Trong bài viết mang tựa đề "1 F-35A 'shot down' by aggressors at Red Flag 17-01 - 1 tiêm kích tàng hình F-35A 'bị bắn hạ' bởi kẻ xâm lược tại tập trận Red Flag 17-01", tác giả Dario Leone cho biết dù có tỷ lệ chiến thắng trong không chiến rất xuất sắc 15:1 nhưng tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đã bị 1 tiêm kích F-16 hạ gục.
Tiêm kích F-35A thống trị bầu trời
Sau "trận không chiến kéo dài 8 ngày" tại cuộc tập trận không quân mang tên Red Flag 17-01 diễn ra ở căn cứ không quân Nellis, bang Nevada, tiêm kích tàng hình F-35A Lightning II đã chứng minh được hiệu suất chiến đấu không thể tuyệt vời hơn, xứng đáng là cỗ máy chiến tranh quý giá đối với Không quân Mỹ.
F-35A - dòng tiêm kích tàng hình thế hệ 5 được thiết kế dựa trên sự tích hợp của nhiều công nghệ, giải pháp tiên tiến bậc nhất, có khả năng thu nhận thông tin vượt trội hơn hẳn so với tất cả các loại máy bay khác từng có trong lịch sử.
Trung tá George Watkins, một phi công tiêm kích F-35 đồng thời là chỉ huy phi đội không quân chiến đấu số 34 tuyên bố bay không chiến trên tiêm kích F-35 giống như trải nghiệm "cảm giác của kẻ thống trị bầu trời".
Tiêm kích F-35 về hạ cánh.
Tôi gặp gỡ 4 phi công vừa hoàn thành cuộc diễn tập - những người đã bay trên tiêm kích F-16 và F-35 từ nhiều năm qua, họ nói: "Thật ngạc nhiên. Chúng tôi chưa bao giờ được trải nghiệm những tình huống trên không gay cấn đến thế. Tôi biết ai là ai, tôi biết ai bị đe dọa, và biết tiếp theo mình sẽ phải bay tới đâu".
"Bạn sẽ không thể có được những thông tin như vậy nếu bay trên những chiếc tiêm kích thế hệ 4", Trung tá Watkins nói.
Những phi công và thợ kỹ thuật tới từ các Không đoàn tiêm kích 388 và 419 từ căn cứ không quân Hill ở bang Utah đã chuyển sân tiêm kích F-35A tới căn cứ không quân Nellis từ hôm 20/01/2017 và bắt đầu tham gia huấn luyện chiến đấu từ ngày 23/01.
Kể từ ngày "cuộc chiến nổ ra", các phi công tiêm kích F-35 của căn cứ Hill đã bay tổng cộng 110 phi xuất, trong đó có 10 lần chiếc đầu tiên vào sáng hôm 30/01 và chiều hôm đó là 8 lần chiếc khác.
Họ đã không để lỡ mất bất cứ chuyến xuất kích nào chỉ vì lý do bảo dưỡng kỹ thuật và đạt tỷ lệ đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tới 92%, một trợ lý kỹ thuật thuộc Đơn vị đảm bảo mặt đất số 34 cho biết. Thông thường, tỷ lệ này chỉ ở mức 70-85% mà thôi.
Tiêm kích F-35 cất cánh.
Quân ta và quân địch không chiến kịch liệt
Cuộc tập trận Reg Flag cung cấp cho các phi công và đội ngũ thợ đảm bảo kỹ thuật những tình huống chiến đấu sát với thực tế.
Trong 3 tuần, các phi công đã chia làm 2 phe gồm quân ta (Quân Xanh) và quân địch (Quân Đỏ) để thực hiện tất cả các khoa mục từ chặn kích trên không, tấn công mặt đất, tìm kiếm cứu nạn và các nhiệm vụ đặc biệt khác.
Các nhà lập kế hoạch cho rằng các khoa mục được xây dựng hết sức phức tạp và sát với thực tế chiến đấu để phát huy tối đa đặc tính kỹ - chiến thuật của các máy bay hiện có cũng như là tận dụng cơ hội tốt để thử nghiệm các tính năng của tiêm kích tàng hình F-35 mới ra lò cách đây không lâu và đang ở giai đoạn đầu hoàn thiện chiến thuật.
