Hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-300 lần đầu tiên được đưa vào biên chế cho Không quân Liên Xô năm 1978 và cũng kể từ thời điểm đó, tổ hợp không ngừng được nâng cấp và cải tiến nhằm trang bị cho Moscow những khả năng phòng thủ tốt nhất.
Hiện nay, S-300, với nhiều biến thể khác nhau, đang được khoảng 20 quốc gia tin dùng và danh sách khách hàng tiềm năng được dự báo sẽ vẫn còn kéo dài hơn nữa.
S-300P, phiên bản đầu tiên được thiết kế chuyên dụng cho nhiệm vụ đánh chặn tên lửa hành trình, dù không ghi nhận những tính năng thực sự nổi bật so với các hệ thống khác cùng thời, chẳng hạn như S-200, nhưng vẫn là nguyên mẫu mà dựa vào đó nước vận hành có thể phát triển thành nhiều biến thể hiện đại, trở thành một trong những tổ hợp phòng không tốt nhất thế giới.
Tính đến năm 2018, đã có 3 dòng tên lửa S-300 với hơn 10 biến thể khác nhau được chế tạo, gồm: S-300P với phiên bản đầu tiên đưa vào sử dụng năm 1978, S-300V và S-300F đều ra đời năm 1984.
S-300P chưa phải là một bước đột phá về tầm bắn, tốc độ hay tải trọng đầu đạn nhưng lại là cuộc các mạng về thiết kế bởi bề ngoài của nó khác rất nhiều so với các hệ thống cùng thời.
Phương thức phóng thẳng đứng cũng giúp hệ thống có thể tấn công các mục tiêu trên không của kẻ thù trên nhiều địa bàn khác nhau, từ vùng rừng núi cho tới thành thị, trong khi lại đảm bảo rất tốt yêu cầu ngụy trang.
Mô hình thiết kế này đã được nhiều tập đoàn công nghiệp quốc phòng hàng đầu ở cả Nga và trên thế giới ứng dụng khi chế tạo các tên lửa của họ, chẳng như Patriot, KN-06 và HQ-9.
S-300 cũng rất ấn tượng với khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc và chỉ sử dụng một hệ thống điều khiển hỏa lực cùng radar mảng pha quét điện tử thụ động. S-300P có khá năng tấn công cả máy bay và tên lửa hành trình - tính năng đặc biệt được ưa chuộng khi phải đối phó với các cuộc không kích chính xác.
Tên lửa S-300 khai hỏa tại International Army Games 2017 ở trường bắn Ashuluk ngày 5/8/2017. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, S-300V cũng được đánh giá là tổ hợp tên lửa phòng không cơ động uy lực nhất thế giới. Mặc dù S-300V có nhiều điểm tương đồng về công nghệ với S-300P nhưng do được phát triển theo yêu cầu riêng của Phòng không Lục quân Liên Xô nên hệ thống mang rất nhiều nét khác biệt.
S-300V được phát triển để tấn công các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, tên lửa hành trình, máy bay chiến lược - chiến thuật cũng như các phương tiện tác chiến điện tử và cảnh báo sớm trên không.
Đối tượng tác chiến mà S-300V hướng tới là các dòng tên lửa hành trình Lance và Pershing của khối NATO còn nhiệm vụ chính là bảo vệ các lực lượng đặc nhiệm và các cơ sở hạ tầng công nghiệp, quân sự quan trọng trước các cuộc không kích ồ ạt.
S-300V trang bị 2 loại tên lửa chính: Novator 9M82/SA-12B Giant - dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không ở mọi độ cao gồm cả tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn; và 9M83/SA-12A Gladiator để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, tên lửa không đối đất siêu thanh, hay máy bay gây nhiễu tầm xa.
Dòng tên lửa tiếp theo thuộc họ S-300 là S-300F - phiên bản hải quân. S-300F là phiên bản đầu tiên trang bị trên tàu chiến mặt nước với loại tên lửa 5V55RM mới có tầm hoạt động từ 7 - 90 km, độ cao chiến đấu 25.000 m, khối lượng đầu đạn 133 kg, động cơ nhiên liệu rắn.
S-300F sử dụng 3 loại radar tùy theo từng biến thể và đơn đặt hàng gồm: MR-750 (Top Steer) với tầm hoạt động 300 km; Voskhod MR-800 (Top Pair) 200 km và 3R41 Volna (Top Dome) 100 km. S-300F được triển khai đầu tiên trên các tàu tuần dương 1144 và 1164 vào năm 1984.
Hệ thống phòng không S-300 của Nga diễn tập bắn đạn thật
No comments:
Post a Comment