Tuy nhiên, ai có thể biết Damascus liệu có phải đối phó với những hành động quân sự từ nước ngoài trong tương lai khi những vấn đề và quyền lợi của các nước lớn tại quốc gia Cận Đông này chưa được giải quyết một cách triệt để.
Lưỡi gươm chiến tranh vẫn còn hiện hữu
Dù kết quả của hành động không kích Mỹ và liên quân tiến hành chống lại Syria rạng sáng 14-4 có thành công hay thất bại tùy theo các nhìn nhận của các bên, nhưng rõ ràng Syria khó có thể "yên thân" trong thời gian sắp tới.
Hiện tại, Mỹ và đồng minh vẫn đang triển khai lực lượng quân sự mạnh tại Địa Trung Hải và khu vực Cận Đông. Khoảng 103 đạn tên lửa hành trình được sử dụng trong đợt không kích hôm 14-4, Mỹ và đồng minh mới chỉ sử dụng tới 1/5 năng lực tấn công đang hiện hữu xung quanh Syria.
Những cái đầu nóng ở Washington có thể bất kỳ lúc nào tung đòn tấn công tiếp theo vào Syria. Tất cả chỉ là cần một cái cớ… Ngay lập tức, ngay lúc này, hơn 300 tên lửa hành trình Tomahawk còn lại của Mỹ đang ở trên bệ phóng sẽ giáng đòn tập kích hủy diệt vào Syria.
Đường bay được cho là của tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ tấn công Syria hôm 07/04/2017.
Mặt khác, ngay trong tuyên bố tiến hành không kích nhằm vào Syria, Tổng thống Donald Trump từng nhấn mạnh: "Tôi hứa rằng, hành động tấn công sẽ còn được tiếp tục cho tới khi Damascus chấm dứt việc sử dụng vũ khí hóa học".
Trong tuyên bố của mình, ông chủ Nhà Trắng đã để ngỏ khả năng tiếp tục sử dụng vũ lực với Syria trong tương lai. Không chỉ có Tổng thống Mỹ, giới chức ngoại giao Mỹ cũng có những tuyên bố cứng rắn khác và "để ngỏ" khả năng sử dụng các biện pháp quân sự tiếp theo.
Một yếu tố khác cần được tính tới là "quả đắng Syria" dành cho Quân đội Mỹ. Dù Mỹ đã phủ nhận hoàn toàn những thông tin được cho là một chiều từ phía Nga về việc có 71/103 tên lửa, bao gồm cả Tomahawk - "Sứ giả chiến tranh" bị hệ thống phòng không Syria tiêu diệt, nhưng nếu đúng thì đây rõ ràng là đòn đau, cú tát trời giáng vào uy danh bất bại của Quân đội Mỹ.
Tính từ đầu những năm 2000 tới nay, mọi hành động can dự quân sự do Mỹ đứng đầu vào nhiều quốc gia khác như Afghanistan, Iraq, Lybia đều thành công và đạt được những yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, "chuỗi thắng lợi" này đã bị chặn lại tại Syria.
Nếu những thông tin về hiệu quả ngăn chặn của hệ thống phòng không Syria được xác nhận thì đó quả là thất bại cay đắng của Lầu Năm góc và giới hoạch định chiến lược quân sự Mỹ. Điều này có thể thúc đẩy để giới chức quân sự Mỹ tìm cái cớ mới "phục thù" tại Syria.
Kịch bản vũ khí hóa học liệu có lặp lại
Tại Syria có một điều không biết là ngẫu nhiên hay có dàn xếp là việc cứ khi lực lượng chính phủ Syria giành những thắng lợi quân sự quan trọng trên chiến trường thì sau đó không lâu sẽ xuất hiện cáo buộc Damascus sử dụng vũ khí hóa học chống lại thường dân. Mặc dù, Syria theo yêu cầu của cộng đồng quốc tế đã bàn giao và phá hủy hoàn toàn kho vũ khí hóa học sở hữu.
Điều này có thể lấy ví dụ rõ ràng, sau chiến thắng tại thành phố Aleppo, đã xuất hiện thông tin Quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học tại thành phố Khan Shaykhun, tỉnh Idlib. Kết quả của vụ việc là Mỹ tổ chức không kích chớp nhoáng nhằm vào sân bay quân sự Sharyat. Kịch bản này tiếp tục lặp lại ở Đông Ghouta với kết quả là vụ không kích ngày 14-4.
Điều đáng ngạc nhiên là cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học xuất hiện khi lực lượng chính phủ chiếm thế thượng phong, mà không bao giờ xảy ra ở tình huống ngược lại.
Tổ hợp pháo - tên lửa Pantsir-S1 Nga ở Syria sẵn sàng chiến đấu.
Đánh giá về điều này, nhiều chuyên gia quân sự nhận định "chỉ những kẻ không có não mới có hành động như vậy!" và đặt nghi vấn liệu có phải phiến quân đã tổ chức tấn công vũ khí hóa học rồi đổ lỗi cho Quân đội chính phủ Syria.
Tại Đông Ghouta, Nga và Syria đã nhiều lần cảnh báo khả năng các phe nhóm đối lập có hành động tương tự, thậm chí là trong các chiến dịch quân sự, lực lượng chính phủ đã phát hiện và thu giữ nhiều thiết bị, máy móc sử dụng để chế tạo vũ khí hóa học của phiến quân.
Một yếu tố nữa cần tính tới là việc Quân đội Syria phát hiện trường quay với đầy đủ công cụ của tổ chức phi chính phủ "Mũ Trắng". Chúng được sử dụng để làm giả các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học nhằm vào thường dân và các thảm kịch nhân đạo với mục đích đổ trách nhiệm cho lực lượng chính phủ Syria.
Tuy nhiên, không rõ lý do, vụ việc không hề được giới truyền thông Mỹ và phương Tây chú ý, dù trước đó rất nhiều thông tin do "Mũ Trắng" cung cấp đã được công bố rộng rãi trước giới truyền thông.
Như vậy, Syria thực sự vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị can thiệp quân sự với lý do… "rất cũ" là cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học. Không ai có thể chắc chắn liệu trong tương lai kịch bản vũ khí hóa học có thể được sử dụng lại ở Syria hay không, nhưng Damascus nên chuẩn bị sẵn sàng.
Tên lửa hành trình Tomahawk được phóng đi từ tàu chiến Mỹ trong đợt tấn công Syria hôm 14/4
No comments:
Post a Comment