Friday, May 31, 2019

Iran hé lộ video hầm ngầm "khủng" chứa đầy tên lửa

Iran hé lộ video hầm ngầm
Iran hé lộ video hầm ngầm "khủng" chứa đầy tên lửa
Tehran vừa tiết lộ một cơ sở ngầm bí mật rất lớn, được thiết kế để cất giữ và phóng tên lửa nếu cần thiết.

Đoạn video được công bố thể hiện một hầm ngầm chứa tên lửa tại một địa điểm bí mật, trong đó có khu vực bảo trì và hình ảnh phóng tên lửa Qiam-1. Đây là tên lửa đã được đưa vào sử dụng từ năm 2010 và có tầm xa khoảng 750km.

Đoạn video này được công bố lặng lẽ vào tuần trước, nhưng đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

  • Tàu cao tốc + Thủy lôi: Chiến thuật đánh du kích của Iran khiến Mỹ phải lạnh gáy

Căn hầm chứa đầy tên lửa và đầu đạn. Lối vào khu vực này được bảo vệ bằng một cửa chắc chắn và có chân dung các nhà lãnh đạo Iran ở 2 bên. Ngoài ra còn có một lá cờ Israel và khẩu hiệu "Cái chết cho Israel" trước lối vào.

Hồi tháng 2, Iran đã công bố hình ảnh nhà máy tên lửa nằm ở một "thành phố ngầm". Hiện chưa rõ đoạn video này có phải được quay từ nhà máy trên hay không.

Chương trình tên lửa của Iran bị phương Tây chỉ trích nặng nề. Tuy nhiên, Tehran cho rằng những tên lửa đó chỉ có mục đích bảo vệ và toàn bộ chương trình tên lửa không thể trở thành chủ đề của bất kỳ cuộc đàm phán nào.

CẬP NHẬT: QĐ Syria bất ngờ bị đánh úp - Máy bay vận tải Nga chở "hàng nóng" đáp xuống căn cứ Hmeimim

CẬP NHẬT: QĐ Syria bất ngờ bị đánh úp - Máy bay vận tải Nga chở
CẬP NHẬT: QĐ Syria bất ngờ bị đánh úp - Máy bay vận tải Nga chở "hàng nóng" đáp xuống căn cứ Hmeimim
Antonov An-124 Ruslan chính là dòng máy bay vận tải đã từng chở hệ thống tên lửa S-300 sang Syria sau sự cố chiếc IL-20 bị bắn hạ trên biển Địa Trung Hải hồi tháng 9/2018.

Vui lòng bấm F5 để liên tục cập nhật

11h29: Trong ngày 31.5, Quân đội Chính phủ Syria (SAA) đã loại khỏi vòng chiến đấu 1 hang ổ khủng bố IS đang có ý định tấn công một đoàn xe quân sự của SAA ở gần Palmyra. Ít nhất 5 tên khủng bố IS cùng một phương tiện chiến đấu của chúng đã bị tiêu diệt. 

Hồi đầu năm nay, IS đã phát động hàng loạt vụ tập kích nhằm vào SAA và các đơn vị đồng minh dọc theo trục cao tốc Palmyra - Deir Ezzor khiến hàng chục binh sĩ chính phủ thiệt mạng. 

CẬP NHẬT: QĐ Syria bất ngờ bị đánh úp - Máy bay vận tải Nga chở hàng nóng đáp xuống căn cứ Hmeimim - Ảnh 1.

Bản đồ chiến sự địa bàn Đồng bằng AI Ghab

Đáp trả các vụ tấn công này, SAA đã triển khai nhiều chiến dịch đảm bảo an ninh ở khu vực al-Tanf  và vùng sa mạc gần al-Mayadin. Tuy vậy, theo ghi nhận của truyền thông địa phương vẫn có hàng trăm tay súng IS lần trốn trong các vùng sa mạc nên rất khó diệt tận gốc.

10h50: Các máy bay Không quân Nga tiến hành không kích khu vực phía Bắc huyện Khan Shikhun, thuộc địa bàn phía Nam tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria. Trước đó, Không quân Nga cũng đã oanh tạc mục tiêu là trục đường Kabanah ở vùng nông thôn Latakia.

CẬP NHẬT: QĐ Syria bất ngờ bị đánh úp - Máy bay vận tải Nga chở hàng nóng đáp xuống căn cứ Hmeimim - Ảnh 2.

Khói lửa bốc lên từ vùng ngoại vi KafrZita ở Bắc Hama

09h40: Trong cuộc họp  báo  thường lệ hôm thứ Sáu, Giám đốc Trung tâm Tái hòa giả Nga ở Syria, Thiếu tướng Viktor Kupchishin cho biết, chỉ trong vòng  24 giờ  qua các tay súng phiến quân đã liên tục vi phạm lệnh ngừng bắn ở cả 3 địa bàn là Hama, Latakia và Aleppo. 

Cũng theo ông Viktor Kupchishin, tính đến ngày 31/5 tổng cộng 58.029 người Syria từng trốn tránh nghĩa vụ quân sự đã được chính quyền nước này ban lệnh ân xá. 

CẬP NHẬT: QĐ Syria bất ngờ bị đánh úp - Máy bay vận tải Nga chở hàng nóng đáp xuống căn cứ Hmeimim - Ảnh 3.

Khung cảnh đổ nát ở Aleppo năm 2017

08h40: Trong ngày 31/5 Quân đội Chính phủ Syria (SAA) và Lực lượng Phòng vệ Quốc gia (NDF) đã đánh bật một đợt tấn công quy mô lớn nhằm vào nhiều vị trí của họ ở vùng al-Faydah, phía Tây Nam Deir Ezzor do các nhóm khủng bố IS tiến hành.

Cuộc đụng độ diễn ra hơn 6 giờ đồng hồ và các tay súng IS đã chiếm giữ được một số vị trí ở al-Faydah, tuy nhiên sau đó SAA đã nhanh chóng tập hợp lực lượng đẩy lùi chúng ra khỏi khu vực. 

Một số phần tử IS hoặc đã bị chết hoặc bị thương nhưng ít nhất 4 binh lính Syria được cho là cũng đã tử vong khi cố gắng bám trụ bảo vệ các vị trí của mình ở al-Faydah.

CẬP NHẬT: QĐ Syria bất ngờ bị đánh úp - Máy bay vận tải Nga chở hàng nóng đáp xuống căn cứ Hmeimim - Ảnh 4.

Ít nhất 4 binh sĩ Syria đã tử vong khi cố gắng bảo vệ các vị trí của mình ở al-Faydah

7h30: Không quân Nga được cho là đã triển khai tới Syria thêm một lô vũ khí mới sau khi hai chiếc máy bay vận tải hạng nặng của nước này được nhìn thấy đã đáp xuống Latakia.

Cụ thể, theo Flight Tracker -website chuyên theo dõi hành trình bay, đêm 31/5 hai máy bay vận tải hạng nặng Antonov An-124 của Không quân Nga đã đáp xuống Căn cứ Không quân Hmeimim ở phía Tây Nam tỉnh Latakia.

An-124 là dòng máy bay vận tải lớn nhất từ trước tới nay từng đáp xuống Syria, do vậy theo nhận định của Al Masdar News rất nhiều khả năng chúng đã vận chuyển tới đây một số vũ khí hạng nặng cho quân đội Syria.

CẬP NHẬT: QĐ Syria bất ngờ bị đánh úp - Máy bay vận tải Nga chở hàng nóng đáp xuống căn cứ Hmeimim - Ảnh 5.

Máy bay vận tải Antonov An-124 Ruslan

Đặc biệt, động thái này lại diễn ra chỉ vài tuần sau khi Quân đội Chính phủ Syria (SAA) phát động một đợt tấn công quy mô lớn tiêu diệt các phần tử khủng bố và nổi dậy ở vùng nông thôn phía Tây Bắc tỉnh Hama.

Trước đây, Không quân Nga cũng đã từng tăng cường các chuyến bay tiếp viện hàng hóa như vậy tới Syria trong quá trình SAA tiến hành các trận đánh lớn. Antonov An-124 Ruslan chính là dòng máy bay vận tải đã chở hệ thống tên lửa S-300 sang Syria sau sự cố chiếc IL-20 bị bắn hạ.

Đại diện của Kremlin nói gì trước thông tin Nga từ chối cung cấp S-400 cho Iran?

Đại diện của Kremlin nói gì trước thông tin Nga từ chối cung cấp S-400 cho Iran?
Đại diện của Kremlin nói gì trước thông tin Nga từ chối cung cấp S-400 cho Iran?
Phát ngôn viên của Tổng thống Liên bang Nga - ông Dmitry Peskov cho biết về thực hư thông tin Nga từ chối cung cấp S-400 cho Iran.

Liên bang Nga chưa nhận được bất kỳ yêu cầu nào từ Iran về việc cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph. Đây là thông tin mà Sputnik nhận được từ một nguồn tin ngoại giao quân sự hôm thứ Sáu.

"Phía Nga không nhận được đơn đặt hàng của Iran về việc cung cấp hệ thống S-400 cho nước này. Vì vậy câu chuyện về việc Liên bang Nga cung cấp hệ thống cho Iran là vô căn cứ" - nguồn tin cho biết.

  • CẬP NHẬT: Máy bay vận tải Nga chở đầy vũ khí đáp xuống căn cứ Hmeimim, Syria

Trước đó, ngày 30/5, hãng tin Bloomberg dẫn hai nguồn thạo tin giấu tên cho hay, Nga từ chối đơn đặt hàng mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Iran vì sợ rằng việc cung cấp S-400 cho Tehran sẽ làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông.

