Monday, April 30, 2018

Dính đòn đau sau vụ Su-25 bị bắn rơi, Nga đã điều phiên bản Su-25SM3 mới nhất tới Syria

Dính đòn đau sau vụ Su-25 bị bắn rơi, Nga đã điều phiên bản Su-25SM3 mới nhất tới Syria
Dính đòn đau sau vụ Su-25 bị bắn rơi, Nga đã điều phiên bản Su-25SM3 mới nhất tới Syria
Được trang bị hệ thống tác chiến điện tử Vitebsk tiên tiến, Su-25SM3 là phiên bản hiện đại hóa sâu rộng của dòng Su-25, có thể miễn nhiễm với mọi hệ thống phòng không vác vai.

Al-Masdar News ngày 30/4 đưa tin, lần đầu tiên kể từ khi tham gia cuộc chiến chống khủng bố ở Syria, các Lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga đã triển khai loại máy bay Su-25SM3 , phiên bản cải tiến mới nhất của cường kích Su-25SM tới căn cứ không quân Khmeimim ở tỉnh Tây Nam Latakia.

Al-Masdar News dẫn các nguồn tin địa phương cho biết, Su-25SM3 chỉ vừa mới hạ cánh xuống Khmeimim trong thời gian gần đây sau chuyến hành trình dài từ một căn cứ xuất phát ở Nga.

Được các phi công Nga gọi bằng biệt danh "Supergrach", Su-25SM3 có khả năng thực hiện các cuộc không kích cả ngày lẫn đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.

Dính đòn đau sau vụ Su-25 bị bắn rơi, Nga đã điều phiên bản Su-25SM3 mới nhất tới Syria - Ảnh 1.

Cường kích Su-25SM3 của Không quân - Vũ trụ Nga

Su-25SM3 là phiên bản hiện đại hóa sâu rộng của Su-25, dòng máy bay cường kích đã được đưa vào biên chế cho Các Lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga từ những năm 1980.

Su-25SM3 thậm chí còn có nhiều điểm ưu việt hơn cả phiên bản Su-25SM đã được nâng cấp với những cải tiến về hệ thống cảm biến và phòng vệ. Trọng tâm của gói nâng cấp chính là hệ thống tác chiến điện tử Vitebsk-25, các thiết bị điện tử hàng không và hệ thống kiểm soát vũ khí.

Thành phần cơ bản của Vitebsk-25 là trạm gây nhiễu chủ động kỹ thuật số L-370-3S có khả năng xác định được góc phương vị của đối phương và dạng sóng radar phát lên cũng như có thể chế áp tín hiệu ở nhiều dải tần khác nhau. Bên cạnh đó, Vitebsk-25 còn có hệ thống bảo vệ chống tên lửa lắp đầu tự dẫn tìm nhiệt, dùng đèn pha laser làm mù tên lửa địch.

  • Tiêm kích tàng hình F-35I của Israel đã giội bom thông minh GBU-39 tấn công Syria?

  • [PHOTO STORY] Những vụ tập kích tên lửa "bí ẩn" nhằm vào Syria

  • Kiều bào ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ xúc động dự lễ chào cờ tại Trường Sa

Ngày 3/2/2018, một chiếc máy bay cường kích Su-25 của Không quân Nga đã bị lực lượng khủng bố Tahrir Al-Sham tại tỉnh Idlib, Syria bắn hạ bằng một tên lửa phòng không vác vai (MANPAD).

Phi công Roman Filippov đã nhảy dù khỏi máy bay nhưng hy sinh trong quá trình giao chiến với nhóm phiến quân sau khi tiếp đất.

Sau sự cố này, Nga đã lập tức đẩy nhanh tiến trình trang bị hệ thống Vitebsk cho Su-25SM3 với lời khẳng định mạnh mẽ nó sẽ giúp máy bay miễn nhiễm với MANPAD, đặc biệt là các đầu đạn tầm nhiệt của tên lửa phòng không vác vai Stinger và Igla.

Dính đòn đau sau vụ Su-25 bị bắn rơi, Nga đã điều phiên bản Su-25SM3 mới nhất tới Syria - Ảnh 3.
Dính đòn đau sau vụ Su-25 bị bắn rơi, Nga đã điều phiên bản Su-25SM3 mới nhất tới Syria - Ảnh 4.

Ảnh chụp Su-25SM3 tại căn cứ không quân Khmeimim. Ảnh: Wael Al-Russi

Su-25SM3 phóng tên lửa, hủy diệt mục tiêu mặt đất

Tên lửa Tomahawk bị Nam Tư đánh lừa một cách tài tình: Đẹp, thông minh cũng "mất thiêng"

Tên lửa Tomahawk bị Nam Tư đánh lừa một cách tài tình: Đẹp, thông minh cũng
Tên lửa Tomahawk bị Nam Tư đánh lừa một cách tài tình: Đẹp, thông minh cũng "mất thiêng"
Nam Tư đã chế tạo đến 200 mô hình máy bay MiG-29 và MiG-21 bằng gỗ dán và khiến Mỹ lãng phí nhiều tên lửa để tiêu diệt những mô hình giả này.

Tên lửa hành trình nói chung và tên lửa Tomahawk nói riêng là các loại thiết bị bay rất hiện đại và đắt tiền. Nó có thể bay rất thấp, bám sát địa hình nên có thể tránh được lưới lửa phòng không dựa chủ yếu vào tên lửa điều khiển bằng radar.

Không ngoa khi người ta gọi chúng là "kẻ hủy diệt" hay "sứ giả chiến tranh". Theo thời giá hiện hành thì một quả Tomahawk có giá hơn 30  tỷ đồng Việt Nam. Cho nên, nếu ta tránh được nó thì "tránh voi chẳng xấu mặt nào" và nó tấn công không hiệu quả có nghĩa là thất bại.

Tên lửa Tomahawk thử nghiệm diệt mục tiêu

Cách tránh đơn giản nhất là sơ tán những mục tiêu cần bảo vệ về vùng đồi núi có địa hình phức tạp, vì tên lửa hành trình bay bám theo địa hình nên địa hình càng phức tạp thì quá trình bay càng khó khăn.

Ta cứ tưởng tượng khi bay vào vùng đồi núi thì tên lửa phải bay lên cao khi gặp quả đồi và hạ xuống thấp khi bay qua thung lũng, nhưng nểú đồi cao và thung lũng cứ liên tục thay thế nhau thì hệ thống xử lý trên khoang tên lửa có thể quá tải hay không xử lý kịp nên tên lửa có thể đâm vào đồi núi.

