Monday, June 4, 2018

Tranh mua tên lửa S-400 Nga: Saudi Arabia - Qatar bên bờ vực xung đột?

Tranh mua tên lửa S-400 Nga: Saudi Arabia - Qatar bên bờ vực xung đột?
Tranh mua tên lửa S-400 Nga: Saudi Arabia - Qatar bên bờ vực xung đột?
Việc Saudi Arabia có thể "mạnh tay" với Qatar nếu Doha quyết tâm mua tên lửa S-400 từ Nga chỉ càng thể hiện rõ hố sâu ngăn cách giữa hai quốc gia Hồi giáo Cận Đông này.

Thông qua S-400 , Qatar muốn gửi thông điệp rõ ràng không chỉ về chính trị, mà cả nỗ lực tăng cường tiềm lực quốc phòng không chỉ nhằm tới Saudi Arabia, mà còn cả các cường quốc có ảnh hưởng ảnh hưởng mạnh mẽ tới Cận Đông là Nga và Mỹ.

Rõ ràng tuyên bố là một chuyện, nhưng để động binh với Qatar ở thời điểm hiện tại không phải là việc làm dễ dàng với Saudi Arabia

Qatar – quốc gia cạnh tranh vị thế "sen đầm Cận Đông" với Saudi Arabia

Thực tế, việc Saudi Arabia gây ảnh hưởng ngăn can việc Qatar có thể tiếp cận các tổ hợp vũ khí phòng không hiện đại S-400 và Pantsir-S1 của Nga chỉ là một điểm nhấn nhỏ trong cả quá trình cạnh tranh ảnh hưởng ở Cận Đông giữa hai cường quốc dầu mỏ này.

Trong quá khứ, hai nước từng có quan hệ rất tốt đẹp, khi Qatar chấp nhận ảnh hưởng của Saudi Arabia với vị trí là một lãnh đạo của thế giới Hồi giáo không chỉ tại Trung Đông, mà cả trên trường quốc tế. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi triều đại của vua Qatar Hamad bin Khalifa al-Thani bắt đầu từ năm 1995.

Thay vì "an phận" như trước, nhà vua Qatar nhận định nước này có đủ năng lực và ảnh hưởng để trở thành một cực quyền lực mới tại Cận Đông. Việc này đã biến quan hệ giữa Saudi Arabia và Qatar từ bạn thành thù. Căng thẳng giữa hai nước tiếp tục leo thang đến mức Riyadh đã rút đại sứ tại Doha trong giai đoạn 2002-2008 để gây sức ép với Qatar thay đổi chiến lược cạnh tranh trực tiếp với Saudi Arabia.

Quá trình cạnh tranh ảnh hưởng giữa Saudi Arabia và Qatar có bước thay đổi lớn khi làn sóng mùa xuân Ả rập tràn qua Bắc Phi và Cận Đông. Sự sụp đổ của một loạt chính quyền quốc gia Hồi giáo đã tạo ra khoảng trống quyền lực mà cả Riyadh và Doha đều thèm muốn.

Trong khi Qatar muốn sử dụng mùa xuân Ả rập để chống lại Saudi Arabia, thì Saudi Arabia lại muốn dập tắt nó vì ảnh hưởng trực tiếp tới vị thế và sự ảnh hưởng của nước này tại Trung Đông. Tuy nhiên, vì đều là đồng minh của Mỹ, cả hai bên đều tránh va chạm trực tiếp, nhưng "những đợt sóng ngầm" thì rất lớn.

Tranh mua tên lửa S-400 Nga: Saudi Arabia - Qatar bên bờ vực xung đột? - Ảnh 1.

Tiêm kích EF-2000 Euro Typhoon của Không quân Saudi Arabia.

Việc Qatar cho phép kênh truyền hình Al Jazeera công khai những mảng tối quyền lực trong thế giới Hồi giáo; mở rộng quan hệ với Iran và các quốc gia Hồi giáo Shiite và ủng hộ tổ chức Huynh đệ Hồi giáo… như là một cái gai trong mắt Saudi Arabia.

Để đáp trả, với cáo buộc tài trợ khủng bố, Riyadh đã lôi kéo hàng loạt quốc gia vào trận tuyến bao vây và cấm vận Doha. Tuy nhiên, với vị thế là quốc gia xuất khẩu khí đốt hóa lỏng hàng đầu thế giới, Saudi Arabia không thể ngăn cản Qatar tiếp tục giao thương với thế giới và tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của mình.

Một điểm nhấn đáng chú ý nhất gần đây về tầm ảnh hưởng của Qatar chính là việc Doha đã tìm được cách "nói chuyện" với cả các tổ chức Hồi giáo vũ trang dòng Shiite và Sunni tại Iraq để thả tự do cho các thành viên hoàng tộc Qatar săn bắn đại bàng tại miền Bắc Iraq bị bắt giữ hồi tháng 4-2017.

