Thiết giáp hạm trên bộ
Cách đây không lâu xe tăng T-95 lại khiến người ra phải nhắc tới nó. Trên mạng xuất hiện bức ảnh đã từng một thời gây bão của "Object 195" và được trang tin quân sự tổng hợp Bmpd của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ nổi danh để mắt tới.
Đối với những fan hâm mộ xe tăng bình thường thì bức ảnh này được coi gần như là bức ảnh T-95 đầu tiên chất lượng và toàn cảnh nhất được tung lên mạng để mọi người có thể chiêm ngưỡng gần như tất cả những đặc điểm của cỗ máy tiềm năng này.
Theo các thông tin đăng tải, trong bức ảnh là nguyên mẫu đầu tiên của chiếc xe tăng chủ lực "Object 195" được thực hiện trong khuôn khổ chươn trình nghiên cứu phát triển "Hoàn thiện-88".
Bức ảnh toàn cảnh về nguyên mẫu đầu tiên của xe tăng T-95.
Độc giả có thể đã từng nhìn thấy những bức ảnh của nguyên mẫu thứ hai của chiếc T-95. Trên một trong số những bức ảnh đó, tháp pháo của cỗ máy chiến đấu bị chùm bạt, trong bức ảnh thứ hai cũng khó nhìn rõ toàn bộ đặc điểm của chiếc xe tăng do góc chụp.
Tổng cộng, theo thông tin của Bmpd, người ta đã chế tạo 03 nguyên mẫu "Object 195". Chiếc xe tăng trong bức ảnh mới được trang bị trạm radar quan sát-ngắm bắn và tổ hợp phòng vệ chủ động "Shtandart" hoàn toàn mới. Hệ thống xích đã được tháo ra.
Câu chuyện liên quan tới việc chế tạo chiếc xe tăng ấn tượng này đầy rẫy những vết đen, nhưng hiện giờ khó có thể tìm được các thông tin chung từ nguồn truy cập mở (chưa nói tới tính xác thực của những thông tin đó).
Mục tiêu của dự án là tìm kiếm sự thay thế đối với lực lượng xe tăng chiến đấu chủ lực thiếu đồng bộ của Liên Xô.
Điều quan trọng là phải chế tạo được chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực giải quyết được những khiếm khuyết của các cỗ máy như T-72 và T-64 vốn có khả năng bảo vệ tổ lái thấp do thiết kế chật hẹp khiến thùng nhiêu liệu và buồng chứa đạn không được bố trí tách biệt khỏi tổ lái.
Nói chung, ngay trong thập niên 80 đã rõ rằng trường phái chế tạo xe tăng cổ điển của Liên Xô phần nhiều đã bị mai một. Trong khi đó những công nghệ mới giúp người ta đã chế tạo chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực với tháp pháo độc lập điều khiển từ xa và có tính ổn định cao.
Khẩu pháo của T-95 nằm trên tháp pháo tự hành khá nhỏ, còn buồng chứa đạn, qua đánh giá có thể thấy nó nằm dưới tháp pháo, mặc dù có cả những thông tin khác. Tổ lái gồm 3 người được các kỹ sư bố trí trong khoang chống đạn nằm ở phía trước.
Bên cạnh đó, sau này có thể bớt đi một thành viên khi giảm số lượng xuống còn mức tối đa - 2 người. Điều này khó có thể gọi là ưu thế hay khiếm khuyết của chiếc xe tăng. Người Mỹ, lấy ví dụ, để vận hành (cả sửa chữa) tổ lái phải cần 4 người mới đủ.
Khả năng sinh tồn của T-95 trên chiến trường không chỉ nhờ bố trí bên trong theo kiểu mới, mà còn nhờ hệ thống phòng vệ chủ động đa diện và đa chiều "Shtandart" mà đã được nhắc tới ở trên.
Một nguyên mẫu của xe tăng T-95
Chính các kỹ sư Nga trong thời kỳ Xô Viết là những người đầu tiên trên thế giới đã chế tạo được tổ hợp phòng vệ chủ động dành cho các xe tăng. Hệ thống phòng hộ "Drozd" cũ, ngoài những khả năng nêu trên, có thể xử lý được các loại đạn với vận tốc tối đa 700m/s.
"Shtandart" đương nhiên được thiết kế trên cơ sở kinh nghiệm chế tạo và vận hành tổ hợp "Drozd". Và nó đã chứng tỏ được hiệu quả tiềm năng của mình.
Điểm mới chính của chiếc xe tăng là khẩu pháo nòng trơn 152mm 2A83 có uy lực vượt trội tất cả các loại pháo xe tăng của NATO và Liên Xô, biến T-95 thành một chiếc xe tăng xuyên phá tiềm năng nhất, ngoài ra, nó đảm bảo khả năng tiêu diệt hiệu quả mục tiêu là các xe tăng chủ lực của đối phương từ khoảng cách xa.
Ưu thế này trông có vẻ rất hấp dẫn. Nhưng cuối cùng dự án bị đóng lại: Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng "nó lỗi thời về mặt tinh thần".
