Trong cuộc đối đầu trên không giữa Ấn Độ và Pakistan ngày 27/2 vừa qua, có vẻ như tiêm kích phản lực Sukhoi Su-30MKI vẫn chưa thực sự phát huy hết vai trò của nó.
Được New Delhi mua từ năm 2002, dòng máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không đầu bảng này của Nga hiện đang giữ vị trí nòng cốt trong Không quân Ấn Độ với khoảng 300 chiếc đã được đưa vào sử dụng và sẽ còn có thêm hàng chục chiếc nữa được trang bị tới đây.
Su-30MKI là phiên bản hiện đại hóa của Su-27 từ thời Liên Xô, được thiết kế đặc biệt theo yêu cầu riêng của Không quân Ấn Độ. Nó đã một vài lần chứng tỏ được sức mạnh trong các cuộc giao đấu với những chiến cơ hiện đại nhất của phương Tây là Eurofighter Typhoon Không quân Anh và F-15C của Không quân Mỹ và đều giành thế áp đảo.
Su-30MKI có ứng dụng một số hệ thống phụ của Pháp và Israel nhưng về cơ bản, thiết kế vẫn là của Nga. Những cải tiến gần đây nhất cho phép máy bay có thể triển khai Astra - tên lửa không đối không tầm xa với tấm tấn công xấp xỉ 105 km được Ấn Độ phối hợp cùng với Nga phát triển cũng như dòng tên lửa không đối không tầm ngắn ASRAAM của Anh.
Tuy nhiên, tên lửa chính của Su-30MKI vẫn là R-77 (100 km) và R-27ER/ET (130 km) dùng cho các nhiệm vụ tấn công tầm xa và được bổ trợ thêm bằng tên lửa R-73 cho các sứ mệnh tầm gần.
Su-30MKI bay song hành cùng Tejas do Ấn Độ tự phát triển nội địa. Ảnh: Pakistan Defence
Không quân Ấn Độ (IAF) được cho là khác hàng nước ngoài duy nhất được phép mua tên lửa không đối không K-100 - Sát thủ diệt máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AWACS) với tầm bắn lên tới 400 km. IAF hiện cũng đang là lực lượng vận hành hệ thống vũ khí này nhiều nhất.
So với các dòng máy bay tiêm kích khác có trong biên chế của các nước Nam Á, Su-30MKI giữa vị trí vượt trội. Mặc dù nặng gần gấp đôi F-16 và J-17, đều là những tiêm kích hạng nhẹ 1 động cơ của Pakistan nhưng Su-30 được đánh giá có khả năng cơ động vượt xa đối thủ.
Trang bị hai động cơ, Su-30MKI có lực đẩy gấp 3 lần lực đẩy của JF-17 Pakistan và hơn 40% lần lực đẩy của tiêm kích phản lực Rafale Pháp.
Khả năng cơ động của Su-30MKI còn được tăng cường bởi các hệ thống đẩy vector hai chiều, biến nó trở thành dòng máy bay cơ động nhất trên thế giới cho tới trước khi Su-35 được Nga đưa vào hoạt động năm 2014 với hệ thống đẩy vector 3 chiều.
Su-30MKI thường xuyên mang theo tải trọng gồm 10 tên lửa không đối không tầm xa, cả R-27 và R-77, nhiều hơn gấp đôi khả năng của JF-17 hoặc F-16 khi những chiến đấu cơ này, mỗi chiếc chỉ giới hạn ở 4 tên lửa PL-12 hoặc AIM-120C.
R-27ER/ET đem đến cho Su-30MKI khả năng tấn công tầm xa tốt hơn bất cứ tên lửa không đối không nào khác trang bị cho các máy bay đối thủ trong khu vực, ngoại trừ PL-15 của Quân đội Trung Quốc và tới đây là PL-12D, cả hai có thể được trang bị cho tiêm kích JF-17 Block 3 của Pakistan trong tương lai gần.
Tiêm kích Su-30MKI
Mặc dù vậy, Su-30MKI dự kiến cũng sẽ được nâng cấp để tiếp nhận tên lửa K-77 với tầm bắn khoảng 200 km, đặc biệt là hệ thống radar mới với anten mảng pha quét chủ động (APAA) gắn trên mũi.
Trong khi đó, tên lửa K-100 của Su-30MKI, dù không được tối ưu cho nhiệm vụ không chiến nhưng vẫn cho phép máy bay tiêu diệt các AWACS và máy bay tiếp dầu, chẳng hạn như SAAB 2000 và Il-78 hoạt động sâu bên trong lãnh thổ Pakistan từ không phận Ấn Độ - một khả năng trấn áp đối thủ ngay từ giai đoạn đầu nếu chiến tranh xảy ra.
Được phát triển trên khung sườn máy bay chiếm ưu thế trên không nhưng Su-30MKI hoàn toàn có khả năng thực thi cả sứ mệnh cường kích và chống hạm khi giao chiến trên không.
Uy lực tấn công mặt đất của dòng tiêm kích đa năng này đến từ tên lửa hành trình BrahMos với vận tốc Mach 3 do liên doanh Nga - Ấn phát triển. Đó là chưa kể tới các phiên bản tên lửa tầm xa khác như Kh-59 với tầm tấn công trên 500 km hay Kh-35 và Kh-31 với vận tốc trên Mach 3.
Rõ ràng, Su-30MKI đang là chiến đấu cơ mạnh mẽ nhất trong Không quân Ấn Độ cũng như trong toàn thể khu vực Nam Á và vị thế này nhiều khả năng sẽ vẫn được duy trì cho tới khi New Delhi đưa vào biên chế Su-57 - thương vụ hiện vẫn âm thầm được thúc đẩy dù trải qua không ít thăng trầm.
Tên lửa hành trình BrahMos lần đầu tiên được phóng thử thành công từ tiêm kích Su-30MKI
No comments:
Post a Comment