel: Tay chơi bản lĩnh, khôn  ngoan! - Ảnh 4.

Nga sẽ chuyển nhiều hệ thống S-300 cho Syria để tăng cường năng lực phòng không.

Tại sao Nga đột ngột "chơi rắn" với Isarel?

Có một điểm chung trong vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 và vụ Israel là tác nhân gây ra IL-20 bị hạ làm thiệt mạng 15 lính Nga là cách xử lý của Nga-Putin. Đó là, Nga ngay lập tức kéo S-300, S-400 đến Syria, tuyên bố vùng cấm bay và đề ra "quy tắc tham gia" mới.

Vụ Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đã khiến cho ông Erdogan vốn "ngang tàng" phải... nhũn như con chi chi, phải xin lỗi Nga và hiện giờ đã đi vào khuôn khổ, và thú vị nhất là Thổ Nhĩ Kỳ lại trở thành đối tác của Nga trong chiến trường Syria đầy phức tạp.

  • Tiêm kích F-16 Israel "mất tích" từ hôm IL-20 bị bắn hạ: Nga ra đòn quá hiểm?

  • Tên lửa S-300 Syria chính thức "kết liễu" tiêm kích F-16 Israel?

Còn vụ Il-20 bị bắn hạ? Nga muốn gì ở Israel? Thực ra Nga không muốn và không thể "truy cùng đuổi tận" Israel, nhưng khi triển khai chuyển giao S-300 cho Syria và thiết lập trên thực tế một khu vực cấm bay, Nga nhằm 2 mục đích:

Thứ nhất là cảnh cáo Israel khi đã bước qua giới hạn đỏ, yêu cầu Israel thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận đã có và thiết lập lại thỏa thuận mới theo điều kiện của Nga tức là thiết lập một "quy tắc chơi" mới giữa Nga và Israel .

Tình trạng Israel chỉ thông báo trước cho Nga 10% trong hơn 200 vụ không kích trên lãnh thổ Syria và thông báo sai vị trí tấn công phải chấm dứt. Israel phải theo một khuôn khổ mới hay quy tắc chơi mới, nếu không, Nga sẽ đáp trả tùy theo các tình huống có sẵn…

Thứ hai là tăng cường khả năng chiến đấu cho Nga-Syria trước các kẻ thù tiềm năng là Liên minh Mỹ-Anh-Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ trên chiến trường Syria trong tình hình căng thẳng đã, đang diễn ra.

Rõ ràng, độ tin cậy về thỏa thuận giữa Erdogan và Putin tại Sochi về vùng đệm ở Idlib không cao và Nga-Syria vẫn chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng Idlib trong tình huống không quân Thổ Nhĩ Kỳ và không quân Mỹ-Anh-Pháp can thiệp.

Đồng thời, về lâu dài, việc lực lượng vũ trang Syria sở hữu S-300 đã tạo ra một sự bất mãn lớn, một nguy cơ đe dọa cho lực lượng Mỹ tại Syria…

Điều không lạ là Israel phản ứng (đương nhiên) và Mỹ coi đó là sự leo thang chiến tranh của Nga khi chuyển giao S-300 cho Syria, vì cả hai đều bất hợp pháp vi phạm chủ quyền của Syria khi tấn công vào lãnh thổ Syria với bất kỳ lý do nào.

Bằng tên lửa S-300, Nga đột ngột chơi rắn với Israel: Tay chơi bản lĩnh, khôn ngoan! - Ảnh 6.

Điều lạ là việc triển khai S-300 cho Syria đã có được sự tôn trọng của thế giới Ả Rập và bất ngờ nhất là Liên đoàn Ả Rập, từ trước đến nay luôn chống lại chế độ Assad thì nay lần đầu tiên lại ủng hộ quyết định này…

  • S-300 Nga đang tới, Israel thách thức: "Ai đó bắn vào máy bay, chúng tôi sẽ tiêu diệt họ"

  • Syria phải trả Nga bao nhiêu để có được S-300 "biến bầu trời thành hỏa ngục"?

  • Tiêm kích tàng hình F-35B rơi tan xác, niềm tự hào của KQ Mỹ bị "cái tát trời giáng"!

