Monday, October 29, 2018

Mỹ lấy đi của Nga nhiều bí mật quân sự - vũ khí "động trời"

Mỹ lấy đi của Nga nhiều bí mật quân sự - vũ khí
Mỹ lấy đi của Nga nhiều bí mật quân sự - vũ khí "động trời"
Đại diện của Công ty Lockheed Martin, nơi chế tạo tiêm kích tàng hình F-35B, trong giai đoạn khó khăn đã "ăn nằm" ở Phòng Thiết kế Yakovlev, Nga để nghiên cứu tài liệu về Yak-141.

Trong bài viết "Военные тайны: Пентагон стащил у России много интересного - Những bí mật quân sự : Lầu Năm Góc lấy đi của Nga nhiều thứ hay ho", tác giả Vladimir Tuchkov đã bình luận về việc Tạp chí The National Interest của Mỹ từng buộc tội Nga (Liên Xô) đánh cắp các công nghệ của phương Tây nói chung và của Mỹ nói riêng.

Phương Tây nói xấu Nga

"Sao chép các công nghệ của phương Tây – đó là thành tựu đáng nghi ngờ, đó là sự thừa nhận rằng dân tộc đó không có khả năng ứng dụng những công nghệ của riêng mình vào cuộc sống", tạp chí The National Interest khẳng định.

Ví dụ của việc sao chép các công nghệ được tạp chí Mỹ dẫn chứng đó là bom nguyên tử, tàu con thoi sử dụng nhiều lần và, không hiểu tại sao, còn có cả trò chơi điện tử nữa.

Vladimir Tuchkov nếu ý kiến, liên quan tới bom nguyên tử thì có thể chấp nhận hơi miễn cưỡng. Đúng là những người vợ của Rosenberg đã chuyển giao cho Nga các tài liệu liên quan tới thiết kế của nó. Tuy nhiên, vào thời điểm đó Liên Xô đã tăng tốc tối đa để tự nghiên cứu loại vũ khí này và ở giai đoạn cuối cùng.

Liên quan tới tàu con thoi thì những lời buộc tội trên là vô căn cứ. Tương tự cũng có thể buộc tội người Mỹ rằng trạm không gian "Skylab" của họ là bản sao chép các trạm không gian "Salyut" của Nga mà xuất hiện trước.

Mặc dù điểm chung của các trạm không gian này chỉ là ý tưởng tạo ra "ngôi nhà không gian" dài hạn. Điều tương tự cũng xảy ra với "Shuttle" của Mỹ và "Buran" của Nga.

Mỹ lấy đi của Nga nhiều bí mật quân sự "động trời"

Có những ví dụ ngược lại chứng tỏ Mỹ sao chép bất hợp pháp các bí mật quân sự và công nghệ của Liên Xô và Nga. Đôi khi Mỹ có được những công nghệ của Nga bằng cách đánh cắp.

Vào thập niên 90, khi người Nga và Mỹ từng là "anh em thân thiết", thời kỳ vàng son đã đến đối với lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Mỹ khi họ liên tục tiếp nhận không chỉ những thông tin về các phát kiến, mà thậm chí cả tài liệu thiết kế, cũng như thành phẩm.

Có thứ thì tiếp nhận miễn phí theo kiểu trao đổi kinh nghiệm. Có thứ thì phải mất những khoản tiền đút lót, mà có thể coi là hết sức nực cười.

Vào cuối thập niên 70, tổ hợp sản xuất "Zvezda" đã chế tạo được ghế thoát hiểm đặc biệt K-36 DM để hỗ trợ phi công rời khỏi chiếc máy bay đang gặp nạn một cách an toàn. Nó được trình làng tại triển lãm hàng không Le Bourget (Pháp), nơi mà nó trở thành một trong những sản phẩm đình đám. Mỹ không làm được thứ gì tương tự.

Vào đầu thập niên 90, một đoàn đại biểu của Mỹ đã tới nhà máy ở thành phố Tomilino, thuộc ngoại ô Moscow, để nghiên cứu thiết kế chiếc ghế thoát hiểm, thu nhận thông tin về những chi tiết công nghệ trong quá trình sản xuất nó.