Phát ngôn viên của Tổng thống Liên bang Nga, ông Dmitry Peskov cũng cho biết, ông không có thông tin về việc Nga được cho là đã từ chối cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Iran.

"Tôi không có thông tin như vậy" - ông nói với các phóng viên.

Ông kêu gọi cần kiểm tra cẩn thận những thông báo như vậy".

"Cần hết sức thận trọng về thông tin" - đại diện của Kremlin nói.

Chiến trường K: Lính tình nguyện Việt Nam sống chung với hổ, ngủ chung với địch - Những khẩu AK đã lên đạn

Chiến trường K: Lính tình nguyện Việt Nam sống chung với hổ, ngủ chung với địch - Những khẩu AK đã lên đạn
Chiến trường K: Lính tình nguyện Việt Nam sống chung với hổ, ngủ chung với địch - Những khẩu AK đã lên đạn
Cách khoảng chừng năm chục mét, chúa sơn lâm đang chằm chằm nhìn chúng tôi. Không phải một con mà là một cặp. Lách rách, khóa an toàn súng AK đã mở.

Sống chung với hổ

Tháng 5 năm 1979, mùa mưa chớm bắt đầu đến với rừng đại ngàn dưới chân rặng núi Aoral. Thời gian chuyển mùa là thời gian lính hay lên cơn sốt rét, và cũng là mùa thú rừng sinh sôi.

Nhiều cuộc hành quân, chúng tôi gặp những bầy nai tràn ra những trảng cỏ trong thung lũng. Nai đi ăn lẫn với bò hoang. Chiến tranh liên miên, bò nhà xổng hoặc vô chủ phá bầy lâu dần thành như hoang thú.

Lắm con vẫn còn đeo cả mõ lốc cốc làm lính mình tưởng bò của dân không dám bắn. Đến khi lại gần cả đàn tháo chạy. Những anh lính quê thành phố hay đồng bằng ngẩn người nhìn những con nai cao lớn nâu vàng phi như tên bắn.

Chiến trường K: Lính tình nguyện Việt Nam sống chung với hổ, ngủ chung với địch - Những khẩu AK đã lên đạn - Ảnh 1.

Xuân Tùng (bút danh Trung Sỹ) - Nguyên trung sỹ D4E2F9, Quân đoàn 4 tham gia Chiến tranh Biên giới Tây Nam bảo vệ Tổ quốc và là Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia, tác giả cuốn Hồi ức Chuyện lính Tây Nam, NXB Thanh Niên.

Ban đêm phục gần vũng nước độc lập, rìa suối thoải le mọc thưa dứt khoát bắn được nai. Những con nai bụng mang dạ chửa thèm muối, thường hay lần mò đến những phum hoang cũ, nơi chúng tôi đổ vãi muối dự trữ của địch ra để liếm đất mặn.

Không chỉ nai, lợn rừng, mễn mà thú rừng nào cũng thích muối. Các phum hoang trở thành địa điểm săn bắn cải thiện cho chúng tôi khi tiếp liệu thực phẩm mùa mưa trở nên khó khăn.

Có thú ăn cỏ chắc chắn có thú ăn thịt. Tôi muốn nói đến hổ, chúa sơn lâm của rừng già. Những loại như chó rừng, báo đốm không tính. Mặc dù con báo cũng rất nguy hiểm vì hành tung của nó bí ẩn và leo cây phục kích giỏi.

Hổ vùng này khá nhiều. Chiến trường K khốc liệt, xác lính địch, xác dân chết đói đầy rẫy. Chúa sơn lâm quay sang đổi món, thưởng thức thịt người như một món ăn khoái khẩu.

Nghe tiếng súng trận, thay vì bỏ chạy cong đuôi, những con hổ tinh quái lại mò mò đến chờ đánh chén bữa tiệc thịnh soạn đã được dọn sẵn. Trung đoàn tôi lập cứ dừng chân ở nhà ga xép Bamnak.

Tiểu đoàn 4 đóng quân trong phum hoang Kbal Tahean. Đây là vị trí xa trung đoàn bộ nhất, gần thung lũng A3 dưới chân núi Cardamom. Rừng tự nhiên bao phủ, lấn cả vào những cái phum không người. Lính ta săn địch sống, còn hổ săn địch chết. Có những cái phum còn lớn hơn nữa nằm sâu trong rừng.

Chiến trường K: Lính tình nguyện Việt Nam sống chung với hổ, ngủ chung với địch - Những khẩu AK đã lên đạn - Ảnh 2.

Xe tăng Quân tình nguyện Việt Nam tiến về giải phóng Phnom Penh - Ảnh tư liệu

Dân trong phum bị lính Polpot lùa theo sang Thái lan hoặc đã chết đói hết. Đó thường là nơi viếng thăm của hổ, cũng như thường là mục tiêu hành quân truy quét cấp tiểu đoàn.Chúng tôi bỏ đường lớn, cặp theo con suối nhánh vào phum Kà rọi.

Nhánh suối phụ này mới hình thành sau đợt mưa núi dữ dội, nhưng nước dâng đã tràn bờ. Triền rừng mưa vào mùa chằng chịt những con suối không tên như thế. Những phum hoang không một bóng người, bao giờ cũng gây cảm giác bất an khó tả.

  • CẬP NHẬT: QĐ Syria bất ngờ bị đánh úp - Máy bay vận tải Nga chở "hàng nóng" đáp xuống căn cứ Hmeimim

Một vùng cây tối xanh om, lô nhô bóng dừa trải nét ngang sẫm màu trên mặt trảng, giữa rừng khộp ngút mắt. Chỉ vài cây số nữa tới chân núi, rừng khộp sẽ chuyển tiếp sang dạng rừng mưa nhiệt đới, kéo trùm lên tận đỉnh Aoral.

Gần ngã ba suối đội hình ùn lại, vây quanh mấy vết chân hổ to như những cái tô lớn. Nước đọng trong dấu chân còn đục ngầu. Anh Sơn hất hàm bảo chúng mày cẩn thận, nó mới đi qua đây chưa quá dăm phút đâu.

Đang nhớn nhác định giục nhau đi tiếp nhưng chợt nghe có tiếng nước giạt rất lạ tai. Linh tính khiến mọi người quay nhìn sang nhánh suối bên phải. Cách khoảng chừng năm chục mét, chúa sơn lâm đang chằm chằm nhìn chúng tôi. Không phải một con mà là một cặp.

Tôi đứng sững há mồm, chiêm ngưỡng oai linh rừng thẳm vốn từng chỉ gặp trong sách vở. Hổ đang mùa ghép đôi. Có lẽ chính cặp này đã à uôm tình tự với nhau, gây ồn ào suốt đêm hôm qua.

Hết giây phút bất ngờ, nhiều người lách rách lật khóa an toàn súng, nhưng tiểu đoàn trưởng gạt đi không cho bắn. Nhiệm vụ đơn vị hành quân diệt địch chứ không phải đi săn hổ. Cặp hổ lớn chắc cũng đánh giá chúng tôi là những con mồi không thích hợp nên phất đuôi lội qua suối bỏ đi.

Chiến trường K: Lính tình nguyện Việt Nam sống chung với hổ, ngủ chung với địch - Những khẩu AK đã lên đạn - Ảnh 4.

Chiến trường K khốc liệt, xác lính địch, xác dân chết đói đầy rẫy. Chúa sơn lâm quay sang đổi món, thưởng thức thịt người như một món ăn khoái khẩu. Ảnh minh họa.

Chúng nó đi đủng đỉnh, rất tự tin đúng phong thái của chúa sơn lâm. Tụi hổ không sợ người, hẳn vì đã từng chén rất nhiều con mồi hai chân đói khát rã rời trong cuộc tháo chạy về hướng biên giới Thái. Nay gặp cái đám mồi này quá đông nên tránh đi cho lành.

Ngủ chung với địch

Phum Kà rọi không có địch. Tiểu đoàn bố trí đội hình dừng chân nghỉ đêm tại chỗ. Tiếng hổ kêu uôm uôm quanh phum dội lại lúc xa lúc gần. Trăng mưa mù ướt, lúc tối lúc sáng nhờ nhờ. Nằm giữa chỉ huy sở đại đội nhưng cũng rất khó ngủ.

Không phải vì sợ, mà do một cảm giác hưng phấn đến lạ thường chi phối. Thiên nhiên luôn bí ẩn và hùng vĩ, bất kể trong chiến tranh hay giữa hòa bình.Quân số hao hụt trong chiến đấu, nay càng hao hụt thêm vì sốt rét. Mỗi đại đội lúc này thường chỉ còn khoảng ba chục tay súng kể cả thông tin đi phối thuộc.

Chiến  trường K: Lính tình nguyện Việt Nam sống chung với hổ, ngủ chung với địch - Những khẩu AK đã lên đạn - Ảnh 5.

Bộ đội Quân đoàn 4 tiến vào giải phóng thủ đô Phnom Penh - Ảnh tư liệu.

Có những trung đội chỉ còn sáu người, đại đội lại phải san bớt người ở các trung đội khác sang.Ban đêm mỗi trung đội gác 2 vọng từ chập tối. Chỉ huy sở và cối 60 cũng phải gác chung, trừ cán bộ đại đội.

