Lực lượng Tuần duyên Nga và Hải quân Ukraine vừa qua đã có cuộc chạm trán ở vùng biển Azoz gần eo biển Kerch.
Hình ảnh tàu tuần duyên "Don" của Nga khi va chạm với tàu kéo Yany Kapu của Hải quân Ukraine.
Phía Ukraine cáo buộc tàu tuần duyên "Don" của Nga đã đâm húc vào các tàu Hải quân Ukraine.
Tàu tuần duyên "Don" số hiệu 353 của Nga.
Ukraine cũng cáo buộc Tuần duyên Nga đã nã pháo vào tàu hải quân của họ nhưng không nói rõ là tàu nào.
Với tàu tuần duyên "Don", đây là loại tàu kéo cứu hộ thuộc đề án 745P, tàu được hạ thủy vào tháng 08/1996, đưa vào biên chế ngày 24/10/1997. Các tàu kéo cứu hộ đề án 745P có chiều dài 56,5m, rộng 12,64m, mớn nước 4,6m, lượng giãn nước 1.620 tấn, tốc độ tối đa 13 hải lý/giờ.
Phần lớn các tàu kéo cứu hộ đề án 745P được trang bị 2 pháo AK-230 (12 tàu), trong khi đó, tàu "Don" cùng 4 tàu khác thuộc cùng đề án lại được trang bị 2 pháo AK-306.
Chiếc tàu còn lại của Tuần duyên Nga xuất hiện trong clip va chạm trên biển với Hải quân Ukraine tuy không nhìn rõ số hiệu nhưng có thể nhận ra nó thuộc đề án 22460.
Tàu tuần duyên đề án 22460 lớp Rubin của Nga.
Các tàu tuần duyên thuộc đề án 22460 (lớp Rubin) có chiều dài 62,5m, lượng giãn nước 630 tấn, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ. Vũ khí trên tàu có 1 pháo AK-630M được dẫn bắn bởi hệ thống quang điện SP-520M. Ngoài ra, tàu còn có 2 súng máy hạng nặng Kord cỡ nòng 12,7mm.
Trong một pha đâm húc quyết liệt vào tàu Ukraine, 1 tàu tuần duyên thuộc đề án 22460 mang số hiệu 354 của Nga đã bị xé toạc phần hông, hư hỏng khá năng, tuy nhiên không ảnh hưởng tới khả năng hoạt động cũng như không bị vào nước.
Tàu tuần duyên số hiệu 354 của Nga bị hư hỏng.
Trong sự việc vừa qua, tổng cộng có 3 tàu của Ukraine đã bị Nga bắt giữ, trong đó gồm 1 tàu kéo và 2 tàu cao tốc tấn công (hay nói chính xác hơn là xuồng hạng nặng).
3 tàu hải quân Ukraine bị Nga bắt giữ trong sự kiện vừa qua gồm tàu Nikopol (số hiệu P176), Berdyansk (số hiệu P175) và tàu kéo Yany Kapu (số hiệu A947).
2 tàu cao tốc này là tàu Berdyansk (số hiệu P175) và Nikopol (số hiệu P176) cùng thuộc đề án 58155 (lớp Gyurza-M). Các tàu đề án 58155 lớp Gyurza-M là những tàu chiến đầu tiên được đóng mới cho Hải quân Ukraine sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crime và chiến sự miền Đông Ukraine nổ ra vào năm 2014.
Các tàu đề án 58155 có chiều dài 23m, rộng 4,8m, lượng giãn nước 54 tấn, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ. Vũ khí trên tàu có 2 module vũ khí điều khiển từ xa BM-5M.01 Katran-M.
Module vũ khí BM-5M.01 Katran-M có 1 pháo chính ZTM-1 cỡ nòng 30mm, súng máy đồng trục KT cỡ nòng 7,62mm, 2 tên lửa chống tăng Baryer và 2 tên lửa phòng khôngIgla.
Nếu so sánh hỏa lực pháo, rõ ràng pháo chính ZTM-1 trên các tàu Ukraine thua kém hoàn toàn pháo AK-306 trên tàu tuần duyên "Don" chứ chưa kể đến pháo AK-630M trên tàu tuần duyên đề án 22460 của Nga.
Pháo ZTM-1 có tốc độ bắn tối đa 330 phát/phút, tầm bắn tối đa 1.200m với mục tiêu trên biển và 4.000m với mục tiêu trên không. Trong khi đó, pháo AK-306 có tốc độ bắn tối đa xấp xỉ 1.000 phát/phút, tầm bắn tối đa 5.000m với mục tiêu trên biển và 4.000m với mục tiêu trên không.
Pha đâm húc quyết liệt của tàu Nga vào tàu Ukraine.
Còn với pháo AK-630M có tốc độ bắn tối đa lên đến 4.000-5.000 phát/phút, tầm bắn với mục tiêu trên biển và trên không tương tự pháo AK-306.
Điểm ưu việt về hỏa lực duy nhất của các tàu Ukraine chính là nằm ở tên lửa chống tăng Baryer.
Loại tên lửa này có tầm bắn tối đa lên đến 5.000m và với khả năng xuyên giáp (kể cả giáp phản ứng nổ) của các loại xe tăng thì nó có thể dễ dàng xuyên thủng lớp giáp của các tàu tuần duyên của Nga. Tuy nhiên, đây là loại tên lửa dẫn đường bằng laser bán chủ động nên nó rất dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố tầm nhìn.
Bên cạnh đó, các tàu của Ukraine rõ ràng là quá nhỏ so với các tàu tuần duyên của Nga, nên họ rõ ràng không hề có lợi thế khi so sành với Nga.
No comments:
Post a Comment