Về vấn đề này, có thể thấy rõ ràng, Israel chắc chắn sẽ tiếp tục các hoạt động không kích của mình nhằm vào mục tiêu Tel Aviv cho là đe dọa tới an ninh quốc gia của nhà nước Do Thái.
Tuy nhiên, sẽ không giống như trước đây, việc lập kế hoạch tác chiến, nghi binh, mục tiêu công kích sẽ bị giới hạn rất nhiều sau biến cố máy bay IL-20 của Nga bị bắn rơi trên Địa Trung Hải.
Liệu Israel có cho F-35I có tham chiến hay không vẫn là câu hỏi lớn? Tel Aviv sẽ phải cân nhắc rất nhiều khi mạo hiểm sử dụng máy bay chiến đấu trị giá hàng trăm triệu USD cho các nhiệm vụ ở Syria, nhất khi đối đầu với hệ thống phòng không, trinh sát, đối kháng điện tử hiện đại của Nga và Syria.
Ở nhiệm vụ này, việc sử dụng các máy bay F-16 và F-15 dường như tỏ ra giảm thiểu thiệt hại hơn, mà hiệu quả cũng không thua kém.
Lợi thế tàng hình bị vô hiệu
Có thể thấy rõ, kể cả khi Syria có S-300, thì Israel vẫn có thể tấn công các mục tiêu nằm trong lãnh thổ Syria bằng tên lửa hành trình phóng ngoài tầm phòng không (Stand off), nhưng hiệu quả và độ chính xác chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng khi vũ khí phải sử dụng ở tầm bắn lớn nhất.
Điều này còn chưa kể tới việc, Israel có kho tên lửa đất đối đất tương đối đa dạng và nó hoàn toàn có thể sử dụng cho hoạt động tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Syria. Đó là một điểm đáng chú ý và đã được khẳng định qua tuyên bố của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu mới đây.
Tiêm kích F-16 và tiêm kích tàng hình F-35 của KQ Israel.
Về mặt chiến thuật, sự hiện diện của các tổ hợp S-300 và hệ thống đối kháng điện tử ở Syria sẽ đặt ra bài toàn phức tạp trong việc lập kế hoạch tác chiến, nghi binh, hướng tấn công đối với giới chức quân sự Israel.
Điều này sẽ gây giới hạn số lượng đợt tấn công, cũng như vị trí có thể tấn công với tỷ lệ thành công cao, hạn chế rủi do ở mức cao nhất có thể cho Không quân Israel.
Xét tính hình hiện tại, Nga dự tính chuyển giao 2 trung đoàn S-300 cho Syria, tương đương 36-48 bệ phóng. Số lượng như vậy chỉ đủ để bao phủ toàn bộ không phận quốc gia Cận Đông, nhưng sẽ không đảm bảo an toàn tuyệt đối ở mọi hướng tấn công, nhất là các đợt cường tập quy mô lớn.
Không quân Israel vẫn có thể lợi dụng địa hình đồi núi ở phía Bắc Syria, hướng giáp Lebanon để tập kích và còn nhiều hướng tấn công khác…
Để khắc chế S-300, Israel liệu có thể kỳ vọng vào F-35I như những lời về máy bay thế hệ thứ 5 tàng hình, có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn phòng không? Câu trả lời phần nhiều là không.
Đối thủ của Israel hiện giờ không phải là phòng không Syria, mà là hệ thống phòng không tích hợp sâu do Nga triển khai với đủ các thành phần từ tác chiến cứng tới mềm (tác chiến điện tử).
Xét về F-35, nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, khả năng tàng hình của nó chỉ hiệu quả tốt nhất ở bán cầu trước và với một số băng tần sóng radar nhất định.
Tiêm kích tàng hình F-35 của KQ Israel.