Trong chiến tranh Afghanistan, tên lửa Tomahawk đã không phát huy hiệu quả ở vùng đồi núi.

Tên lửa Tomahawk bị Nam Tư đánh lừa một cách tài tình: Đẹp, thông minh cũng mất thiêng - Ảnh 2.

Mặc dù tên lửa hành trình có thể bay bám theo địa hình nhưng nếu địa hình quá phức tạp thì hành trình bay của chúng sẽ gặp khó khăn. Ảnh: TonyRogers.com

Cách tiếp theo là ngụy trang, chế tạo mục tiêu giả để đánh lừa các hệ thống trinh sát bằng máy bay hay vệ tinh viễn thám. Ở đây phải đặc biệt phát huy thế trận lòng dân, nêu cao cảnh giác để phát hiện và chống gián điệp nằm vùng.

Nếu không có gián điệp thì chẳng tài nào phân biệt được trận địa thật giả! Nếu Tomahawk đánh nhầm vào các mục tiêu giả thì coi như quả tên lửa giá 1,6 triệu USD bị mất một cách vô ích.

Các mục tiêu giả làm bằng gỗ hoặc cao su có giá thành rất rẻ và dễ được sản xuất hàng loạt, chúng sẽ khiến đối phương bối rối, không thể nhận ra mục tiêu thật nằm giữa hàng trăm mục tiêu giả. Ngay cả một quốc gia mạnh như Hoa Kỳ cũng có thể bị số lượng lớn mục tiêu giả làm cạn kiệt lượng tên lửa Tomahawk có trong kho.

Năm 1999, bất chấp việc Mỹ đã bắn 218 quả Tomahawk cùng hàng nghìn phi vụ ném bom khác, quân đội Nam Tư đồn trú ở Kosovo đã rút khỏi Kosovo gần như đầy đủ biên chế, vũ khí và trang bị hầu như không bị tổn thất.

Tên lửa Tomahawk bị Nam Tư đánh lừa một cách tài tình: Đẹp, thông minh cũng mất thiêng - Ảnh 3.
Tên lửa Tomahawk bị Nam Tư đánh lừa một cách tài tình: Đẹp, thông minh cũng mất thiêng - Ảnh 4.

Mô hình máy bay và xe tăng từ lâu đã được dùng làm mục tiêu giả trong chiến tranh để đánh lừa đối phương. Ảnh: elinorflorence.com

Những chiếc máy bay mà các vệ tinh Mỹ chụp ảnh được thực ra là các mô hình làm bằng gỗ dán hoặc bằng cao su bơm hơi. Trước khi xảy ra xung đột, Nam Tư đã chế tạo đến 200 mô hình máy bay MiG-29 và MiG-21 bằng gỗ dán và khiến Mỹ lãng phí nhiều tên lửa để tiêu diệt những mô hình giả này.

Gần 100% mục tiêu công nghiệp dầu mỏ, 70% mục tiêu của công nghiệp hàng không, 40-50% các nhà máy xe tăng, đạn dược, gần 70% đường ô tô và đường sắt, 20-80% hạ tầng quân sự bị loại khỏi vòng chiến.

  • "Lợi thế người đến sau" sẽ giúp Việt Nam sở hữu Pantsir-SM thế hệ mới nhất?

  • Đại tá Phan Văn Từ: Dùng mạng điện thoại di động "bắt" tên lửa hành trình - Con ruồi sa mạng nhện

  • Nga sẽ chiếu tướng hết cờ Mỹ-Anh-Pháp hay ẩn nấp để mặc liên quân tấn công Syria?

Tuy nhiên, phòng không Nam Tư đã duy trì được thời gian tác chiến khá dài trong điều kiện không quân NATO chiếm ưu thế áp đảo cả về số lượng lẫn chất lượng. Nghệ thuật nguỵ trang mục tiêu xuất sắc của Nam Tư đã xoá tan huyền thoại về sự "toàn năng" của các phương tiện trinh sát và vũ khí hiện đại.

Theo lời khẳng định của Mỹ, Nam Tư đã không còn quân đội sau những trận không kích ác liệt. Tuy nhiên, điều sửng sốt đối với đa số các nhà quan sát là quân đội Nam Tư đồn trú ở Kosovo vẫn còn gần như đủ biên chế, cùng vũ khí và trang bị.

Hầu như toàn bộ các máy bay chiến đấu Nam Tư đã tự bay khỏi sân bay Pristina, trong đó 11 chiếc bay ngay và 3 chiếc còn lại bay đi sau vài ngày sửa chữa nhỏ (theo các báo cáo của NATO dựa trên ảnh vệ tinh thì các máy bay này được coi là đã bị tiêu diệt, nhưng thực ra các bức ảnh vệ tinh chụp được chỉ các mục tiêu giả).

Tên lửa Tomahawk bị Nam Tư đánh lừa một cách tài tình: Đẹp, thông minh cũng mất thiêng - Ảnh 6.

Một chiếc tiêm kích MiG-29 của Không quân Nam Tư tại căn cứ không quân Slatina trong sân bay quốc tế Pristina. Ảnh: Balkanwarhistory.com

Hiện nay hầu như quân đội nước nào cũng có nền công nghiệp sản xuất mục tiêu giả. Kỹ thuật sản xuất đã đạt đến trình độ là nếu không phải chuyên gia thì dù đứng ngay cạnh cũng không phân biệt được thật giả!

  • Đại tá Phan Văn Từ: Syria dùng tuyệt chiêu bí mật, "tóm sống" 2 tên lửa tối tân của liên quân?

Biện pháp tiếp theo là lập trận địa giả. Việc phát hiện gián điệp nhiều khi rất khó khăn nên ta có thể lập trận địa giả nửa hư nửa thực để lừa gián điệp. Ta có thể bố trí vào trận địa giả những khí tài giả nhưng liên lạc vô tuyến điện thì lại có thật nên nếu địch có trinh sát vô tuyến thì cũng dễ bị lừa.

Cơ động nghi binh: Ta có thể bố trí trận địa giả xen kẽ với thật, hay nửa giả nửa thật và luôn luôn cơ động nên kẻ địch không tài nào phân được mà bay tránh.

Tóm lạ với kinh nghiệm tác chiến phòng không của thế hệ cha anh và sự sáng tạo của thế hệ trẻ ngày nay chúng ta có đủ khả năng phòng tránh và hạn chế thấp nhất thiệt hại nếu bị tên lửa hành trình tấn công.

