Đồng minh của người Nga đang hướng tham vọng về thủ đô Tripoli.
Kể từ khi một cuộc chiến do NATO hậu thuẫn nổ ra chấm dứt sự cai trị 42 năm của Muammar Gaddafi vào năm 2011, Libya đã bị chia năm sẻ bảy giữa các nhóm dân quân và hai chính quyền đối thủ nổi lên ở phía đông và Tripoli.
Mặc dù Libya có một kho dự trữ dầu thô lớn nhất đã được chứng minh tại Châu Phi, nhưng tranh giành quyền lực liên tục đã làm gián đoạn các chuyến hàng và hoạt động khai thác và sản xuất, cú đánh chí tử vào nền kinh tế Libya và làm ảnh hưởng tới thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Những chiến dịch tấn công chớp nhoáng tại miền nam Libya đầu năm 2019 đã giúp Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tự xưng của Tướng Haftar kiểm soát hầu hết các mỏ dầu và có thể đẩy nhanh tiến độ để ông thực hiện nốt mục tiêu cuối cùng. Trở thành lãnh đạo tối cao như Gaddafi.
Haftar đã kiểm soát hơn 1 triệu thùng dầu thô khai thác mỗi ngày, mang lại cho ông một vũ khí quan trọng đó là nguồn thu nhập chính của một thành viên OPEC cũng như biến LNA trở thành lực lượng mạnh nhất tại Libya.
Lực lượng LNA đang nhập khẩu hàng trăm xe bán tải Toyota và vũ trang hóa chúng bằng các vũ khí do Nga cung cấp
Trước các diễn biến đáng báo động này, các cường quốc có liên quan đang kêu gọi ngăn chặn một cuộc xung đột có thể ảnh hưởng trầm trọng tới thị trường dầu mỏ toàn cầu và bổ sung thêm sự hỗn loạn tại một quốc gia đang bị chia rẽ.
Ngoài người Nga, Haftar được U.A.E, Pháp và Ai Cập hỗ trợ, họ vẫn coi ông là đồng minh trong cuộc chiến chống IS và al-Qaeda.
Nhưng ngay cả họ cũng đang tìm cách điều khiển ông ta, chỉ duy nhất một cường quốc đang ngầm hỗ trợ ông ta - người Nga.
Libya vẫn đang có một nhiệm vụ quan trọng hơn trong mắt cộng đồng quốc tế đó là đánh bại chi nhánh của Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS và ngăn chặn dòng người nhập cư sang châu Âu.
Vào cuối tháng 2, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất UAE, một trong những quốc gia ủng hộ chính của Haftar đã đứng ra tổ chức một cuộc gặp giữa Thủ tướng Fayez al-Sarraj của chính phủ Tripoli (GNA) và Tướng Haftar nhằm đàm phán biến xung đột giữa hai thế lực trở thành một thỏa thuận hòa bình.
Cả Haftar lẫn Fayez al-Sarraj đã đồng ý đàm phán và đẩy nhanh lộ trình do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn cho các cuộc bầu cử đã phải đối mặt với sự chậm trễ.
Nhưng Haftar vẫn tiếp tục khiến cho các quốc gia liên quan tin rằng một cuộc tấn công vào Tripoli chỉ là vấn đề thời gian, theo ba nhà ngoại giao phương Tây giấu tên.
Tin đồn Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tự xưng của ông đang ráo riết chuẩn bị cho chiến tranh bằng việc bổ sung binh lính và vũ khí ở mặt trận phía Tây dưới sự hỗ trợ của người Nga đang làm tăng thêm mối lo lắng.
Vào 2/2019, phát ngôn viên của LNA Ahmed al-Mismari đưa ra một thông điệp "cứng rắn":
"Cuộc bầu cử tại Libya chỉ có thể diễn ra, một khi toàn bộ lãnh thổ đã được an toàn.".
Mohamed Eljarh, sáng lập của tổ chức Libya Outlook for Research and Consulting có trụ sở tại phía đông Libya thì bình luận:
"Ông ấy (Tướng Haftar) có khả năng đã lên kế hoạch cho việc tiếp quản, bất kể là hòa bình hay sử dụng bạo lực.".
Quan điểm của người Mỹ đã rõ ràng, họ chọn Tripoli
Một thỏa thuận đoàn kết do Liên Hợp Quốc làm trung gian được ký kết vào năm 2015 đã không thể hàn gắn sự chia rẽ. Tuy nhiên chính phủ mà họ dựng lên ở Tripoli (GNA), do Sarraj lãnh đạo, không có quân đội riêng để thực thi thẩm quyền của mình.
Còn ở phía đông, không có một chút nghi ngờ gì về việc ai hiện đang chiếm thế thượng phong. LNA đã kiểm soát hoàn toàn các nhà máy lọc dầu chính của Libya, LNA cũng đã đưa mỏ dầu lớn nhất Libya trở về tay mình kể từ khi bắt đầu chiến dịch miền Nam vào tháng 1/2019.
Trong khi Bengazi là một căn cứ hỗn hợp của lực lượng Nga, thì Tripoli - nơi Hoa Kỳ đặt Đại sứ quán lại là căn cứ của người Mỹ.
Vào ngày 20/3, hàng loạt máy bay đa năng V-22 Osprey của các lực lượng Hoa Kỳ đã di chuyển tới Tripoli, một động thái được cho là tăng cường cả khăng phòng thủ của các lực lượng "thân thiện" với người Mỹ.
