"Bây giờ, tuyến đường biển phía Bắc đã mở cửa thường xuyên hơn và có lợi ích thương mại và tài nguyên trong đó. Điều đó tạo ra sự cạnh tranh", ông Scaparrotti nói tại phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ.
Scaparrotti cho rằng Nga đã gia tăng khả năng phòng thủ và mở một số sân bay tại khu vực, triển khai hệ thống radar tân tiến, đồng thời di chuyển nhiều hệ thống lá chắn phòng thủ tới đây để gia tăng kiểm soát khu vực.
"Do đó, chúng ta đã cập nhật kế hoạch của mình. Chúng ta phải thay đổi việc triển khai một số lực lượng, xu hướng hoạt động để có thể đưa ra những động thái ngăn chặn. Chúng tôi gửi tín hiệu đi rằng Bắc Cực rất quan trọng với Mỹ", ông nói.
Tương Scaparrotti trước đó khẳng định rằng khả năng xung đột quân sự ở Bắc Cực là rất thấp trong thời gian sắp tới, tuy nhiên vẫn cho rằng Nga "đang gia tăng lợi thế về chất lượng trong các hoạt động ở Bắc Cực và các căn cứ quân sự tại đây sẽ phục vụ cho vị thế của nước Nga".
Nga đã nhiều lần bày tỏ ý định phát triển khoa học, giao thông, hàng hải và cơ sở hạ tầng quân sự nhất định ở Bắc Cực để đảm bảo lợi ích của đất nước trong khu vực quan trọng chiến lược này. Đồng thời, Moscow nhấn mạnh rằng họ coi Bắc Cực là một khu vực để đối thoại mang tính xây dựng và hợp tác bình đẳng, không xung đột, vì lợi ích của tất cả các quốc gia.
Năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu khẳng định trước năm 2019, Hạm đội phương Bắc của Nga sẽ tiếp nhận năm tàu chiến mới, 15 máy bay, 62 hệ thống radar cùng các tổ hợp tên lửa.
Theo Bộ trưởng Shoigu, 56,7% vũ khí và trang thiết bị của Hạm đội phương Bắc của Nga sẽ theo mô hình hiện đại nhất.
Để đảm bảo khả năng phản ứng nhanh của binh sĩ, Moscow vẫn tiếp tục xây dựng căn cứ quân sự tại Bắc Cực và tiến hành nhiều cuộc tập trận ở trong những điều kiện khắc nghiệt. Các chương trình tập trận tiếp tục mở rộng các chương trình thám hiểm Bắc Cực, điển hình là quần đảo Novaya Zemlya với sự phối hợp của Hiệp hội Địa lý Nga.
"Việc bảo vệ lợi ích của Nga ở khu vực Bắc Cực và chủ động phát triển ở khu vực này đến nay vẫn là ưu tiên của quân đội Nga.
Hiện tại, Bắc Cực - vùng đất giàu tài nguyên - đang trở thành nơi mang lợi ích quân sự chiến lược được nhiều quốc gia nhắm tới. Tình trạng này đã làm gia tăng nguy cơ xung đột quân sự trong khu vực" - Bộ trưởng Shoigu bình luận hồi tháng 8/2018.
Ngoài Nga, ở khu vực Bắc Cực, nhiều quốc gia khác cũng có tàu phá băng hoạt động như Thụy Điển, Đức, Hàn Quốc, Mỹ và Trung Quốc. Ở khu vực này đang có sự chồng lấn về các tuyên bố chủ quyền dưới đáy biển của Nga và Đan Mạch. Những tranh chấp này đang được xem xét bởi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa.
Chưa hết, Canada cũng đang chuẩn bị cho một tuyên bố chủ quyền khác tại đây. Cũng như Nga, nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại khi tình hình Bắc Cực ngày càng trở nên phức tạp khi nhu cầu lợi ích tại đây của nhiều nước ngày càng tăng, bên cạnh đó là lịch sử tìm kiếm, phát hiện khá phức tạp tại khu vực ít người sinh sống này.
No comments:
Post a Comment