Và một lô hàng không lớn các sản phẩm này đã được bán cho đoàn đại biểu Mỹ. Ngay sau đó, trên các máy bay tiêm kích của Mỹ đã xuất hiện chính những chiếc ghế thoát hiểm kiểu này, nhưng với dòng chữ "Made in USA".

Mỹ lấy đi của Nga nhiều bí mật quân sự - vũ khí động trời - Ảnh 1.

Phát minh của "Zvezda" – ghế thoát hiểm K-36 dành cho các máy bay chiến đấu hiện đại, năm 1987. Ảnh: V.Kavashkin/TASS

Liên Xô tích luỹ rất nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và chế tạo các thuỷ phi cơ. Những thế mạnh của thuỷ phi cơ là tải trọng lớn và tầm hoạt động xa nhờ sử dụng động cơ tiết kiệm nhiên liệu.

Phòng Thiết kế các tàu cánh ngầm ở thành phố Nizny Novgorod (Nga) vào cuối thập niên 70 đã chế tạo được 5 chiếc thuỷ phi cơ "Orlenok" mà có thể vận chuyển được 200 lính dù hoặc 2 chiếc xe vận tải/thiết giáp với tầm hoạt động lên tới 1.500km.

Chúng được sử dụng trong lĩnh vực không quân hải quân. Chiếc "Orlenok" cuối cùng được đưa ra khỏi hạm đội hải quân vào năm 1993.

Mỹ chưa bao giờ nghiên cứu loại máy bay này. Nhưng vào đầu thập niên 90 lại quyết định tận dụng các nghiên cứu của Nga để chế tạo một cỗ máy siêu trọng có thể vận chuyển được 1.400 tấn hàng hoá tới khoảng cách lên đến 16.000 km.

Chính phủ Nga đã giúp đỡ khi cung cấp cho người Mỹ khả năng truy cập vào các tài liệu và cho phép nghiên cứu chiếc thuỷ phi cơ chiến đấu, dù đã không còn được sử dụng, một cách kỹ lưỡng với mức phí chỉ vỏn vẹn 200 nghìn USD. Tuy nhiên, chương trình này đã phải đóng lại vì nó có chi phí quá cao.

Không chỉ các chuyên gia Nga, mà hàng loạt các chuyên gia Mỹ cho rằng, trong chiếc máy bay cất hạ cánh thẳng đứng tối tân nhất F-35B, có gốc gác của Nga.

Có nghĩa là F-35B hoàn toàn không giống với chiếc máy bay cất hạ cánh thẳng đứng McDonnell Douglas AV-8B Harrier II mà sẽ hợp lý hơn nếu công nghệ của AV-8B được ứng dụng vào chiếc máy bay thế hệ mới.

Nhưng nó lại có nhiều điểm giống với Yak-141 mà từng sẵn sàng được sản xuất hàng loạt nhưng do thiếu ngân sách vào cuối thập niên 80 nên Liên Xô phải dừng lại.

Và đó không phải là ngẫu nhiên. Đại diện của công ty "Lockheed Martin" chế tạo ra chiếc F-35B, trong giai đoạn khó khăn đã "ăn nằm" ở Phòng Thiết kế Yakovlev để nghiên cứu tài liệu về Yak-141.

Sau khi họ đã đã xác định được tính cách mạng trong những giải pháp kỹ thuật được ứng dụng cho chiếc máy bay Nga, thậm chí một bản hợp đồng đã được ký kết với giá trị bèo bọt để các kỹ sư Nga thực hiện các nghiên cứu kỹ thuật liên quan tới chi tiết quan trọng nhất - ống xoay của động cơ nâng.

Tất cả cuối cùng đã được ứng dụng vào thiết kế F-35B. Vì thế mà các tính năng bay của hai chiếc máy bay này rất giống nhau.

Mỹ lấy đi của Nga nhiều bí mật quân sự - vũ khí động trời - Ảnh 2.

Tiêm kích siêu thanh cất hạ cánh thẳng đứng Yak-141

Ngoài ra, có cả những nghiên cứu lý thuyết được sử dụng làm cơ sở để thực hiện các nghiên cứu thực tiễn. Nhưng lý thuyết nhiều hứa hẹn thường không được coi trọng ở Liên Xô do sự cứng nhắc của chính quyền.

