Tiêm kích JF-17 Thunder Pakistan đã tham chiến...
Ngày 27/02, trong cuộc không chiến giữa F-16 và MiG-21 được cả thế giới biết đến, các máy bay tiêm kích hạng nhẹ JF-17 Thunder đã cất cánh lên bầu trời Kashmir từ phía lãnh thổ Pakistan.
"Thunder", theo tuyên bố của Islamabad, đóng vai trò kiềm toả vô cùng quan trọng đối với phi đội máy bay của Không quân Ấn Độ . Tung các cỗ máy này để ngăn chặn đối phương, Pakistan chứng tỏ không chỉ ý định chiến đấu, mà còn quảng cáo năng lực của lĩnh vực công nghiệp quân sự.
Trên lãnh thổ tranh chấp Kashmir, Không quân Pakistan tích cực cho hai loại máy bay JF-17 – Block I và Block II tham chiến. Loại thứ nhất, như đã biết, được bàn giao cho quân đội vào năm 2007 và thậm chí từng là tin giật gân của lĩnh vực chế tạo máy bay, loại thứ hai – xuất hiện vào năm 2013.
Tập đoàn Pakistan Aeronautical Complex (PAC) hiện nay đã xuất xưởng 25 chiếc máy bay loại này và tiếp tục gia tăng công suất. Ngoài ra, trong năm 2017, phiên bản JF-17 hai chỗ ngồi đã được bàn giao, mà mục đích chính đó là đào tạo phi công một cách nhanh chóng.
Tiêm kích JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan phối hợp sản xuất.
Điều quan trọng: đề án liên doanh của Trung Quốc với Pakistan JF-17 tiếp tục được hoàn thiện, và trong nửa cuối năm 2019 tập đoàn PAC dự định thực hiện chuyến bay đầu tiên cho phiên bản Block III.
Còn thời điểm xuất xưởng dự kiến vào năm 2021-2020. Căn cứ vào những tuyên bố của mình, Islamabad cam kết với lực lượng không quân của mình một cỗ máy thế hệ 4+, với tên lửa PL-15 mới của Trung Quốc, mà đang được chế tạo dành cho tiêm kích thế hệ thứ 5 Chengdu J-20.
... nhưng nỗi kinh hoàng trên bầu trời Kashmir còn hơn thế
Để có thể hiểu rõ vấn đề: JF-17 là phiên bản cải tiến J-7 của Trung Quốc, có hơi hướng giống chiếc tiêm kích huyền thoại MiG-21, mà phiên bản do Ấn Độ nâng cấp được gọi là Bison – chiếc máy bay mà theo tuyên bố của New Dehli, vừa tiêu diệt tiêm kích "hàng đầu" F-16 do Mỹ chế tạo.
Như vậy, trên bầu trời Kashmir các máy bay tiêm kích MiG của Ấn Độ và Pakistan đối đầu với nhau.
Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt nào đó về thân vỏ của hai chiếc máy bay nói trên. Tiêm kích JF-17 Block II được trang bị thêm các bình nhiên liệu trên thân, giống y như những gì được lắp đặt trên MiG-29SMT. Độ sải cánh cũng được tăng lên thêm 0,5m, giúp nó không chỉ có thêm nhiên liệu, mà còn tăng cả tốc độ vòng ngoặt.
Như vậy, các nhà sản xuất PAC và CAC (Chengdu Aircraft Corporation — Trung Quốc) đã không đánh giá hết được tiềm năng của MiG-21.
Trong khi đó, tỷ sốlực đẩy/trọng lượng thấp, đặc biệt khi mang theo đầy đủ vũ khí, tác động không tốt tới chiếc máy bay huyền thoại trong bối cảnh thực tiễn hiện nay.
Người Ấn Độ cố gắng bù đắp điểm yếu này nhờ hệ thống điện tử hiện đại và, điều quan trọng, đó là vũ khí tên lửa. Tựu chung lại, như đã thấy, kinh nghiệm từ trận không chiến hôm 27/2, MiG-21 Bison, dù yếu thế trước máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4, nhưng vẫn có thể ra đòn chí mạng.
Tiêm kích MiG-21 Bison của Không quân Ấn Độ.
Như vậy: việc đánh giá không đúng chiếc MiG-21 Bison được cải tiến của Ấn Độ đã dẫn tới "cái chết' của F-16, chiếc tiêm kích phổ biến nhất của Mỹ.
Mặt khác, cũng vì lý do này, sai lầm khi đưa JF-17 vào danh sách thế hệ thứ 3 dù hệ thống điện tử chất lượng, hệ thống tác chiến điện tử và các tên lửa hoàn toàn hiện đại "không đối không" giúp nó có thể chiến đấu một cách ngang hàng với những cỗ máy thế hệ thứ 4.
Dù thế nào đi chăng nữa, nhưng Không quân Pakistan cũng như Không quân Ấn Độ đặt ra cho JF-17 và MiG-21 Bison nhiệm vụ quan trọng - làm suy yếu đối phương nhờ các cuộc tấn công liều lĩnh bằng những máy bay rẻ tiền.
