Kết quả của cuộc xung đột vũ trang có chiều hướng gia tăng căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan như nhiều người đã rõ chính là việc chiếc MiG-21 của Không quân Ấn Độ có khả năng bắn hạ một cách có hiệu quả những máy bay tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất vốn đang là xương sống của Không quân Pakistan.
Chuyên gia quân sự Alexei Leonkov của Nga đã đưa ra bình luận liên quan tới vấn đề này.
Đồng thời, khi nói về việc MiG-21 đã bắn hạ F-16 như thế nào, chuyên gia này còn cho biết rằng chiếc máy bay từ thời Liên Xô sản xuất là "một trong những dòng tiêm kích thiện chiến nhất, bắt đầu từ năm 1962", và nếu ở trong tay phi công dày dạn kinh nghiệm, "công cụ" này có khả năng "trở thành vũ khí đáng gờm".
Để dẫn chứng lời nói của mình, ông Leonkov chỉ ra rằng Mỹ đã cố tình giấu nhẹm đi một sự việc không hay đối với họ xảy ra trong cuộc tập trận Mỹ-Ấn Độ vào năm 2004.
Tiêm kích MiG-21 vẫn có cửa thắng khi đối đầu với các máy bay hiện đại hơn như F-16.
"Bằng MiG-21, các phi công Không quân Ấn Độ đã 'chống lại người Mỹ' bay trên những máy bay tiêm kích F-15 và F-16 tiên tiến trong các trận không chiến mang tính thử nghiệm.
Theo nhiều nguồn tin thì các phi công Ấn Độ bay trên MiG-21 đã giành được thắng lợi không tưởng 9:1, tức là MiG hạ 9 máy bay Mỹ thì mới bị bắn rụng 1 chiếc, một sự việc động trời".
Chuyên gia hào hứng nhận định, trong tay các phi công đầy kinh nghiệm Ấn Độ chiếc máy bay của Liên Xô đã biến thành "vũ khí vô cùng đáng gờm", còn người Mỹ "cố tình giấu nhẹm sự việc này vì những lý do dễ hiểu".
Ngoài ra, ông còn cho biết rằng MiG-21, thậm chí theo các tiêu chuẩn hiện nay, sở hữu "những tính năng và tốc độ không hề tồi chút nào", cũng như nó còn có thể mang phóng được tên lửa không đối không khá hiện đại.
Nhờ vậy, cho tới giờ, MiG-21 vẫn có thể thực hiện được các nhiệm vụ chiếm lĩnh ưu thế trên không, bất chấp đối thủ là các máy bay F-16 hiện đại hơn của Mỹ.
No comments:
Post a Comment