Sunday, October 28, 2018

Nếu F-22 Mỹ để tiêm kích Su-35 Nga "nắm thắt lưng", điều gì sẽ xảy ra?

Nếu F-22 Mỹ để tiêm kích Su-35 Nga
Nếu F-22 Mỹ để tiêm kích Su-35 Nga "nắm thắt lưng", điều gì sẽ xảy ra?
Tiêm kích Su-35 có thể là máy bay chiến đấu phản lực mạnh nhất từng được Nga chế tạo, nhưng liệu nó có tạo được ưu thế khi thời đại máy bay tàng hình đang lên ngôi như F-22 của Mỹ?

Tiêm kích Su-35 Flanker-E do Sukhoi chế tạo hiện là đỉnh cao về thiết kế và là máy bay chiến đấu hàng đầu của Nga, nó vẫn giữ ưu thế cho đến khi Nga chính thức đưa tiêm kích tàng hình Su-57 (máy bay thế hệ 5 đầu tiên của Nga) vào trang bị.

Phiên bản nâng cấp từ huyền thoại thời chiến tranh Lạnh

Su-35 là một phiên bản nâng cấp từ dòng tiêm kích Su-27 Flanker - một thiết kế thành công cuối thời Chiến tranh Lạnh, có khả năng cơ động tuyệt vời và hệ thống vũ khí được coi là rất hiện đại nhằm đối phó với các chiến đấu cơ F-15 của Mỹ đang có ưu thế trên không tuyệt đối khi đó.

Tại Triển lãm Hàng không Paris Le Bourget Airshow 1989 (Pháp), chiếc Su-27 đã khiến cả thế giới kinh ngạc; các chuyên gia hàng không quân sự thậm chí còn cảm thấy sốc và không thể tin vào mắt mình khi chứng kiến động tác "rắn hổ mang" mà sau này được mệnh danh là "Pugachev's Cobra".

Sau chiến tranh Lạnh, tiêm kích Su-27 được Nga xuất khẩu rộng rãi, tuy nhiên những chiếc Flanker vẫn chưa một lần đụng độ với các máy bay chiến đấu phương Tây.

Nếu F-22 Mỹ để tiêm kích Su-35 Nga nắm thắt lưng, điều gì sẽ xảy ra? - Ảnh 1.

Tiêm kích Su-27

Nâng cấp khung máy bay và động cơ

Dòng máy bay Flanker có tính năng siêu cơ động; có nghĩa là nó được thiết kế để thực hiện các bài bay mà không thể thực hiện được ở điều kiện khí động học thông thường.

Với phiên bản cao cấp nhất của dòng Flanker là chiếc Su-35, khả năng cơ động được nâng lên đẳng cấp mới nhờ sử dụng động cơ đẩy vectơ 3 chiều; vòi phun động cơ phản lực Saturn AL-41F1S có thể di chuyển theo các hướng khác nhau, hỗ trợ cho các cánh lái, giúp máy bay có thể vòng lượn cực hẹp.

Tính năng này giúp cho Su-35 đạt được khả năng tấn công rất cao; đồng thời nó có khả năng tránh tên lửa cũng như ưu thế trong chiến đấu quần vòng. Về khả năng này chỉ có một máy bay chiến đấu phương Tây có tính năng tương đương đó chính là chiếc tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ.

Su-35 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,25 ở độ cao lớn (bằng F-22 và nhanh hơn F-35 hoặc F-16) và có khả năng tăng tốc tuyệt vời.

Tuy nhiên, động cơ của nó không có khả năng bay hành trình với tốc độ siêu âm. Khi tăng tốc nó vẫn phải sử dụng chế độ đốt sau; trần bay của Su-35 là 18.000 mét, ngang bằng với F-15 và F-22, và bay cao hơn 3.500 mét so với F/A-18E/F Super Hornet, Rafale và F-35.

Với khả năng mang nhiên liệu được cải thiện so với những chiếc Su-27, tầm hoạt động của tiêm kích Su-35 là 3.500 km; khi mang thêm 2 thùng nhiên liệu phụ, khả năng hoạt động nâng lên 4.500 km.

Nếu F-22 Mỹ để tiêm kích Su-35 Nga nắm thắt lưng, điều gì sẽ xảy ra? - Ảnh 2.

Tiêm kích Su-35.

Khung máy bay phần lớn được cấu tạo bằng titan, do vậy máy bay có trọng lượng nhẹ hơn; động cơ cũng được cải tiến, cho thời gian sử dụng dài hơn (khung thân là 6.000 giờ và động cơ là 4.500 giờ bay; để so sánh, khung thân của F-22 và F-35 được đánh giá là 8.000 giờ bay).

