Bởi vì không chỉ về ưu thế của vũ khí Nga với Mỹ mà trong lĩnh vực địa chính trị Nga – Mỹ, có những điều Liên Xô mong muốn, chưa từng làm được thì Nga đã đang làm được.
Tại sao Nga thành lập Hạm đội Địa Trung Hải? Trước khi tuyên bố thành lập Hạm đội Địa Trung Hải, Nga đã có những bước đi chiến lược để chiếm lĩnh bờ Đông, Tây Địa Trung Hải bằng cách tạo ra những căn cứ từ Syria đến Algeria giáp cửa ra Đại Tây Dương…
Nhưng…hãy nói sau, chúng ta hãy bắt đầu từ những cơ sở khác đầy thú vị…
Nga tiến về phía Tây đến Châu Phi không một tiếng súng!
Cộng hòa Trung Phi (CAR) "bị bắt bởi lính đánh thuê Nga"…
Mozambique "tái khởi động" quan hệ với Nga và xem xét danh sách các loại vũ khí mà họ muốn nhận…
Cộng hòa Dân chủ Congo đề nghị Nga "nhập" vào hợp tác quân sự…
Tại Nam Sudan, cuộc đàm phán về xây dựng một căn cứ quân sự Nga đang được tiến hành…
Đây không phải là những tiêu đề hoang tưởng của BBC hay CNN. Đây là thực tế của hai tháng qua mà trong khi dư luận rất ít chú ý thì các chiến lược gia Mỹ và Phương Tây đang lo lắng, xáo trộn nghiêm trọng bởi "cuộc xâm lược của Nga" đến Châu Phi – Lục địa đen.
Có thể nói, chỉ riêng về mặt địa lý, kết quả đã vượt quá những gì mà thời gian đỉnh cao ảnh hưởng của Liên Xô. Và, đặc biệt, nó đang được xây dựng trên một nguyên tắc hoàn toàn khác…
Chẳng hạn, tại Cộng hòa Dân chủ Congo, đây là khu vực Trung Châu Phi mà không có sự hiện diện của Liên Xô, bất chấp mọi sự cố gắng, nỗ lực liên tục tạo ra ảnh hưởng của Liên Xô thời đỉnh cao sức mạnh.
Ngay vào năm 1999, một hiệp định về hợp tác quân sự giữa Moscow và Brazzaville đã được ký kết, nhưng vẫn là "trên giấy" vì lý do chính trị (hiệp định không có hiệu lực vì vị thế thân phương Tây, bài Nga của chính phủ Congo).
Và vào ngày 27/5/2018, hiệp định đã được hồi sinh. Việc giao vũ khí, trang thiết bị và các thiết bị cụ thể khác của Nga được thực hiện trong thỏa thuận mới. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các cố vấn Nga và việc đào tạo các chuyên gia quân sự từ Congo ở Nga đang được triển khai…
Chẳng hạn, tại Cộng hòa Trung Phi (CAR). Vào ngày 30/3, kỷ niệm 2 năm trúng cử Tổng thống tại Bangui, Tổng thống CAR Touadéra thay toàn bộ đội an ninh bảo vệ từ tàn dư của lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Rwandans bằng lực lượng an ninh Nga.
Người Pháp, với sự quan tâm, "trách nhiệm lịch sử với thuộc địa cũ" của họ đã té ngửa và la lối om xòm…Và chuyện này được Tổng thống Touadéra tuyên bố:
"Từ giờ trở đi có một nhóm lực lượng đặc biệt của Nga để tăng cường an ninh cho Tổng thống. Một vị trí mới xuất hiện trong cấu trúc của chính quyền tổng thống - một "giám đốc an ninh" trong số các sĩ quan Nga, người cũng chịu trách nhiệm về công việc của bảo vệ".
Người Pháp khẳng định rằng, vị trí này, tức vị sĩ quan này cũng là "trung gian quan trọng cho sự tiếp xúc giữa CAR và Nga trong lĩnh vực phòng thủ và kinh tế". Rõ ràng là cách Nga đến và nguyên tắc xây dựng mối quan hệ là khác Liên Xô và tất nhiên khác xa với chính sách thuộc địa kiểu Mỹ, Pháp…
Hải quân Liên Xô từng đóng quân ở căn cứ Tartus, Syria.
Quyền lực Địa Trung Hải quyết định vị thế địa chính trị
Nga không dùng sức mạnh tại Địa Trung Hải để thực hiện lối "ngoại giao pháo hạm", nhưng, không có sức mạnh tại Địa Trung Hải, Nga sẽ không dễ dàng tiến đến châu Phi, vùng sừng châu Phi và Trung Đông.
