Các phương tiện truyền thông Israel lúc thì ngợi khen, lúc lại chê bai hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga triển khai tới Syria. Nhưng Moscow sẽ không rút lại nước cờ này, kể cả nếu Tel-Aviv có "vỗ về, bù đắp và trừng phạt" kẻ gây ra thảm họa IL-20.
S-300, khác với những tổ hợp mà Syria đang sở hữu như S-125, S-200 và Pantsir-S1, có thể vô hiệu hóa hiểm họa "quân ta bắn quân mình". Qua đó, giúp cho phòng không Syria "nghênh tiếp" các máy bay tiêm kích Israel từ xa và thời gian phản ứng với các mối đe dọa cũng giảm xuống, bởi yêu cầu cần phải xác minh giữa Quân đội Syria và Nga sẽ không còn.
Thậm chí, những tổ hợp S-125 và S-200 khi kết nối với mạng lưới máy tính của S-300 sẽ trở nên hiệu quả hơn ở tầm trung nếu như Không quân Israel vẫn có thể đánh lừa được các tên lửa S-300.
Nhưng S-300 dù sao cũng là phương tiện phòng không của quá khứ, trong khi các phi công Israel đang được trang bị khí tài tối tân nhất. Chính vì thế, sẽ ngây thơ khi cho rằng các kỹ sư thuộc lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Israel và Mỹ "ngốc nghếch" hơn Nga, còn vũ khí của Nga là tốt nhất.
Tel-Aviv hiện nay đang sở hữu các máy bay tàng hình F-35 Lightning II nhưng bản thân chúng cũng hứng chịu rất nhiều chỉ trích nên vấn đề đặt ra ở đây là liệu Lầu Năm Góc "có gật đầu" để Israel sử dụng F-35 tấn công S-300 hay không?
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300. Ảnh: PressTV
Nhà phân tích danh tiếng người Israel, ông Dave Majumdar, chuyên viết các bài bình luận về quốc phòng cho tạp chí The National Interest của Mỹ cho rằng, các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 sẽ không thể vượt qua được rào chắn do S-300 thiết lập nhưng với F-35 thì ông có ý kiến ngược lại.
"Những khu vực được bảo vệ bởi các hệ thống này sẽ là vùng cầm đối với hầu hết các máy bay của đồng minh, ngoại trừ F-22 Raptor, B-2 Spirit và F-35, nếu, tất nhiên, những máy bay quân sự này được tung vào", chuyên gia này viết.
Có thể chính vì thế, Không quân Israel trong cuộc chiến với S-300 sẽ chỉ tạm thời tung vào các máy bay tiêm kích F-15 và F-16.
Tuy nhiên, cũng theo lời ông Majumdar, các tổ hợp phòng cơ động S-300 có khả năng sinh tồn cao bởi vì chúng có thể tránh được các loại bom thông minh vào thời điểm cuối cùng. Mặt khác, các tổ hợp tên lửa của Nga liên kết với nhau bằng mạng lưới máy tính, có nghĩa là cuộc tấn công của các máy bay tiêm kích Israel trong bất cứ tình huống nào cũng có thể bị phát hiện.
"Đối với các máy bay F-15, F-16 và F/A-18, hệ thống S-300 là con thú săn mồi mà không nên bay tới gần", ông Majumdar cảnh báo các phi công của Israel. "Với một bệ phóng thì các phi công Do Thái, đương nhiên, dễ bề xoay sở, nhưng với cả một đội thì không bao giờ".
"Hiện nay, chỉ các máy bay tàng hình đời cao như B-2 Spirit trị giá 2,2 tỷ USD mà Không quân Mỹ đang sở hữu 20 chiếc, F-22 Raptor, cũng như F-35 có thể hoạt động an toàn tương đối trong khu vực được S-300 bảo vệ", chuyên gia này nhấn mạnh.
Tiêm kích F-16 Israel. Ảnh: Reuters
Vấn đề nằm ở chỗ, các máy bay tàng hình của Mỹ, dù mang tới mối đe dọa cho các hệ thống S-300 nhưng hội để F-22, B-2 Spirit và F-35 xung trận hủy diệt S-300 là không lớn.
Do đó, Không quân Israel sẽ phải tìm kiếm những điểm mù trong hệ thống phòng không được thiết lập. Hiện giờ, các phi công Israel thường triển khai các cuộc tấn công từ lãnh thổ Libăng, nơi hệ thống phòng không của Syria yếu hơn nhiều so với khu vực biên giới với Israel.
Vì lẽ đó, ông Dave Majumdar nhấn mạnh rằng, thành công của S-300 sẽ phụ thuộc vào việc chúng sẽ được bố trí ở đâu tại Syria, và ai sẽ điều khiển chúng.
Các phi công Do Thái có những "tuyến đường mòn trên không" bí mật mà họ sử dụng, ví dụ như trong cuộc không kích Aleppo và Hama. Khi đó họ xuất hiện như ở dưới đất chui lên.
Bởi vậy, khi bố trí S-300, ngoài việc tính tới công suất của những hệ thống này, còn cần phải hiểu rằng chúng ta đang đối mặt với một kẻ địch thông minh và quỷ quyệt.
F-35B hạ cánh thẳng đứng trên tàu USS WASP
No comments:
Post a Comment