Wednesday, June 27, 2018

Phát bắn thần kỳ của tên lửa Việt Nam: Phục kích diệt "Trung tâm điện tử di động" EB-66

Phát bắn thần kỳ của tên lửa Việt Nam: Phục kích diệt
Phát bắn thần kỳ của tên lửa Việt Nam: Phục kích diệt "Trung tâm điện tử di động" EB-66
Phát bắn thần kỳ của tên lửa Việt Nam: Hạ 2 máy bay Mỹ bay cao nhất trên tầng bình lưu
Phát bắn thần kỳ của tên lửa Việt Nam: Hạ 2 máy bay Mỹ bay cao nhất trên tầng bình lưu
Từ tin chấn động lan nhanh khắp địa cầu đến vụ tiêm kích MiG tai nạn thảm khốc
Từ tin chấn động lan nhanh khắp địa cầu đến vụ tiêm kích MiG tai nạn thảm khốc
Radar Việt Nam xuất sắc: Chiến đấu cơ Mỹ bay cao hay thấp đều bị
Radar Việt Nam xuất sắc: Chiến đấu cơ Mỹ bay cao hay thấp đều bị "tóm sống"
Địch vào đến cự ly 27 km, lần lượt 3 quả tên lửa của ta vút lên, lao thẳng về hướng mục tiêu. Chiếc EB-66 bị trúng đạn tại trận, bốc cháy dữ dội rồi rơi thẳng xuống rừng rậm.

LTS: Trong trong cuộc chiến tranh chống phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc, Bộ đội tên lửa Việt Nam đã lập nhiều chiến công xuất sắc và có những trận đánh hết sức đặc biệt.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc các bài viết của Đại tá Nguyễn Thụy Anh về một số trận đánh độc đáo mà với những "phát bắn thần kỳ", Bộ đội tên lửa Việt Nam đã hạ gục uy danh của Không quân Mỹ.

--------

Kỳ 1: Phát bắn thần kỳ của tên lửa Việt Nam: Hạ 2 máy bay Mỹ bay cao nhất trên tầng bình lưu

--------

Kỳ 2: Phát bắn thần kỳ của tên lửa Việt Nam - Vượt núi cao, rừng thẳm, phục kích tiêu diệt "Trung tâm điện tử di động" EB-66

EB-66 là gì mà ghê gớm thế?

Trong thời kỳ đánh phá dữ dội miền Bắc VN (1965-1973), KQ Mỹ đã tung ra một lực lượng lớn chưa từng thấy với hàng ngàn chiến đấu cơ phản lực cùng hàng trăm siêu pháo đài bay B-52. Chỉ riêng trên phần lãnh thổ nhỏ hẹp của miền Bắc, họ đã ném hơn 1 triệu tấn bom, phóng hàng ngàn tên lửa các loại và thả 21.973 thủy lôi, mìn từ trường…

Để đối phó với lực lượng phòng không ta, Lầu Năm Góc đồng thời tiến hành cuộc chiến tranh điện tử quy mô cực lớn với rất nhiều phương tiện tác chiến điện tử (TCĐT) tối tân nhất hòng bịt mắt các chiến sĩ tên lửa, radar, cao xạ VN.

Từ cuối năm 1965, tên lửa phòng không (TLPK) của ta đã làm cho KQ Mỹ thiệt hại nặng nề buộc địch phải tăng cường các thủ đoạn bay thấp, nghi binh và cơ động chống tên lửa…cũng như sử dụng nhiều máy bay TCĐT gây nhiễu từ xa ngoài đội hình kết hợp với gây nhiễu trong đội hình tấn công để chế áp hệ thống radar cảnh giới và các đài điều khiển hỏa lực tên lửa, cao xạ của ta.

Bộ đội tên lửa, radar Việt Nam đã phải liên tục đối phó với nhiều thủ đoạn gây nhiễu ngày càng phức tạp hơn, trong đó có việc tăng cường dùng loại máy bay TCĐT EB-66 gây nhiễu ngoài đội hình từ hướng tây bắc VN để che chắn các máy bay Mỹ từ Thái Lan bay sang đánh phá miền Bắc.

EB-66 được mệnh danh là "Trung tâm điện tử di động" mang theo nhiều thiết bị điện tử rất hiện đại của nền khoa học công nghệ Hoa Kỳ lúc bấy giờ.

Phát bắn thần kỳ của  tên lửa Việt Nam: Phục kích diệt Trung tâm điện tử di động EB-66 - Ảnh 1.

"Trung tâm điện tử di động" EB-66 của Không quân Mỹ.

EB-66 được cải biên từ loại phi cơ ném bom hạng nhẹ B-66 với kíp bay tới 7 người (có 4 nhân viên điện tử), trọng lượng cất cánh lên tới hơn 41 t (so với F-105 là gần 24 t ), tốc độ lớn nhất 1.050 km/h, trần bay 13,7 km và tầm bay thực tế 2.900 km nên có thể hoạt động xa ngoài khu vực hỏa lực PK và pháo cao xạ (PCX) thông thường khó với tới.

