Wednesday, June 13, 2018

Một trận Aleppo "đẫm máu" mới tại Yemen hay thảm họa nhân đạo lớn nhất đầu thế kỷ 21

Một trận Aleppo
Một trận Aleppo "đẫm máu" mới tại Yemen hay thảm họa nhân đạo lớn nhất đầu thế kỷ 21
Đầu tháng 6, các nhóm dân quân Yemen được Liên quân Arab hỗ trợ đã tiến thêm 50km, chỉ bị chậm lại khi sa vào bãi mìn hàng ngàn trái được các nhóm Houthi đoạn hậu cài lại.

Tháng 5 năm 2018, tại làng Al-Buqa gần Hodeidah, các chiến binh Yemen mặc áo nguỵ trang và mawaz (chiếc váy truyền thống quấn quanh người đàn ông Yemen) đứng dọc theo trục đường chính gần vùng biển trong xanh của Biển Đỏ.

Các chiến binh, tự gọi là Lực lượng kháng chiến quốc gia Yemen, bao gồm các thành viên của lực lượng Tihama, gầy gò và mệt mỏi sau nhiều năm chiến đấu, đứng cùng các binh sĩ Vệ binh Cộng Hoà Yemen do người cháu trai của Ali Abdullah Saleh lãnh đạo, Cựu Tổng thống 33 năm của Yemen.

Cùng với dân quân li khai Nam Yemen và quân đội Sudan, họ là đồng minh dưới bảo trợ của Mỹ và các nước Vùng Vịnh trong cuộc chiến chống lại Houthi, một nhóm nổi dậy được hậu thuẫn của Iran, kể từ năm 2015.

Một trận Aleppo đẫm máu mới tại Yemen hay thảm họa nhân đạo lớn nhất đầu thế kỷ 21 - Ảnh  1.

Chiến binh Lực lượng kháng chiến quốc gia Yemen và Vệ binh Cộng Hoà Yemen tại Al-Buqa.

Các chiến binh Yemen này đã tiến bộ nhanh chóng kể từ khi Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất - UAE (Thành viên của Liên quân Arab can thiệp vào Yemen, được cho là nhà tài trợ chính và chỉ huy lực lượng dân quân Yemen) tăng cường hỗ trợ cho họ và việc Saleh bị giết tháng 12/2017. Saleh đã hỗ trợ Houthi tiến chiếm của thủ đô Yemen vào năm 2014.

Nhưng vào cuối năm 2017, Saleh bất ngờ chuyển phe, tuyên bố trung thành với Liên quân Arab và gây ra một loạt giao tranh với Houthi dẫn đến cái chết của bản thân mình.

Vệ binh Cộng Hoà Yemen trung thành Saleh, bao gồm cả người cháu trai Tareq, đào thoát khỏi lãnh thổ do Houthi kiểm soát.

Tareq ngay lập tức đã tham gia Liên quân để chống lại Houthi, tạo ra một lực lượng mới do UAE đào tạo và cung cấp số lượng đáng kể các xe bọc thép và xe tăng mới để phá vỡ bế tắc trên mặt trận phía tây của Yemen.

"Chúng tôi nhận lệnh từ UAE, điều đó là tất nhiên" chỉ huy của nhóm quân nói trên nói với phóng viên trước khi vào xe bọc thép để lấy bộ đàm yêu cầu Liên quân không kích khi nhóm quân này tiến về phía Al-Buqa.

Đầu tháng 6, các nhóm dân quân Yemen được Liên quân Arab hỗ trợ đã tiến thêm 50km, chỉ bị chậm lại khi sa vào bãi mìn hàng ngàn trái được các nhóm Houthi đoạn hậu cài lại.

Điểm tiến sâu nhất của họ là Ad-Durayhimi, cách 10km với mục tiêu cuối cùng của họ - thành phố cảng Hodeidah, nơi Houthi kiểm soát kể từ năm 2014.

Một trận Aleppo đẫm máu mới tại Yemen hay thảm họa nhân đạo lớn nhất đầu thế kỷ 21 - Ảnh 2.

