Friday, November 30, 2018

Syria không cần dùng S-300 vẫn chặn đứng cuộc tấn công của Israel?

Syria không cần dùng S-300 vẫn chặn đứng cuộc tấn công của Israel?
Syria không cần dùng S-300 vẫn chặn đứng cuộc tấn công của Israel?
Israel giáng đòn không kích đầu tiên vào Syria từ khi Nga bàn giao S-300
Israel giáng đòn không kích đầu tiên vào Syria từ khi Nga bàn giao S-300
Điều phải đến đã đến, Israel bất ngờ tấn công Syria: Chấp luôn tên lửa S-300 Nga
Điều phải đến đã đến, Israel bất ngờ tấn công Syria: Chấp luôn tên lửa S-300 Nga
IL-20 đột ngột tái xuất ở Idlib:
IL-20 đột ngột tái xuất ở Idlib: "Đạn đã lên nòng" - Kalibr-Sukhoi sẽ giáng đòn sấm sét?
Các nguồn tin cho hay, Syria đã sử dụng tên lửa SAM tiên tiến và các loại vũ khí phòng không có độ chính xác cao để đánh chặn các tên lửa xâm nhập.

Trang web tiếng Ả Rập của Sputnik trích dẫn các nguồn tin cao cấp cho biết, các đơn vị phòng không Syria đã chặn hầu hết các tên lửa xâm nhập của địch mà không sử dụng hệ thống tên lửa phòng không S-300 .

Theo đó, Syria đã sử dụng tên lửa SAM tiên tiến và các loại vũ khí phòng không có độ chính xác cao để đánh chặn các tên lửa xâm nhập.

Trong khi đó, một báo cáo của DEBKAfile tiết lộ, trong 75 phút tiến hành không kích ngày 29/11, IDF đã tiêu diệt nhiều mục tiêu của Iran và Hezbollah trong cuộc tấn công mặt đất lớn nhất từ ​​trước đến nay ở Syria.

  • Điều phải đến đã đến, Israel bất ngờ tấn công Syria: Chấp luôn tên lửa S-300 Nga

Ngoài ra, đây cũng không phải là một cuộc không kích bình thường của Israel giống như những cuộc tấn công trong hai năm qua đối với các mục tiêu của Iran ở Syria.

Hai loại tên lửa mặt đất được sử dụng trong cuộc tấn công xuyên biên giới lần này là tên lửa (LORA) với phạm vi tấn công 400km và tên lửa Tamuz.

Các nguồn tin tình báo quân sự cho biết, Israel đã oanh tạc ít nhất 15 địa điểm được cho là thuộc về Iran, các lực lượng dân quân ủng hộ Iran và Hezbollah. Phạm vi tấn công bao phủ một khu vực từ sườn Hermon của Syria ở phía Bắc, xuống trung tâm chỉ huy Iran ở Izra thuộc phía Nam.

Cuộc tấn công xuyên biên giới của Israel đã gây ra thương vong nặng nề cho nhân lực và vật lực của Iran, lực lượng hậu thuẫn và cả Syria. Cho đến tối 30/11, cả Iran, Syria lẫn Hezbollah đều không tiết lộ những mục tiêu chính xác bị phá hủy bởi Israel 24 giờ trước đó. Quân đội Nga ở Syria cũng im lặng.

Xe tăng tối tân bị vứt bỏ đầy tiếc nuối, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố gì?

Xe tăng tối tân bị vứt bỏ đầy tiếc nuối, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố gì?
Xe tăng tối tân bị vứt bỏ đầy tiếc nuối, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố gì?
Trên mạng xã hội gần đây đã xuất hiện bức ảnh về một loại xe tăng tối tân của Nga từng gây bão và được Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ nổi danh Bmpd để mắt tới.

Thiết giáp hạm trên bộ

Cách đây không lâu xe tăng T-95 lại khiến người ra phải nhắc tới nó. Trên mạng xuất hiện bức ảnh đã từng một thời gây bão của "Object 195" và được trang tin quân sự tổng hợp Bmpd của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ nổi danh để mắt tới.

Đối với những fan hâm mộ xe tăng bình thường thì bức ảnh này được coi gần như là bức ảnh T-95 đầu tiên chất lượng và toàn cảnh nhất được tung lên mạng để mọi người có thể chiêm ngưỡng gần như tất cả những đặc điểm của cỗ máy tiềm năng này.

Theo các thông tin đăng tải, trong bức ảnh là nguyên mẫu đầu tiên của chiếc xe tăng chủ lực "Object 195" được thực hiện trong khuôn khổ chươn trình nghiên cứu phát triển "Hoàn thiện-88".

Xe tăng tối tân bị vứt bỏ đầy tiếc nuối, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố gì? - Ảnh 1.

Bức ảnh toàn cảnh về nguyên mẫu đầu tiên của xe tăng T-95.

Độc giả có thể đã từng nhìn thấy những bức ảnh của nguyên mẫu thứ hai của chiếc T-95. Trên một trong số những bức ảnh đó, tháp pháo của cỗ máy chiến đấu bị chùm bạt, trong bức ảnh thứ hai cũng khó nhìn rõ toàn bộ đặc điểm của chiếc xe tăng do góc chụp.