Mỗi chiếc EB-66 được trang bị 12 máy gây nhiễu các loại có thể gây nhiễu bao trùm lên dải tần tử 40 - 3500 MHz, chế áp đồng thời được nhiều đài radar.

Phát bắn thần kỳ của tên lửa Việt Nam: Phục kích diệt Trung tâm điện tử di động EB-66 - Ảnh 2.

Trong số đó có 2 máy AN/APR-9 trinh sát các radar PCX, tên lửa và dẫn đường KQ, 2 máy AN/APR-25 báo động hỏa lực PK đối phương, 2 máy AN/ALT-15 công suất 150 W chuyên gây nhiễu dải sóng dm và 5 máy AN/ALT-L5 công suất 200W gây nhiễu ở các dải sóng khác…

Khu vực hoạt động của EB-66 thường ở vùng trời các tỉnh Tuyên Quang-Bắc Cạn, là những nơi hẻo lánh, không có lực lượng PK chủ lực của VN triển khai. Khu vực này dài khoảng 70-90 km, rộng 18-25 km, nằm cách Hà Nội từ 75-120 km và EB-66 thường bay ở độ cao từ 9.000m đến 10.200 m với sự yểm trợ của vài tốp F-4 bay cao hơn.

Đây là vùng địa hình rất phức tạp, dân cư lại thưa thớt (80% là dân tộc thiểu số). Phía tây và tây nam là dãy núi Tam Đảo, xung quanh cũng là những dãy núi có độ cao hơn 1000 m, có đỉnh cao tới 1.578 m và nằm ở cự ly gần, tạo ra các góc che khuất lớn, hạn chế tầm quan sát quang học và radar cũng như góc bắn đối với tên lửa.

Phát bắn thần kỳ của tên lửa Việt Nam: Phục kích diệt Trung tâm điện tử di động EB-66 - Ảnh 3.

"Trung tâm điện tử di động" EB-66 của Không quân Mỹ.

Thời tiết vào tháng 2 lạnh giá, ở vùng rừng núi có nhiều sương mù, độ ẩm cao nên ảnh hưởng rất lớn tới khí tài tên lửa, dễ gây ra chập cháy và tham số không ổn định, do đó công tác bảo đảm kỹ thuật càng khó khăn hơn…

Địch tính toán kỹ lưỡng cho rằng ta không thể triển khai được khí tài tên lửa nên thường cho EB-66 hoạt động ở đây, vừa có thể trinh sát và chế áp điện tử đúng tầm hiệu quả, vừa tránh được phòng không chủ lực của ta.

EB-66 lại bay ở độ cao lớn nên nếu lực lượng địa phương có các loại PCX và súng cỡ nhỏ cũng không thể với tới và nó hoàn toàn có thể yên tâm hoạt động…

Mỗi đợt oanh tạc, KQ Mỹ thường sử dụng tốp 2 chiếc bay lượn vòng theo hướng bắc-tây bắc trong khu vực trên, tạo ra màn nhiễu dày đặc làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chiến đấu của bộ đội PKVN. Do đó cần phải tiêu diệt loại máy bay TCĐT nguy hiểm này thì mới phá được tận gốc lớp "vỏ giáp điện tử" lợi hại của KQ Mỹ.

Việc đưa khí tài tên lửa cùng lực lượng PCX bảo vệ tới khu vực rừng núi là vô cùng khó khăn nhưng đối với loại mục tiêu lớn và bay ở độ cao 9-10 km thì chính là tên lửa có khả năng tiêu diệt với xác suất cao nhất và sân bay Bắc Cạn đủ rộng để triển khai khí tài, lại nằm gần khu vực hoạt động của EB-66 nên tham số đường bay nhỏ và tên lửa có thể đạt hiệu xuất xạ kích lớn.

Đồng thời, tên lửa ta bí mật xuất hiện sẽ là yếu tố bất ngờ lớn đối với KQ địch vốn đang chủ quan vì chưa gặp hỏa lực đánh trả tại vùng này. Do đó từ tháng 1/1967 Bộ tư lệnh PKKQ đã quyết tâm đưa trung đoàn tên lửa 274 lên Tuyên Quang làm nhiệm vụ.

Phát bắn thần kỳ của tên lửa Việt Nam: Phục kích diệt Trung tâm điện tử di động EB-66 - Ảnh 4.

Bộ đội tên lửa sẵn sàng chiến đấu.

Tên lửa Việt Nam xuất sắc diệt EB-66

Theo dõi kỹ hoạt động của địch, đầu tháng 2/1967, Trung đoàn 274 cho cơ động tiểu đoàn tên lửa 89 lên sân bay Bắc Cạn bí mật phục kích đón đánh EB-66. Đây là sân bay cũ từ thời Pháp, nằm ở huyện Bạch Thông (thuộc tỉnh Bắc Thái khi đó), không sử dụng và bỏ hoang đã lâu nên cỏ mọc um tùm xen lẫn nhiều lùm cây nhỏ lúp xúp.

Địa hình khu vực sân bay Bắc Cạn là núi non trùng điệp, cây cối rậm rạp với đường xá nhỏ hẹp, nhiều dốc cao, cua gấp, suối sâu…nên càng khó khăn cho việc cơ động các loại khí tài tên lửa đặc chủng vốn rất dài và nặng.