Máy bay Su-35 chỉ là máy bay thế hệ 4, nó không có khả năng tàng hình; nhưng việc điều chỉnh thiết kế cửa hút gió, vòi phun động cơ và sử dụng rộng rãi vật liệu hấp thụ sóng radar; do vậy Su-35 được cho là giảm 1/2 độ phản xạ sóng radar.

Theo một báo cáo, tiết diện phản xạ radar (RCS) của tiêm kích Su-35 chỉ từ 1 đến 3 m2; giảm khả năng bị phát hiện và ngắm bắn so với các loại máy bay thế hệ 4.

Nâng cấp về vũ khí

Tiêm kích Su-35 có từ mười hai đến mười bốn điểm treo vũ khí, cho nó một tải trọng tuyệt vời so với tám điểm treo trên F-15C và F-22, hoặc bốn tên lửa bên trong khoang vũ khí của chiếc F-35.

Trong chiến đấu ngoài tầm nhìn, Su-35 có thể sử dụng tên lửa R-77 Vympel (NATO định danh là AA-12 Adder), đây là một tên lửa không đối không tầm trung, dẫn đường bằng radar, có tầm bắn đến 175 km; R-77 có tính năng tương đương với tên lửa AIM-120 của Mỹ.

  • Moscow sẽ bị vô hiệu hoá vào giờ "X": Kịch bản đặc biệt nguy hiểm

  • Quá nhanh, quá nguy hiểm: Lầu Năm Góc trình Quốc hội Mỹ danh sách tên lửa "đánh" Nga

  • Israel "tóm sống" S-300: Nga-Syria quá sơ hở - Chỉ 1 quả đạn là tan tành như Pantsir-S1?

Trong không chiến tầm gần, Su-35 sử dụng tên lửa dẫn đường hồng ngoại R-73 Vympel (NATO định danh là AA-11 Archer) có khả năng bắt mục tiêu bằng thiết bị cảm ứng gắn trên mũ bay phi công; đầu dò tên lửa có thể "nhìn" thấy mục tiêu lên đến góc 60°.

Tầm bắn tối thiểu của tên lửa là 300 m, tối đa (trên độ cao lớn) có thể đạt đến 30 km.

Ngoài ra, chúng còn được trang bị tên lửa R-27 tầm trung và R-37 tầm xa, dùng để tiêu diệt máy bay cảnh báo sớm trên không (AWAC), máy bay tác chiến điện tử (EW) và máy bay tiếp dầu trên không.

Ngoài tên lửa, Su-35 còn được trang bị một pháo hàng không cỡ nòng 30 mm với cơ số đạn 150 viên để dùng trong không chiến tầm gần. Ngoài vũ khí không chiến, Su-35 có thể mang 8.000 kg vũ khí tiến công mặt đất gồm bom, tên lửa.

Nếu F-22 Mỹ để tiêm kích Su-35 Nga nắm thắt lưng, điều gì sẽ xảy ra? - Ảnh 4.

Su-35 có thể vẫn chưa phải là đối thủ của F-22.

Nâng cấp cảm biến và hệ thống điện tử

Những cải tiến quan trọng nhất của Su-35 so với những phiên bản Su-27 trước của Su-35 là các thiết bị điện tử; Su-35 được trang bị hệ thống gây nhiễu điện tử L175M Khibiny, có công suất rất mạnh; tác dụng làm nhiễu tín hiệu radar, nhất là tín hiệu radar dẫn bắn của tên lửa đối phương.

Su-35 được trang bị radar quét điện tử thụ động (PESA) IRBIS-E; với loại radar này, Su-35 có khả năng phát hiện máy bay tàng hình tốt hơn; IRBIS-E đồng thời theo dõi đến 30 mục tiêu trên không, khả năng phát hiện mục tiêu với tiết diện phản xạ radar 0,1 m2 ở cự ly lên tới 400 km.

Tuy nhiên, nhược điểm của radar PESA dễ phát hiện và gây nhiễu hơn các radar mảng pha quét điện tử chủ động AESA hiện đang được trang bị trên các máy bay chiến đấu của phương Tây.

Radar IRBIS cũng có chế độ không nối đất, nhưng chỉ có thể xác định và dẫn đường cho vũ khí tiến công tối đa đồng thời cho bốn mục tiêu trên mặt đất một lúc.