Nhưng thấy anh em vất vả, các anh ấy cũng chia phần thức đêm với lính. Dừng chân tại các phum cũ, các giao lộ đường bò, không ai dám bỏ gác vì đó là những vị trí mốc, địch hay qua. Nhưng khi đi truy quét, tác chiến trong rừng rậm thường lính hay bỏ gác.

Chúng tôi tránh đường bò, cắt vào rừng xóa dấu vết mắc võng ngủ qua đêm. Rừng mênh mông biết địch hướng nào.Một buổi chiều, gần tới phum chuối, tiểu đoàn lệnh dừng chân nấu cơm sớm ăn, không ngủ trong phum.

Nhập nhoạng tà dương cơm nước mới xong. Chúng tôi rời vị trí, cắt sâu vào mé rừng dày chọn chỗ mắc võng.Tôi xuống chỉ huy sở đại đội 1 mắc dây máy, thử chuông xong trời đã tối mịt mùng.

Võng đu đưa khoan khoái, duỗi dài chân yên vị nghe tiếng cú rúc điểm canh. Hướng trung đội 3 vẫn nghe có tiếng chặt cây làm cọc phụ chí chát. Anh Chính cáu, sai thằng Đồng chạy xuống bảo chúng nó thôi chặt ngay, lộ hết vị trí giờ.

  • UAV "Made in China" tấn công siêu tăng Merkava IV Israel: "Trượt vỏ chuối và gãi ghẻ"?

  • Đừng lo về Huawei: Hãy cẩn thận với "nguy cơ quân sự" bởi đường sắt cao tốc Trung Quốc?

  • CẬP NHẬT: Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay trinh sát ở Idlib, Syria - KQ Nga rầm rập trút bão lửa

Liên lạc chưa kịp chạy, tiếng chặt cây đã ngừng.Đêm yên tĩnh trôi qua. Mờ sáng, lính trung đội 3 lào xào thu võng chuẩn bị hành quân. Thấy dăm sáu thằng lính lạ cũng đang cuốn võng gần ngay cạnh. Chưa tỏ mặt người, thằng Trung đi tới gần đứng chống súng hỏi:

- Chúng mày lính bên đại đội 2 à? Sao lại sang đây ngủ?

Tụi kia không trả lời, lẳng lặng cuốn võng. Thu đồ xong xuôi, cả bọn bất ngờ nhất loạt bỏ chạy. Quãng sau tụi nó quay súng lại bắn loác đoác như trêu tức. Đại đội chia cánh vận động lên, chúng đã biến mất tăm tích.

Tại chỗ địch chen vào đội hình ngủ hồi đêm đếm được 12 cái cọc phụ. Nghĩa là đêm hôm qua đã có 6 thằng địch ngủ gần cạnh trung đội 3 như một đơn vị phối thuộc. Thằng Trung kể đêm qua tao thấy tụi nó hút thuốc rê, tính sang xin điếu nhưng lười ngủ quên mất.

Thằng Đồng xám mặt, nghĩ đến tình thế ăn dao quắm nếu chiều qua chui vào ổ lính Kh'mer Đỏ.Rừng che bộ đội, rừng cũng che quân thù. Thiên nhiên luôn công bằng với cả hai bên tham chiến trừ các nhà thơ.


Nga thử nghiệm những vũ khí tối tân nhất ở Bắc Syria: Cơ hội cuối cùng?

Nga thử nghiệm những vũ khí tối tân nhất ở Bắc Syria: Cơ hội cuối cùng?
Nga thử nghiệm những vũ khí tối tân nhất ở Bắc Syria: Cơ hội cuối cùng?
Dẫn nguồn tin quân sự, hãng thông tấn Ad Diar (Li-băng) cho biết rằng, Nga đang thử nghiệm những mẫu vũ khí mới tại Syria.

Ad Diar liệt kê chi tiết những loại vũ khí nào lần đầu tiên được "tham chiến" ở lãnh thổ Syria : bom hàng không KAB-500 và KAB-1500, trực thăng Mi-28N "Thợ săn đêm", hệ thống pháo phản lực bắn loạt "Tornado-S", xe chiến đấu hỗ trợ tăng "Terminator-2".

Bên cạnh đó, hơn 70 nghìn quân nhân Nga qua thực chiến tại chiến trường này đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu phong phú.

Các phương tiện truyền thông cánh tả, dựa vào những nguồn tin quân sự cho biết rằng, Nga đã nâng cấp một vài loại vũ khí, mà trước đây từng có những khiếm khuyết, và đã thử nghiệm chúng trong các trận đánh mới đây ở tỉnh Hama (Syria).

Thông tin này có thể biết được qua các đoạn băng ghi hình và bức ảnh được đăng tải trên các mặt báo của Nga, cũng như từ những tấm ảnh cho thấy kết quả của việc sử dụng vũ khí Nga tại Syria.

Vũ khí không quân

Căn cứ vào các nguồn tin, Bộ Quốc phòng Nga tiếp tục thử nghiệm các loại vũ khí hiện đại tại Syria. Những trận đánh ở Hama và Idlib đã biến thành thao trường để thử nghiệm vũ khí tối tân nhất của Nga.

Các loại vũ khí được thử nghiệm nhiều nhất là những máy bay chiến đấu trang bị các tên lửa, với đầu đạn tự dẫn hướng bằng vệ tinh hoặc hình ảnh.

Nga thử nghiệm những vũ khí tối tân nhất ở Bắc Syria: Cơ hội cuối cùng? - Ảnh 1.

Máy bay tiêm kích Su-34 Nga tham chiến ở Syria.

Những loại vũ khí thú vị nhất có thể liệt kê ở đây gồm bom hàng không KAB-500 và KAB-1500, mà được thả từ máy bay tiêm kích-ném bom Su-34. Cần phải nêu rõ rằng, chúng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, cũng như trong lòng đất ở độ sâu vài mét.

Trên một vài đoạn băng ghi hình có thể nhìn thấy các dấu vết của những cuộc không kích với đường kính lên tới 15m và sâu gần 6m.

Cũng ở phía bắc Syria, các máy bay trực thăng tấn công Mi-28 "Thợ săn đêm" của Nga đã được kiểm tra khả năng chiến đấu trong những trận đánh khá ác liệt. Mi-28N là chiếc trực thăng tấn công hiện đại, được trang bị các tên lửa có điều khiển và có khả năng bay ở độ cao thấp nhờ mức độ bảo vệ cao.

Nga thử nghiệm những vũ khí tối tân nhất ở Bắc Syria: Cơ hội cuối cùng? - Ảnh 2.

Trực thăng tấn công Mi-28 Nga ở Syria.

Các nguồn tin nói trên chia sẻ về sự xuất hiện của những máy bay do thám hiện đại của Nga trong những trận chiến mới đây nhất ở tỉnh Hama. Các hãng thông tấn của Nga đăng tải những bức hình, mà qua đó có thể thấy rõ các cơ sở chiến lược và sự dịch chuyển của các lực lượng quân sự.

Những bức ảnh này có được nhờ các máy bay trinh sát hiện đại "Orion" của Nga, với trần bay 8km và thời gian hoạt động liên tục trong vòng không dưới 24 tiếng, chúng cũng có thể mang theo bom hàng không có điều khiển để tác chiến khi cần.

Hệ thống pháo phản lực bắn loạt mới

Theo những thông tin chính thức, đã có gần 70 nghìn quân nhân Nga thu lượm được kinh nghiệm chiến đấu ở Syria. Trong số đó có – gần 500 sĩ quan cao cấp gồm các tướng, chỉ huy sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn. Ngoài ra, tại Syria có hơn 100 mẫu vũ khí mới và nâng cấp được thử nghiệm.

Trong thời gian diễn ra giao tranh ở phía bắc tỉnh Hama, các đơn vị của Nga đã sử dụng hệ thống pháo phản lực bắn loạt mới nâng cấp.

Nga thử nghiệm những vũ khí tối  tân nhất ở Bắc Syria: Cơ hội cuối cùng? - Ảnh 3.

Pháo phản lực bắn loạt Tornado-S

Từ năm 2016, Nga đã tiến hành nâng cấp hệ thống pháo phản lực bắn loạt "Smerch", giúp nó có thể nâng tầm bắn từ 90km lên 120km. Trong khuôn khổ trận chiến ở phía bắc tỉnh Hama, Nga đã sử dụng tổ hợp pháo phản lực bắn loạt "Tornado-S".

Đặc điểm cơ bản của tổ hợp pháo phản lực bắn loạt "Tornado-S" là hệ thống dẫn hướng và hỏa lực mới, được tự động hóa, mà cho phép cùng lúc vừa bắn, vừa tự động tính toán các thông số của mục tiêu.

Nga thử nghiệm những vũ khí tối tân nhất ở Bắc Syria: Cơ hội cuối cùng? - Ảnh 4.

Xe chiến đấu hỗ trợ tăng "Terminator-2"

  • Đừng lo về Huawei: Hãy cẩn thận với "nguy cơ quân sự" bởi đường sắt cao tốc Trung Quốc?

  • UAV "Made in China" tấn công siêu tăng Merkava IV Israel: "Trượt vỏ chuối và gãi ghẻ"?

  • Nga "bủa lưới, phóng lao": Phiến quân, Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây như "cá trên thớt" ở Hama

Theo các nguồn tin quân sự, những đơn vị của Nga đã chuyển giao cho quân đội Syria xe chiến đấu hỗ trợ tăng "Terminator-2" để thử nghiệm nó trong các trận giao tranh ở phía bắc tỉnh Hama, sau khi phát hiện được một loạt những khiếm khuyết về hiện trạng kỹ thuật trong quá trình tham chiến ở sa mạc Syria.