Tổng cộng, theo thông tin của Bmpd, người ta đã chế tạo 03 nguyên mẫu "Object 195". Chiếc xe tăng trong bức ảnh mới được trang bị trạm radar quan sát-ngắm bắn và tổ hợp phòng vệ chủ động "Shtandart" hoàn toàn mới. Hệ thống xích đã được tháo ra.

Câu chuyện liên quan tới việc chế tạo chiếc xe tăng ấn tượng này đầy rẫy những vết đen, nhưng hiện giờ khó có thể tìm được các thông tin chung từ nguồn truy cập mở (chưa nói tới tính xác thực của những thông tin đó).

Mục tiêu của dự án là tìm kiếm sự thay thế đối với lực lượng xe tăng chiến đấu chủ lực thiếu đồng bộ của Liên Xô.

Điều quan trọng là phải chế tạo được chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực giải quyết được những khiếm khuyết của các cỗ máy như T-72 và T-64 vốn có khả năng bảo vệ tổ lái thấp do thiết kế chật hẹp khiến thùng nhiêu liệu và buồng chứa đạn không được bố trí tách biệt khỏi tổ lái.

Nói chung, ngay trong thập niên 80 đã rõ rằng trường phái chế tạo xe tăng cổ điển của Liên Xô phần nhiều đã bị mai một. Trong khi đó những công nghệ mới giúp người ta đã chế tạo chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực với tháp pháo độc lập điều khiển từ xa và có tính ổn định cao.

Khẩu pháo của T-95 nằm trên tháp pháo tự hành khá nhỏ, còn buồng chứa đạn, qua đánh giá có thể thấy nó nằm dưới tháp pháo, mặc dù có cả những thông tin khác. Tổ lái gồm 3 người được các kỹ sư bố trí trong khoang chống đạn nằm ở phía trước.

Bên cạnh đó, sau này có thể bớt đi một thành viên khi giảm số lượng xuống còn mức tối đa - 2 người. Điều này khó có thể gọi là ưu thế hay khiếm khuyết của chiếc xe tăng. Người Mỹ, lấy ví dụ, để vận hành (cả sửa chữa) tổ lái phải cần 4 người mới đủ.

Khả năng sinh tồn của T-95 trên chiến trường không chỉ nhờ bố trí bên trong theo kiểu mới, mà còn nhờ hệ thống phòng vệ chủ động đa diện và đa chiều "Shtandart" mà đã được nhắc tới ở trên.

Xe tăng tối tân bị vứt bỏ đầy tiếc nuối, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố gì? - Ảnh 2.

Một nguyên mẫu của xe tăng T-95

Chính các kỹ sư Nga trong thời kỳ Xô Viết là những người đầu tiên trên thế giới đã chế tạo được tổ hợp phòng vệ chủ động dành cho các xe tăng. Hệ thống phòng hộ "Drozd" cũ, ngoài những khả năng nêu trên, có thể xử lý được các loại đạn với vận tốc tối đa 700m/s.

"Shtandart" đương nhiên được thiết kế trên cơ sở kinh nghiệm chế tạo và vận hành tổ hợp "Drozd". Và nó đã chứng tỏ được hiệu quả tiềm năng của mình.

Điểm mới chính của chiếc xe tăng là khẩu pháo nòng trơn 152mm 2A83 có uy lực vượt trội tất cả các loại pháo xe tăng của NATO và Liên Xô, biến T-95 thành một chiếc xe tăng xuyên phá tiềm năng nhất, ngoài ra, nó đảm bảo khả năng tiêu diệt hiệu quả mục tiêu là các xe tăng chủ lực của đối phương từ khoảng cách xa.

Ưu thế này trông có vẻ rất hấp dẫn. Nhưng cuối cùng dự án bị đóng lại: Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng "nó lỗi thời về mặt tinh thần".

Sự lựa chọn hợp lý?

Chúng ta sẽ cố gắng làm rõ tại sao giới quân sự lại lựa chọn T-14. Do đó, cần phải so sáng các tính năng của hai chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực.

Ý tưởng. Ý tưởng chung của hai chiếc xe tăng giống nhau: Là những cỗ máy khá đồ sộ theo các chuẩn mực của Liên Xô, sở hữu các tháp pháo tự hành và bảo đảm khả năng bảo vệ tốt cho các tổ lái.

Nói chung, xe tăng T-14 Armata có bóng dáng kẻ kế thừa của "Object 195". Nó kinh tế tới mức nào là điều khó nói. So sánh hai cỗ máy được sản xuất hàng loạt là điều không bao giờ thực hiện được, còn đưa ra những kết luận về tính kinh tế dựa trên cơ sở phân tích ý tưởng là điều vô nghĩa.

Tính cơ động. Theo các thông tin hiện có, T-95 có thể được trang bị động cơ diezel A-85-3 (12H360) V12 hình dạng X với hệ thống đẩy bằng tuốc-bin khí, làm mát bằng chất lỏng xen kẽ làm mát bằng không khí.

