Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Vladimir Korolev tuyên bố, Nga sẽ thành lập Hạm đội 5, mang tên là Hạm đội Địa Trung Hải. Đây sẽ là Hạm đội thứ 5 sau Hạm đội Biển Bắc, Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội Baltic và Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga.
Hạm đội Địa Trung Hải có cảng chính tại căn cứ hải quân Tartus – Syria, phía Đông của biển Địa Trung Hải. Cảng Tartus, khi Liên Xô chưa tan rã, cũng đã từng có sự hiện diện của Hải quân Liên Xô, nhưng chủ yếu là nơi cung cung cấp hậu cần.
Có thể nói, việc Nga thành lập Hạm đội Địa Trung Hải là một sự cơ động chiến lược đầy ngoạn mục, vì Hạm đội Địa Trung Hải không chỉ là một cái tên hay là vài chục chiếc tàu chiến trang bị tên lửa hiện đại…mà để có một Hạm đội hoạt động tại đây là không hề đơn giản một chút nào…
Đó là, người Nga phải có ý đồ chiến lược, kế hoạch chuẩn bị, và kế hoạch thời cơ để khi thời cơ đến là triển khai thực hiện ngay…
Trong một quá trình đó, chúng ta thấy rõ Nga đã thực hiện 2 nước đi mà đối phương chỉ có thể nhận thức được sau khi nhận được kết quả…
Hải quân Nga phô diễn lực lượng.
1. Sáp nhập Sevastopol - Crimea
Mỹ và Phương Tây đã tiêu tốn gần 5 tỷ USD để tạo ra Maidan-Ukraine lật đổ chính quyền của Tổng thống Yanukovych, nhưng đây là một kế hoạch cực kỳ chủ quan, coi thường người Nga đến mức… cẩu thả của họ khiến một kết quả rất chi là trớ trêu: "Cốc (Mỹ - phương Tây) mò, Cò (Nga) xơi"
Đầu tiên, Mỹ - phương Tây quên mất tại Sevastopol đang có căn cứ Hải quân Nga cùng với 25.000 quân, và khi diễn biến Maidan căng thẳng lên cao thì Nga đã tăng lên gần 40.000 quân (thỏa thuận với Ukraine cho phép quân thường trực của Nga hiện diện tại Sevastopol).
Nếu như người Mỹ giả vờ quên ý đồ, nhiệm vụ của hàng chục ngàn lính Mỹ đóng tại tại Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… thì người châu Âu phải cảm nhận được điều đó, nhưng cả hai đều quên hoặc chủ quan cho rằng Nga sẽ không dám hành động như Mỹ…
Tiếp theo, lực lượng đảo chính tại Ukraine bộc lộ ý đồ quá sớm… Khi lửa cháy ở Maidan chưa kịp tắt thì các tuyên bố, hành động bài Nga như của lực lượng đảo chính đã thành cao trào, vồ vập không thể cưỡng lại…
Đây là 2 điều kiện để tạo ra yếu tố thời cơ xuất hiện và Nga-Putin chớp lấy, sáp nhập Sevastopol-Crimea nhanh gọn mà không tốn một viên đạn, một giọt máu như nó đã từng rơi vào Ukraine năm 1954.
Đúng là hành động của Nga khác Mỹ, lực lượng Nga đồn trú tại đây là "những người đàn ông bịt mặt lịch sự"…
Việc có được Sevastopol-Crimea, Nga đã tạo ra được một nền móng chiến lược vững chắc cho ý đồ chiến lược Địa Trung Hải của mình.
Bắt đầu từ đây, với thực lực hiện có như các hệ thống phòng không S-300, S-400, lực lượng không quân, lực lượng tên lửa bờ (các tổ hợp Bastion, Bal) và hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, Nga hoàn toàn kiểm soát Biển Đen mà không cần nhiều đến một lực lượng tàu ngầm, tàu mặt nước.
Biển Đen như là "ao nhà" của Nga và Moscow đã không còn phải lo lắng an ninh phía Nam từ hướng này nữa.
Tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen.
2. Đánh chiếm đầu cầu Địa Trung Hải
Trong tác chiến đổ bộ thì đánh chiếm bãi đổ bộ hay đánh chiếm đầu cầu mặc dù là hành động tác chiến mở màn cho chiến dịch, nhưng lại là vấn đề được ưu tiên, quan tâm đầu tiên có tính quyết định thành bại của chiến dịch.
Bởi vì, nếu anh không đánh chiếm đầu cầu thành công thì sẽ bị tổn thất lớn và không thể phát triển tiếp theo các hướng của chiến dịch… dẫn đến thất bại toàn bộ chiến dịch.
Syria được coi như là một đầu cầu để Nga đặt chân lên bờ phía Đông Địa Trung Hải.
Muốn làm chủ, khống chế được Địa Trung Hải thì phải bắt đầu từ chi phối khủng hoảng tại Syria, đồng thời qua đó, đối phó được với cuộc khủng hoảng tại biên giới của Nga với Ukraine, Donbass và vùng Baltic.
Chính vì thế, Syria trong chiến lược Nga là rất quan trọng và cuộc khủng hoảng tại Syria nó liên quan rất lớn đến bối cảnh địa chiến lược Trung Đông và châu Âu.
Từ năm 2011, Mỹ - phương Tây đã bắt đầu triển khai chiến lược can thiệp vào Syria và họ đã định kết thúc năm 2013 bằng chiến dịch quân sự của Mỹ-NATO triển khai tấn công vào Syria chỉ cần ấn nút thì Nga đã ra tay ngăn chặn thành công.