V-22 Osprey "Chim ưng biển" xuất hiện ở Tripoli có thể trang bị một súng máy M240 và một khẩu Gatling ba nòng GAU-19
Cùng ngày, Đại sứ Mỹ là Peter W.Bodde cũng đã có một cuộc gặp với Thủ tướng Fayez al-Sarraj với nội dung được cho là các biện pháp khẩn cấp để phòng thủ Tripoli.
Các nhà ngoại giao phương Tây cho biết Haftar cũng đã nhận được một thông điệp rõ ràng từ Hoa Kỳ: "Tripoli đồng nghĩa với lằn ranh đỏ.".
Thủ tướng Al-Sarraj trong cuộc họp với các lãnh đạo Hoa Kỳ, Tướng Waldhauser và đại sứ Bodde.
Một nỗ lực quân sự về phía tây bắc - nơi tập trung phần lớn dân số Libya sẽ khó khăn hơn nhiều.
Mặc dù quân số vượt trội so với các đối thủ ở Tây Bắc, lực lượng LNA của Haftar lại là một tổ chức "ô hợp" của các nhóm dân quân được huấn luyện đơn giản và lính đánh thuê.
Và mặc dù thành công, chiến dịch phía nam cũng bộc lộ những yếu điểm của LNA, bao gồm cả sự bất đồng của các bộ lạc và khả năng tài chính yếu kém.
Họ có thể phải đối mặt với các tuyến phòng thủ kiên cường hơn xung quanh Tripoli cũng như ở khu vực Misrata và Sirte, nơi các dân quân địa phương tuyên bố sẽ bảo vệ cái gọi là "quyền tự trị không thể tranh cãi" của họ.
Một lãnh đạo địa phương ở Misratan cho biết một lực lượng quân sự của họ đã chuẩn bị để tấn công hậu phương của LNA nhưng sau đó đã tạm ngừng. Ông nói rằng Misrata vẫn sẽ chiến thắng cuộc chiến ngay cả khi Haftar tấn công thành phố.
Tại Sirte, lực lượng tự vệ địa phương đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và huy động dân quân:
"Bất kỳ nỗ lực nào để tấn công thành phố sẽ là một lời tuyên chiến, lửa sẽ thiêu đốt mặt đất và chúng tôi đã sẵn sàng.".
Haftar và người Nga vẫn còn cần thêm thời gian để chuẩn bị
Haftar chiếm được các thành phố chính phía đông sau các cuộc xung đột giữa nhiều phe phái trong hai năm qua, Haftar được cho là đã nhận được sự giúp đỡ trực tiếp từ các đồng minh truyền thống và một đồng minh mới - người Nga.
Còn miền nam Libya dường như đã bị lãng quên, nó trở thành một trung tâm dành cho những tên khủng bố, buôn lậu, phiến quân người Chad và người di cư châu Phi trên hành trình đến châu Âu.
Tình trạng an ninh tồi tệ tới mức người dân và các bộ lạc địa phương đã sẵn sàng chào đón lực lượng Haftar nếu họ đem lại an ninh.
Claudia Gazzini, nhà phân tích cấp cao về Khủng hỏa Quốc tế tại Libya nhận định:
"Chiến dịch miền nam đã đưa mọi lợi thế vào tay LNA. Ngay cả các đồng minh của Haftar cũng sợ hãi trước viễn cảnh về một cuộc tiến công quân sự hoàn toàn đến Tripoli và dường như đang gia tăng áp lực.
Tuy nhiên lựa chọn khôn ngoan để được chấp nhận là không cần sử dụng vũ lực vẫn có thể đạt được mục đích của mình.".
Hôm 15/3, hàng nghìn người biểu tình tại Tripoli để phản dối cuộc gặp giữa Fayez Sarraj và Khalifa Haftar. Họ đưa ra các biểu ngữ yêu cầu LHQ can thiệp vào Libya để tránh trở lại chế độ độc tài quân sự kiểm soát đất nước
LNA đã thành công một cách dễ dàng, họ chủ yếu đàm phán để kiểm soát các mỏ dầu và thị trấn quan trọng và trao một phần quyền lực cho các bộ lạc địa phương.
Sau khi kiểm soát, LNA trở nên không thể đương đầu với các căng thẳng nói trên và đã phải bàn giao một số thị trấn chiếm được gần đây cho các đồng minh địa phương.
Chỉ huy trưởng cảnh sát của LNA Thiếu tướng Ahmed Barka nói:
"Kế hoạch là đem lại hòa bình cho miền nam chỉ trong ba ngày. Nhưng một cuộc xung đột đang diễn ra giữa bộ lạc Tebu, sống ở miền nam Libya, Chad và Nigeria, và các chiến binh từ bộ tộc Awlad Suleiman, (những người ở trong hàng ngũ của LNA) đã cản trở nó".
Theo Wolfram Lacher, một nhà nghiên cứu về Libya tại Đức:
"Bất kỳ dự thảo thỏa thuận nào đem lại lợi ích cho Haftar cũng sẽ bất công đến nỗi các phe phái chủ chốt ở tây Libya sẽ từ chối nó.
Vì vậy, bất kỳ nỗ lực quốc tế nào để ép buộc một thỏa thuận như vậy cũng sẽ có nguy cơ gây ra một cuộc xung đột không cần tuyên chiến.
Haftar có thể đơn giản hơn là khai thác nỗi sợ hãi của một cuộc tấn công như là đòn bẩy trong đàm phán.".
Bất chấp căng thẳng đang có, các cuộc đàm phán vẫn đang được tiến hành để thành lập một chính phủ đoàn kết có thể giúp Haftar có nhiều ảnh hưởng chính trị hơn ở Tripoli và đưa quốc gia Bắc Phi này thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
No comments:
Post a Comment