Israel lo lắng cũng đúng thôi, bởi lẽ S-300 là một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới. Nhiều khả năng Nga sẽ chuyển giao cho Syria phiên bản S-300PMU2 trên khung gầm xe vận tải việt dã bánh lốp.
Chúng không chỉ có khả năng cơ động nhanh trên mọi địa hình mà còn có tầm bắn xa, chính xác, được coi là khắc tinh của mọi loại mục tiêu bay từ tên lửa hành trình, trực thăng bay thấp cho tới các loại tiêm kích siêu thanh, tên lửa đạn đạo,...
Một khi Syria sở hữu tên lửa S-300 , các loại máy bay tiêm kích đa năng thông thường thế hệ 4 như F-15, F-16 của Israel sẽ gần như trở nên vô dụng, thậm chí tiêm kích tàng hình F-35 nếu không cẩn thận cũng có thể trở thành mồi ngon.
Chính vì uy lực chiến đấu của tên lửa S-300 mà Israel "ăn không ngon, ngủ không yên", tìm mọi cách ngăn cản Nga chuyển giao chúng cho phòng không Syria. Họ đã thành công trong ít nhất hơn 3 năm qua, nhưng đáng tiếc, vụ giăng bẫy khiến máy bay trinh sát IL-20 của Nga bị bắn hạ đã phá hỏng tất cả.
Sau khi tung bằng chứng và chỉ đích danh Israel phải chịu trách nhiệm đối với thảm họa máy bay Il-20 bị bắn nhầm bởi phòng không Syria, Nga ra đòn trả đũa. Dường như lần này thì Israel không có bất cứ cơ hội nào ngăn cản Damascus nhận tên lửa S-300 từ Moscow nữa.
Dữ liệu radar của hệ thống S-400 của Nga cho thấy cho thấy vị trí của 4 chiếc F-16 của Israel (khoanh vàng), tên lửa phòng không Syria (khoanh đỏ), và chiếc Il-20 của Nga (màu xanh) tại thời điểm xảy ra vụ Il-20 bị bắn rơi ngày 17-9. Ảnh: BQP Nga.
Từ vài năm trước, khi Nga rục rịch chuyển giao tên lửa S-300 cho Syria, Israel đã lớn tiếng tuyên bố một khi Damascus sở hữu những hệ thống phòng không loại này họ sẽ tiến hành truy diệt bằng sạch. Nay, liệu Israel có thực hiện lời thề đó, và họ sẽ làm cách nào để có thể "làm cỏ" được các tổ hợp S-300?
Sử dụng đặc nhiệm đột kích...
Một số ý kiến cho rằng một trong những phương thức mà Israel có thể triển khai đó là tung lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường không chớp nhoáng đột kích vào trận địa S-300 để phá hủy chúng.
Tuy nhiên, dường như đề xuất này quá "ngây thơ", chí ít là khi mà Quân đội Nga với lực lượng phòng không hùng hậu cùng các lực lượng trinh sát, đặc nhiệm còn đồn trú ở Syria bởi Nga vẫn coi S-300 là một thành phần chiến đấu thuộc quyền quản lý của họ. Israel đánh S-300 Syria cũng chính là khiêu chiến với Nga.
Không đời nào Nga để cho Israel có cơ hội vồ được S-300 vì như vậy, Nga-Syria không chỉ bị thiệt hại về vật chất mà danh tiếng bấy lâu gây dựng được cho tổ hợp tên lửa tối tân nhất thế giới bị sụp đổ thâm chí ngay khi chúng còn chưa kịp bắn phát đạn nào.
Đó là chưa kể chính Quân đội Syria cũng không thể lơ là cảnh giác trước "cáo già" Israel, chắc chắn từ những lần bị "hạ nhục", họ sẽ rút kinh nghiệm để bố trí lực lượng canh phòng cẩn mật hơn.
Với các hệ thống phòng không dày đặc của cả Nga và Syria, lính đặc nhiệm Israel đầu như không có cơ hội nào tiếp cận được S-300.
Đến tên lửa hành trình có diện tích phản xạ radar rất nhỏ, với đường bay lắt léo ở độ cao siêu thấp còn bị các tổ hợp phòng không Syria tiêu diệt thì liệu các loại trực thăng Israel có dám bay vào không phận Syria để đổ quân? Chắc chắn là Israel chẳng "điên rồ" đến mức sử dụng phương án liều lĩnh này.