***Bài viết có tham khảo số liệu trên wikipedia.

Tiêu đề do tòa soạn đặt lại

Giải phóng "Địa ngục trần gian" Côn Đảo không tốn một viên đạn: Chiến công ngoạn mục!

Giải phóng
Giải phóng "Địa ngục trần gian" Côn Đảo không tốn một viên đạn: Chiến công ngoạn mục!
Việc đưa lực lượng ra tiếp quản, bảo vệ Côn Đảo đồng thời đưa tù nhân về đất liền đã được quyết định ngay chiều ngày 1.5.1975- khi tiếng súng vừa mới tạm yên trên các mặt trận.

Vốn là một quần đảo nhỏ hoang sơ và xinh đẹp nằm ở phía Đông Nam biển Đông nhưng Côn Đảo không được thơ mộng như những gì tạo hóa đã bạn cho nó. Sau khi hoàn tất việc xâm lược Việt Nam, ngày 1.2.1862, Thống đốc Bonard ở Nam Kỳ ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo để giam cầm những người yêu nước Việt Nam.

Với mục đích đó, một hệ thống nhà tù với nhiều khu vực biệt giam, chuồng cọp, chuồng bò... được xây dựng lên tại đây từ thời Pháp thuộc sang đến thời Mỹ xâm lược. Cùng với việc xây dựng nhà tù, chế độ giam cầm khổ ải và tra tấn cực hình đã biến Côn Đảo mộng mơ trở thành "địa ngục trần gian".

Tính đến 30.4.1975, nhà tù Côn Đảo đã tồn tại được hơn 100 năm. Trong thời gian đó đã có khoảng 20.000 người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã bị giam cầm, hy sinh tại nơi đây.

Giải phóng Địa ngục trần gian Côn Đảo không tốn một viên đạn: Chiến công ngoạn mục! - Ảnh 1.

Trại giam Phú Tường, Côn Đảo - nơi nổi tiếng với "chuồng cọp", được xây dựng năm 1940, với diện tích hơn 5.000 m2 gồm 120 phòng giam có chấn song sắt phía trên, 60 phòng "tắm nắng" không có mái che.

Vào thời điểm cuối tháng 4.1975, Nhà tù Côn Đảo đang giam cầm 7.448 tù nhân, trong đó có 4.234 tù chính trị bị cấm cố trong 8 trại giam. Về phía Việt Nam cộng hòa, lực lượng binh lính, cai ngục và viên chức ở đây có khoảng 400 người do Đại tá Lâm Hữu Phương chỉ huy.

Sự an toàn của các tù nhân Côn Đảo luôn đau đáu trong lòng các tướng lĩnh ở Tổng hành dinh. Vì vậy, chiều 1.5.1975, tại cuộc họp Quân ủy trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhắc nhở "Bộ Tổng Tham mưu nhanh chóng giải quyết số quân địch ở đồng bằng sông Cửu Long và các đảo Côn Sơn, Phú Quốc, đón anh chị em tù chính trị trở về".

Dường như các ý tưởng lớn thường gặp nhau, những người tù Côn Đảo đã không bó tay chờ đợi.

Giải phóng Địa ngục trần gian Côn Đảo không tốn một viên đạn: Chiến công ngoạn mục! - Ảnh 2.

Mặc dù bị giam cầm trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt song kẻ địch vẫn không phuất phục được tinh thần yêu nước của những tù nhân nơi đây.

Gió đã đổi chiều

Mặc dù bị giam cầm trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt song kẻ địch vẫn không phuất phục được tinh thần yêu nước của những tù nhân nơi đây. Trong lòng họ lúc nào cũng âm ỉ cháy một ngọn lửa yêu nước thương nòi và một niềm tin vô bờ bến vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Chiều 29.4.1975, được tin Quân giải phóng đã bao vây chặt, Sài Gòn sắp đến giờ thất thủ, ở Côn Đảo diễn ra một cuộc tháo chạy cực lớn.

Bầu trời Côn Đảo náo loạn, máy bay quân sự lên xuống sân bay Cỏ Ống như mắc cửi chở quân, tướng Mỹ, cai ngục đóng tại Côn Đảo di tản ra tàu sân bay đang đón đợi ngoài khơi. Chúa đảo Lâm Hữu Phương cũng theo quan thày bỏ trốn.

Giải phóng Địa ngục trần gian Côn Đảo không tốn một viên đạn: Chiến công ngoạn mục! - Ảnh 3.

Lúc này, Đại úy Phạm Huỳnh Trung nắm quyền chỉ huy đảo đã ra lệnh khóa chặt cửa các trại giam, tổ chức di tản và chuẩn bị thủ tiêu tù chính trị bằng lựu đạn vào giờ chót.

Tình thế đảo ngược khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Bọn ác ôn kinh hoàng tháo chạy, dẫm đạp lên nhau tại Cầu Tàu, tranh cướp ghe ra tàu Mỹ di tản

Trong số những sĩ quan, binh lính và viên chức Việt Nam cộng hòa tại đây cũng còn nhiều người tốt. Họ hiểu rằng cái kết cục tất yếu đối với một chính thể tay sai đã tới và họ quyết tâm làm lại cuộc đời.

Nửa đêm 30.4.1975, Đại úy Kiều Văn Dậu, Trưởng ban hành quân cảnh lực và linh mục Phạm Gia Huy đã tháo gỡ lựu đạn gài và mở khóa cửa phòng giam số 24, khu H của Trại 7. Họ thông báo Tổng thống Dương Văn Minh đã đầu hàng Quân giải phóng, hầu hết cai ngục ác ôn đã di tản, đề nghị tù nhân nắm chính quyền để bảo vệ đảo.

Với tinh thần cảnh giác cao độ, để tránh việc mắc mưu kẻ địch các tù nhân trong khám đã yêu cầu đưa radio vào để nắm bắt tình hình. Chỉ đến khi đã xác định chính xác thông tin họ mới bắt tay vào hành động.

Từ lúc đó đến sáng ngày 1.5.1975, toàn bộ 8 trại giam trên "địa ngục trần gian" đã được mở cửa. Những tù nhân gầy gò, ốm yếu, trong những bộ quần áo rách rưới dìu nhau ra hít thở không khí tự do.

