Mỹ và NATO tham gia diễn tập chung
Không quân Mỹ gần đây triển khai 6 máy bay ném bom hạt nhân B-52 đến châu Âu nhằm thực hiện các cuộc diễn tập huấn luyện bay với các đồng minh khu vực và đối tác NATO.
Đây là một động thái được cho là gửi thông điệp mạnh mẽ đến Nga nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày Nga sáp nhập Crimea.
Máy bay ném bom B-52 và các thiết bị hỗ trợ đã được đưa đến châu Âu nhằm tham gia sứ mệnh huấn luyện, theo thông tin từ CNN cho biết.
"Vào hôm thứ Hai (ngày 18/3), bốn máy bay B-52 đã tiến hành diễn tập ở một số khu vực tại châu Âu, bao gồm biển Baltic, biển Na Uy và biển Địa Trung Hải", không quân Mỹ cho biết.
Máy bay ném bom B-52 từ căn cứ không quân Andersen, đảo Guam và RAF Fairford đã thực hành diễn tập ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và châu Âu khi máy bay ném bom bay từ phía bắc đến một khu vực phía đông bán đảo Kamchatka giáp Nga.
"Nhìn chung, các chuyến bay tham gia diễn tập tại Ấn Độ -Thái Bình Dương và châu Âu là cam kết của Mỹ với các đồng minh và đối tác thông qua việc triển khai sức mạnh quân sự toàn cầu", Không quân Mỹ cho biết trong một tuyên bố.
Máy bay ném bom hạt nhân B-52 đầu tiên được triển khai vào những năm 1950 trong suốt Chiến tranh Lạnh, được thiết kế là máy bay ném bom hạt nhân liên lục địa tầm xa.
Máy bay B-52 được xem là dòng mới nhất đi vào hoạt động trong năm 1962 đã trở thành biểu tượng của Chiến tranh Lạnh.
Các máy bay đã được nâng cấp nhiều lần kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh cùng với việc hỗ trợ thêm các tên lửa, cảm biến công nghệ cao và điện tử. Mỗi máy bay có thể mang theo bom, mìn và tên lửa, một quan chức của Không quân Mỹ cho biết.
Căng thẳng với Nga
Các căng thẳng giữa Mỹ và Nga liên tục gia tăng trong các tháng gần đây kể từ sau khi Nga bắt giữ tàu Ukraine và bắt giữ các thủy thủ Ukraine sau cuộc đối đầu ở eo biển Kerch vào tháng 11.
Theo CNN, các động thái của Nga và việc bắt giữa các thủy thủ Ukraine đã khiến cho Tổng thống Mỹ Donald Trump trì hoãn kế hoạch gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thượng đỉnh G-20 ở Argentina vào năm ngoái.
Moscow liên tục thúc đẩy sự hiện diện quân sự trong khu vực, thúc đẩy Mỹ cũng làm điều tương tự.
Tuy nhiên, các quan chức quân sự đứng đầu của Mỹ trong khu vực cho biết điều đó chưa xảy ra.
"Tôi cảm thấy không hề thoải mái với các động thái khiêu khích mà chúng tôi phải trải qua tại châu Âu", tướng Mỹ Curtis Scaparrotti cho biết vào đầu tháng này đồng thời cảnh báo rằng Washington đang phải thắt chặt các hoạt động tình báo, giám sát và theo dõi các diễn biến tiếp theo.
"Các hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát gia tăng trong bối cảnh leo thang các thách thức của Nga", tướng Curtis Scaparrotti nói.
Trong tuần này, hai tướng Nga cho biết Moscow đang có kế hoạch gửi máy bay ném bom hạt nhân và tên lửa tầm trung đến báo đảo.
Thêm vào đó, NATO đã chỉ trích Nga vì "sự tập hợp quân sự trên diện rộng ở Crimea". Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết ngày 18/3 rằng việc sáp nhập Crimea của Nga tiếp tục gây ra mối đe dọa cho các đồng minh khu vực.
NATO đang căng thẳng trong việc cân bằng các mối quan hệ tại khu vực biển Đen. Mỹ liên tục áp các biện pháp trừng phạt kinh tế lên Moscow trong thời gian qua. Tuy vậy, không có giải pháp nào là hoàn hảo cho tình trạng căng thẳng hiện nay giữa Nga và phương Tây.
Trong quá khứ, Tổng thống Trump đã gọi NATO là lỗi thời. Tổng thống Trump cũng đã thúc đẩy các đồng minh NATO chi nhiều hơn cho quốc phòng và trong cuộc họp của NATO vào tháng 7, đã nói với họ trong một cuộc họp kín rằng các chính phủ cần tăng chi tiêu lên 2% GDP hoặc Hoa Kỳ sẽ đi theo con đường riêng của mình.
Trong khi chính quyền Tổng thống Trump đưa ra các chỉ trích về gánh nặng kinh phí cho NATO thì động thái Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại châu Âu trong bối cảnh gia tăng ảnh hưởng của Nga tại khu vực lại cho thấy sự chú ý của Washington.
Quốc hội Mỹ tiếp tục giới thiệu các trừng phạt mới nhằm vào Nga trong bối cảnh quan hệ hai bên chưa hề có dấu hiệu lắng xuống.
Tổng thống Putin đã có chuyến thăm Crimea trong tuần này và gia tăng ảnh hưởng của Moscow tại khu vực.
Đại diện đặc biệt của Mỹ tại Ukraine - Kurt Volker cho biết vào ngày 18/3 rằng không hề có hướng giải quyết quân sự giữa Ukraine và Crimea.
"Điều này sẽ là một thảm họa nếu chiến tranh quân sự diễn ra. Đó là sự sống của hàng nghìn người", Đại diện đặc biệt của Mỹ tại Ukraine - Kurt Volker nói.
Theo ông Volker, Mỹ có thể hỗ trợ Ukraine thông qua các thương vụ vũ khí nhằm đảm bảo quốc phòng.
No comments:
Post a Comment