Sự lựa chọn hợp lý?
Chúng ta sẽ cố gắng làm rõ tại sao giới quân sự lại lựa chọn T-14. Do đó, cần phải so sáng các tính năng của hai chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực.
Ý tưởng. Ý tưởng chung của hai chiếc xe tăng giống nhau: Là những cỗ máy khá đồ sộ theo các chuẩn mực của Liên Xô, sở hữu các tháp pháo tự hành và bảo đảm khả năng bảo vệ tốt cho các tổ lái.
Nói chung, xe tăng T-14 Armata có bóng dáng kẻ kế thừa của "Object 195". Nó kinh tế tới mức nào là điều khó nói. So sánh hai cỗ máy được sản xuất hàng loạt là điều không bao giờ thực hiện được, còn đưa ra những kết luận về tính kinh tế dựa trên cơ sở phân tích ý tưởng là điều vô nghĩa.
Tính cơ động. Theo các thông tin hiện có, T-95 có thể được trang bị động cơ diezel A-85-3 (12H360) V12 hình dạng X với hệ thống đẩy bằng tuốc-bin khí, làm mát bằng chất lỏng xen kẽ làm mát bằng không khí.
Động cơ có dung tích 35 lít cho công suất đỉnh khoảng 1500 mã lực, là thiết kế hoàn toàn mới với nhiều dự địa nâng cấp. Xe tăng T-14 Armata cũng được trang bị 12H360: Nhưng trước đó hàng loạt các nguồn tin cho rằng để tăng tuổi thọ, người giảm đáng kể công suất của nó.
Theo nhưng thông tin mới nhất, công suất của T-14 thay đổi theo nhu cầu: 1350/1500/1800 mã lực. Có thể nói rằng dù sao thì về mặt hình thức, tỷ lệ công suất/trọng lượng trung bình của T-95 và T-14 là khá cao.
Theo chỉ số này, các xe tăng này sánh ngang hoặc thậm chí còn tốt hơn những cỗ máy của phương Tây. Xin nhắc lại, "Abrams" bất chấp có trọng lượng nặng nhưng luôn sở hữu khả năng cơ động cao, nhưng với điều kiện mặt đường chịu được tải trọng đó.
Hoả lực. Ở đây sự khác biệt giữa T-95 và T-14 đập ngay vào mắt. Khẩu pháo 2A82 125mm được lắp đặt trên cỗ xe tăng mới của Nga được các chuyên gia cho là có tiềm năng tốt, nhưng không giúp nó có được lợi thế trước các khẩu pháo tương tự của phương Tây.
Để đối trọng với điều này, khẩu pháo 152mm của T-95 có thể không chỉ là mối đe doạ với các xe tăng "Challenger" và "Leopard", mà còn tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang mới bởi vì các nước khác cũng muốn có.
Những nền tảng cũ, nhiều khả năng, không thể bảo đảm được khả năng vận hành ổn định hệ thống hoả lực mạnh. Nhưng điều nay, tất nhiên, chỉ là lý thuyết.
Trên thực tế việc tăng kích thức lên 152mm có thể khiến cho tuổi thọ của khẩu pháo và số lượng đạn giảm xuống hoặc làm tăng trọng lượng của cỗ máy. Nói cách khác, vấn đề còn nhiều tranh cãi và phức tạp.
Hệ thống điện tử. Đây là một khía cạnh quan trọng đối với mọi cỗ xe tăng hiện đại. T-14 được trang bị radar bao quanh tầm trung với ăng ten lưới mảng pha chủ động, các camera quan sát HD cực tím với tầm quan sát bao quanh 360 độ và nhiều thiết bị có ích khác.
"Object 195" là cỗ máy cũ hơn, đương nhiên hệ thống điện tử cũng lỗi thời hơn. Tuy nhiên, trong quá trình nâng cấp người ta có thể trang bị cho nó hệ thống điện tử mới không thua kém hệ thống đang trang bị cho xe tăng T-14 Armata.
Kết luận
Việc thiếu các thông tin về xe tăng T-95 không cho phép người ta phân tích chính xác về tiềm năng của nó. Nhưng trên cơ sở những dữ liệu hiện có có thể phỏng đoán rằng chiếc T-14 về mặt ý tưởng hoàn toàn không có những ưu thế rõ nét trước cỗ máy cũ hơn T-95.
Cũng tương như vậy, "Object 195" cũng không có ưu thế chắc chắn trước người tiền nhiệm của mình. Lựa chọn thiên về T-14 nhiều khả năng là do sự cần thiết phải chế tạo không chỉ một cỗ xe tăng mới, mà là một nền tảng bánh xích cho cả một dòng xe thiết giáp mới.
Tuy nhiên không loại trừ mong muốn của những đối tượng liên quan muốn có thêm nguồn tài chính cho nghiên cứu mới.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata được trưng bày tại Triển lãm quân sự quốc tế Army 2018
No comments:
Post a Comment