"Cảm ơn mẹ, Nga, vì đã hạn chế một đứa trẻ không ai bình định trong một thời gian dài" là lời cảm thán của tờ Haaretz Israel.

Như vậy có thể nói, lần đầu tiên trong một thời gian dài, một quyền lực khác (Mỹ) đã biểu hiện rõ ràng với Israel rằng, ảnh hưởng, sức mạnh của nó không phải là vô hạn và rằng Mỹ sẽ không thể bảo kê nó mãi mãi để khiến cho Israel luôn "kiêu ngạo", vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Lần đầu tiên sau một thời gian dài, có một quốc gia đã chỉ thẳng vào Israel tuyên bố: Dừng ngay tại đó, ít nhất là Syria! Quốc gia đó là Liên bang Nga, sức mạnh Nga đã ra tay khép Israel vào khuôn khổ.

Quả thật, Nga là tay chơi chính có bản lĩnh, khôn ngoan trên chiến trường Syria và địa chính trị Trung Đông.

Bộ trưởng QP Nga công bố chuyển giao S-300 cho Syria

Isarel không thể tiêu diệt S-300 Nga: Su-30 và Su-27 sẽ "xé nát" F-16 trong vòng 30 giây!

Isarel không thể tiêu diệt S-300 Nga: Su-30 và Su-27 sẽ
Isarel không thể tiêu diệt S-300 Nga: Su-30 và Su-27 sẽ "xé nát" F-16 trong vòng 30 giây!
Nga đang biến không phận Syria thành "vùng không thể xâm phạm"
"Rồng lửa" S-400 uy lực hơn gì so với S-300 mà Syria nóng lòng sở hữu thêm?
Đối đầu S-300: Máy bay bị bắn hạ chỉ là chuyện nhỏ, mất thứ này mới khiến Israel đau nhất!
Đối đầu S-300: Máy bay bị bắn hạ chỉ là chuyện nhỏ, mất thứ này mới khiến Israel đau nhất!
Cựu Phó tư lệnh Không quân Nga, ông Aytech Bizev cho rằng Isarel không thể tiêu diệt được S-300 bởi tổ hợp này không đứng một mình mà nó còn được bảo vệ bởi nhiều hệ thống khác.

Quyết tâm tiêu diệt S-300 của Israel đã có từ lâu...

Việc Nga cung cấp cho Syria các hệ thống S-300 thực sự đã khiến giới lãnh đạo cấp cao Isarel lo ngại. Trên các phương tiện truyền thông của nước này ngày càng xuất hiện nhiều bài viết mang tính hoảng hốt, kiểu như "điều này sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường", "Isarel sẽ gặp ác mộng".

Thực ra, ở đó người ta ít nghĩ tới việc các cuộc không kích đất nước láng giềng không thể không dẫn tới những hậu quả khôn lường và có cả những đề xuất giải quyết vấn đề theo các phương pháp truyền thống: tiếp tục ném bom, kể cả tấn công các tổ hợp tên lửa phòng không của Nga.

Về phần mình, người Syria đón nhận rất nồng nhiệt tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu về việc chuyển giao hệ thống S-300. Đại sứ Syria tại Moscow, ông Riad Haddad nhấn mạnh rằng, những tổ hợp này cần thiết cho đất nước của ông để bảo vệ Damascus trước sự hung hăng của Isarel.

Tiếp sau ông Shoigu, kế hoạch chuyển giao S-300 cho Syria cũng được Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận. Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Isarel Benjamin Netanyahu ông Putin tuyên bố rằng, đây là biện pháp phù hợp trong bối cảnh phức tạp hiện nay, giúp ngăn chặn những mối đe dọa tiềm ẩn nhằm vào các quân nhân Nga.

Thực ra, chính quyền Isarel đang cố gắng khẳng định với Nga rằng những quân nhân của Nga có mặt tại Syria không hề bị đe doạ, các cuộc tấn công có chủ đích không nhằm vào những căn cứ của Nga.

Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều hoàn toàn khác. Chiếc máy bay chở các quân nhân Nga bị bắn hạ tự nói lên điều cần nói - những mối hiểm họa hoàn toàn có thực. Liên quan tới các cuộc tấn công có chủ đích, thì không thể loại trừ nỗ lực phá hủy các tổ hợp S-300 của Nga ở Syria.

Hơn nữa, rất lâu trước thảm kịch IL-20, người Isarel (trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Avigdor Liberman) đã từng đe dọa sẽ làm điều đó nếu Moscow dám chuyển giao các tổ hợp này cho Syria.

Một vài blogger Isarel còn tích cực đề xuất những phương pháp để phá hủy S-300. Họ cho biết rằng từng có những trường hợp tương tự, chỉ là vào thời điểm khác và với khí tài khác.

Lấy ví dụ, vào năm 1969, người Isarel đã chiếm được trạm radar P-12 mà Liên Xô chuyển giao cho Ai Cập. Trong khuôn khổ cuộc chiến tranh Libăng năm 1982, các tổ hợp tên lửa phòng không đã bị tiêu diệt nhờ các cuộc không kích và tên lửa ồ ạt.

Thêm một phương án nữa - sử dụng hệ thống vô hiệu hóa điện tử. Nó từng được sử dụng vào năm 2007 trong cuộc tấn công của Isarel nhằm vào Syria: Các hệ thống phòng không đã bị vô hiệu hoá. Không loại trừ chiến dịch bộ binh nhằm tiêu diệt S-300 - thủ tiêu các nhân sự điều khiển hoặc cử nhóm biệt kích đến để phá hủy khí tài "gây khó" cho Isarel.

Tờ báo "Vzglyad" của Nga đã dẫn lời một vài chuyên gia thảo luận về việc Isarel có thể tiêu diệt được các tổ hợp phòng không của Nga hay không. Chuyên gia quân sự độc lập Anton Lavrov cho rằng, các phương án sử dụng bộ binh hay biệt kích ít có khả năng xảy ra. Các phương án chiến tranh điện tử cũng không thực tiễn - không hiệu quả đối với S-300.

Nhiều khả năng, Isarel sẽ triển khai các cuộc không kích, lấy ví dụ, sử dụng các máy bay tiêm kích F-35. Ông Lavrov nhắc rằng, người Isarel có không ít kinh nghiệm trong việc chống lại các phương tiện phòng không của Syria.

Chuyên gia này bổ sung rằng, hậu quả có thể dẫn tới một "trận không chiến lớn", các hệ thống phòng không không thể đánh bật được hàng trăm máy bay. Cũng có thể Isarel sẽ kêu gọi thêm Mỹ đứng về phía mình để Washington độc lập triển khai các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình nhằm vào Syria.

Isarel không thể tiêu diệt S-300 Nga: Su-30 và Su-27 sẽ xé nát F-16 trong vòng 30 giây! - Ảnh 1.

Hệ thống phòng không S-300 PMU-1 của Nga khai hỏa. Ảnh: Sputnik

...nhưng tại sao Isarel không thể phá hủy được S-300?

Cựu Phó tư lệnh Không quân Nga, ông Aytech Bizev cho rằng Isarel không thể tiêu diệt được S-300.

"Tổ hợp này không đứng một mình. Đó là cả một hệ thống. Vòng trong của nó được các tổ hợp Pantsir bảo vệ, và còn nhiều phương tiện khác như tác chiến điện tử…Tổ hợp cũng được bảo vệ bằng các hệ thống như máy bay Su-30 và Su-27. Chúng sẽ "xé nát" F-16 Israel trong vòng 30 giây", tờ báo Vzglyad trích dẫn lời nguyên Phó tư lệnh Không quân Nga.

Những người Isarel suy nghĩ tỉnh táo cho rằng, chính quyền của họ sẽ không dám ném bom S-300 vì những lý do chính trị, bởi vì điều đó có thể dẫn tới cuộc xung đột trực tiếp với Nga.

Trên thực tế, ở Isarel đến phút cuối cùng vẫn không muốn tin là Moscow cương quyết thực hiện nước cờ này - cung cấp cho Syria các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại.