Chiếc xe chiến đấu hỗ trợ tăng "Terminator-2" có mức độ phòng vệ cao, hỏa lực mạnh, khả năng dễ điều khiển, cũng như cơ chế dẫn hướng bằng lazer được cải tiến.

Hiện nay Quân đội Nga, Syria đang tiến hành những chiến dịch quân sự quy mô lớn tấn công Hama và Idlib - thành trì cuối cùng của phiến quân khủng bố ở Syria, do vậy Nga càng cần phải nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm vũ khí mới. Đây được coi như là cơ hội thực chiến cuối cùng của họ.

CẬP NHẬT: Máy bay vận tải Nga chở đầy vũ khí đáp xuống căn cứ Hmeimim, Syria

CẬP NHẬT: Máy bay vận tải Nga chở đầy vũ khí đáp xuống căn cứ Hmeimim, Syria
CẬP NHẬT: Máy bay vận tải Nga chở đầy vũ khí đáp xuống căn cứ Hmeimim, Syria
Antonov An-124 Ruslan chính là dòng máy bay vận tải đã từng chở hệ thống tên lửa S-300 sang Syria sau sự cố chiếc IL-20 bị bắn hạ trên biển Địa Trung Hải hồi tháng 9/2018.

Vui lòng bấm F5 để liên tục cập nhật

08h40: Trong ngày 31/5 Quân đội Chính phủ Syria (SAA) và Lực lượng Phòng vệ Quốc gia (NDF) đã đánh bật một đợt tấn công quy mô lớn nhằm vào nhiều vị trí của họ ở vùng al-Faydah, phía Tây Nam Deir Ezzor do các nhóm khủng bố IS tiến hành.

Cuộc đụng độ diễn ra hơn 6 giờ đồng hồ và các tay súng IS đã chiếm giữ được một số vị trí ở al-Faydah, tuy nhiên sau đó SAA đã nhanh chóng tập hợp lực lượng đẩy lùi chúng ra khỏi khu vực. 

Một số phần tử IS hoặc đã bị chết hoặc bị thương nhưng ít nhất 4 binh lính Syria được cho là cũng đã tử vong khi cố gắng bám trụ bảo vệ các vị trí của mình ở al-Faydah.

CẬP NHẬT: Máy bay vận tải Nga chở đầy vũ khí đáp xuống căn cứ Hmeimim, Syria - Ảnh 1.

Ít nhất 4 binh sĩ Syria đã tử vong khi cố gắng bảo vệ các vị trí của mình ở al-Faydah

7h30: Không quân Nga được cho là đã triển khai tới Syria thêm một lô vũ khí mới sau khi hai chiếc máy bay vận tải hạng nặng của nước này được nhìn thấy đã đáp xuống Latakia.

Cụ thể, theo Flight Tracker -website chuyên theo dõi hành trình bay, đêm 31/5 hai máy bay vận tải hạng nặng Antonov An-124 của Không quân Nga đã đáp xuống Căn cứ Không quân Hmeimim ở phía Tây Nam tỉnh Latakia.

An-124 là dòng máy bay vận tải lớn nhất từ trước tới nay từng đáp xuống Syria, do vậy theo nhận định của Al Masdar News rất nhiều khả năng chúng đã vận chuyển tới đây một số vũ khí hạng nặng cho quân đội Syria.

CẬP NHẬT: Máy bay vận tải Nga chở đầy vũ khí đáp xuống căn cứ Hmeimim, Syria - Ảnh 2.

Máy bay vận tải Antonov An-124 Ruslan

Đặc biệt, động thái này lại diễn ra chỉ vài tuần sau khi Quân đội Chính phủ Syria (SAA) phát động một đợt tấn công quy mô lớn tiêu diệt các phần tử khủng bố và nổi dậy ở vùng nông thôn phía Tây Bắc tỉnh Hama.

Trước đây, Không quân Nga cũng đã từng tăng cường các chuyến bay tiếp viện hàng hóa như vậy tới Syria trong quá trình SAA tiến hành các trận đánh lớn. Antonov An-124 Ruslan chính là dòng máy bay vận tải đã chở hệ thống tên lửa S-300 sang Syria sau sự cố chiếc IL-20 bị bắn hạ.

Đất hiếm quan trọng như thế nào với ngành sản xuất vũ khí Mỹ?

Đất hiếm quan trọng như thế nào với ngành sản xuất vũ khí Mỹ?
Đất hiếm quan trọng như thế nào với ngành sản xuất vũ khí Mỹ?
Tuy chính phủ Trung Quốc chưa tuyên bố hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ nhưng báo chí Trung Quốc đã bóng gió nói đến khả năng này. Theo các chuyên gia, nếu việc này xảy ra, nó sẽ tác động đến nhiều ngành công nghiệp của Mỹ, trong đó có cả ngành sản xuất vũ khí.

Kim loại đất hiếm được sử dụng trong nhiều sản phẩm quốc phòng. Ví dụ, mỗi tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia sử dụng 4,1 tấn kim loại đất hiếm, trong khi đó tàu khu trục lớp Arleigh Burke sử dụng 2,3 tấn.

Trong khi đó, Mỹ có 66 tàu loại này đang hoạt động và 14 tàu đang đóng hoặc đã lên kế hoạch đặt đóng.

Một ví dụ khác: mỗi chiếc tiêm kích tàng hình tối tân F-35 Joint Strike Fighter cần gần 450 kg kim loại đất hiếm. Đã có 380 chiếc F-35 được sản xuất và chỉ riêng Mỹ sẽ cần tới 2.663 chiếc. Nhật Bản cũng vừa đặt mua thêm 105 chiếc F-35.

Tuy nhu cầu đất hiếm của ngành công nghiệp vũ khí Mỹ chỉ chiếm 5% nhu cầu của nước Mỹ, nhưng tỷ lệ đất hiếm có mặt trong các sản phẩm là rất cao.

Ví dụ, người ta dùng kim loại đất hiếm để chế tạo thiết bị truyền động cho cánh tên lửa, mô tơ ổ đĩa lắp đặt trên máy bay, xe tăng, hệ thống tên lửa và trung tâm điều khiển, thiết bị laser phát hiện mìn, radar và thiết bị định vị thủy âm trên tàu ngầm, tàu mặt nước, các thiết bị quang học…

  • Ai Cập quyết chiến ở Libya: Tướng Haftar đáp lễ bằng món quà khủng - "Một cái đầu"?

Theo Liên minh Công nghệ đất hiếm: Hệ thống điện trên máy bay sử dụng nam châm vĩnh cửu samarium-cobalt (một loại kim loại đất hiếm) để sản sinh dòng điện. Các loại nam châm này rất quan trọng đối với nhiều hệ thống vũ khí quân sự khác.

Hơn nữa, máy bay sử dụng thiết bị truyền động nam châm đất hiếm để điều khiển các bề mặt trong quá trình vận hành. Các bề mặt phủ gốm chịu nhiệt được ứng dụng trên động cơ máy bay nhằm bảo vệ các chi tiết máy bằng hợp kim.

Lớp phủ gốm duy trì được tính chịu nhiệt nhờ vào yttrium oxide – một loại đất hiếm quan trọng giúp ngăn chất chịu lửa zirconia biến đổi hình dạng ban đầu.

Còn Terfonal-D là một loại hợp kim đất hiếm làm bằng terbium, sắt và dysprosium, được sử dụng chế tạo thiết bị định vụ thủy âm trên tàu chiến mặt nước, tàu ngầm. Trực thăng tàng hình sử dụng Terfonol-D để giảm tiếng ồn của các cánh quạt.

Trung Quốc sản xuất hơn 95% sản lượng đất hiếm của thế giới và Mỹ phụ thuộc Trung Quốc 80% nhu cầu về loại nguyên liệu này. Thực tế này mang lại cho Bắc Kinh một công cụ mặc cả cực lớn trong cuộc chiến với Mỹ để giành lấy vị thế bá chủ tương lai của công nghệ thế giới.

Đất hiếm quan trọng như thế nào với ngành sản xuất vũ khí Mỹ? - Ảnh 2.

Vận chuyển đất hiếm ở Liên Vân Cảng, Giang Tô, Trung Quốc

  • Palestine dùng UAV Trung Quốc tấn công xe tăng Israel: Liệu có được tha thứ?

  • Tàu cao tốc + Thủy lôi: Chiến thuật đánh du kích của Iran khiến Mỹ phải lạnh gáy

Chính vì thế, mới đây Bộ Quốc phòng Mỹ đã gửi tới Nhà Trắng một báo cáo, đồng thời cũng thông báo tới quốc hội về kế hoạch tìm kiếm nguồn ngân sách liên bang nhằm củng cố việc khai thác và sản xuất đất hiếm, nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, theo Reuters.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về việc phụ thuộc Trung Quốc về nguồn đất hiếm. Năm 2018, cơ quan này đã phát hành báo cáo nói về sự dễ bị tổn thương của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, liên quan đến đất hiếm.

Tổ chức nghiên cứu địa chất Geological Survey của Mỹ năm ngoái ước tính rằng trữ lượng đất hiếm của toàn thế giới là 120 triệu tấn trong đó Trung Quốc 44 triệu tấn, 22 triệu tấn ở Brazil và 18 triệu tấn ở Nga.

