Năm ngoái, màn trình diễn của tàu sân bay Nga ngoài khơi Syria chưa được như kỳ vọng. Ngoài trục trặc về động cơ, nó còn gặp phải các sự cố trên boong tàu, khiến Nga thiệt hại 2 tiêm kích hạm.
Mức độ sẵn sàng hoạt động của Kuznetsov luôn ở tình trạng trồi sụt, phần lớn do Nga thiếu kinh nghiệm vận hành và chi phí để bảo dưỡng.
Đã đến lúc tàu Kuznetsov cần được thay thế nhưng hiện có rất ít cơ sở để hy vọng Nga sẽ có được mẫu tàu mới trong tương lai gần. Mặc dù các quan chức Nga tuyên bố mẫu tàu sân bay thế hệ kế tiếp sẽ sớm được hạ thủy nhưng trên thực tế, công tác thiết kế một cách nghiêm túc còn chưa được tiến hành.
Tàu sân bay Admiral Kuznetsov đã quá già nua.
Ngoài ra, trong thời gian phải bó hẹp ngân sách quốc phòng, Nga dường như bớt chú trọng tới hạm đội tàu mặt nước. Hiện không rõ liệu Nga có thể hoàn tất chế tạo tàu sân bay theo khung thời gian hợp lý, ngay cả khi họ muốn như vậy hay không.
Song, nếu như Nga lựa chọn một phương án khác, như nhiều quốc gia từng làm trong quá khứ thì sao? Sẽ thế nào nếu Nga quyết định mua tàu sân bay từ… Trung Quốc?
Ngành đóng tàu Nga đang ở trong tình trạng hỗn độn. Một thập kỷ rưỡi trước, Nga đã khôi phục lại phần lớn năng lực chế tạo tàu ngầm, cũng như các tàu mặt nước cỡ nhỏ. Song, họ vẫn chưa mở rộng ra thi công các tàu chiến cỡ lớn.
Việc Nga đặt mua 2 tàu đổ bộ Mistral từ Pháp là nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp nước này, bởi 2 chiếc tàu tiếp theo sẽ được đóng tại các nhà máy của Nga.
Tuy nhiên, thỏa thuận đã đổ vỡ và hiện chưa có kế hoạch thay thế nào của Nga gặt hái được thành công. Ngay cả chương trình tái xây dựng tàu INS Vikramaditya (nhằm khôi phục lại kỹ năng chế tạo tàu sân bay) cũng đã kết thúc nửa thập kỷ trước.
Vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn khi Ukraine trở thành quốc gia độc lập sau khi Liên Xô sụp đổ. Toàn bộ 4 tàu sân bay lớp Kiev, cùng 2 tàu lớp Kuznetsov, đều được chế tạo tại Ukraine.
Mối quan hệ giữa Nga-Ukraine chỉ duy trì ở mức đủ để tiếp tục hợp tác công nghiệp-quốc phòng. Cho tới năm 2014, khi Nga sáp nhập Cimrea, mối quan hệ này chấm dứt.
Trong khi đó, ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đã có những bước tiến lớn trong thập kỷ qua. Kể từ năm 2007, Trung Quốc đã hạ thủy 6 chiếc tàu đổ bộ (LPD) 2.500 tấn, 17 tàu khu trục trên 7.000 tấn, 1 tàu tuần dương 13.000 tấn và tất nhiên, cả 1 tàu sân bay mới.
Tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc – "chị em" với tàu sân bay Liêu Ninh và Kuznetsov, đã tiến hành các cuộc thử nghiệm trên biển chỉ 5 năm sau khi hạ thủy.
Một tàu sây bay khác, với thiết kế nội địa và lượng giãn nước 85.000 tấn, đã được thi công từ năm 2016. Trung Quốc còn chế tạo các tàu tấn công đổ bộ boong phẳng, cỡ lớn, có lượng giãn nước khoảng 40.000 tấn, và 6 tàu tuần dương khác.
Nhìn chung, Trung Quốc gần đây đã có kinh nghiệm đóng các tàu chở máy bay cỡ lớn, trong khi Nga không có kinh nghiệm thi công các tàu mặt nước có kích cỡ lớn hơn tàu khu trục kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Trung Quốc thử nghiệm tàu sân bay nội địa.
Liệu Nga có mua tàu sân bay từ Trung Quốc?
Các chuyên gia nghi ngờ khả năng này. Theo nhà phân tích Michael Kofman của Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNA), "ý tưởng này không hoàn toàn điên rồ, chỉ đơn giản là nhu cầu trang bị tàu sân bay của Hải quân Nga không rõ rệt.
Tôi không thấy bất cứ khao khát hay nỗ lực nào từ Nga để có được tàu sân bay mới. Nga không thực sự cần tàu sân bay, nó chỉ đơn thuần được dùng làm biểu tượng để nâng cao vị thế của Nga.