Điều tương tự đã xảy ra với công nghệ tàng hình mà những người Mỹ đã ứng dụng trước tiên trong quá trình thiết kế các máy bay "tàng hình".

Nhưng toàn bộ lý thuyết giúp tính toán chính xác hình dạng hình học của chiếc máy bay nhằm giảm thiểu vùng tán xạ lại được nhà vật lý người Nga Petr Ufimtzev đưa ra trong cuốn sách "Phương pháp sóng cạnh trong lý thuyết vật lý nhiễu xạ".

Cuốn sách này được xuất bản vào năm 1962. Ở Liên Xô, những ý tưởng kiểu này không được đón nhận. Cuốn sách lại được người Mỹ nghiên cứu kỹ và họ nhanh chóng bắt tay vào chế tạo chiếc máy bay ném bom tàng hình F-117.

Không thể bỏ qua vấn đề về sự ưu tiên khi chế tạo khí tài quân sự đặc biệt dù không liên quan tới việc sao chép công nghệ. Bởi vì sự ưu tiên trong hướng phát triển này cho thấy Nga không hề tụt hậu về công nghệ so với Mỹ. Có rất nhiều ví dụ chứng minh.

Trong hệ thống radar của chiếc máy bay tiêm kích-đánh chặn MiG-31 lần đầu tiên trong lịch sử ứng dụng ăng ten lưới mảng pha.

Mỹ lấy đi của Nga nhiều bí mật quân sự -  vũ khí động trời - Ảnh 3.

Tiêm kích MiG-31

Các tổ hợp chiến tranh điện tử của Nga sử dụng những phương pháp toán học mới để phân tích, xử lý và tạo các tín hiệu mà vào thời điểm hiện nay lĩnh vực quốc phòng Mỹ không thể đã được.

Nga cũng đã bắt đầu ứng dụng cho quân đội vũ khí tên lửa siêu thanh sẵn sàng chiến đấu. Trong khi đó các kỹ sư Mỹ mới đang ở trong giai đoạn nghiên cứu. Như vụ bê bối liên quan tới rò rỉ thông tin trong lĩnh vực này từ Viện Nghiên cứu chế tạo máy Trung ương Nga cho thấy, Mỹ dùng mọi cách để bắt kịp Nga.

Mỹ thậm chí còn không có các tên lửa chống hạm siêu thanh, tên lửa cận thanh "Harpoon" không thể gọi là vũ khí đương đại. Trong khi đó Nga đang hoàn thành công tác thử nghiệm tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon.

  • Phi công KQ Ấn Độ kinh hãi với những "quan tài bay", kể cả Su-30MKI: Lộ lý do khủng khiếp

  • Xe tăng T-90 - Ngày về rất gần: Nức lòng người yêu quân sự Việt Nam

  • "Sai một ly đi một dặm": Israel mất mặt - Nga và Iran ra đòn quá hiểm và cứng rắn

Chiếc xe tăng T-14 trên khung sườn "Armata" do Uralvagonzavod chế tạo thuộc dạng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới, theo ý kiến chung của các chuyên gia, sẽ không thể bị bắt kịp đối với các công ty chế tạo xe tăng trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, tối thiểu khoảng 5-7 năm nữa về những tính năng chiến đấu.

Tổ hợp chiến thuật "Iskander" trang bị tên lửa hành trình và bán đạn đạo có khả năng tiêu diệt chính xác gần như 100% các mục tiêu định sẵn. Các tên lửa loại này của Mỹ có những tính năng khiêm tốn hơn.

Và cuối cùng, các phương tiện phòng không S-400 "Triumf" của Nga đang chiếm vị trí dẫn đầu. Với sự xuất hiện của tổ hợp S-500 "Prometey", cũng có thể nói rằng các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Nga không hề kém cạnh.

Cuối cùng, cần phải nói rằng một số khí tài quân sự của Nga có những thứ phải học hỏi của Mỹ.

Sự phát triển của tên lửa siêu thanh Zircon


No comments:

Post a Comment