Điều này sẽ giống như sự xâm phạm một "ranh giới đỏ" nào đó trong mối quan hệ song phương. Việc Tel-Aviv tự xâm phạm "ranh giới đỏ" lại bị Isarel phủ nhận cương quyết khi hoàn toàn đổ lỗi cho người Syria.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga đã cung cấp những dữ liệu bổ sung cho thấy phía Isarel có lỗi trong vụ tai nạn IL-20. Những bằng chứng, theo tuyên bố của đại diện chính thức Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov, được thu nhận từ các màn hình hiển thị của bàn điều khiển chiến đấu hệ thống S-400 đang được bố trí tại căn cứ không quân Hmeimim.

Isarel không thể tiêu diệt S-300 Nga: Su-30 và Su-27 sẽ xé nát F-16 trong vòng 30 giây! - Ảnh 2.

Các máy bay Su-30 Nga tại căn cứ không quân Hmeimim ở Syria. Ảnh: RIA Novosti

Ông Konashenkov nhấn mạnh rằng, trên màn hình có thể thấy rõ ràng ban đầu quả tên lửa S-200 nhằm vào đúng chiếc máy bay Isarel. Nó cũng ở độ cao 9-10 km, giống IL-20. Khi tiến gần tới chiếc tiêm kích của Isarel, quả tên đột ngột đổi hướng bởi vì chiếc máy bay Nga có tiết diện phản xạ lớn hơn. Thêm vào đó, nó di chuyển với vận tốc chậm hơn.

  • Pakistan – Người bạn mới tốt nhất của Nga: Nước cờ táo bạo của Moscow

  • NÓNG: Vũ khí Nga mà Israel lo sợ đang khẩn cấp vượt biển tới Syria - Đầy ắp trên khoang?

  • Israel đã biết cách "diệt" S-300, Nga-Syria đừng chủ quan khinh địch!

"Những thông tin hiện nay không chứng tỏ, mà chứng minh rằng lỗi dẫn tới thảm họa IL-20 hoàn toàn thuộc về lực lượng Không quân Isarel và những kẻ nào đã ra quyết định hành xử kiểu này", ông Konashenkov kết luận.

Đương nhiên, Isarel sẽ tiếp tục phủ nhận tội lỗi của mình, cũng như tuyên bố về quyền được ném bom lãnh thổ Syria mà không bị trừng phạt.

Nhưng tuyên bố thì tuyên bố, còn các tổ hợp tên lửa phòng không mà Nga sẽ chuyển giao cho Syria sẽ là phương pháp hiệu quả để "làm nguội cái đầu nóng của những kẻ hung hăng".

Phòng không Syria đánh chặn tên lửa Israel tấn công sân bay quốc tế Damascus đêm 15/9

Đối đầu S-300: Máy bay bị bắn hạ chỉ là chuyện nhỏ, mất thứ này mới khiến Israel đau nhất!

Đối đầu S-300: Máy bay bị bắn hạ chỉ là chuyện nhỏ, mất thứ này mới khiến Israel đau nhất!
Đối đầu S-300: Máy bay bị bắn hạ chỉ là chuyện nhỏ, mất thứ này mới khiến Israel đau nhất!
Nga đang biến không phận Syria thành "vùng không thể xâm phạm"
"Rồng lửa" S-400 uy lực hơn gì so với S-300 mà Syria nóng lòng sở hữu thêm?
IL-20 bị bắn hạ thảm khốc: Nga "cấm bay" Syria để đáp trả?
Quyết định của Nga khi chuyển giao S-300 cho Syria đẩy Tel-Aviv vào tình thế khó khăn, thậm chí có thể giúp Damascus hủy hoại danh tiếng "bất khả chiến bại" của Không quân Israel.

Trong một diễn biến mới nhất liên quan tới tình hình Syria, bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 28/9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moscow bắt đầu chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Damascus.

Ngay sau đó, phản ứng trước thông tin này, chính quyền Tel-Aviv gọi hành động của Moscow là "vô trách nhiệm" và giận dữ nói rằng "nếu ai đó bắn máy bay chúng tôi, chúng tôi sẽ tiêu diệt họ".