Ngay sau khi toàn đảo được giải phóng, một Đảo ủy lâm thời gồm 7 người được thành lập để lãnh đạo thành lập Ủy ban Hòa hợp- Hòa giải nhằm quản lý và giải quyết mọi việc trên đảo, trong đó nhiệm vụ trọng yếu nhất là bảo vệ đảo, bảo vệ an toàn cho tù nhân.

Tới 8 giờ sáng 1.5, thị trấn Côn Đảo đã hoàn toàn thuộc về chính quyền cách mạng. 10 giờ sáng cùng ngày, Đài truyền thanh Côn Đảo phát sóng, đưa bản tin Côn Đảo hoàn toàn giải phóng, công bố danh sách các thành viên Ủy ban Hòa hợp- Hòa giải.

Ngày 2.5.1975, một đài vô tuyến điện được hồi phục, và phát sóng chuyển bức điện đầu tiên từ Côn Đảo vào đất liền, cho tới 15 giờ cùng ngày thì liên lạc được với Thành ủy Sài Gòn - Gia Định.

Khi được hỏi Côn Đảo cần gì để đất liền chi viện ngay, đồng chí đại diện cho Đảo ủy lâm thời đã nghẹn ngào trả lời: "Chúng tôi không cần gì cả. Chúng tôi chỉ cần ảnh Bác Hồ".

Không chỉ có ảnh Bác Hồ, đất liền còn gửi ra cho các anh nhiều hơn thế.

Giải phóng Địa ngục trần gian Côn Đảo không tốn một viên đạn: Chiến công ngoạn mục! - Ảnh 4.

Chuồng Cọp ở Nhà tù Côn Đảo.

Côn Đảo gọi, đất liền đáp lời

Chưa cần nhận được điện của Côn Đảo, việc đưa lực lượng ra tiếp quản, bảo vệ đảo đồng thời đưa tù nhân về đất liền đã được quyết định ngay chiều ngày 1.5.1975- khi tiếng súng vừa mới tạm yên trên các mặt trận. Nhiệm vụ này được giao cho Hải quân và Sư đoàn 3 Sao Vàng- đơn vị vừa giải phóng Vũng Tàu chiều hôm trước.

Về phía Hải quân, Bộ Tư lệnh giao cho đoàn 172 đảm nhiệm nhiệm vụ này. Lúc này, đoàn 172 gồm tàu Đại Khánh, tàu Nhật Lệ, hai tàu chở nước, hai tàu pháo đi bảo vệ cần thiết thì bắn phá mục tiêu quan trọng hỗ trợ quân đổ bộ do đồng chí Nguyễn Xuân Bột chỉ huy.

Về phía Sư đoàn 3 Sao Vàng, nhiệm vụ này được giao cho Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 12 được tăng cường các bộ phận trinh sát và hỏa lực, do trung đoàn phó Nguyễn Hồng Sơn và Phó chính ủy Đồng Sĩ Tài chỉ huy.

Đến thời điểm này, đất liền vẫn chưa liên lạc được với Côn Đảo nên chưa nắm được tình hình. Vì vậy, hai bên vẫn xác định đây là cuộc đổ bộ tiến công đánh chiếm đảo. Một kế hoạch chiến đấu chi tiết với các tình huống khác nhau đã được xây dựng lên.

Trong kế hoạch có hai kịch bản chính có thể xảy ra: Thứ nhất, đưa tối hậu thư bắt hàng, nếu thuận lợi thì tiếu đoàn đổ bộ lên nắm các trận địa phòng thủ. Thứ hai, nếu địch không hàng thì hải quân, lục quân đổ bộ chiếm đảo, hết sức tránh không đế tù chính trị phải hy sinh.

Chiều 3.5.1975, Tiểu đoàn 6 cho bộ đội lên tàu. Lúc này, đất liền đã liên lạc được với đảo phiên đầu tiên. Rất nhiều cờ Tổ quốc, cờ giải phóng và ảnh Bác Hồ được đưa lên tàu.

Giải phóng Địa ngục trần gian Côn Đảo không tốn một viên đạn: Chiến công ngoạn mục! - Ảnh 5.

Những chiến sĩ cách mạng kiên trung đã từng bị giam giữ ở "Địa ngục trần gian" Côn Đảo. Ảnh tư liệu.

Sau hơn 14 giờ lênh đênh trên biển, rạng sáng 4.5.1975 đoàn tàu đã đến Côn Đảo. Một tổ trinh sát được phái vào bờ để nắm tình hình. Sau khi bắt được liên lạc, đại biểu đảo ủy đi xuồng ra gặp gỡ chỉ huy tàu thông báo tình hình. Người trên bờ và người trên đảo gặp nhau, tay bắt mặt mừng. Nhiều người không ngăn nổi những giọt nước mắt hạnh phúc.

Sáng 4.5.1975, Tiểu đoàn bộ binh 6 đổ bộ lên đảo trong sự đón chào nồng nhiệt của các tù nhân. Một đám rước chân dung Hồ Chủ tịch khổng lồ được hình thành từ cầu tầu 914 về trung tâm đảo. Ngay sau đó, tiểu đoàn triển khai lực lượng bảo vệ đảo theo phương án đã được phê duyệt.

Giải phóng Địa ngục trần gian Côn Đảo không tốn một viên đạn: Chiến công ngoạn mục! - Ảnh 6.

Bức ảnh lịch sử "Mẹ con ngày gặp mặt" của nhà báo Lâm Hồng Long đã ghi lại một khoảnh khắc của ngày đặc biệt.

Do số lượng tù chính trị thì đông mà phương tiện thì hạn chế nên Đảo ủy lâm thời và Ủy ban Hòa hợp- Hòa giải của đảo phải tổ chức bình xét. Nguyên tắc bình xét là: "Ai có án tử hình mà giặc chưa hành quyết, về trước.

  • Đại quân Syria cất mẻ lưới lớn ở Homs: Phiến quân như cá nằm trên thớt chờ chết?

  • Đại tá Phan Văn Từ: Dùng mạng điện thoại di động "bắt" tên lửa hành trình - Con ruồi sa mạng nhện

  • Trận kịch chiến giữa những xe tăng Mỹ chế tạo ở cầu Bông: Đại quân thẳng tiến về Sài Gòn

Ai bị giam ở Côn Đảo lâu nhất, về trước. Ai bị địch nhốt ở Chuồng Cọp lâu nhất, về trước. Phụ nữ, già, yếu, bệnh, về trước". Đó là 4 đối tượng được ưu tiên.