Xuất kích cùng với những tiêm kích tàng hình F-22A và nhiều loại tiêm kích thế 4 khác gồm cả của Mỹ và của Không quân các đồng minh Australia và Anh, F-35 đã được đưa ra thử nghiệm trong các khoa mục chiến đấu "khó nhằn" nhằm phát huy tối đa khả năng không chiến cũng như chế áp phòng không đối phương.
Tiêm kích F-16 và F-35 cùng huấn luyện
"Trong ngày đầu tiên ở đây, chúng tôi đã thực hiện khoa mục đánh chặn trên không, và chúng tôi đã không để mất bất cứ máy bay nào", Watkins nói. "Điều đó chưa từng có".
Bởi tính năng của các máy bay tăng lên nhiều, các nhà lập kế hoạch đã phải tăng mức độ phức tạp của các khoa mục huấn luyện lên nhiều lần đối với "Quân Xanh".
"Đánh 'địch' càng mạnh thì kỹ thuật chiến đấu của họ sẽ được cải thiện càng nhanh, đồng thời có thể ứng phó được với các mối đe dọa từ mặt đất ngày càng nguy hiểm hơn", Trung tá Watkins nói.
Đối mặt với các mối đe dọa ngày càng huy hiểm từ mặt đất là một thử thách rất lớn đối với các loại máy bay chiến đấu thế hệ 4. Trong khi đó, với tiêm kích F-35A, các phi công có đầy đủ thông tin tích hợp từ nhiều nguồn và họ có thể dùng các khí tài trinh sát tiên tiến trên khoang để phát hiện chính xác vị trí của những mối đe dọa.
Sau đó, mọi việc thật đơn giản, mục tiêu sẽ bị hủy diệt bởi những quả bom nặng 2.000 pound. Điều này là rất khó thực hiện đối với các máy bay thế hệ 4, để sống sót còn khó chứ nói gì đến hủy diệt được mục tiêu, theo Trung tá Dave DeAngelis phi công tiêm kích F-35 và đồng thời là sĩ quan tác chiến của Bộ tham mưu Không đoàn 419.
Trong khi F-35A dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất hiện đại thì tiêm kích tàng hình F-22 đảm bảo quét sạch bầu trời để đảm bảo an toàn cho các máy bay thế hệ 4 trước những mối đe dọa trên không.
Mặc dù tại cuộc diễn tập Red Flag 17-01, nhiệm vụ tiêm kích phòng không được giao cho máy bay chiến đấu F-22, nhưng báo Lasvegas Review Journal cho biết, tiêm kích F-35A có hiệu suất tiêu diệt 15:1, tức là cứ diệt được 15 máy bay địch thì họ chỉ bị mất có 1 chiếc mà thôi. Chỉ có 1 lần F-16 đã hạ được F-35 mà thôi.
Watkins nói ông "chưa bao giờ có cuộc tập trận Red Flag gay cấn đến thế khi mà họ dựng lên hàng loạt mối đe dọa đối với chúng tôi. Nếu không có thiệt hại nhỏ thì chắc hẳn đó chưa phải là thử thách thực sự".
Ông cũng nói thêm rằng F-35 ra đời và đi vào hoạt động với tư cách là tiêm kích tàng hình mới nhất của Mỹ, là mảnh ghép hoàn hảo, phối hợp cùng F-22 thực hiện mọi nhiệm vụ.
"Chúng (F-22) được thiết kế để chiếm ưu thế trên không, còn máy bay của chúng tôi (F-35) được thiết kế để chế áp các trận địa phòng không của đối phương", ông nhấn mạnh.
"Chúng tôi có thể quét toàn bộ mặt đất nhờ hệ thống SAR (radar khẩu độ tổng hợp) để phát hiện các mối đe dọa mặt đất và tiêu diệt trước khi chúng kịp bắn vào các máy bay khác của chúng tôi".
Khả năng thắt vòng của F-16 so với F-35.
No comments:
Post a Comment