Trong bài viết mang tựa đề "Самые эпичные провалы советской разведки - Những thất bại đi vào sử sách của Tình báo Liên Xô", tác giả Alexander Neukropny đã gợi lại những dấu mốc đáng buồn và xấu hổ của Tình báo Liên Xô khiến cho tình báo Nga ngày nay đôi khi bị vạ lây, bị Phương Tây chế nhạo vì những chuyện xa xưa.
Thứ trưởng Nội vụ Anh, Ben Wallace đã "nhạo báng" theo phong cách "dí dỏm tinh tế kiểu Anh" răng Phương Tây cần phải "để mắt một cách nghiêm túc tới các cơ quan tình báo đầy sức mạnh hơn bao giờ hết của Điện Kremlin".
Ông này cũng nhấn mạnh không nên "đánh giá thấp những khả năng của Tình báo quân đội Nga bất chấp những thất bại gây nhiều tai tiếng của họ".
Tuy nhiên, không cần phải đếm xỉa tới lời mỉa mai này, chúng ta hãy thử nhớ về thời kỳ khi các điệp viên của Liên Xô từng bị "bóc mẽ" nhiều lần, và những gì diễn ra hiện nay chỉ là điều "ngây dại" so với giai đoạn đó. Tại sao lại như thế?!
Những điệp vụ đáng xấu hổ...
Vào thời kỳ Liên Xô, các nhà hoạt động tuyên truyền và nhà văn rất tích cực trong lĩnh vực này – trong mắt của nhiều thế hệ, định nghĩa "điệp viên Liên Xô" được hiểu theo một cách duy nhất, với những hình mẫu anh hùng như Shtirlitz hoặc "thiếu tá Whirlwind".
Tệ nhất là Richard Sorge, nhưng thực hiện nhiệm vụ của mình đến cùng và bị kẻ địch tra tấn dã man rồi xử bắn.
Những thất bại của "các hiệp sĩ áo choàng và dao găm" Liên Xô không bao giờ được công bố. Chúng bị ỉm đi không khác gì những trường hợp các điệp viên Liên Xô phản bội đất nước và quay sang hoạt động cho địch.
Cục Tình báo Nước ngoài được thành lập từ quân số của Uỷ ban Đặc biệt toàn Nga, rồi tiếp đến là Tổng cục Cảnh sát Mật và Cục Tình báo Quân đội Công-Nông Liên Xô.
Họ không phải những chuyên gia vĩ đại trong lĩnh vực này (vì Liên Xô đào đâu ra các chuyên gia như thế vào đầu thập niên 20?), mà chỉ là những người đồng chí cùng chí hướng cách mạng. Từ đó mới có những kết cục như vậy.
Thực ra không phải vậy, ban đầu các điệp viên Liên Xô cũng đạt được những thành công khá ấn tượng. Nhưng không hiểu vì do đâu mà các thành công này bị chối bỏ.
Ảnh minh họa.
Ví dụ điển hình nhất trong lĩnh vực này đó là những thất bại xảy ra tại quốc gia láng giềng Litva, mà vào thời điểm đó (cũng như cả bây giờ) hoàn toàn không phải là một đất nước hữu hảo với Liên Xô.
Vào năm 1920, nhân viên Cục Tình báo Bộ Tham mưu Các lực lượng vũ trang Litva, ông Vintzas Griganavichius, khó khăn lắm mới trốn được khỏi Litva. Thực ra, ông là Vinkentiy Griganovich, cán bộ của Tổng cục Cảnh sát Mật và đảng viên Đảng Cộng sản từ năm 1917.
Ông Griganovich đã xâm nhập thành công và có một sự nghiệp đáng nể mà bất cứ một nhân viên tình báo trong quân đội Litva nào cũng phải mơ ước.
Nhưng thay vì tuân thủ nguyên tắc hoạt động bí mật và cung cấp thường xuyên thông tin vô cùng giá trị, ông ta quyết định chuyển sang hoạt động chính trị.