Ngày 5.5.1975, chuyến tàu đầu tiên chở tù chính trị rời đảo về đất liền. Có khoảng 600 tù chính trị về chuyến này. Đó là những tù trong diện biệt giam, tử tù, ốm đau, bệnh nặng trong 4 đối tượng kể trên.

Trên đất liền, Ủy ban quân quản Vũng Tàu tổ chức trọng thể cuộc mít tinh tại cảng Rạch Dừa chào đón những người con ưu tú của Tổ quốc vừa chiến thắng trở về. Bức ảnh lịch sử "Mẹ con ngày gặp mặt" của nhà báo Lâm Hồng Long đã ghi lại một khoảnh khắc của ngày hôm đó.

Cuộc giải phóng "địa ngục trần gian" đã hoàn thành thật là ngoạn mục!

[PHOTO STORY] Những vụ tập kích tên lửa “bí ẩn” nhằm vào Syria

[PHOTO STORY] Những vụ tập kích tên lửa "bí ẩn" nhằm vào Syria
Từ cuối năm 2017 đến này, nhiều căn cứ quân sự ở Syria có sự hiện diện của các lực lượng do Iran hậu thuẫn thường xuyên bị các đối thủ "ẩn danh" tấn công.
[PHOTO STORY] Những vụ tập kích tên lửa
[PHOTO STORY] Những vụ tập kích tên lửa
[PHOTO STORY] Những vụ tập kích tên lửa
[PHOTO STORY] Những vụ tập kích tên lửa
[PHOTO STORY] Những vụ tập kích tên lửa
[PHOTO STORY] Những vụ tập kích tên lửa
[PHOTO STORY] Những vụ tập kích tên lửa
[PHOTO STORY] Những vụ tập kích tên lửa
[PHOTO STORY] Những vụ tập kích tên lửa
[PHOTO STORY] Những vụ tập kích tên lửa
[PHOTO STORY] Những vụ tập kích tên lửa
[PHOTO STORY] Những vụ tập kích tên lửa
[PHOTO STORY] Những vụ tập kích tên lửa

Nhiều tiếng nổ lớn đã được ghi nhận tại các căn cứ quân sự của Syria ở Hama và Aleppo ngày 29/4/2018

Kiều bào ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ xúc động dự lễ chào cờ tại Trường Sa

Kiều bào ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ xúc động dự lễ chào cờ tại Trường Sa
Kiều bào ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ xúc động dự lễ chào cờ tại Trường Sa
Nhân kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng Trường Sa (29-4/1975 – 29-4/2018), Đoàn công tác Trường Sa đã có chuyến đi thăm, tặng quà quân, dân Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) và nhà giàn DK1.

Nhân kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng Trường Sa (29-4/1975 – 29-4/2018), Đoàn công tác Trường Sa (đoàn số 10 năm 2018) đã có chuyến đi thăm, tặng quà quân, dân Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) và nhà giàn DK1 (từ ngày 19 đến 28 - 4/2018).

Đoàn gồm các thành viên thuộc Bộ Ngoại giao, Quân chủng Hải quân, Đảng ủy ngoài nước, Sở Ngoại vụ một số tỉnh, thành, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), Nhà hát ca múa nhạc Quân đội…

Đặc biệt, có gần 70 kiều bào ta ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ các nước tham dự...do ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm UBNN về người Việt Nam ở nước ngoài làm trưởng đoàn.

Trong suốt hải trình, đoàn đi thăm 10 đảo và nhà giàn DK1, nhưng toàn đoàn rất xúc động và tự hào, bởi ngay ở điểm đến đầu tiên là đảo Song Tử Tây, nơi đây có bộ máy chính quyền cấp xã thuộc huyện đảo và nằm về phía bắc của quần đảo Trường Sa.

Đảo có nhiều công trình dân sinh kiên cố như nhà văn hóa, trường học, trạm quân dân y kết hợp, trạm khí tượng thủy văn, các công trình tâm linh như chùa Song Tử Tây, tượng đài Trần Hưng Đạo, gợi nhớ một thời hào khí của cha ông ta đi bảo vệ bờ cõi giữa trùng khơi mênh mông…

  • Xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập: Tại sao đại đội phó kỹ thuật lại đi nạp đạn xe tăng?

Điều đặc biệt xúc động, đó là đoàn công tác bất ngờ được tham dự lễ chào cờ và duyệt đội ngũ ngay trên hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Chứng kiến sự lớn mạnh của các lực lượng bảo vệ đảo, người dân, nhất là sự hồ hởi, tung tăng chạy nhảy hồn nhiên của các em thiếu nhi sinh sống trên xã đảo.

Dưới đây xin trân trọng giới thiệu những hình ảnh quân, dân, cùng trên 200 thành viên đoàn công tác, trong đó có gần 70 kiều bào dự lễ chào cờ và duyệt đội ngũ của các đơn vị trên đảo Song Tử Tây.

Kiều bào ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ xúc động dự lễ chào cờ tại Trường Sa - Ảnh 2.

Chỉ huy đảo Nguyễn Văn Độ đang giới thiệu với ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm UBNN về người Việt Nam ở nước ngoài, Trưởng đoàn công tác về các thành viên trên đảo.

Kiều bào ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ xúc động dự lễ chào cờ tại Trường Sa - Ảnh 3.
Kiều bào ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ xúc động dự lễ chào cờ tại Trường Sa - Ảnh 4.

Nhân dân và các cháu thiếu nhi tham dự lễ chào cờ.

Kiều bào ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ xúc động dự lễ chào cờ tại Trường Sa - Ảnh 5.

Khối đứng, gồm các đơn vị trên đảo và kiều bào,

Kiều bào ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ xúc động dự lễ chào cờ tại Trường Sa - Ảnh 6.
Kiều bào ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ xúc động dự lễ chào cờ tại Trường Sa - Ảnh 7.

Khối sĩ quan đi qua lễ đài.

Kiều bào ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ xúc động dự lễ chào cờ tại Trường Sa - Ảnh 8.

Khối sĩ quan phối hợp.

Kiều bào ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ xúc động dự lễ chào cờ tại Trường Sa - Ảnh 9.

Các thành viên chụp ảnh lưu niệm sau lễ chào cờ.

Kiều bào ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ xúc động dự lễ chào cờ tại Trường Sa - Ảnh 10.

Kiều bào dâng hương tại tượng đài Trần Hưng Đạo

Sunday, April 29, 2018

Đại quân Syria cất mẻ lưới lớn ở Homs: Phiến quân như cá nằm trên thớt chờ chết?