Tại Việt Nam, trữ lượng đất hiếm khoảng 20 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc, theo một tài liệu được dẫn trên báo chí.

Đừng lo về Huawei: Hãy cẩn thận với "nguy cơ quân sự" bởi đường sắt cao tốc Trung Quốc?

Đừng lo về Huawei: Hãy cẩn thận với
Đừng lo về Huawei: Hãy cẩn thận với "nguy cơ quân sự" bởi đường sắt cao tốc Trung Quốc?
Khi Mỹ "cấm" điện thoại Huawei, người ta thường quên đi đường sắt là phần quan trọng nhất trong mạng lưới vũ khí chiến lược của Trung Quốc cho tới năm 2020.

Hãy quên khả năng gián điệp của Huawei

Trong khi cuộc "thương chiến" đang diễn ra và đỉnh điểm là việc Mỹ "cấm" các thiết bị di động Trung Quốc (và đặc biệt là của hãng Huawei), người ta thường quên đi một phần trong mạng lưới vũ khí chiến lược của Trung Quốc.

Hằng ngày, mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã phục vụ hàng triệu người, vâng bạn không nghe nhầm đâu, hàng triệu con người di chuyển để đi làm, du lịch trên khắp đất nước rộng lớn này.

Nhưng vào ngày 14/5/2015, một phần của mạng lưới đường sắt đang phát triển này đã phục vụ một mục đích rất khác.

Lữ đoàn Lan Châu của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã di chuyển từ Tỉnh Thiểm Tây tới khu vực Tỉnh Tân Cương cách 483km về phía tây bằng một chuyến tàu tốc độ cao.

Đừng lo về Huawei: Hãy cẩn thận với nguy cơ quân sự bởi đường sắt cao tốc Trung Quốc? - Ảnh 1.

Xe tăng hạng nặng của Trung Quốc cũng có thể được di chuyển bằng đường sắt.

Cuộc tập trận này đã diễn ra thành công và là một thử nghiệm thông minh để cơ động binh lính PLA một cách nhanh chóng khắp đất nước rộng lớn này. Nó đã "giải được bài toán" mà Bắc Kinh đang phải vật lộn để xử lý.

Trung Quốc có một lực lượng lục quân khổng lồ và nước này có biên giới trên bộ dài nhất thế giới, tiếp giáp 14 quốc gia. Số lượng này nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới ngoại trừ Nga.

Ấn Độ là một trong những quốc gia này, nước này được đánh giá là một trong những đối thủ của Bắc Kinh và hai nước tồn tại hai khu vực tranh chấp biên giới vẫn đang tiếp diễn.

Các nước láng giềng như Myanmar ở phía nam và Tajikistan và Kyrgyzstan ở phía tây đều có tiềm năng không ổn định. Nhưng quan trọng nhất là Bắc Triều Tiên. Tất cả những vấn đề của Trung Quốc với các quốc gia nói trên có thể trở thành khủng hoảng tiềm năng dọc biên giới.

Kết quả của sự mất ổn định này là Bắc Kinh muốn quân đội của mình có khả năng ứng phó với nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau và có thể diễn ra cùng lúc. Do vậy không có gì tốt hơn để cơ động đó là phương án tàu cao tốc.

Cuộc tập trận của binh lính Trung Quốc tại Tân Cương năm 2015.

Trung Quốc sẽ "tăng tốc" và can dự sâu hơn vào các xung đột cục bộ?

Hành trình của lữ đoàn Lan Châu (bao gồm toàn bộ trang thiết bị) là lần đầu tiên một đơn vị quân đội Trung Quốc di chuyển theo đường sắt cao tốc đến Tân Cương. Tỉnh phía tây này là nơi phức tạp với hoạt động của các phần tử ly khai.

Tờ báo quân sự nhà nước Trung Quốc "Jiefangjun Bao" đã mô tả cuộc tập trận này như là một phần của khả năng và lực lượng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Trung Quốc bằng các "Đoàn tàu đương đại" và về hội nhập quân sự.

Đừng lo về Huawei: Hãy cẩn thận với nguy cơ quân sự bởi đường sắt cao tốc Trung Quốc? - Ảnh 3.

Tuyến đường sắt cao tốc nối Lan Châu với Tân Cương.

Đây là một tài liệu cho thấy Trung Quốc sử dụng cơ sở hạ tầng dân sự cho mục đích quân sự. Trung Quốc có mạng lưới đường sắt cao tốc (tức là có thể di chuyển với tốc độ 200 km/h) lớn nhất thế giới.

Trung Quốc có 6 tuyến đường sắt tốc độ cao - và một tuyến đến Tân Cương là tuyến mới nhất, được khai trương vào năm 2014.

Nhưng Bắc Kinh sẽ tăng gấp đôi các tuyến tốc độ cao như vậy vào năm 2020. Xu hướng gia tăng này thể hiện nhu cầu di chuyển tốc độ cao của PLA đang gia tăng.

Đừng lo về Huawei: Hãy cẩn thận với nguy cơ quân sự bởi đường sắt cao tốc Trung Quốc? - Ảnh 4.

Các tuyến đường sắt cao tốc chia theo tốc độ dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020 của Trung Quốc.

Tờ China Youth Daily đã xuất bản một bài viết vào năm 2014 với đánh giá như sau: "Một đơn vị (PLA) trang bị nhẹ có thể được di chuyển từ Vũ Hán đến Quảng Châu (khoảng 1.000km) trong năm tiếng đồng hồ, đây là khả năng huy động khá nhanh chóng về quân sự".

  • "Đòn sát thủ" Trung Quốc có thể "kết liễu" ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ giữa thương chiến Mỹ-Trung?

Quân đội Mỹ đặc biệt quan tâm đến điều này. Tờ O.E Watch, bản tin của Văn phòng nghiên cứu quân sự nước ngoài của quân đội Hoa Kỳ đánh giá vào tháng 6/2018 như sau:

"Trước đây các lực lượng quân đội tập hợp và di chuyển trên các tuyến đường cao tốc trong các cuộc tập trận cơ động.

Khả năng vận chuyển mới này là một cải tiến. Hiện tại binh lính (Trung Quốc) có thể ra khỏi doanh trại và lên tàu cao tốc, việc di chuyển quân sẽ nhanh hơn đáng kể".

Một trong những lý do Trung Quốc muốn quân đội của họ di chuyển bằng đường sắt là vì tốc độ của các cuộc chiến diễn ra ra nhanh hơn nhiều hiện tại.

Đừng lo về Huawei: Hãy cẩn thận với nguy cơ quân sự bởi đường sắt cao tốc Trung Quốc? - Ảnh 6.

Một tên lửa chiến thuật tầm trung DF-25 của Trung Quốc di chuyển bằng đường sắt.

Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Hoa Kỳ đã nhanh chóng đưa hơn 500.000 quân vào Arab Saudi chỉ sau vài tháng.

TIN LIÊN QUAN
  • Tàu cao tốc + Thủy lôi: Chiến thuật đánh du kích của Iran khiến Mỹ phải lạnh gáy

  • Nga lâm vào thế bí: Dồn ngân sách tậu Su-57, Ka-52 nên thiếu tiền cho hạng mục đặc biệt

  • Ấn Độ tích hợp tên lửa I-Derby ER cho Su-30MKI: Gợi ý tuyệt vời đối với Su-30MK2 Việt Nam

Kết quả của cuộc chiến với một chiến thắng của Mỹ và các đồng minh đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy và học thuyết quân sự của Trung Quốc. Kể từ đó, những thay đổi lớn nhất đối với quân đội Trung Quốc được ưu tiên cho các lực lượng trên không và trên biển.

Theo nhà phân tích Robert Robert Farley của Trường Patterson:"PLA bắt đầu nhấn mạnh rằng họ cần triển khai sức mạnh không quân hơn sức mạnh lục quân và đặc biệt là nâng cao khả năng tấn công chính xác tầm xa".

Lực lượng tên lửa Giải phóng quân Trung Quốc (trước là Bộ Tư lệnh pháo binh số 2) chịu trách nhiệm triển khai vũ khí hạt nhân bắt đầu được đưa vào trang bị các loại vũ khí chính xác mới đủ khả năng tấn công vượt xa ngoài biên giới Trung Quốc.

Trong trường hợp các cuộc khủng hoảng khu vực trở nên xấu đi một cách nhanh chóng, Lực lượng này sẽ phải tăng tốc và di chuyển tới chiến trường. Đây là khía cạnh yêu cầu sự hỗ trợ của đường sắt tốc độ cao.

Cũng theo China Youth Daily, Lực lượng tên lửa của PLA có thể phóng tên lửa hành trình dọc theo tuyến đường sắt cao tốc về hướng biển trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc với Nhật Bản hoặc Đài Loan.

Nhưng hiện tại, chúng ta hãy lo lắng dần với việc hàng nghìn binh lính Trung Quốc có thể tiếp cận chiến trường ở khu vực xung đột chỉ trong vài giờ. Việc tập trung một lượng lớn khí tài và binh lính như vậy sẽ trở thành sức ép một cách đáng kể và có thể khiến chiến sự đảo chiều.

Công tác chuẩn bị trước khi khai chiến của Mỹ và liên quân trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 năm 1991 được Trung Quốc cho là một kỳ tích.

UAV "Made in China" tấn công siêu tăng Merkava IV Israel: "Trượt vỏ chuối và gãi ghẻ"?

