Tên lửa phòng không tối tân của Iran đã tới Syria ?
Thông tin này được trang Avia.pro chia sẻ, căn cứ vào những nguồn tin của mình. Mục tiêu của chiến dịch này hoàn toàn dễ hiểu. Các phương tiện phòng không Nga đóng quân tại Syria không có dự định hỗ trợ "bên thứ ba" để bảo vệ những căn cứ quân sự của Iran trước các cuộc tấn công từ trên không.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 Favorit được Moscow chuyển giao cho quân đội Syria cũng không quá ổn định. Trong bối cảnh đó, người Iran cho rằng cần phải hành động một cách độc lập và cương quyết.
Và để làm được điều đó, thì họ có đủ khả năng, bởi vì những tổ hợp phòng không này sẽ được bí mật chuyển đến và không hoà vào hệ thống phòng không của Syria, cũng như của Nga.
Có nghĩa là các lính phòng không Iran sẽ không chịu trách nhiệm phải báo cáo với bất cứ ai. Họ không cần phải hỏi ý kiến của ai khi phóng tên lửa.
Cần phải nói rằng, tình huống này cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Cách đây nửa năm, trong chuyến thăm Syria của Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Hatami, ông đã có cuộc hội kiến với người đồng nghiệp Abdalla Ayub.
Được biết rằng khi đó câu chuyện liên quan tới không chỉ việc cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không, mà còn cả các máy bay tiêm kích Kowsar.
Máy bay tiêm kích Kowsar do Iran tự chế tạo.
Trong khuôn khổ chuyến viếng thăm này, đã diễn ra cuộc gặp với tổng thống Bashar Assad chính vào thời điểm khi một quyết định phù hợp với lợi ích của hai bên đã được thông qua. Cho nên, nhiều khả năng, trong tương lai gần trên bầu trời Syria sẽ xuất hiện cả những máy bay tiêm kích thuộc thế hệ thứ tư của Iran.
Vậy những tổ hợp tên lửa phòng không nào Iran sẽ mang tới Damacus?
Đó có thể là tổ hợp tên lửa phòng không Bavar-373 tầm xa. Các chuyên gia dự đoán rằng, Bavar-373 gần giống với hệ thống S-300 Favorit của Nga về các tính năng chiến đấu. Và điều đó là hoàn toàn chính xác.
Hồi giữa thập niên 2000, giữa Moscow và Tehran đã ký kết một bản hợp đồng cung cấp 5 tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-1. Tuy nhiên, vì các biện pháp trừng phạt mà quốc tế áp đặt đối với Iran, Nga đã dừng thực hiện bản hợp đồng này vô thời hạn.
Và khi đó Iran đã quyết định tự sản xuất tổ hợp tên lửa phòng không của mình, mà không hề thua kém những tính năng của Favorit.
Bản hợp đồng đã được Nga hoàn thành vào năm 2016, khi họ chuyển giao tên lửa S-300 cho Iran, tuy nhiên đến thời điểm này, Bavar-373 đã sẵn sàng chiến đấu sau khi hoàn thành tất cả các chương trình thử nghiệm cần thiết.
Tổ hợp tên lửa phòng không Bavar-373 do Iran tự chế tạo.
Cho nên, dù các kỹ sư Iran không có trong tay bản gốc để sao chép, họ vẫn làm được tổ hợp của riêng mình. Thực ra, có ý kiến cho rằng, ở đây không thể thiếu được sự hỗ trợ của Trung Quốc. Nhưng tính chất của sự hỗ trợ đó là như thế nào?
Iran đã chế tạo các tên lửa của riêng mình, mà có khả năng sử dụng cho các tổ hợp tên lửa phòng không cả về cả tầm xa lẫn tầm cao. Nó có các trạm radar chất lượng. Lấy ví dụ, tầm hoạt động của các trạm radar cảnh giới nhìn vòng tầm xa có cự ly phát hiện mục tiêu vượt quá 3.000km.
Sức mạnh của tên lửa Iran có thể khiến Israel khiếp sợ?
Iran không chủ động tiết lộ tất cả các tính năng của Bavar-373. Chỉ biết rằng tầm đánh chặn đối với các mục tiêu khí động học tối đa 200km. Trạm radar cảnh giới nhìn vòng, như đã nói ở trên, phát hiện được các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 3.000km.
Trạm radar chiếu xạ mảng pha có khả năng phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ radar cỡ 1m2 (là máy bay tiêm kích khó bị phát hiện, nhưng không phải tàng hình) ở khoảng cách lên tới 200-300km.
Các tên lửa hành trình có thể bị nó phát hiện ở khoảng cách 100-150km. Đồng thời nó có thể theo dõi 150 mục tiêu, ngắm bắn – 12 mục tiêu.
Tổ hợp tên lửa phòng không Bavar-373 do Iran tự chế tạo.
