Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đầu tiên trên thế giới là lớp tàu George Washington của Mỹ. Chiếc tàu ngầm đầu tiên lớp George Washington được đưa vào sử dụng từ năm 1959 còn chiếc cuối cùng thuộc lớp này cũng đã nghỉ hưu năm 1981.
Đến nửa đầu những năm 1980, cả thế giới chỉ có 4 nước là Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp có tàu ngầm hạt nhân. Năm 1987, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới sở hữu tàu ngầm hạt nhân.
Hơn 60 năm đã trôi qua nhưng đến nay cũng chỉ có 6 quốc gia xác nhận có tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đang phục vụ trong lực lượng hải quân.
Hiện nay, số lượng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đã bỏ xa Anh và Pháp, vươn lên đứng vị trí thứ 3 thế giới. Dưới đây là danh sách số lượng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo được trang phân tích hải quân Mỹ Naval Analyses cập nhật đến thời điểm hiệm tại của năm 2018.
Vị trí số 1: Hải quân Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Hải quân Mỹ
Hải quân Mỹ có tổng cộng 18 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio, trong đó có 4 chiếc đã được chuyển đổi thành tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình.
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident II đạt tầm bắn tối đa trên 12.000 km, có khả năng tấn công toàn cầu. Bán kính lệch tâm của nó khoảng 90 m và được ví như là thương hiệu "Rolls-Royce" trong lĩnh vực tên lửa đạn đạo hạt nhân.
Vị trí thứ 2: Hải quân Nga
Các tàu ngầm hạt nhân trong biên chế Hải quân Nga
Naval Analyses dự đoán, hiện nay Hải quân Nga có khoảng 12 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, trong đó có 2 tàu lớp Borei, 6 tàu lớp Delta-IV, 1 tàu lớp Delta-III, 1 tàu lớp Typhoon.
Ngoài ra, Nga còn có 1 tàu lớp Borey II chưa đưa vào sử dụng nhưng cũng đã nằm trong kế hoạch. Đồng thời, Hải quân nước này còn sở hữu 1 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Typhoon đã có 25 năm sử dụng, được dùng làm nền tảng thử nghiệm tên lửa mới.
Vị trí thứ 3: Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Hải quân Trung Quốc
Naval Analyses dự đoán, Hải quân Trung Quốc hiện có 7 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, trong đó có 2 tàu lớp Tấn Type 094A đã được đưa vào sử dụng, 1 tàu chưa rõ tình trạng còn có 2 tàu lớp Tấn Type 094 và 1 tàu lớp Hạ Type 092 cũng đã đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có 1 tàu ngầm động cơ thường lớp Thanh Type 032 được dùng như nền tảng thử nghiệm. Đây cũng là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo động cơ thường đang phục vụ duy nhất trên thế giới.
Vị trí thứ 4: Hải quân Pháp
Tàu ngầm hạt nhân Pháp
Theo Naval Analyses, Hải quân Pháp có 4 tàu ngầm hạt nhân lớp Triomphant đang phục vụ. Các tàu ngầm này được trang bị tên lửa đạn đạo M51 có tầm bắn khoảng 10.000 km với bán kính lệch tâm khoảng 150 - 200 m, cao hơn so với tên lửa Bulava của Nga.
Vị trí thứ 5: Hải quân Hoàng gia Anh
Tàu ngầm hạt nhân lớp Vanguard của Hải quân Hoàng gia Anh
Hải quân Hoàng gia Anh hiện có 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Vanguard đang phục vụ, trang bị tên lửa đạn đạo phóng ngầm Trident II mua của Mỹ. Về lý thuyết, tiềm lực thực chiến của các tàu ngầm Anh không phải là yếu mà chỉ là không có ưu thế về số lượng.
Vị trí thứ 6: Hải quân Ấn Độ
Tàu ngầm lớp Arihant của Ấn Độ
Naval Analyses dự đoán, tàu ngầm hạt nhân lớp Arihant thứ 2 của Ấn Độ có thể gia nhập hải quân nước này trong năm nay.
Tuy đầu năm 2017 xảy ra sự cố không đóng được khoang ngoài đuôi khiến chiếc tàu này mất khả năng chiến đấu, phải neo tại bến 1 năm vì không có khả năng sửa chữa.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Hải quân Ấn Độ đã làm tốt công tác chuẩn bị để tiếp nhận tàu ngầm hạt nhân thứ 2 này chưa.
Tàu ngầm Vladimir Monomakh lớp Borei của Nga
No comments:
Post a Comment