UAV
UAV "Made in China" tấn công siêu tăng Merkava IV Israel: "Trượt vỏ chuối và gãi ghẻ"?
Nhóm vũ trang Palestine dường như đã sử dụng UAV và bom MZD2 do Trung Quốc chế tạo để tấn công xe tăng Merkava IV và xe thiết giáp chở quân Achazrit của Israel.

UAV của người Palestine "ném bom" xe cơ giới Israel

Ngày 30/5, tờ Thời báo Israel đưa tin nhánh vũ trang của Phong trào Hồi giáo Jihad Palestine (PIJ), Lữ đoàn al-Quds đã tung ra đoạn phim một máy bay không người lái được điều khiển từ xa (UAV) đã thả chất nổ vào một số xe cơ giới của Lực lượng Phòng vệ Israel đóng ở biên giới.

Đoạn video được phát hành thông qua các kênh truyền thông xã hội của PIJ cho thấy nó đã được biên tập từ những cảnh quay của camera gắn trên UAV và một camera khác với ống kính tầm xa từ Gaza.

Các xe cơ giới được xác định là xe tăng Merkava IV và một xe bọc thép chở quân (APC) Achzarit. Máy bay không người lái (được cho là UAV Camera DJI Phantom do Trung Quốc chế tạo) thả một số trái "bom con" của đạn pháo phản lực 122mm do Trung Quốc sản xuất.

Khi chất nổ được kích hoạt ở trên và bên cạnh xe tăng, một dòng phụ đề tiếng Arab tuyên bố: "Hệ thống phòng thủ của các người (IDF) không là gì đối với chúng tôi (PIJ)".

UAV Made in China tấn công siêu tăng Merkava IV Israel: Trượt vỏ chuối và gãi ghẻ? - Ảnh 1.

Đạn 122mm Type-90 còn được gọi là MZD-2 gồm 39 bom con nằm trong một viên đạn pháo phản lực của hệ thống Type-81 (Bản copy của BM-21 Grad).

Vào tháng 4, Israel tuyên bố rằng họ đã ngăn chặn một nỗ lực buôn lậu 172 gói hàng có chứa các thiết bị quân sự vào Dải Gaza thông qua cửa khẩu Erez.

Các thiết bị bao gồm máy bay không người lái, camera kỹ thuật số, kính ngắm, đèn pin và bao súng, điện thoại dã chiến, máy ảnh ngụy trang, thiết bị liên lạc, đèn lặn và ủng quân sự.

Israel có "bỏ qua" vụ việc hay sẽ kích hoạt không kích?

  • Nga "bủa lưới, phóng lao": Phiến quân, Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây như "cá trên thớt" ở Hama

Các xe cơ giới của IDF được cho là không bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công nói trên. Khi được các cơ quan truyền thông Israel hỏi thì IDF cũng từ chối bình luận về vụ tấn công này.

Tuy nhiên các sự cố tương tự cho thấy nếu có thiệt hại nó sẽ kích hoạt giao tranh giữa Israel và các nhóm vũ trang ở Gaza.

Một sự kiện tương tự vào tháng 4, Tờ Al-Quds đưa tin PIJ đã cố gắng bắn hạ một trực thăng quân sự của IDF đang hoạt động gần Gaza bằng một tên lửa vác vai, tuy nhiên nhóm đã bị một máy bay phản lực của Israel phát hiện và không kích.

PIJ sau đó xác nhận rằng một thành viên nhóm đã thiệt mạng là Bilal al-Bina, một sĩ quan cao cấp trong đơn vị phòng không của nhóm.

Đó là sự cố đã kích hoạt leo thang xung đột kéo dài hai ngày ở Gaza sau khi các nhóm vũ trang đã bắn 700 tên lửa và rocket và các khu dân cư Israel. 4 người Israel đã bị giết cuộc tấn công.

UAV Made in China tấn công siêu tăng Merkava IV Israel: Trượt vỏ chuối và gãi ghẻ? - Ảnh 3.

Một bức ảnh được chụp tại thành phố Gaza vào ngày 5/5 cho thấy tên lửa được bắn về phía Israel.

Đáp lại, IDF đã thực hiện khoảng 350 cuộc không kích vào các mục tiêu Hamas và PIJ trên lãnh thổ Palestine. 25 người Palestine đã thiệt mạng, nhiều người trong số họ là thành viên của các nhóm vũ trang.

Công nghệ UAV và bom Trung Quốc từ đâu?

Nhóm khủng bố IS được coi là "đi tiên phong" trong trang bị máy bay không người lái thương mại và sử dụng chúng trong chiến đấu. Trận Mosul ở Iraq chứng kiến ​​việc sử dụng rộng rãi các UAV như vậy với việc gây cho quân đội Iraq khá nhiều thiệt hại.

Tuy nhiên Hezbollah ở Lebanon mới là người tích hợp vũ khí thành công cho chúng. Vào cuối năm 2016, Hezbollah đã tấn công các vị trí của phiến quân gần thành phố Aleppo bằng UAV với "bom con" MZD2 do Trung Quốc sản xuất.

UAV Made in China tấn công siêu tăng Merkava IV Israel: Trượt vỏ chuối và gãi ghẻ? - Ảnh 4.

UAV Camera DJI Phantom và "bom con" MZD2 đều do Trung Quốc sản xuất đang được Hezbollah sử dụng hiệu quả trên chiến trường Nam Lebanon và Syria.

  • Nga lâm vào thế bí: Dồn ngân sách tậu Su-57, Ka-52 nên thiếu tiền cho hạng mục đặc biệt

Độ chính xác của UAV được sử dụng bởi Lữ đoàn al-Quds có vẻ không cao.

Nhóm vũ trang PIJ từ khi thành lập đã nhận được hoàn toàn viện trợ từ Lực lượng Vệ binh Cách Mạng Iran (IRGC) và việc "bom con" MZD2 được sử dụng cho thấy Hezbollah đã hỗ trợ PIJ về mặt công nghệ và vũ khí.

Việc PIJ có đủ công nghệ để sử dụng các vũ khí tấn công trên không như vậy vẫn là mối đe dọa tiềm tàng đối với IDF trong bối cảnh nhà tài trợ chính của họ là Iran có thể tự sản xuất các UAV tấn công tối tân hơn nhiều.

Ngoài ra, PIJ cũng có thể tự nâng cấp khả năng tác chiến của các loại UAV này dễ dàng do các thiết bị tương tự được Trung Quốc liên tục sản xuất và nâng cấp với số lượng lớn và xuất khẩu tự do ra toàn cầu.

UAV của lực lượng PIJ tấn công xe cơ giới Israel.

Trung Quốc “ngư ông đắc lợi” nếu căng thẳng Mỹ - Iran biến thành chiến tranh

Trung Quốc "ngư ông đắc lợi" nếu căng thẳng Mỹ - Iran biến thành chiến tranh
Một chuyên gia nhận định, nếu căng thẳng Mỹ - Iran biến thành chiến tranh giữa hai nước thì Trung Quốc là quốc gia hưởng lợi và đây sẽ là dấu mốc mở ra kỷ nguyên mới của Trung Quốc.

Mối quan hệ Mỹ - Trung ngày càng trở nên căng thẳng do những bất đồng liên quan tới cuộc chiến thương mại, vấn đề Biển Đông và Đài Loan.

Cụ thể, sau khi các cuộc đàm phán giữa phái đoàn quan chức thương mại Mỹ - Trung thất bại trong tháng này, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định tăng mức thuế đối với số hàng hóa xuất khẩu trị giá 200 tỷ của Trung Quốc . Đáp trả, Bắc Kinh tuyên bố tăng thuế suất với số hàng hóa trị giá 60 tỷ USD xuất khẩu của Mỹ.

Không dừng lại vào việc tăng mức đánh thuế với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, Mỹ còn đưa Tập đoàn Công nghệ Huawei của Trung Quốc vào danh sách đen bị cấm mua công nghệ của Mỹ.

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh đã có sẵn phương án đối phó với "một cuộc chiến thương mại kéo dài" đồng thời nhấn mạnh Mỹ sẽ phải đối mặt với "những đối thủ khó nhằn nhất kể từ năm 1776".

Trong bài viết đăng trên tạp chí National Interest, chuyên gia nghiên cứu các mối quan hệ Mỹ - Trung tại Viện Chính sách xã hội châu Á, ông Nathan Levine nhận định, căng thẳng Mỹ - Trung chính là hậu quả từ việc Mỹ thay đổi chính sách đối ngoại với Trung Quốc.

Thay vì thi hành chính sách "hòa hợp chiến lược" với Trung Quốc suốt 40 năm qua, chính quyền của Tổng thống Trump chuyển sang kỷ nguyên "cạnh tranh chiến lược" với Trung Quốc.

Nói cách khác, ông Trump tin rằng không có chuyện vì chịu sức ép từ Mỹ mà Trung Quốc sẽ mở cửa tự do và trở thành "một người có trách nhiệm" trong thế giới được xây dựng bằng luật lệ do Mỹ đứng đầu.

Cũng theo ông Levine, chính sách cứng rắn của ông Trump với Trung Quốc còn nhằm giành lấy sự ủng hộ mạnh mẽ từ lưỡng đảng trong chính phủ Mỹ giữa lúc ngày càng nhiều báo cáo khẳng định, Trung Quốc sẽ là đối thủ địa chiến lược đáng gờm nhất mà Mỹ từng phải đối mặt.