Nếu tác chiến ở Syria, với hệ thống trinh sát điện tử tinh vi, từ chủ động tới thụ động thì khả năng F-35 giữ được lợi thế tàng hình rất đáng nghi ngờ. Kể cả khi hoạt động ở chế độ im lặng nhất, F-35 vẫn tạo ra những xung điện từ hoặc nhiễu động từ tính để các hệ thống bám bắt tín hiệu thụ động ghi lại.
Nếu F-35 bị phát hiện, Nga và Syria chắc chắn sẽ không bỏ lỡ cơ hội hạ bệ vũ khí hiện đại bậc nhất của Mỹ và phương Tây.
Với những lý do kể trên, việc Israel mạo hiểm sử dụng F-35I cho các nhiệm vụ không kích Syria sắp tới hay không có thể là rất thấp. Và nhiệm vụ này vẫn nằm trên những "đôi cánh già" F-16I và F-15I…
Máu đã đổ, nhưng đại cục vẫn là quan trọng
Sau vụ việc máy bay IL-20 bị bắn rơi do lỗi của Israel, Nga bất ngờ chuyển giao S-300 cho Syria, quan hệ giữa Moscow và Tel Aviv liệu có chuyển biến theo hướng tiêu cực, thậm chí là dẫn tới xung đột trực tiếp giữa hai bên. Điều đó có lẽ đúng, nhưng chỉ đúng một phần.
Khi xét về đại cục bàn cờ Trung Đông Nga đang hoạch định với nước cờ hiểm Syria, Moscow vẫn rất cần sự ủng hộ hoặc chí ít là im lặng từ Tel Aviv.
Cấu hình cơ bản của 1 tổ hợp tên lửa S-300 .
Điều này có thể thấy rõ khi Nga dù đã triển khai lực lượng tại Syria và có thỏa thuận tránh va chạm với Israel, thì Tel Aviv vẫn tiếp tục các hoạt động không kích vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Syria.
Đương nhiên, Nga không thích thú gì trước hành động trên của Israel, nhưng khi Tel Aviv chưa vượt "làn ranh đỏ" gây nguy hiểm tới lực lượng Nga và sự an nguy của nhà nước Syria thì mọi việc đều được ngó lơ.
Vấn đề chỉ trở lên căng thẳng sau khi máy bay trinh sát điện tử IL-20 của Nga bị bắn rơi do hành động quân sự của Israel.
Điều này đã buộc Moscow phải có hành động cứng rắn đối với Israel. Và thực tế đã trả lời bằng việc Syria được chuyển giao S-300 và các hệ thống đối kháng điện tử hiện đại có mặt tại quốc gia Cận Đông này.
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 của PK Syria.
Hành động trên của Nga liêu có quá nhẹ nhàng so với những gì Israel đã gây ra? Nếu xem xét một cách rõ ràng, đây mới chỉ là "đòn tát cảnh cáo" của gấu Nga. Moscow muốn Tel Aviv hiểu rằng, Nga còn nhiều con bài khác khiến Israel điêu đứng.
Một vấn đề thấy rõ ràng nhất là các nhóm Hồi giáo vũ trang dòng Shitte thân Iran hoàn toàn có thể áp sát biên giới và quấy nhiễu Israel. Liệu lúc đó Israel có thể sống yên ổn? Tel Aviv sẽ phải nhượng bộ Nga trong thế kẻ ở chiếu dưới trong nhiều vấn đề khác tại Trung Đông, mà gần nhất là về tương lai của Syria.
Máu của người Nga đã đổ, tội ác sẽ bị trừng trị, nhưng không hẳn đòn đánh vỗ mặt sẽ hiệu quả bằng lợi ích mà kẻ thủ ác buộc phải nhượng bộ.
Nước cờ cao của Tổng thống Vladimir Putin đang làm cho chính giới quốc tế đi hết từ ngạc nhiên này, tới ngạc nhiên khác. Điều này thật đúng với câu nói: "Đừng đùa với quốc gia có nhiều kiện tướng cờ vua nhiều nhất thế giới"!
No comments:
Post a Comment