Con số gần 1 tỷ USD tiền chuộc được chi ra không phải số tiền lớn với Doha, nhưng nó đã chứng minh tầm ảnh hưởng của Qatar tới nhiều quốc gia trong khu vực Cận Đông, thậm chí là cả các nhóm Hồi giáo cuồng tín. Điều này càng làm Riyadh thêm lo lắng và động thái Doha muốn sở hữu S-400 có thể là "giọt nước tràn ly"…

Tranh mua tên lửa S-400 Nga: Saudi Arabia - Qatar bên bờ vực xung đột? - Ảnh 2.

Tổ hợp tên lửa S-400 do Nga chế tạo.

S-400 – Mũi tên trúng nhiều đích của Doha

Xung quanh việc Qatar muốn sở hữu S-400 không chỉ đơn giản là một hợp đồng mua vũ khí hiện đại thông thường, mà còn ẩn chứa nhiều thông điệp trong đó.

Rõ ràng, với S-400, Qatar sẽ tăng cường năng lực quốc phòng của mình. S-400 dù là vũ khí phòng thủ, nhưng khi đặt tại Qatar, nó sẽ đóng vai trò như vũ khí tấn công nhiều hơn.

Với tầm giám sát lên tới 600km, tầm bắn 400km, S-400 giúp Qatar kiểm soát không chỉ phần lớn vịnh Péc-xích, mà cả một phần lãnh thổ Saudi Arabia. Riyadh hiểu rõ điều này và chắc chắn không mong muốn việc quốc gia đối địch như Qatar sở hữu vũ khí có khả năng như S-400.

Ngoài ra, một yếu tố đáng chú ý nữa là sau nhiều thập niên phụ thuộc vào vũ khí, trang bị quân sự có nguồn gốc Mỹ và phương Tây, Doha đang muốn đa dạng hóa nguồn cung vũ khí của mình. Điều này không chỉ giúp Qatar giảm sự lệ thuộc về chính trị vào Mỹ, mà còn gửi một thông điệp tới rõ ràng tới Washington.

Mỹ cần phải đánh giá lại vai trò của Doha trong cuộc khủng hoảng với Riyadh. Qatar cần những loại vũ khí hiện đại để tự bảo vệ mình. Nếu Mỹ không làm được điều đó, Qatar sẽ tìm ở nơi khác và có đối tác nào hợp lý hơn Nga. Chắc chắn việc Nga bước vào thị trường với các đơn hàng mua vũ khí tới hàng chục tỷ USD sẽ khiến phía Mỹ không thể ngồi yên.

Thông qua hợp đồng mua S-400, Qatar còn muốn tranh thủ sự ủng hộ từ Nga giải quyết các vấn đề nội tại và trong khu vực. Sau khi tham gia giải quyết cuộc nội chiến tại Syria, không chỉ vũ khí Nga lên ngôi, mà cả ảnh hưởng của Moscow tới khu vực Cận Đông đã được củng cố đáng kể và Doha cần điều này.

Tranh mua tên lửa S-400 Nga: Saudi Arabia - Qatar bên bờ vực xung đột? - Ảnh 3.

Không quân Qatar.

Một điều ít người biết đến nữa là do cùng sử dụng hệ vũ khí, trang bị quân sự có nguồn gốc Mỹ và phương Tây, Doha không có khả năng tự bảo vệ mình khi chỉ khi có sự cho phép của Washington, các dòng vũ khí cùng hệ trong biên chế Quân đội Saudi Arabia và Qatar mới có thể nhìn thấy và tấn công được nhau.

  • Chiến đấu cơ Nga vào "tầm ngắm" ở Khmeimim: Có bao nhiêu chiếc đang tung hoành tại Syria?

  • Đặc nhiệm Nga thu mẻ lưới lớn "hốt trọn ổ" nhóm khủng bố đặc biệt nguy hiểm

  • Liên quân do Saudi dẫn đầu tấn công tàu của Liên Hợp Quốc ngoài khơi Yemen

Mỹ chắc chắn không muốn xung đột quân sự xảy ra giữa hai bên, khi căn cứ không quân Al Udeid (Qatar) là vị trí chiến lược và quy mô nhất của lực lượng Mỹ đồn trú tại Trung Đông.

Tuy nhiên, Qatar không muốn điều này và phương án vũ khí thay thế là S-400 trở nên khả thi, khi Moscow không áp đặt các điều kiện chính trị hay điều kiện hoạt động của vũ khí trên các khí tài quân sự xuất khẩu.

Rõ ràng, S-400 vừa mang tới cơ hội và thách thức tới cho Qatar. Tuy nhiên, để vì lý do này, Saudi Arabia có thể động binh với Qatar là điều có lẽ khó có thể xảy ra. Cuộc xung đột này không chỉ là giữa Riyadh và Doha, mà còn có thể kéo theo nhiều quốc gia khác, trong đó có cả những siêu cường… "Đừng vì tham bát, bỏ mâm" là rất đúng trong trường hợp này!

Tổ hợp PAC-3 phóng tên lửa đánh chặn khi vụ tấn công diễn ra tại Saudi Arabia.

No comments:

Post a Comment