Bất chấp việc MiG-29 lần đầu tiên cất cánh vào năm 1977, cho đến nay, dòng máy bay này vẫn là một trong những tiêm kích được sản xuất nhiều nhất trên thế giới.
Vào thời điểm hiện tại, có khoảng 820 chiếc tiêm kích MiG-29 các phiên bản đang có mặt trong hàng ngũ các lực lượng vũ trang của nhiều quốc gia. Con số này tương đương 6% tổng số lượng các máy bay chiến đấu trên thế giới.
Ở Nga cho tới nay vẫn có tới hơn 160 chiếc MiG-29, trong khi những máy bay được quảng cáo rầm rộ như Su-35S – gần 70 chiếc, Su-30 – hơn 120 chiếc, Su-27 – gần 140 chiếc, còn MiG-35 mà về ý tưởng sẽ phải thay thế MiG-29, mới chuẩn bị được bàn giao.
Như vậy, trong trường hợp nổ ra một cuộc xung đột, áp lực chủ yếu vẫn đặt lên vai các máy bay Su-27 và MiG-29.
Tạp chí The National Interest đã có cuộc trò chuyện với phi công Không quân Mỹ Guy Raiser, mà vào năm 2001 từng may mắn được bay trên MiG-29 tại Ba Lan. Trước đó anh ta từng bay trên tiêm kích F-15E. Viên phi công này chia sẻ những mặt mạnh cũng như điểm yếu của chiếc máy bay MiG-29.
Tiêm kích MiG-29 của Không quân Ba Lan.
Trong thời gian diễn ra cuộc tập trận chung của Không quân Ba Lan với các lực lượng của NATO, Raiser đã bay trên một trong số 4 chiếc tiêm kích MiG-29. Các máy bay tiêm kích này hộ tống 4 chiếc Su-22 đang tiến thẳng tới mục tiêu giả định được bảo vệ bởi F-16 của NATO.
"Tôi ngồi ghế sau của chiếc MG-29 dẫn đầu. So với F-15E, chiếc tiêm kích của Liên Xô cho tôi thấy nó cơ động hơn, nhưng có vẻ nó sử dụng quá nhiều nhiên liệu cho việc này", viên phi công này hồi tưởng lại.
Viên phi công Mỹ nhấn mạnh rằng, bất chấp khả năng "nhanh nhẹn", chiếc tiêm kích thiếu cái gọi là "khả năng nhận thức tình huống", khi phi công được thông tin tối đa về bối cảnh chiến đấu. Các phi công Ba Lan lần đầu tiên thử nghiệm GPS trên các máy bay tiêm kích do Liên Xô chế tạo.
Theo lời Raiser, họ rất sốc trước những khả năng mà các công nghệ mới của Mỹ đã mở ra cho họ. Trước đó, họ phụ thuộc phần lớn vào các điều phối viên mặt đất, nhưng ở NATO, các phi công "có được sự tự do nhiều hơn khi ở trên không".
Việc thiếu hệ thống diện tử hiện đại và bán kính chiến đấu hạn chế vì động cơ "uống xăng", các phi công Mỹ đã "điểm mặt" những khiếm khuyết quan trọng của MiG-29.
Cần phải nhấn mạnh rằng những điều này đã được cân nhắc trong chiếc MiG-35 mới, chỉ còn đợi tới khi nào nó được bàn giao cho quân đội.
Nhưng đáng tiếc, chỉ dám mơ về số lượng mà thôi. Trong năm 2019, các phi công sẽ chỉ được tiếp nhận 4 chiếc tiêm kích sản xuất hàng loạt, còn sau đó sẽ ký hợp đồng mua thêm 14 chiếc nữa.
No comments:
Post a Comment