Lực lượng hải quân thứ hai
Hải quân Nga đã thoát khỏi thời kỳ u ám ở thập kỷ 1990 và hiện đang sở hữu những khả năng đặc biệt ấn tượng: Từ các tàu đóng mới tầm trung như tàu hộ tống, tàu khu trục tới các tàu ngầm tấn công hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, vũ khí tiên tiến, gồm cả tên lửa hành trình Kalibr lần đầu tiên được triển khai tiêu diệt mục tiêu khủng bố ở Syria.
Tuy nhiên, Quân đội Nga vẫn còn có một lực lượng khác ít được biết tới rộng rãi và được nhìn nhận như một binh chủng "hải quân bí mật": Đó là Tổng cục Nghiên cứu Biển sâu (Glavnoye Upravlenie Glubokovodsk Issledovanii - GUGI).
Kể từ thời điểm thành lập năm 1976, GUGI luôn tồn tại độc lập, tách biệt với các lực lượng vũ trang khác, cả về mặt hành chính, biên chế và hoạt động. Thay vì trực thuộc Hải quân, GUGI lại được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Quốc phòng Nga.
Đội ngũ nhân viên và tàu thuyền của GUGI cũng đóng quân tại những căn cứ riêng biệt, tách bạch với các cơ sở quân sự khác, nổi bật nhất là Vịnh Olenya ở Bán đảo Kola trên bờ biển Barents giáp biên giới với Na Uy. Tại đây, Nga cho xây dựng các cầu cảng chuyên dụng để cất giữ những phương tiện nhạy cảm nhất, tránh tối đa hoạt động theo dõi giám sát.
Trong sơ đồ cơ cấu tổ chức, GUGI là một đơn vị độc lập đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Quốc phòng Nga
Đảm trách những nhiệm vụ đặc biệt
GUGI đảm trách những công việc rất đặc thù và bí mật, từ nghiên cứu, khảo sát đại dương tới việc bố trí và vận hành các trang thiết bị quân sự dưới lòng biển sâu, gồm cả các hệ thống phát hiện tàu ngầm cũng như phương tiện nghe lén và thậm chí là phá hủy các tuyến cáp quang dưới biển.
GUGI nhiều khả năng sẽ trở thành đơn vị vận hành ngư lôi hạt nhân tấn công tầm xa Kanyon/Status-6 (hiện được đặt tên chính thức là Poseidon) mà Tổng thống Vladimir Putin vừa tiết lộ trong thông điệp liên bang hồi tháng 3/2018.
Điều này cũng có nghĩa, GUGI sẽ là một lực lượng chủ chốt tham gia thực hiện đòn tấn công hạt nhân thứ hai của Nga trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh nguyên tử.
Truyền hình Nga "vô tình" tiết lộ hình ảnh về ngư lôi hạt nhân Poseidon
Để có thể đảm trách được rất nhiều sứ mệnh như vậy, GUGI sở hữu hàng loạt các thiết bị kiểu như James Bond trong Điệp viên 007.
Trong số rất nhiều phương tiện mà Tổng cục này sở hữu có các tàu nghiên cứu đại dương như Yantar - loại tàu được biên chế những thiết bị chuyên dụng, gồm cả tàu ngầm cỡ nhỏ có khả năng phát hiện và tương tác với các tuyến cáp ngầm dưới biển.
Đặc biệt, GUGI còn có các phương tiện không người lái tân tiến thuộc loại lớn nhất thế giới như dòng Harpsichord và hệ thống giám sát Harmony, có thể sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân mà Nga dự định bố trí tại Bắc Cực.
Tuy nhiên, những phương tiện này vẫn chưa thấm vào đâu so với hạm đội gồm 8 chiếc, thậm chí còn nhiều hơn, tàu ngầm hạt nhân dùng cho các sứ mệnh đặc biệt. Đây là những tàu thuộc dạng lớn nhất và đa dạng nhất thế giới.
Các tàu trên được chia làm 2 nhóm chính. Thứ nhất là các tàu tương đối nhỏ, từ tàu Nelma 40 m tới tàu Losharik hiện đại hơn 74 m có khả năng lặn sâu 2.500 m. Số tàu ngầm này được trang bị các phương tiện định vị tiên tiến và những cánh tay robot chuyên dụng cho phép chúng tiếp cận, triển khai, thu hồi, duy trì và giao tiếp với các cơ sở hạ tầng ngầm dưới biển.
Các tàu này được vận chuyển tới khắp nơi trên thế giới bằng 2 tàu ngầm mẹ cỡ lớn hoán cải từ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Delta-III và IV, từ đây chúng tách ra và tái nhập dưới lòng biển, tránh các "cặp mắt dòm ngó".
Các tàu ngầm mẹ cung cấp lương thực, nước uống và không gian sinh sống cho thủy thủ đoàn của các tàu nhỏ hơn khi phải hoạt động ở những khu vực xa. Nhưng khi chạy bằng năng lượng hạt nhân thì khoảng cách không còn là vấn đề lớn với các tàu như vậy.
Mô hình tàu ngầm mẹ mang theo các tàu ngầm mini thực thi các sứ mệnh đặc biệt
Tuy nhiên, tài sản ấn tượng nhất của GUGI vẫn chưa được hoàn thành, đó sẽ là tàu cỡ cực lớn Belgorod, vì một khi hoàn thiện nó sẽ trở thành tàu ngầm dài nhất thế giới. Rất có thể đây sẽ là một tàu ngầm mẹ mới của GUGI và được sử dụng để phóng ngư lôi Poseidon.
Với chiều dài 24 m, chiều rộng gần 1,5 m, vũ khí này quá khổ với một tàu ngầm hoán cải (một ngư lôi thông thường phải nhỏ hơn cỡ 30 lần), khiến cho việc sử dụng nó chỉ có thể là Belgorod và một tàu chuyên dụng khác - Khabarovsk.
Mặc dù khá nhỏ bé so với lực lượng hải quân cơ bản của Nga nhưng GUGI vẫn vượt xa quy mô các lực lượng hải quân NATO. Các tàu ngầm và tàu mặt nước của đơn vị này ngày càng hoạt động nhộn nhịp, nhất là xung quanh khu vực các tuyến cáp thông tin.
Điều này có nghĩa, Nga hoàn toàn có khả năng tiếp cận được một nguồn thông tin tình báo vô cùng giá trị ở thời bình cũng như có thể biến nó thành lợi thế khai thác nếu xung đột xảy ra.
Nga vô tình để lộ vũ khí hạt nhân bí mật Status-6
No comments:
Post a Comment