Rõ ràng, dù tung ra hàng loạt tuyên bố mang tính đe dọa, thậm chí thách thức, thế nhưng có một sự thực là Tel-Aviv dường như đang sợ hãi.

Trao đổi với tờ Sputnik, Tiến sĩ Hasan Unal – nhà khoa học chính trị (Đại học Maltepe, Thổ Nhĩ Kỳ) đánh giá, việc chuyển giao tên lửa S-300 là một "dấu mốc quan trọng".

"Các hệ thống tên lửa phòng không do Liên Xô sản xuất được cung cấp cho Syria trước đây đã nhiều lần chứng tỏ sự hiệu quả và khả năng đối phó với các cuộc tấn công của Không quân Israel. Quyết định của Nga khi giao hệ thống S-300 cho Syria sẽ đẩy Israel vào một tình thế rất khó khăn, qua đó giúp Damascus có thêm sự bảo vệ nghiêm ngặt hơn trước các cuộc tấn công của kẻ địch", ông nói.

Ông Unal nêu quan điểm, không chắc rằng Israel sẽ liều mình thực hiện các cuộc tấn công vào Syria một cách thường xuyên sau khi S-300 được điều tới.

Đối đầu S-300: Máy bay bị bắn hạ chỉ là chuyện nhỏ, mất thứ này mới khiến Israel đau nhất! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Hơn thế, ông Unal cho rằng, hệ thống tên lửa S-300 sẽ giúp Syria "hủy hoại danh tiếng bất khả chiến bại của Không quân Israel... Nói chung, tình huống này chắc chắn sẽ hạn chế các hoạt động của Israel".

Thật vậy, trong quá khứ, mặc dù hứng chịu không ít thiệt hại, thế nhưng Không quân Israel luôn được biết là lực lượng giành chiến thắng trong hầu hết các cuộc chiến tranh có sự dính líu của quốc gia này.

Một trong những chiến tích của Không quân Israel "đi vào huyền thoại lịch sử thế giới" là trong cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967.

  • Tiêm kích F-16 Israel "mất tích" từ hôm IL-20 bị bắn hạ: Nga ra đòn quá hiểm?

  • IL-20 Nga bị bắn hạ thảm khốc: Syria nhận loạt "sát thủ" đáng sợ, Mátxcơva giáng trả ngoài sức tưởng tượng

  • Tên lửa S-300 Syria chính thức "kết liễu" tiêm kích F-16 Israel?

Chỉ trong buổi sáng ngày 5/6/1967, Không quân Israel đã bất ngờ không kích xóa xổ hầu như toàn bộ trang bị Không quân Ai Cập.

Sau 6 ngày bão lửa, Không quân Israel đã tiêu diệt 452 máy bay liên minh các quốc gia Ả Rập, trong đó giành 49 chiến thắng trên không.

Chiến tích chấn động toàn cầu khi đó đã khiến chính quyền Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson không ngần ngại bán tiêm kích hiện đại nhất F-4 Phantom cho Israel năm 1968.

Còn trong cuộc chiến tranh Yom Kippur 1973, tuy Israel chịu thiệt hại nặng tới 102 máy bay, nhưng họ cũng khiến lực lượng quân sự Ai Cập và Syria "liểng xiểng".

Theo các tài liệu, Israel giành tới 172 chiến thắng trên không trước các máy bay Ai Cập, tổng số thiệt hại của Không quân Ai Cập lên tới 235-242 chiếc, trong khi Syria mất từ 135 đến 179 chiếc.

Thế nhưng, giờ đây sau nhiều năm tung hoành ngang dọc trên khắp bầu trời Trung Đông, Không quân Israel đang đối mặt với "thử thách khó khăn nhất".

Nếu vượt qua "lá chắn S-300", Israel sẽ tiếp tục bảo vệ danh dự, danh tiếng của mình. Tuy nhiên, nếu thất bại, thậm chí chỉ một chiếc máy bay bị bắn hạ Không quân Israel sẽ mất tất cả.

Họ không chỉ mất phi công, máy bay hiện đại mà mất luôn cả danh tiếng "cóp nhặt" hàng chục năm nay.