Nhưng giữa lúc cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết, Lầu Năm Góc lại đưa ra một quyết định khác nhằm ngăn chặn cái gọi là mối đe dọa từ Iran đối với các lực lượng quân sự Mỹ ở Trung Đông.

Từ đầu tháng Năm, Mỹ đã tăng cường sự hiện quân sự tới Trung Đông bằng nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln cùng dàn oanh tạc cơ B-52, các tên lửa Patriot và chiến đấu cơ F-15. Thậm chí, Mỹ còn có kế hoạch điều động thêm 120.000 binh sĩ tới khu vực này.

Dù điều động hàng loạt vũ khí chiến lược tới Trung Đông, nhưng giới chức quân sự Mỹ vẫn khẳng định không muốn phải tham chiến với Iran.

Trên thực tế, nếu Mỹ tấn công Iran , cuộc chiến này sẽ chỉ mang lại lợi ích cho một số đồng minh của Washington ở Trung Đông như Ả Rập Xê-út chứ không thể giúp Mỹ đạt được mục tiêu nắm giữ vị trí bá chủ thế giới lâu dài.

Khi Mỹ tham chiến ở Iraq vào năm 2003, giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu công khai nói về thời kỳ "cơ hội chiến lược" kéo dài 20 năm đầy bất ngờ.

Nói cách khác, thuật ngữ này nhằm ám chỉ Trung Quốc có thể tập trung cải thiện sức mạnh quốc gia giữa lúc Mỹ đang tự làm hao tổn sức mạnh của mình. Và giờ Mỹ có thể lại một lần nữa phạm phải sai lầm tương tự nhưng ở mức độ trầm trọng hơn.

Bởi Iran là quốc gia có diện tích và dân số lớn gấp 3 lần so với Iraq. Bên cạnh đó, quân đội Iran cũng "không phải là đối thủ dễ nhằn" với Mỹ. Cuộc chiến với Iran còn có nguy cơ nhanh chóng đẩy Washington vào cảnh sa lầy quân sự như ở Iraq và Afghanistan.

Trong khi đó, Trung Quốc và Nga có thể dễ dàng hỗ trợ cho Iran trong bất cứ cuộc xung đột nào của Cộng hòa Hồi giáo với Mỹ thông qua mạng lưới cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc đang xây dựng dọc vùng Trung Á vốn nằm trong "Sáng kiến Vành đai và Con đường".

  • CẬP NHẬT: Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay trinh sát ở Idlib, Syria - KQ Nga rầm rập trút bão lửa

  • Iran có thể đánh bại Mỹ bằng vũ khí rẻ tiền, thô sơ nhưng vô cùng đáng sợ

Trong hoàn cảnh này, nếu Mỹ tham chiến ở Trung Đông, cuộc chiến này sẽ nhanh chóng làm suy giảm vị thế địa chiến lược của Mỹ so với Trung Quốc do Mỹ buộc phải tăng ngân sách quân sự, dẫn tới làm tổn hại nền kinh tế quốc gia.

Trong khi đó, theo ông Levine, mỗi bước đi của Mỹ tại thời điểm này cần phải tính toán vô cùng thận trọng để đảm bảo duy trì năng lực cân bằng với sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ từ Trung Quốc.

Nói tóm lại, nếu Mỹ tấn công quân sự Iran, Trung Quốc sẽ nhanh chóng chớp lấy cơ hội kéo dài "thời kỳ cơ hội chiến lược" bằng việc hiện thực hóa những tham vọng tưởng chừng như xa vời nhất cũng như rộng mở cánh cửa để Bắc Kinh vượt Washington trên cả mặt trận kinh tế, thống trị quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương và tiên phong trong cuộc cách mạng thay đổi hệ thống toàn cầu.

Dù giới chính trị gia Mỹ vẫn đang tranh luận để tìm ra phương án tốt nhất đối phó với Trung Quốc, nhưng cả những người theo phe hiếu chiến hay chủ nghĩa hòa bình đều đồng thuận với quan điểm nếu Mỹ tiến hành chiến tranh với Iran, đây chính là khởi đầu cho kỷ nguyên của Trung Quốc.

Ngay cả bản Chiến lược Quốc phòng quốc gia của Mỹ hồi năm 2018 cũng đưa ra kết luận rằng, "sự cạnh tranh chiến lược lâu dài với Nga và Trung Quốc là những ưu tiên hàng đầu đối với quốc phòng Mỹ".

Ấn Độ tích hợp tên lửa I-Derby ER cho Su-30MKI: Gợi ý tuyệt vời đối với Su-30MK2 Việt Nam

Ấn Độ tích hợp tên lửa I-Derby ER cho Su-30MKI: Gợi ý tuyệt vời đối với Su-30MK2 Việt Nam
Ấn Độ tích hợp tên lửa I-Derby ER cho Su-30MKI: Gợi ý tuyệt vời đối với Su-30MK2 Việt Nam
Việc tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ có thể mang tên lửa I-Derby ER do Israel sản xuất đã chứng minh vũ khí này hoàn toàn đủ khả năng gắn kết trên nền tảng máy bay Nga.

Tạp chí quốc phòng Jane's của Anh mới đây đã đăng tải một thông tin rất đáng chú ý, đó là Không quân Ấn Độ (IAF) dự định sẽ loại biên toàn bộ tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Vympel R-77 (AA-12 Adder) do Nga sản xuất đang được trang bị cho tiêm kích đa năng Su-30MKI vào năm 2021 - 2022.

Được biết số tên lửa R-77 trên của IAF là phiên bản đời đầu có tầm bắn khá hạn chế (90 km), áp dụng công nghệ đầu dò lạc hậu và chất lượng đã xuống cấp. Tuy nhiên sản phẩm thay thế lại khiến nhiều người ngạc nhiên khi đó là tên lửa I-Derby ER do Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Rafael của Israel chế tạo.

So với R-77, I-Derby ER có lợi thế ở tầm bắn tối đa xa hơn (lên tới 100 km), được lắp đặt đầu dò radar chủ động có độ nhạy cũng như khả năng kháng nhiễu điễn tử cao, giúp nó đủ sức bắn hạ mọi mục tiêu bay từ tiêm kích, trực thăng, cho tới tên lửa hành trình... trong mọi điều kiện thời tiết.

Điểm đặc biệt nữa của I-Derby ER đó là tương tự tên lửa tầm ngắn Python-5, nó cũng có chế độ "khóa mục tiêu sau khi phóng - LOAL" cực kỳ tiên tiến, đây là lợi thế lớn trước R-77.

Ấn Độ tích hợp tên lửa I-Derby ER cho Su-30MKI: Gợi ý tuyệt vời đối với Su-30MK2 Việt Nam - Ảnh 1.

Tên lửa không đối không I-Derby và Python-5 do Israel chế tạo

Trước kia tên lửa I-Derby và Python-5 chỉ được Ấn Độ trang bị cho tiêm kích nội địa HAL Tejas, tuy nhiên với tuyên bố trên thì có thể hiểu rằng hai loại vũ khí này hoàn toàn đủ khả năng tích hợp trên tiêm kích Su-30MKI do Nga chế tạo.

Ngoài tính năng ưu việt hơn, nguyên nhân Ấn Độ lựa chọn tên lửa không đối không Israel thay vì mua tiếp phiên bản nâng cấp của R-77 được nhận định có thể còn do Tel Aviv sẵn sàng chuyển giao công nghệ để New Delhi sản xuất tại chỗ, đây là điều khoản mà Nga thường không chịu đáp ứng.

Bên cạnh đó, việc trang bị tên lửa Israel cho Su-30MKI sẽ giúp Ấn Độ có thể tận dụng cơ số đạn đánh chặn biên chế cho tổ hợp phòng không SPYDER-SR lúc cần thiết, bởi tên lửa Derby và Python-5 là hai thành phần của "Lưới nhện".

Ấn Độ tích hợp tên lửa I-Derby ER cho Su-30MKI: Gợi ý tuyệt vời đối với Su-30MK2 Việt Nam - Ảnh 2.

Tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Không quân Việt Nam

Sau khi nhìn qua cách làm của Không quân Ấn Độ thì có lẽ câu hỏi được đặt ra lúc này là liệu phương thức trên có thể áp dụng cho Không quân Việt Nam mà cụ thể ở đây là tiêm kích đa năng Su-30MK2, khi chúng ta cũng sử dụng tổ hợp phòng không SPYDER với đạn Derby và Python-5.

Israel từ lâu đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tích hợp vũ khí do mình sản xuất lên nền tảng phương tiện mang phóng ra đời từ thời Liên Xô hay nước Nga ngày nay. Nếu đã đưa được tên lửa I-Derby ER lên tiêm kích Su-30MKI thì biết đâu họ có thể làm điều tương tự với Su-30MK2.

Nếu được bổ sung thêm những loại tên lửa không chiến tối tân như Derby hay Python-5 thì kho vũ khí của Su-30MK2 sẽ trở nên phong phú hơn rất nhiều, tạo ra ưu thế trước đối thủ trong trường hợp hai bên đã quá hiểu về nhau. Đây là phương án rất nên quan tâm để triển khai tại thời điểm phù hợp.

*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Tính năng kỹ chiến thuật vượt trội của tên lửa không đối không do Tập đoàn Rafael của Israel sản xuất

Tàu cao tốc + Thủy lôi: Chiến thuật đánh du kích của Iran khiến Mỹ phải lạnh gáy

Tàu cao tốc + Thủy lôi: Chiến thuật đánh du kích của Iran khiến Mỹ phải lạnh gáy
Tàu cao tốc + Thủy lôi: Chiến thuật đánh du kích của Iran khiến Mỹ phải lạnh gáy
Sau nhiều thập kỉ mài giũa và hoàn thiện, Iran sử dụng chiến thuật thiên về việc tận dụng những tàu chiến cơ động và sẵn sàng chịu tổn thất.