Còn nếu ai đó cho rằng Israel thậm chí có thể đánh cắp cả tổ hợp tên lửa S-300 của Syria mang về thì quả là hoang đường. Đã không tiếp cận được S-300 thì đánh cắp làm sao? Mà cứ cho là tiếp cận, "bắt sống" được S-300 đi chăng nữa thì họ dùng cái gì để "cẩu" các khí tài nặng 30-40 tấn về nước?
Nên nhớ, loại trực thăng lớn nhất thế giới hiện nay là Mi-26 của Nga cũng chỉ có thể cẩu được các khối hàng có trọng lượng không quá 20 tấn, còn Israel chỉ có trong tay loại trực thăng lớn nhất là Sikorsky CH-53 có khả năng chở được xấp xỉ 14 tấn hàng mà thôi.
Trong khi đó, chỉ riêng tự trọng của xe đầu kéo MZKT-7930 (8x8) sử dụng làm khung gầm cho tổ hợp S-300 đã năng khoảng 20,5 tấn. Nếu lắp khí tài lên xe, tổng trọng lượng của nó có thể lên tới 30- 40 tấn.
Chắc chắn không một loại trực thăng nào cẩu nổi cả nguyên khối và cũng chẳng có cách nào tháo rời được chúng trong thời gian ngắn. Nếu bị bao vây bởi Quân đội Syria, nhóm binh sĩ Israel sẽ hầu như không có cửa sống sót.
xe đầu kéo MZKT-7930 (8x8) sử dụng làm khung gầm cho tổ hợp S-300
... hay tập kích đường không bằng tên lửa hành trình?
Một trong những phương án được coi là khả thi nhất đối với Israel đó là sử dụng các đòn tập kích đương không bằng tên lửa hành trình hoặc máy bay ném bom. Tuy nhiên, tầm bắn của S300 mà Nga chuyển giao cho Syria có thể lên tới 250km khiến các loại F-15, F-16 của Israel rất khó có đất diễn.
Phương án khả thi là sử dụng máy bay tiêm kích tàng hình F-35 lợi dụng khả năng che giấu radar để thâm nhập đến cự ly phóng tên lửa hành trình hoặc tên lửa diệt radar HARM (chỉ dùng được khi radar của S-300 phát sóng) hoặc bom lượn (như GBU-39) hiệu quả rồi quay về ngay trước khi bị phòng không Syria phát hiện và bắn hạ.
tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 Syria bị UAV Israel tiêu diệt.
Tuy nhiên, cái khó là làm thế nào Israel phát hiện ra vị trí của S-300 để tiêu diệt? Điều này rất khó, một khi phòng không Syria áp dụng triệt để phương thức "phòng tránh, đánh trả", ngụy trang ẩn nấp kín đáo và bố trí lực lượng phòng không tầm thấp (như Pantsir-S1 hay Strela-10M) bảo vệ.
Đó là chưa kể S-300 có khả năng triển khai thu hồi rất nhanh nên nếu trinh sát Israel phát hiện S-300 mà không đánh ngay thì rất có thể chỉ ít phút sau đơn vị tên lửa đó đã di chuyển tới vị trí khác mất rồi.
Một phương án nữa là có thể sử dụng máy bay không người lái cảm tử giống như vụ đánh tiêu diệt tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 Syria.
Xem ra phương án này khả thi nhất, nhưng nếu hệ thống phòng không Syria được tổ chức thành nhiều tầng, nhiều lớp, đan cài, yểm trợ bảo vệ cho nhau thì máy bay không người lái cảm tử của Israel cũng khó mà lọt qua được lưới lửa phòng không dày đặc.
Có lẽ việc Israel đi săn được S-300 sẽ rất khó khăn, nhất là ở thời điểm hiện tại khi mà Quân đội Nga vẫn đồn trú ở đây và vùng cấm bay đã được thiết lập trên bầu trời Syria khiến Không quân Israel bị trói chân trói tay.
Nga phô diễn sức mạnh tên lửa S-300
No comments:
Post a Comment