Nói chung, thậm chí các quan chức quân sự cấp cao của Iran còn đưa ra những tuyên bố giật gân nhằm mục đích quảng cáo. Tướng Farzad Esmail năm 2016 đã tuyên bố rằng, tổ hợp tên lửa phòng không của Iran hiệu quả hơn S-300 khoảng 1,5 lần về tầm đánh chặn.
Có nghĩa là nó có thể bắn hạ các máy bay của địch ở khoảng cách không phải 200km, mà là 300km. Tuy nhiên, không có các kết quả thử nghiệm nào được đưa ra để chứng minh.
Thông tin đầy đủ nhất là liên quan tới khung gầm mang tổ hợp này. Đó là chiếc xe vận tải 5 trục hai cầu. Nó có khả năng di chuyển trên mọi địa hình, vượt qua được hào rộng 1,5m, trọng lượng nặng 21 tấn, tải trọng tối đa 30 tấn.
Người ta nói rằng Bavar-373 có khả năng đánh chặn cả những mục tiêu bay tầm thấp và cả các tên lửa đạn đạo nữa, nhưng không công bố tầm bắn. Sự đa năng này có vẻ khá lạ lùng nếu như căn cứ vào việc tổ hợp chỉ sử dụng một loại tên lửa – Sayed-4. S-300 triển khai được 8 loại tên lửa để đánh được nhiều mục tiêu khác nhau.
Toàn bộ các tên lửa này có tầm bắn (từ 40km tới 200km) và vận tốc bay tối đa (từ 900m/s tới 2500m/s) và trọng lượng đầu đạn (từ 24kg đến 180kg) khác nhau. Các phương pháp dẫn hướng cũng khác nhau – bằng quán tính, bằng dẫn hướng radar, bằng đầu đạn tự dẫn hướng.
Tầm bắn của tên lửa Sayed-4, theo các thông tin, ở khoảng từ 150km đến 200km. Cho nên tới việc nó gấp 1,5 lần tầm bắn của Favorit là thông tin có vẻ hơi cường điệu.
Độ cao đánh chặn có thể đạt tới 30km, và theo chỉ số này thì tổ hợp tên lửa phòng không của Iran có thể so sánh với Nga. Nhưng vận tốc của tên lửa thì thấp hơn, khoảng 4,5M – 5,0M.
Đồng thời mỗi bệ phóng chỉ có thể bố trí được hai quả tên lửa trong các ống phóng kiêm ống bảo quản. Cho nên chúng ta sẽ chờ đợi khi tất cả những điều còn chưa rõ liên quan tới "S-300" của Iran được phơi ra trong quá trình vận hành nó tại Syria.
Chắc chắn họ sẽ đưa nó vào triển khai rất nhanh chóng mà không cần đắn đo và suy ngẫm nhiều. Có quá nhiều ý kiến phẫn nộ từ phía Iran đối với những hành động của không quân Israel trên không phận Syria.
Mặc dù chúng ta có không nhiều thông tin về tổ hợp tên lửa phòng không mới, nhưng đó là bước đột phá không thể phủ nhận của công nghiệp quốc phòng Iran.
Hiện trạng hệ thống phòng không Iran chính là kết quả sau chiến thắng của Cách mạng hồi giáo vào năm 1979.
Đó là lý do tại sao tình yêu của Mỹ dành cho Iran, trong cả lĩnh vực quốc phòng, đã chuyển thành sự thù hận, mà kéo dài đến tận bây giờ. Iran có một số lượng nhất định các tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn và trung được chế tạo từ thời "Trung Cổ" của Mỹ, Anh và Pháp. Một phần trong số đó đến nay vẫn đang được vận hành.
Nhưng khi hiểu được rằng "các mẫu vật trưng bày bảo tàng" sắp sửa không còn có khả năng chiến đấu thì người Iran đã nhanh tay sao chép. Lấy ví dụ, tổ hợp phòng không Mersad (sao chép MIM-23 Hawk sản xuất năm 1956 của Mỹ).
Thêm vào đó còn có tổ hợp HQ-7 do Trung Quốc sao chép lại tổ hợp Crotal tầm ngắn của Pháp đã được bàn giao cho Các lực lượng vũ trang Iran. Hệ thống phòng không Iran còn có cả các khí tài của Liên Xô. Trước tiên, đó là tổ hợp S-75, mà đã khiến cho các phi công Mỹ phải khiếp sợ ở Việt Nam.
Người Iran đã hai lần cải tiến tổ hợp này và tầm bắn tối đa của phiên bản nâng cấp mới nhất được nâng lên thành 110km. S-200 cũng đang được khai thác. Chúng cũng đã qua hai lần nâng cấp. Và cả phiên bản "nóng hổi" Tor-M1 với 29 tổ hợp cũng đang được Iran khai thác từ đầu thập niên 90.
No comments:
Post a Comment