Khu vực Balkans, Đông Âu và Trung Á giầu lên vì nội chiến Syria
Trong một báo cáo ngân sách gần đây đã tiết lộ Mỹ dự kiến sẽ chi khẩn 162,5 triệu USD cho vũ khí, đạn dược và các thiết bị khác vào năm 2019 để trang bị cho các lực lượng theo Mỹ chiến đấu với IS và mục tiêu xa hơn là Chính phủ của tổng thống Assad.
Trong kế hoạch dài hạn năm 2019 Mỹ sẽ chi tối thiểu 2 tỷ Đô la cho các lực lượng được Mỹ ủng hộ.
Cuộc thăm dò tìm thấy thêm bằng chứng rằng vũ khí đang chảy từ Balkans đến các căn cứ quân sự ở Trung Đông và điểm đến cuối cùng là các căn cứ trong lãnh thổ Syria trước khi phân phát cho các lực lượng đồng minh địa phương.
Các phóng viên Balkan Insight (BIRN) đã theo dõi hơn 20 chuyến bay chở hàng cho Lầu Năm Góc rời khỏi sân bay Krk, Croatia, mang các thiết bị quân sự không xác định đến các căn cứ của Hoa Kỳ, chủ yếu ở Trung Đông.
Các nhà chức trách Croatia đã từ chối xác nhận hay phủ nhận liệu các chuyến bay có mang vũ khí tới Syria hay không.
Các chuyến bay này song song với các chuyến bay vận tải của hãng hàng không Azeri Silk Way (Azerbaijan) trung chuyển tại Serbia được BIRN phát hiện vào tháng 10 năm ngoái.
Cục giám sát hàng không của Serbia nói với BIRN rằng chuyến bay AzeriSilk Way từ Baku, Azerbaijan tới Rijeka vào ngày 5 tháng 10 năm 2017 đã vượt qua không phận của họ đã được cấp giấy phép "vận chuyển vũ khí và hàng nguy hiểm".
Lực lượng cơ giới của QĐ Syria tham chiến ở Đông Ghouta
Kể từ đầu cuộc chiến tranh tại Syria, Mỹ và các đồng minh Arab Saudi, Qatar đã chi hàng tỷ Đô la để mua các loại vũ khí từ Đông Âu, Trung Á để bí mật và công khai viện trợ cho các lực lượng đối lập.
Các nước được hưởng lợi là Ba Lan, Serbia, Croatia, Azerbaijan, Ukraina khi trang bị vũ khí được họ sản xuất xuất hiện trên khắp các chiến trường tại Syria.
Lý do chính cho các thương vụ này là Mỹ và đồng minh muốn tối đa hoá lợi ích và giảm thiểu chi phí, do vậy cách đơn giản nhất là mua vũ khí tại các nước Đông Âu với giá rẻ hơn là vũ khí đắt tiền của Phương Tây và được người bán vận chuyển tận nơi.
Các nước nói trên đang ăn nên làm ra trên xương máu của người Syria và trên nguồn tài chính thuế của người Mỹ.
Mỹ đang cố "thay màu da xác chết" hay chơi dao hai lưỡi
Các câu hỏi đã được đặt ra ra về khả năng của giám sát sử dụng của Mỹ để theo dõi các chuyến giao hàng cho lực lượng chống IS, với bằng chứng cho thấy các thiết bị mua sắm của Lầu Năm Góc đang tìm đường đến với các nhóm Hồi giáo cực đoan.
James Bevan, giám đốc điều hành Tổ chức nghiên cứu Vũ khí và xung đột đã nghiên cứu hơn 40.000 vũ khí trang bị được tìm thấy tại các kho của IS ở Syria, và chỉ ra rằng có một tỉ lệ rất lớn là Mỹ cung cấp cho các đồng minh tại Syria.
Phiến quân khủng bố ở Đông Ghouta. Ảnh minh họa.
Bevan giải thích, "Vấn đề chính là nếu bạn cung cấp vũ khí cho dân quân, bạn có rất ít quyền kiểm soát những gì sẽ xảy ra với những vũ khí đó", Bevan giải thích, "đặc biệt trong tình huống như Syria, nơi có quá nhiều nhóm cạnh tranh nhau và giao dịch chợ đen rất phát triển".