Mặc kệ, bất chấp phải trả giá bằng việc chúng phải "chết". Thêm nữa, những tiêm kích này dễ bảo dưỡng và phù hợp để huấn luyện nhanh. Thậm chí nếu tỷ lệ thiệt hại là 2:1 trong các trận không chiến với những đối thủ mạnh hơn như F-16 hay MiG-29, cuộc chơi sẽ vẫn có giá trị hơn.
Về phương diện này, chúng ta phải nể phục các phi công điều khiển Bizon và Thunder. Cơ hội sống sót trong trận không chiến của họ, tất nhiên là có, nhưng ít hơn nhiều của các phi công trên những máy bay hiện đại Su-30, Su-35 và F-22, F-35.
Chính vì thế, Pakistan đào tạo các phi công JF-17 tận dụng tối đa ưu thế về độ cao và tên lửa, mà chắc chắn hơn hẳn trên những phiên bản F-16 và MiG-29 đời đầu.
Thêm vào đó, người Trung Quốc, mà đã đạt được nhưng tiến bộ đột ngột trong việc truyền dữ liệu (chuẩn 5G), đã trang bị cho Thunder hệ thống liên lạc rất chất lượng. Điều này đã làm tăng khả năng nắm bắt thông tin thực chiến, thứ mà Bison rất thiếu.
Nhưng đó chưa phải là tất cả. Theo thông tin của phía Mỹ, công ty PAC đã mua của Trung Quốc các radar NRIET KLJ-7 (được trang bị cho các máy bay tiêm kích hiện đại Chengdu J-10) và lắp đặt chúng cho JF-17 phiên bản Block II.
Chính vì thế, các kỹ sư của PAC khẳng định rằn, Thunder đệ nhị có khả năng theo dõi tối đa 10 mục tiêu ở khoảng cách lên tới 105km, còn nhờ những kênh truyền dữ liệu mới, chúng có thể tấn đối phương bằng các tên lửa tầm xa của Trung Quốc, bao gồm cả các mục tiêu theo dẫn hướng của những máy bay AWACS.
Có đúng như vậy hay không – khó có thể đánh giá được, bởi vì những thiết bị mới này chỉ xuất hiện trong quá trình chiếc máy bay đang được chế tạo hàng loạt. Tuy nhiên, chiếc JF-17 phiên bản Block III tương lai chắc chắn sẽ có những khả năng này.
Cho nên, Thunder đệ tam hiện nay đã được định vị như một sát thủ MiG-29 và Rafale, cũng như một đối thủ xứng tầm đối với Su-30MKI.
Tuy nhiên, những mục tiêu đề ra khó mà có thể thực hiện được vì động cơ yếu. Bởi vậy, những lời lẽ ầm ĩ về "các sát thủ" và "những đối thủ xứng tầm' hoàn toàn có thể coi như chiến dịch quảng cáo hoặc hành động PR chính trị của Islamabad.
Tiêm kích MiG-29UPG nâng cấp của Không quân Ấn Độ.
Những đứa con của Mikoyan và Gurevich (MiG) được chế tạo từ giữa thập niên 50 hiện nay vẫn là sự tự hào dân tộc của người Pakistan.
Còn Ấn Độ thích giữ âm mưu của mình liên quan tới các tiêm kích Su-30MKI khi gần như không cho chúng tham gia vào trận không chiến hồi cuối tháng 2. Các quan sát viên, bao gồm cả của Mỹ, Trung Quốc và Pakistan, rất kỳ vọng chứng kiến tiêm kích thế hệ thứ 4++ của Nga trong trận chiến thực sự với JF-17.
Hơn nữa, các chuyên gia của NATO quan tâm nhiều tới tên lửa thần thánh K-100 của người Nga, mà dường như có thể tiêu diệt được các mục tiêu ở khoảng cách cực xa lên tới 300km. Tuy nhiên, New Dehli quyết định chưa cho nó ra mặt chiến đấu, nhiều khả năng, vì không muốn "mở bài" sớm hơn dự định.
Được biết rằng các tập đoàn PAC và CAC vào đầu năm nay – trước khi cuộc xung đột tại khu vực Kashmir xảy ra, đã thông báo về tiềm năng xuất khẩu của chiếc tiêm kích tương lai JF-17 Block III.
Dường như nó chưa được xuất xưởng, nhưng các nước thế giới thứ ba đã đứng xếp hàng chờ. Ai Cập, Malaysia, Myanmar và những quốc gia khác đã thông báo về mong muốn mua Thunder đệ tam.
Thực ra, nhiều thứ phụ thuộc vào Bắc Kinh: Họ sẵn sàng tới mức nào để trang bị cho chiếc máy bay mới mà cũ của Pakistan tên lửa siêu hiện đại PL-15 của mình.
Nói chung, việc các phiên bản MiG-21 được sử dụng nhiều trong cuộc xung đột tại Kashmir có lời lý giải hoàn toàn dể hiểu.
New Dehli và Islamabad từng bước nâng cấp kho vũ khí tên lửa "không đối không" của mình mà tầm bắn, độ chính xác và hiệu quả hiện giờ tăng nhanh hơn những khả năng chống tên lửa của các tiêm kích tối tân.
Bởi vậy, nếu đã liều lĩnh bằng các máy bay của mình, thì những cỗ máy rẻ tiền như MiG-21 hoàn toàn xứng đáng với tên gọi đúng nghĩa của nó – "võ sĩ không luật lệ".
No comments:
Post a Comment