Đại quân Syria cất mẻ lưới lớn ở Homs: Phiến quân như cá nằm trên thớt chờ chết?
Đại quân Syria cất mẻ lưới lớn ở Homs: Phiến quân như cá nằm trên thớt chờ chết?
Không quân Nga, hỏa lực Syria biến sào huyệt IS thành địa ngục lửa
Không quân Nga, hỏa lực Syria biến sào huyệt IS thành địa ngục lửa
Quân đội Syria diệt 3 chỉ huy chiến trường, bắt sống thủ lĩnh cao cấp IS
Quân đội Syria diệt 3 chỉ huy chiến trường, bắt sống thủ lĩnh cao cấp IS
Quân tinh nhuệ Syria gần như san phẳng trận địa IS ở nam Damascus
Quân tinh nhuệ Syria gần như san phẳng trận địa IS ở nam Damascus
Hàng chục xe tăng và pháo binh cùng với hàng trăm xe bán tải gắn hỏa lực mạnh của Quân đội Syria đang di chuyển từ khu vực Đông Qalamoun theo các tuyến đường tới Bắc Homs.

Cùng vào thời điểm, các lực lượng Vệ binh cộng hoà Sư đoàn 4, lữ đoàn 103 và hàng chục nghìn dân quân Syria-Iraq và Palestine đang bao vây và chia cắt trại tị nạn Yarmouk tại phía nam thủ đô Damascus, Bộ Quốc phòng Syria tuyên bố khởi động chiến dịch Bắc Homs với mục tiêu là khu vực đô thị thuộc đồng bằng al-Grab đã bị bao vây từ nhiều năm nay.

Đa phần lực lượng đối lập ở đây là đến từ thành phố Homs, sau khi chiến dịch của Quân đội Syria ở thành phố này năm 2013 thành công và trục xuất hàng nghìn chiến binh bằng một thoả thuận.

Cho tới nay, tại khu vực bao quanh Bắc Homs, các đơn vị tăng cường của Lực lượng Hổ đang di chuyển và tập hợp.

Hàng chục xe tăng và pháo binh cùng với hàng trăm xe bán tải gắn hoả lực đang di chuyển từ khu vực Đông Qalamoun theo các tuyến đường tới Bắc Homs.

Đại quân Syria cất mẻ lưới lớn ở Homs: Phiến quân như cá nằm trên thớt chờ chết? - Ảnh 1.

Binh sĩ quân đội Syria ở Homs.

Cá nằm trên thớt

Các lực lượng tham chiến ở cả hai phía bao gồm:

Lực lượng chính phủ Syria: Lực lượng Tiger, dân quân của Đảng SSNP, dân quân Shia PMU Iraq, dân quân thuộc Vệ binh Quốc gia Syria.

Tổng số lượng khoảng 15-20 nghìn quân cùng rất nhiều xe cơ giới và pháo binh.

Lực lượng đối lập trong khu vực Bắc Homs: Các nhóm Ahrar al-Sham, Hayyat Tahrir al-Sham, Faylaq al-Sham, Jaysh al-Tawheed, Jaysh al-Izza và các nhóm đối lập Quân đội Syria tự do FSA khác.

Tổng số lượng các chiến binh đối lập vào khoảng từ 5 tới 10 nghìn quân.

Lực lượng đối lập tại Bắc Homs có sự sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2017-2018. Việc khu vực này bị bao vây chặt, và những thể hiện yếu kém của nhóm quân này tại tỉnh Homs đã làm các nhà tài trợ thất vọng. Từ giảm dần năm 2016 cho tới cắt hẳn viện trợ của nước ngoài vào giữa năm 2017 đã làm lực lượng này trở nên chia rẽ.

Hàng tháng, hàng trăm chiến binh đối lập mang vũ khí ra hàng lực lượng chính phủ bao vây, có thể ước tính quân số của lực lượng đối lập ban đầu vào khoảng 15 nghìn nhưng đã hao hụt ít nhất 5 nghìn binh lính và chỉ huy quy hàng chính phủ và tham gia lực lượng dân quân ủng hộ chính phủ "Lá chắn Qalamoun" mà lý do chính là nhiều tháng không nhận được lương.

Bắc Homs đa phần là vùng nông nghiệp, mật độ dân cư không đông và không có các xưởng cơ khí, do vậy việc tự sản xuất đạn dược và thuốc nổ là hạn chế. Các giao tranh gần đây của lực lượng đối lập thể hiện họ bị yếu kém về hoả lực cũng như quân số so với lực lượng bao vây.

Gần như các cuộc giao tranh chỉ diễn ra trong vòng vài giờ, với kết quả là phe đối lập phải tháo chạy khỏi vị trí xuất phát khi mới chỉ đối đầu với dân quân thân chính phủ chứ chưa phải là lực lượng chính quy.

Tinh thần này cũng ảnh hưởng nhiều đến quan điểm của nhân dân trong khu vực, các hội đồng làng yêu cầu phe đối lập không được đóng quân trong các làng tại đây. Và cao trào hơn, họ trục xuất các chiến binh nhóm khủng bố Hayyat Tahrir al-Sham (HTS) khỏi một loạt làng mạc phía Đông Bắc để quân đội Syria vào tiếp quản trong tháng 4.

Từ đầu năm 2018, sau các chiến dịch Abu Duhour, Đông Ghouta, Đông Qalamoun... Lực lượng Tiger trở thành lực lượng duy nhất trên chiến trường Syria kết thúc những khu vực bị bao vây nhiều năm với thiệt hại tương đối nhỏ.

Thanh thế của lực lượng này đè bẹp ý chí phản kháng của các nhóm đối lập bị bao vây khắp Syria. Có thể thấy lực lượng đối lập tại Bắc Homs đang hoảng sợ thật sự, họ yêu cầu cộng đồng quốc tế can thiệp tuy nhiên gần như không có một sự đáp trả nào từ các nhà tài trợ.

Đại quân Syria cất mẻ lưới lớn ở Homs: Phiến quân như cá nằm trên thớt chờ chết? - Ảnh 2.

Lực lượng đối lập Bắc Homs ra tuyên bố, yêu cầu cộng đồng quốc tế can thiệp khi quân đội chính phủ Syria liên tục nã pháo vào các vị trí trong khu vực.

Dự đoán diễn biến chiến dịch 

Đồng bằng al-Ghab là một khu vực nông nghiệp màu mỡ. Sông Orontes chảy theo hướng phía bắc vào đồng bằng gần Muhradah, khoảng 25 km về phía tây bắc của Hama.