Không quân Israel trong cuộc chiến tranh 6 ngày.

Saturday, September 29, 2018

Syria phải trả Nga bao nhiêu để có được S-300 "biến bầu trời thành hỏa ngục”?

Syria phải trả Nga bao nhiêu để có được S-300
Syria phải trả Nga bao nhiêu để có được S-300 "biến bầu trời thành hỏa ngục"?
IL-20 bị bắn hạ thảm khốc: Nga "cấm bay" Syria để đáp trả?
S-300 Nga đang tới, Israel thách thức:
S-300 Nga đang tới, Israel thách thức: "Ai đó bắn vào máy bay, chúng tôi sẽ tiêu diệt họ"
Xem quân đội Syria triệt tận gốc hang ổ khủng bố cuối cùng ở miền nam
Xem quân đội Syria triệt tận gốc hang ổ khủng bố cuối cùng ở miền nam
Nguồn tin của Tổng công ty phát thanh truyền hình Israel (Kan) cho hay, Nga đã nhận khoản thanh toán 1 tỷ USD cho hệ thống tên lửa phòng không S-300 từ Syria.

Theo Kênh Kan 11, Syria đã chuyển khoản thanh toán qua các ngân hàng Nga vài năm trước, nhưng do áp lực các bên khiến thỏa thuận mua S-300 bị đóng băng, tiền đã không được chính thức chuyển cho Nga.

Giờ đây, với việc Moscow chuyển giao hệ thống S-300 cho Syria, số tiền này sẽ được chuyển tới tay Nga, nguồn tin nói với Kan.

  • Lớn tiếng thách thức, muốn "chôn vùi danh tiếng" S-300, Israel có trong tay sát thủ nào?

Ngoài ra, một quan chức ngoại giao cũng tiết lộ rằng việc Syria nhận được S-300 tạo ra nhiều "thách thức" với Israel.

"Đây không phải là thách thức đơn giản, chúng tôi đang đối phó với nó (S-300) theo nhiều cách khác nhau, không nhất thiết bằng cách ngăn chặn việc chuyển giao", nguồn tin nói.

Trước đó, hôm 28/9, tại phiên họp thường niên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov xác nhận việc nước này đang chuyển giao S-300 cho Syria.

Cùng với từ 2-8 hệ thống S-300, các nguồn tin cho hay Nga sẽ cung cấp thêm cho Syria hàng loạt hệ thống phòng không tầm thấp - trung như Buk-M2E, Pantsir-S1, Tor-M2E và Pechora-2M.

Mục kích phòng không Nga khai hỏa ồ ạt tên lửa S-300

S-300 Nga đang tới, Israel thách thức: "Ai đó bắn vào máy bay, chúng tôi sẽ tiêu diệt họ"

S-300 Nga đang tới, Israel thách thức:
S-300 Nga đang tới, Israel thách thức: "Ai đó bắn vào máy bay, chúng tôi sẽ tiêu diệt họ"
IL-20 bị bắn hạ thảm khốc: Nga "cấm bay" Syria để đáp trả?
Syria phải trả Nga bao nhiêu để có  được S-300
Syria phải trả Nga bao nhiêu để có được S-300 "biến bầu trời thành hỏa ngục"?
Xem quân đội Syria triệt tận gốc hang ổ khủng bố cuối cùng ở miền nam
Xem quân đội Syria triệt tận gốc hang ổ khủng bố cuối cùng ở miền nam
Nổi giận khi không thể ngăn cản Nga chuyển giao S-300 cho Syria, Tel Aviv tuyên bố "chúng tôi sẽ tiêu diệt họ" nếu máy bay Israel bị bắn.

Trao đổi với với giới truyền thông, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã chỉ trích quyết định của Nga về việc cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Syria là "vô trách nhiệm".

"Nếu ai đó bắn vào máy bay chúng tôi, chúng tôi sẽ tiêu diệt họ", Thủ tướng Netanyahu cảnh báo.

Tuy nhiên, ông Netanyahu cũng cam kết Israel sẽ tránh xung đột với Nga ở các hoạt động quân sự trong khu vực.