Cùng với radar IRBIS, Su-35 còn được trang bị hệ thống bám bắt hồng ngoại và đo xa laser OLS-35; hệ thống này được thiết kế chuyên xác định mục tiêu qua dấu hiệu nhiệt từ máy bay đối phương; cho phép theo dõi liên tục mà đối phương không biết mình đang bị theo dõi.

Hệ thống OLS-35 có khả năng theo dõi mục tiêu ở cự ly đến 80 km; đây là mối đe dọa đáng kể đối với các máy bay chiến đấu tàng hình như F-22 hay F-35.

Ngoài radar, hệ thống tác chiến điện tử và các cảm biến trên, Su-35 cũng được nâng cấp nhiều về buồng lái cũng như phần mềm điều khiển bay so với các phiên bản Su-27 trước.

Nếu F-22 Mỹ để tiêm kích Su-35 Nga nắm thắt lưng, điều gì sẽ xảy ra? - Ảnh 5.

Ảnh đồ họa 3D về tiêm kích Su-35.

Khả năng khi đối đầu với máy bay thế hệ 5

Với khả năng siêu cơ động, cùng với các thiết bị điện tử và vũ khí đều tương đương với phương Tây, đánh giá khách quan, những tiêm kích chủ lực của phương Tây như F-15 (Mỹ), Rafale (Pháp) và Eurofighter Typhoon (châu Âu) chưa thực sự là đối thủ xứng tầm của Su-35.

Tuy nhiên, khi đối mặt với máy bay chiến đấu thế hệ 5 như F-22 hay F-35, liệu Su-35 có cơ hội chiến thắng trong một cuộc không chiến tay đôi?

Khả năng cơ động của Su-35 khiến nó trở thành một chiến đấu cơ vượt trội; khả năng mang tải trọng lớn, giúp mang lại lợi thế trong chiến đấu ngoài tầm nhìn, cùng với các biện pháp chế áp điện tử, giúp nó có thể né tránh được tên lửa của đối phương.

Những tính năng này biến Su-35 thành một chiếc máy bay chiến đấu hoàn hảo, ngoại trừ Su-35 không có tính năng tàng hình.

Một câu hỏi thú vị đó là: Một chiếc máy bay chiến đấu tàng hình chống lại một máy bay chiến đấu có công nghệ cao kết quả sẽ ra sao?

Nếu chiếc máy bay F-35 đụng độ trong tầm gần với chiếc Su-35, cơ hội giành cho chiếc Su-35 sẽ cao hơn, bởi chiếc máy bay của Nga có khả năng cơ động tốt hơn, nhất là trong không chiến quần vòng hẹp. Nhưng liệu F-22 và F-35 có cho Su-35 cơ hội tiếp cận gần?

  • Tàu hộ vệ Gepard VN - Những quả đấm thép có thể "lột xác" với Pantsir-M và tên lửa Kalibr?

  • Tên lửa tấn công Israel: "Vòm Sắt" ồ ạt khai hỏa, chiến cơ xuất kích nã đạn chưa từng thấy

  • "Cá lớn" S-300 Syria bị lộ: Cơ hội ngon ăn để Israel đánh một trận sạch không kình ngạc?

Nếu ở phạm vi ngoài tầm nhìn, F-22 và F-35 có thể nhanh chóng phát hiện ra Su-35 bằng radar EASA; thực hiện chiến thuật không chiến hiện đại: "Thấy trước, bắn trước, thoát ly nhanh".

Với radar IRBIS và hệ thống cảm biến hồng ngoại OLS-35, những người ủng hộ máy bay chiến đấu Nga cho rằng Su-35 có thể phát hiện ra F-22 hoặc F-35.

Tuy nhiên radar và cảm biến hồng ngoại của Su-35 có thể phát hiện được máy bay tàng hình, nhưng tín hiệu không đủ mạnh để khóa mục tiêu và dẫn bắn cho tên lửa hàng không trang bị trên Su-35.

Hiện tại cả F-22 và Su-35 đều là những vũ khí có tính răn đe cao của cả Mỹ và Nga.

Su-35 có thể là máy bay chiến đấu phản lực mạnh nhất từng được Nga chế tạo và cũng như các loại vũ khí mà nó mang theo có đủ khả năng tiêu diệt những mục tiêu mạnh nhất - nhưng liệu những điều đó có đủ tạo ưu thế cho một máy bay chiến đấu trong thời đại của công nghệ tàng hình đang lên ngôi như hiện nay.

Tiêm kích Su-35 trình diễn tại Triển lãm MAKS-2017


No comments:

Post a Comment