Thung lũng này đã bị ngập lụt trong nhiều thế kỷ bởi nước của sông Orontes, mà làm cho nó trở thành một đầm lầy. "Dự án Ghab" từ những năm 1950, biến đầm lầy thành nơi con người sinh sống, mở rộng đất trồng trọt thêm 41.000 ha (160 km vuông) đất nông nghiệp được tưới tiêu.

al-Grab bị phân chia các dãy núi al-Ansariyah ở phía tây và dãy núi Zawiyah và vùng cao nguyên ở phía đông.

Địa hình tại al-Grab là rất phù hợp với kiểu tác chiến của Lực lượng đặc nhiệm Tiger.

Một địa hình tương tự trong chiến dịch Abu Duhour vào cuối năm 2017 đầu năm 2018, khi lực lượng Tiger kiểm soát hàng chục làng mạc nông nghiệp tại Nam Idlib, Đông Bắc Hama mỗi ngày và bố trí hoả lực chính xác đập tan tất cả các cuộc phản kích của đối phương.

Có thể chia Bắc Homs ra 3 khu vực.

- Khu vực phía Tây, đa phần do Ahrar al-Sham quản lý.

- Khu vực dải đô thị trung tâm, kiểm soát cao tốc Homs-Hama do liên minh các nhóm FSA quản lý.

- Khu vực phía Đông, đa phần do Hayyat Tahrir al-Sham quản lý.

Đại quân Syria cất mẻ lưới lớn ở Homs: Phiến quân như cá nằm trên thớt chờ chết? - Ảnh 3.

Địa hình đồng bằng al-Grab khu vực Bắc Homs bị bao vây.

Có thể thấy rõ, giao tranh tại đây trong năm 2018 chủ yếu tại hai khu vực Đông-Tây. Tức là, khu vực trung tâm tuy tập trung nhiều dân cư lại đứng ngoài giao tranh.

  • "Sát thủ diệt Guam" Trung Quốc có thể ngăn Hải quân Mỹ ngáng đường mà không tốn 1 quả đạn

  • Trận kịch chiến giữa những xe tăng Mỹ chế tạo ở cầu Bông: Đại quân thẳng tiến về Sài Gòn

  • Kể cả khi "bắt nhầm" tên lửa giả, món quà từ Syria vẫn là vô giá đối với Nga?

Dự kiến, các lực lượng Syria sẽ chia cắt 3 khu vực này theo 2 mũi tấn công, kết hợp vừa đánh vừa đàm để tất cả các đô thị vùng trung tâm phải chấp nhận đầu hàng.

Thời gian để hoàn thành giai đoạn này sẽ phải mất 1-2 tuần. Sau đó là kết hợp nổi dậy và lấn chiếm để dồn hai nhóm ở Đông và Tây vào 2 khu vực nhỏ hơn.

Bị cắt khỏi tiếp vận ở khu vực trung tâm, hai nhóm đối lập Đông và Tây sẽ phải chấp nhận một giải pháp hoà bình để di chuyển về khu vực Tây Bắc Syria, chấm dứt hoàn toàn sự hiện diện của các lực lượng đối lập ở tỉnh Homs.

Xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập: Tại sao đại đội phó kỹ thuật lại đi nạp đạn xe tăng?

Xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập: Tại sao đại đội phó kỹ thuật lại đi nạp đạn xe tăng?
Xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập: Tại sao đại đội phó kỹ thuật lại đi nạp đạn xe tăng?
Trong các thành viên kíp xe tăng 390 húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập trưa 30/04/1975 có một thành viên khá đặc biệt: Thiếu úy Lê Văn Phượng, Đại đội phó kỹ thuật.

Người tinh ý một chút sẽ đặt câu hỏi: Tại sao đại đội phó lại đi nạp đạn- một vị trí không đòi hỏi gì nhiều về trình độ chuyên môn kỹ thuật, thường do các binh nhất, binh nhì đảm nhiệm? Thực sự đó là một câu hỏi có lý!

Đại đội phó kỹ thuật- Anh là ai?

Trong biên chế của binh chủng Tăng Thiết giáp Quân đội nhân dân Việt Nam, có một chức danh hơi khác đối với các đơn vị bộ binh- chức danh cấp phó kỹ thuật. Đó là thành viên trong ban chỉ huy đơn vị, có nhiệm vụ giúp cấp trưởng giải quyết mọi vấn đề liên quan đến công tác kỹ thuật trong phạm vi đơn vị.

Tuy nhiên, chức danh này chỉ có từ cấp đại đội trở lên. Ở cấp đại đội được gọi là Đại đội phó kỹ thuật, ngày nay gọi là Phó đại đội trưởng về kỹ thuật.

Trong điều kiện hiện tại, các cán bộ kỹ thuật cấp đại đội thường được đào tạo tại hệ kỹ thuật của Trường sĩ quan Tăng Thiết giáp (trước đây gọi là Trường sĩ quan Chỉ huy- Kỹ thuật Tăng) hoặc từ sĩ quan hệ chỉ huy chuyển loại qua. Còn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thường thường các cán bộ kỹ thuật cấp đại đội trưởng thành từ lái xe lên.

Thông thường, trong số lái xe của mỗi đơn vị người ta sẽ chọn lấy một người có tay lái khá nhất, có kinh nghiệm sử dụng, bảo quản, sửa chữa xe... để giao nhiệm vụ làm kỹ thuật viên. Sau một thời gian, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ này sẽ được đưa đi bồi dưỡng một lớp ngắn hạn rồi sau đó bổ nhiệm Đại đội phó kỹ thuật.

Khi đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện- sẵn sàng chiến đấu thì đại đội phó kỹ thuật có trách nhiệm tổ chức tốt công tác bảo đảm kỹ thuật cho nhiệm vụ của đơn vị, đồng thời chịu trách nhiệm chính về hệ số sẵn sàng chiến đấu của toàn bộ số trang bị trong biên chế của đại đội mình.

Là giáo viên phụ trách các khoa mục huấn luyện kỹ thuật của đơn vị, đặc biệt là huấn luyện nâng cao trình độ cho đội ngũ lái xe.

Xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập: Tại sao đại đội phó kỹ thuật lại đi nạp đạn xe tăng? - Ảnh 1.

Xe tăng 390 chuẩn bị hành quân thần tốc vào Nam chiến đấu.