Trả lời CNN sau khi tham dự cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thường niên, Thủ tướng Netanyahu nói rằng ông đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi đầu tháng này sau khi Syria đáp trả cuộc không kích của Israel dẫn tới việc bắn nhầm máy bay trinh sát IL-20 của Nga.

"(Hai bên) hãy tiếp tục cơ chế giảm xung đột này. Tuy nhiên lúc đó, tôi cũng nói với ông ấy một cách tôn trọng và rõ ràng rằng Israel sẽ làm, sẽ tiếp tục làm điều phải làm để bảo vệ chính mình", Thủ tướng Netanyahu trích một số nội dung trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin cho phóng viên.

Ông kể tiếp: "…Tôi nghĩ rằng, cả chúng tôi và phía Nga đều mong muốn tránh một cuộc xung đột (ở Syria)".

  • Tên lửa S-300 Syria chính thức "kết liễu" tiêm kích F-16 Israel?

  • Nóng: IL-76 "đông như trẩy hội" ở Khmeimim, phải chăng tên lửa S-300 đã tới Syria?

  • Vì sao S-300 là "sự lựa chọn hoàn hảo" mà Nga dành cho Syria?

Tuyên bố của ông Netanyahu được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu tại Liên Hợp Quốc rằng Nga bắt đầu chuyển giao hệ thống phòng không S-300 cho Syria.

"Hệ thống sẽ phục vụ công tác đảm bảo an toàn và an ninh cho toàn bộ binh sỹ Nga ở Syria", ông Lavrov cho hay.

Ngoài S-300, Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố bắt đầu triển khai các hệ thống gây nhiễu radar trên máy bay quân sự tấn công mục tiêu ở Syria từ ngoài khơi Địa Trung Hải.

Theo tờ Izvestia, hệ thống tác chiến điện tử đã được chuyển tới căn cứ Khmeimim vào hôm 24/9.

Tuy không có thông tin chi tiết chính xác về loại khí tài này nhưng một số nguồn cho rằng hệ thống được thiết kế để gây nhiễu radar hàng không, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống định vị vệ tinh sử dụng trên máy bay phản lực và đạn có điều khiển.

Iran triển khai S-300 bảo vệ cơ sở hạt nhân

Báo Trung Quốc "cúi mặt": Su-34 Nga ra tay phóng tên lửa Kh-35U, DF-21D tự chế lép vế

Báo Trung Quốc
Báo Trung Quốc "cúi mặt": Su-34 Nga ra tay phóng tên lửa Kh-35U, DF-21D tự chế lép vế
Ngày 26/9, việc Bộ Quốc phòng Nga phát video trình diễn tên lửa hành trình diệt hạm Kh-35U diệt mục tiêu đã thu hút rất nhiều sự chú ý của giới quan sát các nước.

Trang mạng tiếng Trung Toutiao.com thừa nhận tên lửa hành trình diệt hạm  Kh-35U là một loại vũ khí diệt hạm phóng từ trên không rất đáng sợ, xứng đáng được biết đến với cái tên sát thủ tàu sân bay.

Từ thông tin chính thông do Nga công bố cho thấy, công nghệ của tên lửa hành trình phóng trên không Kh-35U đã cơ bản phát triển hoàn thiện, nó có đủ điều kiện để tiến hành trang bị với quy mô lớn.

Điều này cũng có nghĩa là thực lực quân sự của Nga trong tương lai sẽ có phương thức tối ưu hơn để ứng phó với mối đe doạ tàu sân bay của đối phương, điều này phần nào giống với tư duy phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc, đây là một thực tế không thể chối cãi.

Tên lửa DF-21D của Trung Quốc được mang ra so sánh chính là nhờ vào danh hiệu của tên lửa đạn đạo chống hạm đầu tiên trên thế giới mà được gọi là "sát thủ tàu sân bay"

Do vây, cuộc so tài vũ khí nào có sức răn đe hơn đối với tàu sân bay giữa tên lửa hành trình X-35U và tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D bỗng trở thành một vấn đề tương đối có giá trị để thảo luận.