Bản đồ đà tiến quân của lực lượng dân quân Yemen dưới hậu thuẫn của UAE tới Hodeidah.

Mỹ cân nhắc sự ủng hộ quân sự với Liên quân Arab do Saudi và UAE lãnh đạo

Chính quyền TT Trump đang cân nhắc sự ủng hộ của mình đối với UAE, trong khi nước này đang hỗ trợ trực tiếp cho các lực lượng Yemen nhằm kiểm soát cảng biển chính Hodeidah cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân Yemen. Theo các quan chức Mỹ, chiến dịch kể trên có thể gây ra thảm họa nhân đạo.

Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo, đã yêu cầu đánh giá nhanh các yêu cầu của UAE như các Máy bay không người lái để giúp liên quân Arab kiểm soát Hodeidah, hiện đang đóng vai trò sống còn đối với 29 triệu người dân Yemen.

UAE và Arab Saudi đã đảm bảo với Mỹ rằng họ sẽ không tấn công thành phố cảng nằm trên Biển Đỏ này cho đến khi họ nhận được sự ủng hộ từ Washington, các quan chức Mỹ cho biết.

Nhưng sự lo ngại ngày càng tăng trong chính quyền Trump rằng giao tranh xung quanh thành phố có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.

Các chiến binh Yemen được ủng hộ bởi UAE đang chiến đấu với lực lượng Houthi gần thành phố.

Cuộc tranh luận về việc có nên tăng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho UAE và Saudi nổ ra giữa các quan chức trong khi chính quyền Mỹ đang tập trung vào hội nghị thượng đỉnh với Bắc Triều Tiên tại Singapore vào ngày 12/6. Nhưng các hoạt động quân sự leo thang quanh cảng Yemen đã gây ra một yêu cầu khẩn cấp mới ở Washington.

Theo một quan chức Arab Saudi, Hoa Kỳ và liên quân do Saudi lãnh đạo đã yêu cầu dân quân Yemen và binh lính UAE không tiến quân vào thành phố cảng trong thời gian tới. Việc này được coi là tạo điều kiện để đặc sứ của LHQ tại Yemen, Martin Griffiths, bắt đầu các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt giao tranh. Nhưng có khả năng là dân quân Yemen sẽ tự ý hành động.

Năm ngoái, liên minh do Saudi dẫn đầu đã không thành công ngay cả khi nhận được tin tình báo của Mỹ và hỗ trợ trực tiếp từ các lực lượng quân sự tinh nhuệ của Hoa Kỳ cho một cuộc tấn công vào Hodeidah.

Lực lượng đặc biệt từ UAE và Hoa Kỳ cộng tác tại Yemen để tiêu diệt các chiến binh al-Qaeda và IS, với máy bay không người lái của Hoa Kỳ tiến hành các cuộc không kích.

Hoa Kỳ bán vũ khí cho các nước đồng minh vùng Vịnh và giúp nạp nhiên liệu cho các máy bay Saudi và UAE thực hiện các cuộc không kích tại Yemen, một động thái mà một số nhà lập pháp Hoa Kỳ lo lắng về khả năng phạm tội ác chiến tranh.

Một số quan chức chính quyền Mỹ ngày càng thất vọng khi các nỗ lực quân sự và ngoại giao của các đồng minh Vùng Vịnh đều bị sa lầy, điều này đang đồng hành với xu hướng cắt giảm sự hỗ trợ của Mỹ cho cuộc chiến.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đang tìm cách giảm lượng tên lửa chính xác bán cho các đồng minh sử dụng bởi Arab Saudi và UAE ở Yemen.

Tổng thống Barack Obama đã dừng việc bán các "Tên lửa thông minh" như vậy cho Arab Saudi vào năm 2016, khi kết thúc nhiệm kỳ. Nhưng ngay sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, các giao dịch đã được bắt đầu lại và các quan chức chính quyền đang tìm kiếm sự hỗ trợ của quốc hội về việc bán các lô vũ khí mới cho Saudi và UAE.

Các cuộc không kích của liên quân do Saudi dẫn đầu đã giết chết hơn 4.000 thường dân tại Yemen, theo ước tính của LHQ.