Iran với chiến tranh du kích

Kết luận của Mỹ cho rằng Iran đứng sau các vụ tấn công gần đây nhằm vào tàu chở dầu đã khơi lại mối lo ngại về khả năng phát động chiến tranh du kích của Tehran tại một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất trên thế giới.

Mỹ tin rằng Iran đã sử dụng thủy lôi để tấn công 4 tàu chở dầu tại Vịnh Oman trong tháng này – Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho biết hôm thứ Tư, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Phản bác lại, Iran cho rằng những cáo buộc mà ông Bolton đưa ra thật "nực cười".

Đáp trả các nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn cản hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran, Tehran đã nhiều lần đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz – nối vịnh Oman với vịnh Ba Tư.

1/3 lượng dầu mỏ và khí gas tự nhiên hóa lỏng của thế giới được vận chuyển qua eo biển này, do đó hành động của Iran (nếu thành hiện thực) sẽ làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu và kích động một cuộc xung đột trên biển.

Iran có lực lượng hải quân chính quy và lực lượng hải quân của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), có khả năng khiến cho vùng biển ngoài khơi Iran trở nên nguy hiểm đối với các đối thủ của Tehran.

Lực lượng bán quân sự của nước này có thể bủa vây đối phương với các tàu tấn công nhanh vũ trang ngư lôi và tên lửa tầm ngắn, cùng các tàu tuần tra cỡ nhỏ mang súng máy và bệ phóng rocket. Họ còn được trang bị để có thể rải mìn tại eo biển Hormuz.

Tàu cao tốc + Thủy lôi: Chiến thuật đánh du kích của Iran khiến Mỹ phải lạnh gáy - Ảnh 1.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cáo buộc Iran phá hoại ngầm các tàu chở dầu. Ảnh: Retuers

Sau nhiều thập kỉ mài giũa và hoàn thiện, Iran sử dụng chiến thuật thiên về việc tận dụng những tàu chiến cơ động và sẵn sàng chịu tổn thất.

"Mỗi phương tiện này đều có thể tác chiến cảm tử và chỉ là một phần nhỏ trong sức mạnh chiến đấu của IRGC" – Giáo sư James Holmes từ Trường Chiến tranh Hàng hải Mỹ cho hay khi đề cập lới lực lượng hải quân của IRGC.

Vùng biển hạn chế tại eo biển Hormuz gây khó khăn cho hoạt động của các tàu cỡ lớn và điều này trở thành lợi thế cho lực lượng của Iran khi họ đang thua kém về công nghệ so với đối thủ.

Iran có thể quấy rối, bắt giữ các tàu nước ngoài hoặc thực hiện một số hành động khác ở mức độ vừa đủ để không kích động trả đũa quân sự nhưng vẫn có thể cảnh cáo, nhắc nhở đối thủ về khả năng làm gián đoạn tuyến đường thương mại của họ.

Viễn cảnh xung đột và hệ lụy

Tàu cao tốc + Thủy lôi: Chiến thuật đánh du  kích của Iran khiến Mỹ phải lạnh gáy - Ảnh 2.

Hai lực lượng hải quân của Iran được trang bị nhiều tàu tuần tra và tàu tấn công nhanh. Ảnh: Văn phòng tình báo hải quân Mỹ

Từ năm 2016 đến cuối năm 2017, tàu tuần tra cỡ nhỏ của Iran thường xuyên quấy rối các tàu Mỹ bằng cách lao vọt về phía chúng. Các quan chức Mỹ khi đó đã cảnh báo hành động này có thể dẫn tới những tính toán sai lầm.

Về phần mình, Iran cho biết họ chỉ đang tuần tra eo biển và cáo buộc Mỹ đã có hành động khiêu khích lực lượng Iran khi bắn pháo sáng cảnh cáo. Trong năm 2015, IRGC đã bắn thử nghiệm tên lửa đạn đạo trên vịnh Ba Tư tại vị trí chỉ cách các tàu chiến Mỹ khoảng 1 dặm.

Đáp trả lại những gì gọi là "mối đe dọa đang gia tăng từ phía Iran", chính quyền Tổng thống Trump cho biết trong tháng này, họ đã điều 1 tàu sân bay cùng các tàu hộ tống tới vịnh Ba Tư, triển khai thêm 1.500 binh lính tới Trung Đông và nhanh chóng bán vũ khí cho Saudi Arabia, cùng UAE.

Tuy nhiên, tới tuần này Mỹ lại hành động theo hướng muốn làm giảm căng thẳng. Tổng thống Trump hôm thứ Hai cho biết ông muốn bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt các tham vọng hạt nhân của Iran.

"Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ thỏa thuận với Iran", ông Trump nói, "Chúng tôi không tìm kiếm sự thay đổi chế độ, tôi muốn làm rõ điều đó. Chúng tôi chỉ đang tìm kiếm việc phi vũ khí hạt nhân".

Theo Giáo sư Mohammad Marandi tại Đại học Tehran, trong trường hợp xảy ra xung đột, Iran sẽ nhanh chóng tấn công các cơ sở dầu mỏ và khí gas của bất cứ quốc gia nào ủng hộ cuộc tấn công nhằm vào họ, dẫn tới một cuộc khủng hoảng người tị nạn tại châu Âu và gây ra những hậu quả thảm khốc cho nền kinh tế toàn cầu.

Do đó, ông Marandi cho rằng "khả năng xảy ra xung đột [Mỹ-Iran] rất thấp".

Trong quá khứ, Mỹ và Iran từng chạm trán trên biển. Năm 1988, Mỹ đã điều khinh hạm tới vịnh Ba Tư để bảo vệ các tàu chở dầu Kuwait trước các đợt tấn công của tàu cao tốc Iran. Trong quá trình làm nhiệm vụ, con tàu của Mỹ đã vướng phải thủy lôi do Iran rải xuống, khiến thân tàu thủng một lỗ lớn.

Để trả đũa, Mỹ đã phá hủy 2 giàn khoan dầu, đánh chìm 1 khinh hạm của Iran, làm hư hỏng 1 chiếc khác cùng 3 tàu cao tốc vũ trang của Tehran.

Tàu cao tốc + Thủy lôi: Chiến thuật đánh du kích của Iran khiến Mỹ phải lạnh gáy - Ảnh 3.

Hình ảnh do chính phủ UAE công bố hồi đầu tháng 5, chụp lại 1 tàu chở dầu của Na Uy bị hư hại. Mỹ cáo buộc Iran đứng sau vụ việc này. Ảnh: Getty

Theo ông Michael Connel, chuyên gia về an ninh vịnh Ba Tư tại Trung tâm Phân tích Hải quân ở Virginia (Mỹ), sự việc liên quan đến tàu chở dầu gần đây đã cho thấy những gì Iran có thể làm được.

Từ năm 2007, hai lực lượng hải quân của Iran đã được phân chia vùng trách nhiệm, trong đó IRGC bảo vệ vịnh Ba Tư và chia sẻ trách nhiệm tại eo biển Hormuz với quân chủng hải quân chính quy – lực lượng phụ trách tuần tra vịnh Oman và biển Caspi, có phạm vi hoạt động kéo dài tới Idonesia.

  • "Mắt nhắm mắt mở" để mặc Israel tấn công: Nga-Iran sẽ trở mặt thành thù vì vấn đề Syria?

  • Iran có thể đánh bại Mỹ bằng vũ khí rẻ tiền, thô sơ nhưng vô cùng đáng sợ

Theo Văn phòng tình báo hải quân Mỹ, Hải quân IRGC đã nhận được ít nhất 46 tàu tấn công nhanh từ Trung Quốc và Triều Tiên trong giai đoạn 1996-2006.

Trong khi đó, lực lượng hải quân chính quy của Iran vận hành các tàu cỡ trung và hạm đội tàu ngầm duy nhất của nước này.

Trong những năm 1990, Iran đã nhận được 3 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga, chúng có thể được trang bị ngư lôi, tên lửa đất-đối-đất và thủy lôi.

Iran đã chế tạo khoảng 13 tàu ngầm mini có thể mang ngư lôi, dựa theo chiếc tàu ngầm mà họ đã nhận được từ Triều Tiên vào năm 2004.

Hồi tháng Hai năm nay, Iran đã đưa vào biên chế tàu ngầm ven biển nội địa đầu tiên. Chủ lực trong hệ thống phòng thủ hải quân của Iran là kho tên lửa đạn đạo chống tàu với tầm bắn khoảng 300km.

Vũ khí mạnh nhất của Iran có lẽ là lối tiếp cận eo biển Hormuz. Các chuyên gia hải quân ước tính, Iran có thể đóng cửa eo biển này trong vòng 4 tuần bằng cách triển khai lực lượng tác chiến phi đối xứng, tàu ngầm và tiến hành phong tỏa hải quân.

Tuy nhiên, ngoài những thiệt hại về người và vật chất mà Iran phải hứng chịu nếu Mỹ đáp trả quân sự, họ sẽ còn phải đối mặt với những hệ lụy về kinh tế. Iran phụ thuộc nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác vào lượng dầu được vận chuyển qua eo biển này.