Vì đặc điểm của tên lửa DF-21D chính là khả năng thâm nhập mạnh, tầm bắn xa, là nột vũ khí có sức răn đe chiến lược đối với tàu sân bay của đối phương, đóng vai trò quan trọng trong chống thâm nhập khu vực.

Còn tên lửa hành trình diệt hạm Kh-35U của Nga là loại tên lửa diệt hạm có thể điều chỉnh ở pha giữa bất cứ lúc nào, điều này có sự khác biệt bản chất so với tên lửa DF-21D. Khả năng thâm nhập của Kh-35U cũng không tệ chút nào, khi nó bay ở độ cao siêu thấp cách mặt nước 3 - 5m, vẫn có thể đảm bảo hiệu quả cho dù chỉ bay ở tốc độ cận âm.

Vì vậy Toutiao.com nhận định ở một số phương diện tên lửa hành trình chống hạm Kh-35U phải tốt hơn tên lửa đạn đạo DF-21D của Trung Quốc, mặc dù tính năng cơ động của tên lửa DF-21D cũng rất tốt, nhưng vẫn lép vế so với tên lửa hành trình Kh-35U có khả năng phóng từ trên không.

Đồng thời trong Quân đội Nga, nhiều loại chiến đấu cơ có thể mang tên lửa hành trình Kh-35U, ngay cả trực thăng tấn công cũng có thể mang vũ khí này, điều này hoàn toàn trái ngược với tên lửa Kinzhal chỉ có thể được gắn trên chiến đấu cơ MIG-31, do thế đây cũng là lý do lực lượng vũ trang sẽ lựa chọn sử dụng tên lửa X-35U với quy mô lớn.

Không quân Nga không kích phá hủy mục tiêu chiến hạm đối phương (giả định) trên biển Đen.


Friday, September 28, 2018

[Photo Story] Lực lượng bí ẩn của Hải quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ

[Photo Story] Lực lượng bí ẩn của Hải quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ
[Photo Story] Lực lượng bí ẩn của Hải quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ
Theo giới chuyên gia, sự đe dọa thực sự của Hải quân Trung Quốc đến từ dưới mặt nước.

Trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Thái Bình Dương, Mỹ đã gặp phải một đối thủ đáng gờm nhất kể từ khi Thế chiến thứ 2 kết thúc. Washington hiện đang theo dõi rất sát sao các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm và đóng mới tàu chiến của hải quân Trung Quốc , đặc biệt là lực lượng bí ẩn này.

[Photo Story] Lực lượng bí ẩn của Hải quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ - Ảnh 1.
[Photo Story] Lực lượng bí ẩn của Hải quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ - Ảnh 2.
[Photo Story] Lực lượng bí ẩn của Hải  quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ - Ảnh 3.
[Photo Story] Lực lượng bí ẩn của Hải quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ - Ảnh 4.
[Photo Story] Lực lượng bí ẩn của Hải quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ - Ảnh 5.
[Photo Story] Lực lượng bí ẩn của Hải quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ - Ảnh 6.
[Photo Story] Lực lượng bí ẩn của Hải quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ - Ảnh 7.
[Photo Story] Lực lượng bí ẩn của Hải  quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ - Ảnh 8.
[Photo Story] Lực lượng bí ẩn của Hải quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ - Ảnh 9.
[Photo Story] Lực lượng bí ẩn của Hải quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ - Ảnh 10.
[Photo Story] Lực lượng bí ẩn của Hải quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ - Ảnh 11.
[Photo Story] Lực lượng bí ẩn của Hải quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ - Ảnh 12.
[Photo Story]  Lực lượng bí ẩn của Hải quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ - Ảnh 13.
[Photo Story] Lực lượng bí ẩn của Hải quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ - Ảnh 14.
[Photo Story] Lực lượng bí ẩn của Hải quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ - Ảnh 15.
[Photo Story] Lực lượng bí ẩn của Hải quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ - Ảnh 16.
[Photo Story] Lực lượng bí ẩn của Hải quân Trung Quốc có thể giáng đòn kinh hoàng vào tàu chiến Mỹ - Ảnh 17.