Đêm trước của cuộc tấn công Syria vào ngày 3/9/2013, tên lửa của Mỹ-NATO phóng đi từ các căn cứ quân sự NATO tại Ý (theo Pradva 27/9) để thăm dò hệ thống radar phòng thủ tại Syria thì bị các tàu khu trục Nga tại Địa Trung Hải bắn hạ. Nga đã chứng minh sức mạnh quân sự của mình.
Đây là sự cảnh báo cứng rắn nhất của Nga đến Mỹ-NATO, rằng Nga sẵn sàng đối đầu với NATO và kiên quyết không thể để NATO lặp lại Lybia tại Syria. Và, đây mới là lý do quyết định làm cho Mỹ-NATO trở nên "thiện chí" để ngừng tấn công Syria, chấp nhận biện pháp giải giáp vũ khí hóa học Syria.
Tránh Nga "chẳng xấu mặt nào" vì Mỹ-phương Tây có cơ sở và thừa khả năng buộc "Assad must go" bởi một đám lực lượng cái gọi là đối lập cùng với khủng bố IS, Al-Qeada dưới sự chỉ huy của Mỹ-phương Tây đã khiến chính quyền Assad tồn tại tính bằng giờ.
Thực chất khi đó tình thế là đúng, Tổng thống Assad buộc phải đề nghị Nga giúp đỡ trực tiếp bằng quân sự.
Tháng 10/2015, khi Syria, cụ thể là chính quyền Bashar Assad thân Nga đang chuẩn bị rơi vào tay Mỹ-phương Tây thì Nga xuất binh, can thiệp quân sự vào Syria theo lời mời của chính quyền Assad trên danh nghĩa tiêu diệt khủng bố.
Mối liên kết Biển Đen – Địa Trung Hải
Sai lầm của Mỹ-phương Tây khi để tuột khỏi tay Crimea là có thể hiểu được, bởi lẽ, khi đó Địa Trung Hải đang trong tầm kiểm soát của họ, cảng biển Tartus của Syria, Nga hiện diện không đáng kể…
Tuy nhiên, khi Nga chỉ bằng một lực lượng quân sự tối thiểu, nhưng thu được một thắng lợi tối đa về quân sự, chính trị tại Syria và Trung Đông thì lúc này giới tinh hoa chính trị, quân sự thế giới mới nhận thức được đâu là sân chơi nhỏ, đâu là sân chơi lớn của Nga-Putin.
Nga đã sẵn sàng chơi lớn!
Tại Syria, Nga được phép của chính quyền Assad sử dụng cảng biển Tartus trong thời gian 49 năm và gia hạn 25 năm. Nga có quyền xây dựng để cho phép 11 tàu chiến các loại trú đậu cùng một lúc, trừ tàu sân bay.
Đây là sự khác biệt lớn về chất lượng, nội dung, thế trận.. của Hải quân Nga và Liên Xô khi xuất hiện tại đây mà có rất nhiều người nhầm lẫn cho rằng Liên Xô hiện diện ở đó nhiều tàu chiến như thế mà không có khả năng kiểm soát Địa Trung Hải thì Nga hiện nay chẳng bõ bèn gì…
Ở góc nhìn địa quân sự, Hạm đội Biển Đen của Nga chỉ có một lối ra Địa Trung Hải và tiếp theo ra Đại Tây Dương là "đi nhờ qua nhà hàng xóm Thổ Nhĩ Kỳ" bằng eo biển Bosphorus và Dardanelles.
Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO, và theo công ước Montreux thì khi Thổ Nhĩ Kỳ có chiến tranh thì Thổ Nhĩ Kỳ có quyền đóng cửa với bất cứ kẻ thù địch nào. Tất nhiên khi cuộc chiến Nga-NATO xảy ra thì Nga là đối tượng phải bị cấm đó.
Như vậy, ở góc nhìn chiến lược an ninh quốc gia thì Biển Đen và do đó Hạm đội Biển Đen của Nga có nhiệm vụ bảo vệ an ninh phía Tây Nam của nước Nga, nhưng nếu đặt trong chiến lược toàn cầu của một siêu cường Nga thì Hạm đội Biển Đen không thể đáp ứng…
Do đó, khi một hạm đội Nga xuất hiện có căn cứ cảng chính là Tartus với một căn cứ không quân Khmeimim tại bờ Đông Địa Trung Hải cùng toàn bộ sức mạnh đáng gờm của nó thì được coi như một sự cơ động chiến lược mang tính toàn cầu của Nga.
Hạm đội Địa Trung Hải của Nga thực sự đã đánh mất ưu thế của Mỹ-NATO lâu nay dựa vào Công ước Montreux.
Ngoài ra Hạm đội Địa Trung Hải còn bao gồm toàn bộ sức mạnh của Hạm đội Biển Đen có nhiệm vụ kiểm soát biển Địa Trung Hải và để đáp trả việc NATO tiến về phía Đông thì Hạm đội Địa Trung Hải như một con dao găm Nga kề vào sườn phía Nam của NATO, điều Liên Xô chưa làm được.
Năm 2017, giới truyền thông Mỹ-phương Tây đã kêu lên thất thanh, hoảng hốt, rằng "Putin đã kiểm soát thế giới từ Crimea đến Marocco"… nhưng khi biết sớm hơn, rằng hiện nay Putin đã tuyên bố sẽ có chục tàu tên lửa nhỏ trang bị Kalibr thường trực trên biển Địa Trung Hải thì với họ thế chưa đủ.
Sẽ có một cảnh báo nguy hiểm, lạnh lùng: Hải quân Nga đang tiến về phía Tây, sau lưng NATO. Nếu như bạn muốn chiến tranh, chiến tranh sẽ không từ một ai, không từ một lãnh thổ nào…
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Khinh hạm Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr tiêu diệt IS ở Syria.
No comments:
Post a Comment