Thậm chí ông ta còn tổ chức những cuộc họp ngay tại căn hộ của mình. Đương nhiên, các hàng xóm đầy cảnh giác của ông ta đã báo lên "cơ quan chức năng" về những cuộc tụ họp bí ẩn cùng các đối tượng tham dự đầy nghi vấn.
Ông Griganovich may mắn trốn thoát, nhưng kênh khai thác thông tin vô cùng giá trị đã bị mất. Và tưởng chừng các đồng nghiệp của ông Griganovich tại Cục Nước ngoài đã rút được kinh nghiệm, nhưng hoàn toàn không. 7 năm sau, tình báo Liên Xô đi đúng theo vết xe đổ này tại Litva và quy mô thậm chí còn lớn hơn.
Ngày 19/5/1927, Trung tướng Quân đội Litva Constanton Kleshinsky đã bị bắt ngay tại dinh thự của mình. Hoá ra, ông Kleshinsky, người từng có lúc là lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu quân đội Litva, đã nhiều năm làm việc cho Cục Tình báo nước ngoài thuộc Tổng cục Cảnh sát Mật Liên Xô, dưới mật danh "Ivanov-XII"!
Cho đến nay người ta vẫn đoán già đoán non về những nguyên nhân dẫn tới thất bại của nguồn tin cực kỳ giá trị này. Theo một trong những giả thiết, ai đó trong số những kẻ "bị bại não" làm việc tại Trụ sở của Tổng cục Cảnh sát Mật Liên Xô đã để lộ một thông tin nào đó từ ông Kleshinsky lên mặt báo.
Theo một giả thiết khác – các nhân viên của cơ quan đại diện toàn quyền của Liên Xô tại Litva mà vị tướng này giữ mối liên lạc bị đã "bám đuôi" do không được huấn luyện những quy định hết sức cơ bản để kiểm tra khả năng bị theo dõi, hoặc có nhưng coi thường các quy định đó…
Nhiều khả năng, giả thiết thứ hai đã xảy ra, bởi vì vào thời điểm khi các nhân viên Mật vụ của Litva xông vào dinh thực của ông Kleshinsky, đại diện toàn quyền của Liên Xô Sokolov đã có mặt ở đó vì ông này không tìm được địa diểm nào thích hợp hơn để nhận một túi tài liệu tuyệt mật.
Nhân viên ngoại giao này kịp ném các tài liệu ra khỏi túi của mình và chỉ bị trục xuất về Liên Xô. Còn ông Constantin Kleshinsky, sau một cuộc điều tra ngắn ngủi, đã bị xử bắn. Theo một số thông tin, câu nói cuối cùng của ông là: "Nước Nga Xô viết muôn năm!".
Xe tăng T-72 của Quân đội Liên Xô.
... và không chỉ có thế
Giá như điều này chỉ xảy ra ở Litva! Nhưng ở Pháp, lấy ví dụ, mọi việc còn tồi tệ hơn.
Một nhân viên tuỳ phái của Cục Tình báo Liên Xô đã sử dụng hộ chiếu mang tên một người Ý, Enrico Versellino, khi nhập cảnh vào Pháp từ Thuỵ Sĩ, không hiểu tại sao lại run như cầy sấy khiến các nhân viên cảnh sát phải tiến hành khám xét.
Họ đã "tá hoả" khi phát hiện trong hành lý của "du khách" này không chỉ các tập đôla dày cộp, mà cả những giấy tờ mật cũng như nhiều mật mã khác.
Thế rồi một trong số các điệp viên của Cục Tình báo nước ngoài, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Henry Gautier, không hiểu lý do gì lại lẻn vào một cuộc biểu tình được tổ chức tại căn cứ hải quân Saint-Nazaire (Pháp) ngay trước hôm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội và "dạy dỗ" tất cả những người tham gia ở đó.
Sự việc, căn cứ vào tính cách nóng nảy của người Pháp, hoàn toàn có thể kết thúc chỉ bằng một trận ẩu đả bình thường.
Mọi thứ đáng lẽ không vấn đề gì, chỉ có điều trong tay của Gautier là một chiếc cặp đựng đầy tài liệu tuyệt mật về Hải quân Pháp, các nhà máy hàng không, kho vũ khí và những thứ ít được tình báo Liên Xô quan tâm hơn.