Muốn có được điều đó thì Nga phải chứng minh Mỹ không phải, không còn là thế lực mạnh duy nhất, mới thay đổi tư duy đối ngoại của nhiều quốc gia Trung Đông, Bắc Phi (bờ Tây Địa Trung Hải) và là điều kiện để Nga xâm nhập vào thị trường độc quyền của Mỹ dễ dàng.
Đó là lý do vì sao sự kiện Nga phóng lần đầu tiên 26 quả Kalibr được coi như là một cú chấn động địa chính trị mạnh, là dấu chấm hết sự độc tôn của Mỹ, đã "hạ bệ thói ngạo mạn cố hữu, vô lý của Mỹ", tạo ra cho các quốc gia Trung Đông, Châu Phi… có nhiều lựa chọn lợi ích quốc gia.
Trong cuộc đối đầu, nắn gân nhau giữa Mỹ và Nga tại chiến trường Syria, giới quân sự, chính trị của Trung Đông, Châu Phi chắc đã vỡ vạc ra nhiều vấn đề, họ có đủ cơ sở để so sánh, đánh giá sức mạnh quân sự Nga, Mỹ, qua đó xác định chính sách đối ngoại trong một thế giới thay đổi: đa cực.
Thật ra, vũ khí hạt nhân, sức mạnh chính của nó ở tính răn đe. Và, vì thế, chả có NATO nào dám tấn công Nga, cũng như Nga cũng chẳng dại đột tấn công NATO. Cho nên, việc thành lập Hạm đội Địa Trung Hải của Nga chủ yếu là để tranh giành địa chính trị tại Trung Đông và Châu Phi.
Các tàu chiến thế hệ mới của Hải quân Nga.
Nga xác lập quyền lực tại Địa Trung Hải như nào?
Quyền lực phải dựa vào sức mạnh, vậy, Nga làm gì để có sức mạnh tại Địa Trung Hải?
Muốn có sức mạnh thì bất kỳ một nền nghệ thuật quân sự nào cũng đều coi thế và lực là nội dung của sức mạnh. THẾ lấy lực làm cơ sở và LỰC quyết định THẾ.
1. Nga tạo thế
Ở các đội quân viễn chinh thì mất THẾ, nhưng khi đã tạo được THẾ, như THẾ bố trí lực lượng gắn liền với thế địa lý, lại có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho lực, tăng LỰC lên nhiều lần.
Tại biển Địa Trung Hải, nếu phải lựa chọn một hạm đội tàu sân bay và các căn cứ không-hải quân ven bờ thì căn cứ ven bờ tối ưu hơn cả về phương diện chiến thuật và kinh tế.
Như đã nói phần trước, Nga sau khi đã có được căn cứ không-hải quân liên hợp Tartus và Khmeimim tại Syria xác lập nên một điểm đứng chân vững chắc thì Nga đang từng bước tiến đến Lybia để "sửa sai" cho hành động trước đây của thời Medvedev làm tổng thống…
Mùa xuân năm 2011, một vụ tranh cãi công khai giữa Thủ tướng Putin và Tổng thống Nga Medvedev về các sự kiện ở Libya khi Nga đã không sử dụng các cơ hội để phủ quyết một nghị quyết của HĐBALHQ tạo điều kiện cho Mỹ-NATO phá nát Lybia giết chết Đại tá Gaddafi.
Putin đánh giá sự kiện này như một sự thất bại của chính sách ngoại giao của nước Nga.
Vào ngày 11/1/2017, tàu sân bay Kuznetsov của Nga neo tại bờ biển phía Đông Lybia đã đón tướng Khalifa Haftar, chỉ huy quân đội quốc gia (LNA) đang kiểm soát một vùng rộng lớn phía Đông Lybia có cảng biển Tobruk, đối lập với chính quyền Tripoli được LHQ bảo trợ (GNA).
Tiêm kích hạm Su-33 và tàu sân bay Kuznetsov của Nga.
Động thái cam kết của Nga trên chiến hạm Kuznetsov đã cho thấy Nga sẽ bắt đầu bằng cách cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và chuyên môn cũng như đào tạo cho nhân viên LNA và cung cấp vũ khí giá trị 4,2 tỷ dollars đã được ký năm 2009 khi lệnh cấm vận vũ khí của LHQ về Libya là không còn hiệu lực.
Lúc này người ta mới chú ý đến một cuộc tập trận đầu tiên của Nga tại Bắc Phi giữa Nga và Ai Cập đã diễn ra trước đó trên biên giới với Lybia, khu vực do quân đội của tướng Khalifa Haftar kiểm soát, người từng học tại Học viện quân sự Liên Xô, Ai Cập và là bạn của Tổng thống Ai Cập Al-Sisi.