Nhiệm vụ thực tế duy nhất của tàu sân aby là duy trì lực lượng không quân hải quân của Nga. Ở vai trò này thì tàu Kuznetsov làm khá tốt".
Trung Quốc đã có nhiều kinh nghiệm đóng tàu chiến cỡ lớn.
Chuyên gia Dmitry Gorenburg cũng đưa ra tình huống tương tự. "Giới lãnh đạo quân sự Nga trong những năm gần đây đã quyết định tập trung chế tạo các tàu hải quân cỡ nhỏ với trang bị vũ khí mạnh mẽ hơn, thay vì tái khôi phục lực lượng hải quân viễn dương quy mô lớn mà Liên Xô từng phát triển.
Có rất ít lý do để rót nguồn lực vào chế tạo một tàu sân bay khi mà bạn thậm chí còn không đóng chiếc tàu khu trục nào.
Nỗ lực trước đây của Nga nhằm mua tàu chiến cỡ lớn từ nước ngoài đã gây nhiều tranh cãi trong nước, vấp phải sự phản đối từ cả ngành công nghiệp đóng tàu nội địa và những người có tư tưởng truyền thống trong quân đội Nga – họ không muốn phụ thuộc vào nước ngoài để có được khí tài quân sự.
Kinh nghiệm đó sẽ là một nhân tố làm nản lòng bất cứ ai muốn thử lại một lần nữa, ngay cả nếu Trung Quốc khác với Pháp, nếu xét theo quan điểm chính trị".
Song cũng cần phải nhìn nhận rằng, việc vai trò chiến lược của tàu sân bay Nga khá mờ nhạt có thể sẽ thúc đẩy nước này tìm tới các nhà cung cấp nước ngoài.
Không giống như Mỹ và Trung Quốc, Nga sẽ không cần tới các cơ sở hạ tầng dài hạn để duy trì hạm đội tàu sân bay hiện đại. Như nhiều quốc gia từng làm trong quá khứ, Nga thậm chí có thể giao phó công tác bảo dưỡng và tân trang tàu sân bay cho Trung Quốc.
Và có thể chắc chắn rằng, Trung Quốc sẽ hoàn tất tàu sân bay với tốc độ nhanh hơn Nga, thậm chí có thể có chất lượng cao hơn do các nhà máy của họ đã có kinh nghiệm đáng kể.
Những hệ lụy
Đối với Trung Quốc, việc đóng tàu sân bay cho Nga sẽ thúc đẩy nước này phát triển thêm nữa cơ sở hạ tầng và nguồn lực để chế tạo các tàu sân bay tương lai. Bên cạnh đó, nó sẽ giúp củng cố mối quan hệ an ninh giữa Bắc Kinh-Moscow, và cho Trung Quốc cơ hội tiếp cận các công nghệ độc quyền mà Nga muốn lắp đặt lên tàu sân bay của họ.
Bất cập duy nhất đối với Trung Quốc là tàu sân bay Nga sẽ khiến các nhà máy Trung Quốc phải tập trung không gian và dồn nguồn lực để hoàn thành trong một thời gian, nhưng đây sẽ là cái giá rất nhỏ so với những lợi ích mà Bắc Kinh nhận được.
Nga phải đối mặt với nhiều bất cập hơn khi họ phải trả chi phí đóng tàu sân bay, và các khoản chi phí bảo dưỡng, hiện đại hóa trong dài hạn.
Bên cạnh đó, việc mua tàu sân bay sẽ là một đòn giáng vào uy thế của Nga, như nhà phân tích Kofman từng đề cập:
"Theo thời gian, Nga sẽ thoải mái hơn khi nhập khẩu sản phẩm từ Trung Quốc nhưng phải mất nhiều năm họ mới có thể vượt qua được sự kiêu hãnh của mình và điều được xem là 'vết nhơ' này".
Bất ngờ nhưng không sốc
Trong khi đó, theo nhà phân tích Robert Farley trên tạp chí National Interest, nói gì đi nữa thì tàu sân bay của Nga đã già nua, và không còn mấy hữu dụng trong việc phô trương thanh thế như Kremlin mong muốn.
Sự xập xệ của tàu Kuznetsov còn có thể gây nguy hiểm cho công tác huấn luyện. Vì thế, việc mua tàu sân bay từ Trung Quốc sẽ là một bước cải thiện lớn cho Nga.
Ông Farley cho rằng, nếu như một lúc nào đó tin Nga đặt mua tàu sân bay từ Trung Quốc thì đây sẽ là một tin tức gây ngạc nhiên, nhưng không có gì gây sốc cả.
No comments:
Post a Comment