Ông nói thêm: "Điều đó có nghĩa,Mỹ đang cung cấp vũ khí cho cuộc xung đột nhưng thực sự lại không có quyền kiểm soát".
Mỹ nhấn mạnh rằng việc cung cấp vũ khí cho Syria là "sẽ gia tăng" và chỉ dành cho các hoạt động cụ thể.
Theo ngân quỹ Lầu Năm Góc mới nhất, cần phải có thêm một loạt vũ khí mới nhằm tạo ra một lực lượng có khả năng đảm bảo "một môi trường an toàn và có khả năng chống lại ISIS 2.0 và Al-Qaeda".
Trang bị vũ khí này sẽ được cung cấp cho 65.000 chiến binh- 30.000 trong số đó sẽ được giao nhiệm vụ tấn công, trong khi 35.000 còn lại sẽ trở thành một phần của "Lực lượng An ninh" mới có nhiệm vụ duy trì an ninh trong các vùng giải phóng khỏi IS.
Hiện nay, Lầu Năm Góc có khoảng 30.000 dân quân đồng minh đã được lên danh sách chủ yếu từ Lực lượng Dân chủ Syrie (SDF).
Hoa Kỳ cho biết vào tháng 1 rằng đang lên kế hoạch xây dựng một lực lượng mới - mang tên "Lực lượng An ninh Biên giới" vào thời điểm đó - sẽ bao gồm các cựu thành viên của SDF.
SDF là liên minh của các nhóm dân quân khác nhau, được coi là dẫn đầu bởi người Kurd, nhưng theo Lầu Năm Góc, hiện SDF phân chia các đơn vị chiến đấu rõ ràng giữa người Kurd và người Arab
Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) là một trong những yếu tố quan trọng nhất của SDF và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến Raqqa, cựu "thủ đô" của nhóm khủng bố IS.
Tuy nhiên, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ lập luận rằng YPG hay SDF chỉ là những cái tên khác của tổ chức khủng bố Đảng Lao động người Kurd (PKK).
Tại khu vực Afrin, Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng FSA đã phát động cuộc tấn công chống lại YPG và nhanh chóng đánh bật người Kurd ra khỏi khu vực Tây Bắc Syria, đặt khả năng sẽ va chạm trong tương lai với đồng minh NATO là Mỹ ở phần lãnh thổ còn lại của SDF lên cao.
Phiến quân khủng bố ở Đông Ghouta. Ảnh minh họa.
Mỹ đã tìm cách làm giảm căng thẳng về phía Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách nhấn mạnh rằng vũ khí cho các lực lượng SDF đã được kiểm tra là phục vụ cho các "nhiệm vụ cụ thể" và rằng các tân binh sẽ được tuyển lựa dựa theo tiêu chí "các lực lượng địa phương đại diện về nhân khẩu học (tức là đa số người Arab Syria)".
Trên thực tế thì hiện tại ngay trong vùng lãnh thổ mà Mỹ hoạt động đã có rất nhiều phe phái vũ trang có quan điểm khác nhau, nhiều bộ lạc Arab tham gia theo hình thức "sớm đầu tối đánh" dựa theo tình hình phe nào thắng thế trên chiến trường.
Với sự bỏ rơi của người Mỹ ở Afrin, người Kurd cũng không còn mặn mà với cam kết bảo đảm an toàn của người Mỹ nữa, người Kurd đã thể hiện lập trường không tiếp tục tham chiến theo chỉ đạo của người Mỹ ở tỉnh Deir Ezzor và như vậy IS có khả năng hồi phục.
Việc vũ khí của người Mỹ đổ vào Syria sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình đã hỗn loạn tại đất nước đang có nội chiến này, và có khả năng - dù rất nhỏ là vũ khí do Mỹ viện trợ sẽ được các nhóm cực đoan dùng để bắn vào lưng người Mỹ.
Xe tăng Quân đội Syria bị phiến quân tấn công tiêu diệt gần thị trấn Ar-Rayhan, Đông Ghouta
No comments:
Post a Comment