Khi hành quân chiến đấu, đại đội phó kỹ thuật là người giúp đại đội trưởng lập kế hoạch hành quân phù hợp với tình hình đường sá và khả năng của xe máy, lái xe, tính toán số lượng khí tài dự bị cần thiết phải đem theo, các cung chặng phải bổ sung nhiên liệu, dầu mỡ và bảo dưỡng các cấp v.v...

Trong quá trình hành quân thường đi cuối đội hình cùng với tổ thợ kịp thời khắc phục mọi hỏng hóc trong khả năng của mình.

Còn trong chiến đấu, vị trí của đại đội phó kỹ thuật là ở Đài quan sát kỹ thuật. Các thành phần giúp việc gồm có kỹ thuật viên, thợ sửa chữa và các thành viên dự bị. Có trường hợp được trang bị xe dắt (BTS).

Xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập: Tại sao đại đội phó kỹ thuật lại đi nạp đạn xe tăng? - Ảnh 2.

Đài quan sát kỹ thuật thường đặt sau đội hình chiến đấu, ở khoảng cách có thể quan sát được tình hình chiến đấu và thường xuyên cơ động theo đội hình với nhiệm vụ kịp thời cứu kéo, cứu hộ, và sửa chữa các hỏng hóc của trang bị... xảy ra trong quá trình chiến đấu.

Thiếu úy Lê Văn Phượng nhập ngũ năm 1965. Sau khi vào binh chủng anh được cử đi học lái xe tăng. Về đơn vị công tác một thời gian anh được đi đào tạo lái xe cấp 2 và được giao nhiệm vụ làm kỹ thuật viên đại đội rồi làm trợ lý kỹ thuật tiểu đoàn. Từ năm 1973 anh được bổ nhiệm làm Đại đội phó kỹ thuật của Đại đội 4 xe tăng.

Trong cuộc hành quân "Thần tốc" dọc miền duyên hải, Lê Văn Phượng thường đi cùng xe 380 là xe đi cuối đội hình.

Anh đã chỉ dạo khắc phục hầu hết các hư hỏng nhỏ trong đại đội và góp công lớn trong việc đưa đủ 100% xe của đơn vị đến vị trí tập kết (xe 386 sau đó mới hỏng). Và mặc dù là cán bộ đại đội song trên đường hành quân thỉnh thoảng anh vẫn xuống lái đỡ lái xe khi anh em mệt.

Xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập: Tại sao đại đội phó  kỹ thuật lại đi nạp đạn xe tăng? - Ảnh 3.

Lê Văn Phượng - thành viên đặc biệt của kíp xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa 30/04/1975. Ảnh: Nguyễn Khắc Nguyệt.

Sự lựa chọn của lịch sử?

Chiến dịch Hồ Chí Minh trên cánh đông đã tiến hành được 3 ngày song hướng chủ yếu của quân đoàn 2 vẫn bị đối phương cầm chân ở căn cứ Nước Trong. Đại đội XT 5 phối thuộc cho Trung đoàn 9, Sư đoàn 304 đã chiến đấu liên tục 3 ngày song vẫn chưa chọc thủng được cái chốt chặn nguy hiểm này và đã bị tổn thất khá nhiều- kể cả khi được chi viện 1 xe của Đại đội XT 4.

Không thể chờ đợi lâu hơn, ngày 29.4.1975 Lữ đoàn xe tăng 203 quyết định tung Đại đội XT 4 vào nhằm tạo ra bước đột phá mới để mở đường tiến quân cho quân đoàn nhanh chóng tiến về Sài Gòn. Nhiệm vụ của đại đội là chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài của địch tại căn cứ Nước Trong và nhanh chóng phát triển ra đường 15.

Tính chất của trận đánh này là tiến công địch phòng ngự trong công sự nhưng lại có một chút dáng dấp hành tiến tiến công. Vì vậy, cả đại đội phó kỹ thuật cùng các thành viên tổ kỹ thuật đều đi theo các xe để phụ giúp cho nạp đạn.

Đây là một công việc hết sức nặng nhọc nên có thêm người giúp sẽ đỡ vất vả. Ngoài ra, khi có thêm một người nạp đạn thì chiến sĩ nạp đạn sẽ có thể sử dụng khẩu trọng liên 12, 7 mm để diệt địch.

Sau khi xe 380 bị thương trong trận đánh trước, đại đội phó kỹ thuật Lê Văn Phượng chuyển sang đi cùng xe tăng 390. Thành viên của xe này gồm có: Trung úy Vũ Đăng Toàn, chính trị viên đại đội kiêm trưởng xe; Nguyễn Văn Tập- lái xe; Ngô Sĩ Nguyên- pháo thủ và Đỗ Cao Trường- pháo thủ số hai (nạp đạn).

Xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập: Tại sao đại đội phó kỹ thuật lại đi nạp đạn xe tăng? - Ảnh 4.

Xe tăng 390 trong đội hình QGP đánh chiếm dinh Độc Lập trưa 30.04.1975. Ảnh tư liệu.

Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt. Quân địch lợi dụng các công sự kiên cố và địa hình có lợi ngăn chặn quyết liệt.

  • Trận kịch chiến giữa những xe tăng Mỹ chế tạo ở cầu Bông: Đại quân thẳng tiến về Sài Gòn

  • Giải phóng Sài Gòn: Từ xe máy đón đặc phái viên của Bộ Chính trị tới quyết tâm chiến lược

  • Nga "xẻ thịt" tên lửa thu được của Mỹ và liên quân: Bóc trần bí mật quân sự tinh vi

Để tăng cường sức mạnh hỏa lực, pháo thủ số hai Đỗ Cao Trường nhô người ra ngoài tháp pháo bắn 12, 7 mm. Công việc nạp đạn trong xe do đại đội phó Lê Văn Phượng đảm nhiệm. Những loạt đạn trọng liên thẳng căng đã làm tăng đáng kể hỏa lực của xe tăng.

Bỗng một quả đạn pháo nổ gần. Vài mảnh đạn văng lên chém vào hông và chân của Trường. Tuy vậy, anh vẫn kiên cường chiến đấu cho đến lúc trận đánh kết thúc thắng lợi mới chịu đi viện. Kể từ đó trở đi, vị trí pháo thủ số hai- nạp đạn của xe tăng 390 do thiếu úy Lê Văn Phượng, Đại đội phó kỹ thuật đảm nhiệm.

Đó chính là câu trả lời cho câu hỏi đã đặt ra ở trên. Còn tại sao lại như vậy thì có lẽ là do sự lựa chọn của lịch sử!