Arab Saudi đã nổi lên như những đồng minh quan trọng của ông Trump. Việc hai nước này gia nhập liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo tại Syria đã đẩy IS đến bờ vực thất bại ở Trung Đông.

Cuộc chiến ở Yemen thu hút sự quan tâm của Washington vì tầm quan trọng chiến lược. Các quan chức chính quyền Trump lo lắng về sự hỗ trợ quân sự của Iran đối với Houthi, nhóm đã bắn ngày càng nhiều tên lửa tiên tiến của Iran vào lãnh thổ Arab Saudi.

Iran phủ nhận viện trợ quân sự cho Houthi. Các quan chức Mỹ cũng lo ngại rằng tên lửa của Houthi đe dọa các tàu đi qua tuyến đường vận chuyển quan trọng ngoài khơi bờ biển Yemen - một nỗi sợ đã được khẳng định vào tháng trước khi một tên lửa trúng một tàu Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp viện trợ nhân đạo, gây thiệt hại nhỏ.

Nhà Trắng đã ban hành một tuyên bố bất thường tố cáo cuộc tấn công và đổ lỗi cho Iran.

Các lãnh đạo Saudi thường cáo buộc Iran sử dụng cảng Hodeidah để đưa tên lửa tới tay Houthi, vấn đề mà Tehran kiên quyết phủ nhận. Các quan chức Hoa Kỳ đã mô tả những quan ngại của Arab Saudi là sự thổi phồng - đặc biệt là khi cân bằng với nhu cầu giữ cho các đường dây viện trợ mở ra.

Ít nhất 200.000 người Yemen có thể sẽ chết trong chiến dịch tại Hodeidah

Hôm 10/6, các quan chức Anh đã thông báo với các tổ chức nhân đạo thuộc Liên Hiệp Quốc đang tham gia viện trợ tại Yemen.

Nội dung thông báo về tính cấp bách của việc lập một kế hoạch rút lui khỏi thành phố cảng chiến lược tại bờ biển phía Tây Yemen. "Chúng tôi (Anh Quốc) đang làm mọi cách thông qua các kênh ngoại giao để ngăn cản một cuộc tấn công vào Hodeidah. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực này, một cuộc tấn công quân sự đã xảy ra.

Một trận Aleppo đẫm máu mới tại Yemen hay thảm họa nhân đạo lớn nhất đầu thế kỷ 21 - Ảnh 3.

Một xe MRAP MAXXPRO do UAE viện trợ dân quân Yemen bị Houthi chiếm được sau giao tranh gần Hodeidah được đưa về thành phố.

UAE đã thông báo cho chúng tôi vào ngày hôm nay rằng họ sẽ đưa ra 3 ngày tạm ngưng tấn công để cho các viên chức Liên Hiệp Quốc rời khỏi thành phố.

Vui lòng thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa cần thiết để chuẩn bị cho việc này và cho chúng tôi biết nếu có bất kỳ điều gì chúng tôi có thể hỗ trợ, theo bất kỳ cách nào. Chúng tôi đang lo lắng cho các nhân viên LHQ vào thời điểm rất khó khăn này".

Động thái kể trên có thể gây ra một thảm hoạ nhân đạo cho toàn bộ quốc gia đang bị nạn đói và nội chiến hoành hành này. Trên thực địa phía nam thành phố, khu vực Hạ Al-Jahah, đã được liên quân kiểm soát sau một cuộc giao tranh dữ dội với thương vong lớn cho cả hai phía.

Dân quân Yemen tuyên bố cuộc tấn công vào Hodeidah do Houthi kiểm soát sẽ là một "Aleppo của Yemen" (Trận vây hãm và giải phóng hoàn toàn phần phía Đông của thành phố Aleppo của các lực lượng chính phủ Syria với sự yểm trợ của Nga và Iran diễn ra cuối năm 2016).

Trong khi đó, Thượng viện Hoa Kỳ cũng đang gây sức ép với UAE và Arab Saudi rằng nếu họ cố tình tấn công có thể dẫn đến sự hỗ trợ của Mỹ cho Liên quân Arab tại Yemen chấm dứt.

Thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen, đảng Dân chủ, và Todd Young, đảng Cộng hòa, đã khẳng định yêu cầu này.

"Cuộc nội chiến và cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất thế giới ở Yemen đang gây ra thiệt hại không thể chấp nhận đối với lợi ích an ninh quốc gia của chúng tôi và làm trầm trọng thêm đau khổ của con người. Hoa Kỳ phải sử dụng ảnh hưởng của mình để thuyết phục Arab Saudi và UAE theo đuổi một giải pháp ngoại giao để chấm dứt cuộc nội chiến".

Chủ tịch ủy ban đối ngoại, Tom Tugendhat, cũng nói rằng ông đã "Đọc những báo cáo rất đáng lo ngại rằng các lực lượng UAE có thể sắp tấn công Hodeida. Đây sẽ là một sai lầm và sẽ gây một thảm hoạ nhân đạo rất lớn. "

Theo các phân tích quân sự, cuộc tấn công không chỉ có khả năng gây ra thảm họa nhân đạo, mà là một sai lầm chiến lược quân sự.

Các tổ chức phi chính phủ khẳng định rằng bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào cản trở viện trợ nhân đạo đều có thể khiến bên tấn công chịu trách nhiệm với các biện pháp trừng phạt của LHQ theo nghị quyết 2216.

Martin Griffiths, đặc phái viên LHQ tại Yemen, đã là trung gian cho các cuộc đàm phán với tất cả các bên để cố gắng giải quyết nội chiến bằng biện pháp hòa bình, lo ngại một cuộc tấn công quân sự mới có thể khiến nỗ lực của ông trở nên không còn giá trị.

Lise Grande, điều phối viên nhân đạo LHQ cho Yemen, cho biết hôm 8/6 rằng các cơ quan nhân đạo đang lo lắng: "Giao tranh nếu kéo dài, sẽ có tới 250.000 người mất tất cả mọi thứ - kể cả cuộc sống của họ".

Có tới 600.000 thường dân sống trong và xung quanh thành phố Hodeidah. "Cắt đứt tuyến viện trợ nhân đạo thông qua Hodeidah bất kỳ lúc nào cũng sẽ khiến dân chúng Yemen có nguy cơ bị chết đói," Grande nói.

David Miliband, chủ tịch và là giám đốc điều hành của Ủy ban cứu hộ quốc tế (IRC), cho biết: "Cảng Hodeidah là một nguồn sống cho người dân Yemen. Cung cấp hàng cứu trợ nhân đạo bắt buộc phải được duy trì ở đây.

Chúng tôi lặp lại, một lần nữa, rằng một cuộc tấn công vào Hodeidah là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của người dân Yemen. Chúng tôi kêu gọi Hội đồng bảo an LHQ nhóm họp ngay lập tức để bảo vệ cơ sở nhân đạo quan trọng này".

Một trận Aleppo đẫm máu mới tại Yemen hay thảm họa nhân đạo lớn nhất đầu thế kỷ 21 - Ảnh 4.

Một nạn nhân sau cuộc không kích của liên quân Arab ở Hodeidah tháng 4 năm 2018.

IRC nói thêm rằng trong ba tháng đầu năm 2018, Hàng cứu trợ thông qua Hodeidah chiếm tương đương số lượng thông qua ba cảng biển còn lại của Yemen.

IRC cho biết thêm lượng thực phẩm và nhiên liệu đang được đưa vào Yemen đã không đủ để đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân và không có phương án nào có thể thay thế Hodeidah.

"Hodeidah là một cộng đồng gồm 400.000 người, bao gồm cả nhân viên IRC đang phân phối hàng cứu trợ khẩn cấp và tham gia các dự án về nước sạch và vệ sinh," Miliband nói tiếp. "Một số người dân đã rời khỏi thành phố, nhưng đa phần không thể làm như vậy. Những người này không còn lựa chọn nào khác ngoài chờ đợi xung đột vượt ra ngoài tầm kiểm soát diễn ra",

No comments:

Post a Comment