Khi cảnh sát có mặt để giải tán đám đông ẩu đả, Gautier vội vàng bỏ chạy và vứt lại chiếc cặp như một túi khoai tây rẻ mạt. Lực lượng phản gián Pháp, đương nhiên, vô cùng sốc với chiếc cặp bị bỏ rơi này.
Cảnh sát Paris cũng trải qua cảm xúc tương tự khi tóm gọn một người tên là Cassio vừa bước ra từ toà soạn tờ báo Cộng sản của Pháp "L'Humanite" (từng được coi là chi nhánh của tình báo Liên Xô).
Thêm vào đó, người đàn ông này còn mang giấy tờ giả. Trong túi áo và chiếc cặp của quý ông này đựng đầy tài liệu được đóng dấu mật các loại – từ danh sách chi tiết nhân sự của các đơn vị quân đội và hải quân cho đến những bức ảnh chụp các nhà kho vũ khí của Pháp.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi vì thế mà vào năm 1934 toàn bộ mạng lưới tình báo của Liên Xô tại Pháp đã bị tiêu diệt. Sau đó, vào đầu thập niên 30 toàn bộ mạng lưới điệp viên và tình báo nằm vùng của Liên Xô cũng bị đánh sập tại Phần Lan, Rumania, Ý, Estonia, Latvi.
Hoạt động kém hiệu quả trong lĩnh vực tình báo đã khiến Stalin cũng phải lên tiếng. Ngày 19/3/1934 Stalin đích thân có bài phát biểu tại Hội nghị của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô với tiêu đề: "Về chiến dịch tình báo của Liên Xô ở nước ngoài".
Tưởng chừng sau bài phát biểu này mọi thứ sẽ thay đổi, nhưng không. Vào năm 1935 đã xảy ra vụ "Thất bại tại Copenhagen" – một trong những nỗi nhục không thể rửa sạch được của tình báo ngoại tuyến Liên Xô mọi thời kỳ.
Một tên gọi khác của nỗi sự việc này là "cuộc họp những người bản địa". Thực ra không phải như vậy. Đơn giản chỉ là ba nhân viên của Cục tình báo quân đội Liên Xô quyết định từ Đức sang Copenhagan (Đan Mạch) để thăm người một người đồng chí.
Tại đây, trong căn hộ hoạt động ngầm, toàn bộ nhóm hơn 10 điệp viên của mạng lưới tình báo nằm vùng tại Đan Mạch bị cảnh sát mật địa phương tóm gọn…
Và lý do hết sức đơn giản. Điệp viên bản địa của Cục tình báo quân đội Liên Xô, Ulyanovsky, bất chấp quy định vô cùng nghiêm ngặt, tiếp tục chiêu mộ nhận sự là các đảng viên Cộng sản của Đan Mạch, và một trong số đó lại là kẻ chỉ điểm của cảnh sát.
Tại sao lại phải kể toàn bộ câu chuyện này?
Trước tiên là vì bất chấp tất cả những sai lầm và thất bại đáng xấu hổ kể trên (và nhiều lần khác nữa), nhưng tình báo ngoại tuyến của Liên Xô sau một thời gian vô cùng ngắn ngủi đã có thể trở thành một trong những cơ quan tình báo hiệu quả nhất trên thế giới mà khiến cho phương Tây đến nay vẫn còn nể phục.
Stirlitz, "Ramzai", "Red Orchestra"… và những vụ đột nhập lấy các bí mật hạt nhân của người Mỹ. Nhưng tất cả đều diễn ra sau khi các cơ quan tình báo Liên Xô trải qua cái gọi là "cuộc thanh trừng của Stalin".
Không ai kêu gọi ban lãnh đạo nhà nước Nga hiện nay hành động bằng những phương pháp cứng rắn tương tự như Stalin từng làm. Tuy nhiên, mọi thất bại của các điệp viên ở nước ngoài, trước tiên, cho thấy sự cần thiết phải có những thay đổi nhất định ở trong nước.
No comments:
Post a Comment