Mỹ-Phương Tây không muốn và khó chịu điều này vì cho rằng nếu để Khalifa Haftar cai trị duy nhất Lybia sẽ nguy hiểm và phản tác dụng… Đương nhiên, phương Tây không muốn với Nga tại Lybia, hay Syria…là chuyện thường tình, nó không có giá trị với ý chí Nga.
Có thể nói, Lybia trong trạng thái hỗn loạn, điều gì sẽ xảy ra khi Nga sẽ thống trị chính trị Lybia như đã xảy ra ở Syria? Phương Tây sẽ hiểu, nhưng điều chắc chắn, Hải quân Nga ngoài căn cứ Tartus ở bờ Đông Địa Trung Hải nay đang có thêm một điểm dừng chân mới là cảng biển sâu Tobruk-Lybia-bờ Tây Địa Trung Hải.
Tại Algeria. Theo nguồn tin từ Pradva, Algeria đã cho phép các tàu Nga (gồm cả tàu ngầm) sử dụng cơ sở của nó tại Mers el-Kebir như một căn cứ. Điều này nếu nhìn từ Việt Nam thì không có gì là nghi ngờ, bởi khi Nga đã cung cấp tàu ngầm, máy bay hiện đại cho Algeria…là không thể khác.
Như vậy tại Địa Trung Hải, bờ Đông và bờ Tây đã đang có vị trí đứng chân của Hải quân Nga cho phép tàu chiến Nga tiếp cận tại vùng biển của Pháp, Ý và thực tế, mới đây Pháp đã báo động khi phát hiện tàu ngầm Nga xuất hiện tại vùng nước cảng Toulon hải quân Pháp…
2. Tăng cường lực
Sức mạnh Nga, nếu chỉ nhìn vào số lượng máy bay, tàu chiến tại khu vực Địa Trung Hải thì chỉ là "ngón tay út của Mỹ". Mỹ-NATO có các căn cứ không quân, hải quân và đặc biệt tại Biển Địa Trung Hải Mỹ điều động hạm đội chiến đấu tàu sân bay khi cần…
Sức mạnh của Nga ở đây thể hiện khi vũ khí trang bị tiên tiến đã tạo ra một hình thức, phương án tác chiến trên biển kiểu mới, biến kiểu tư duy tác chiến trên biển của Mỹ-NATO trở nên lạc hậu…
Nói về hệ thống phòng không và hệ thống tác chiến điện tử EW thì Mỹ-NATO tại đây phải chấp nhận cửa dưới của Nga… và có ảnh hưởng lớn đến sự đối đầu của hạm đội Địa Trung Hải của Nga và Hạm đội tàu sân bay Mỹ.
Tàu chiến Nga bắn tên lửa hành trình Kalibr tấn công mục tiêu khủng bố ở Syria.
Hiện tại, hạm đội tàu sân bay Mỹ tại Địa Trung Hải với lối đánh chính là dùng máy bay và tên lửa Tomahawk để đe dọa và trấn áp…thì lực lượng Nga tại đây cũng thừa khả năng đó bằng máy bay và tên lửa Kalibr… không những thế lại còn có tính cơ động gấp bội.
Tuy nhiên, khi đối đầu với Nga, thay vì như trước đây, tàu sân bay và các khu trục hạm bảo vệ là "bất khả xâm phạm" thì nay bất kỳ con tàu chiến nào của Hạm đội Địa Trung Hải, nhỏ, nhanh, hỏa lực mạnh cũng đều có khả năng tấn công tiêu diệt được nó.
Thực tế, qua 2 lần tấn công, uy lực, hiệu quả tác chiến của Tomahawk tại Syria là cực thấp. Nếu như không quân (máy bay trên tàu sân bay) không dám thử với S-300, S-400…thì tại đây, biển Địa Trung Hải không đủ lớn cho Hạm đội tàu sân bay của Mỹ phát huy tác dụng.
Ngày 16/5 TT Putin tuyên bố: "Các tàu Hải quân Nga được trang bị tên lửa Kalibr sẽ hiện diện thường trực tại Địa Trung Hải". Có nghĩa là sau đó một hạm đội thứ 5 mang tên Hạm đội Địa Trung Hải của Nga xuất hiện với đầy đủ sức mạnh, ưu thế, vị thế và tầm ảnh hưởng…thách thức tất cả.
Đây là điều mà Liên Xô thời đỉnh cao dù có nỗ lực liên tục vẫn không đạt đến khả năng như này, như Hải quân Nga thời Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chia lại thế giới, ít nhất là trật tự quyền lực, theo cách của một Đế quốc kiểu mới.
Tàu tên lửa cỡ nhỏ Serpukhov số hiệu 603 lớp Buyan-M của Hải quân Nga băng qua eo biển Bosphorus
No comments:
Post a Comment