Để giữ bí mật, cuộc hành quân lại phải thực hiện hoàn toàn vào ban đêm và che bớt ánh sáng đèn ô tô, ngụy trang kỹ lưỡng và tổ chức quan sát địch trên không liên tục dọc đường tuy địch không thường xuyên đánh phá khu vực này.

Hành quân trên địa hình rừng núi phức tạp nên đội hình tiểu đoàn được chia thành từng nhóm nhỏ để tránh ùn tắc khi qua các đoạn cua, dốc, suối, ngầm và tại khu vực tập kết. Kế hoạch triển khai khí tài tại trận địa mới rất cụ thể để tránh xe chạy đi, chạy lại làm nát cây cỏ xung quanh.

Triển khai đến đâu thì bộ đội ta tiến hành ngụy trang kín đáo ngay cùng với việc trồng bổ sung nhiều cây chuối rừng quanh các xe khí tài và xóa dấu vết xe ra vào trận địa…Lực lượng PCX cũng được triển khai sẵn sàng chiến đấu nhưng phải hoàn toàn giữ bí mật và chỉ được nổ súng khi địch đánh vào trận địa tên lửa của ta.

Ngay sau khi triển khai xong, toàn tiểu đoàn lập tức tiến hành công tác chuẩn bị chiến đấu, làm quen với sóng địa vật trên thực địa và luyện tập mọi phương án đánh EB-66 cùng các máy bay tiêm kích đi bảo vệ.

Nắm chắc tình hình địch, phương án tác chiến rất cụ thể và sự khổ luyện của toàn kíp chiến đấu đã đem lại chiến công vẻ vang cho các chiến sĩ tên lửa VN. Lúc 14h ngày 4/2/1967, tiểu đoàn 89 được lệnh vào cấp 1 và nhanh chóng phát hiện ra tốp mục tiêu địch gồm 6 chiếc ở độ cao 9 km bay vào khu vực Việt Bắc.

Phát bắn thần kỳ của tên lửa Việt Nam: Phục kích diệt Trung tâm điện tử di động EB-66 - Ảnh 5.

Tên lửa SAM-2 rời bệ phóng diệt mục tiêu.

Chúng lượn 2 vòng hình elip theo hướng tây bắc rồi đổi trục ngược lại trên đoạn đường dài 60-70 km, thẳng chính diện với trận địa của tiểu đoàn 89. Tín hiệu mục tiêu nổi rõ trên các màn hiện sóng và có nhiễu tạp nhẹ.

Sau khi nghiên cứu kỹ đường bay này, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Xuân Dương cùng kíp chiến đấu đã theo dõi và bám sát liên tục tốp mục tiêu, báo cáo lên SCH trung đoàn và được lệnh tiêu diệt. Kíp trắc thủ của tiểu đoàn đã thao tác hiệp đồng chặt chẽ và xác định mục tiêu loại lớn, bay thứ 3 bên trái ở cự ly 40 km chính là EB-66.

Đây là loại máy bay lớn và nguy hiểm nên theo Quy tắc bắn TLPK phải sử dụng 3 tên lửa để bảo đảm xác suất tiêu diệt cao nhất. Địch vào đến cự ly 27 km, lần lượt 3 quả tên lửa của ta vút lên, lao thẳng về hướng mục tiêu. Chiếc EB-66 bị trúng đạn tại trận, bốc cháy dữ dội rồi rơi thẳng xuống rừng rậm.

Quá bất ngờ trước hỏa lực mạnh của tên lửa ta, số máy bay còn lại của địch hốt hoảng tháo chạy ngay về hướng tây mà không kịp có phản ứng gì. Thấy vậy, gần 40 chiếc máy bay cường kích Mỹ đang triển khai đội hình ở hướng tây chuẩn bị vào đánh phá Thái Nguyên cũng phải vội vàng tránh xa vùng hỏa lực tên lửa và bỏ cuộc oanh tạc vì không còn nhiễu EB-66 che chở…

Các thiết bị điện tử thu được từ chiếc máy bay này đã cung cấp nhiều tài liệu quan trọng cho các cơ quan nghiên cứu của ta. Đây là chiếc EB-66 thứ 2 của KQ Mỹ bị bộ đội tên lửa VN bắn rơi tại chỗ. Sau trận này, EB-66 không còn dám chủ quan bay vào lãnh thổ VN nữa mà phải lùi về hoạt động ở vùng trời Bắc Lào…

Trận đánh xuất sắc ngày 4/2/1967 của tên lửa VN đã khẳng định chiến thuật cơ động phục kích hiệu quả và tinh thần quyết tâm chiến đấu của các chiến sĩ QĐNDVN vượt qua mọi gian khó để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Tiểu đoàn tên lửa 89 được Nhà nước tặng thưởng huân chương Chiến công hạng nhất vì thành tích bắn rơi tại chỗ máy bay TCĐT EB-66 hiện đại bậc nhất của KQ Mỹ.

No comments:

Post a Comment