Động cơ có dung tích 35 lít cho công suất đỉnh khoảng 1500 mã lực, là thiết kế hoàn toàn mới với nhiều dự địa nâng cấp. Xe tăng T-14 Armata cũng được trang bị 12H360: Nhưng trước đó hàng loạt các nguồn tin cho rằng để tăng tuổi thọ, người giảm đáng kể công suất của nó.

Theo nhưng thông tin mới nhất, công suất của T-14 thay đổi theo nhu cầu: 1350/1500/1800 mã lực. Có thể nói rằng dù sao thì về mặt hình thức, tỷ lệ công suất/trọng lượng trung bình của T-95 và T-14 là khá cao.

Xe tăng tối tân bị vứt bỏ đầy tiếc nuối, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố gì? - Ảnh 3.

Theo chỉ số này, các xe tăng này sánh ngang hoặc thậm chí còn tốt hơn những cỗ máy của phương Tây. Xin nhắc lại, "Abrams" bất chấp có trọng lượng nặng nhưng luôn sở hữu khả năng cơ động cao, nhưng với điều kiện mặt đường chịu được tải trọng đó.

Hoả lực. Ở đây sự khác biệt giữa T-95 và T-14 đập ngay vào mắt. Khẩu pháo 2A82 125mm được lắp đặt trên cỗ xe tăng mới của Nga được các chuyên gia cho là có tiềm năng tốt, nhưng không giúp nó có được lợi thế trước các khẩu pháo tương tự của phương Tây.

Để đối trọng với điều này, khẩu pháo 152mm của T-95 có thể không chỉ là mối đe doạ với các xe tăng "Challenger" và "Leopard", mà còn tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang mới bởi vì các nước khác cũng muốn có.

Những nền tảng cũ, nhiều khả năng, không thể bảo đảm được khả năng vận hành ổn định hệ thống hoả lực mạnh. Nhưng điều nay, tất nhiên, chỉ là lý thuyết.

Trên thực tế việc tăng kích thức lên 152mm có thể khiến cho tuổi thọ của khẩu pháo và số lượng đạn giảm xuống hoặc làm tăng trọng lượng của cỗ máy. Nói cách khác, vấn đề còn nhiều tranh cãi và phức tạp.

Hệ thống điện tử. Đây là một khía cạnh quan trọng đối với mọi cỗ xe tăng hiện đại. T-14 được trang bị radar bao quanh tầm trung với ăng ten lưới mảng pha chủ động, các camera quan sát HD cực tím với tầm quan sát bao quanh 360 độ và nhiều thiết bị có ích khác.

"Object 195" là cỗ máy cũ hơn, đương nhiên hệ thống điện tử cũng lỗi thời hơn. Tuy nhiên, trong quá trình nâng cấp người ta có thể trang bị cho nó hệ thống điện tử mới không thua kém hệ thống đang trang bị cho xe tăng T-14 Armata.

Kết luận

  • S-300: "Kẻ ẩn mình trong bóng tối" giúp Syria đập tan đòn tấn công tên lửa của Israel?

  • Israel tấn công Syria ồ ạt lần đầu tiên sau thảm họa IL-20 - PK Syria giáng trả quyết liệt, S-300 đã khai hỏa?

  • Syria "làm nhục" vũ khí Nga: Cả tiêm kích và tên lửa PK bị Israel diệt sạch!

Việc thiếu các thông tin về xe tăng T-95 không cho phép người ta phân tích chính xác về tiềm năng của nó. Nhưng trên cơ sở những dữ liệu hiện có có thể phỏng đoán rằng chiếc T-14 về mặt ý tưởng hoàn toàn không có những ưu thế rõ nét trước cỗ máy cũ hơn T-95.

Cũng tương như vậy, "Object 195" cũng không có ưu thế chắc chắn trước người tiền nhiệm của mình. Lựa chọn thiên về T-14 nhiều khả năng là do sự cần thiết phải chế tạo không chỉ một cỗ xe tăng mới, mà là một nền tảng bánh xích cho cả một dòng xe thiết giáp mới.

Tuy nhiên không loại trừ mong muốn của những đối tượng liên quan muốn có thêm nguồn tài chính cho nghiên cứu mới.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata được trưng bày tại Triển lãm quân sự quốc tế Army 2018


Sau trận tấn công hôm qua, chiến đấu cơ Israel lại áp sát, phòng không Syria tức tốc "lên đạn"

Sau trận tấn công hôm qua, chiến đấu cơ Israel lại áp sát, phòng không Syria tức tốc
Sau trận tấn công hôm qua, chiến đấu cơ Israel lại áp sát, phòng không Syria tức tốc "lên đạn"
Israel tập kích tên lửa dồn dập vào Syria: Moscow - Tel Aviv
Israel tập kích tên lửa dồn dập vào Syria: Moscow - Tel Aviv "trống xuôi, kèn ngược"?
Lửa chiến tranh Syria sẽ bùng lên ở Kavkaz: Vòi bạch tuộc khủng bố không để Nga yên thân
Lửa chiến tranh Syria sẽ bùng lên ở Kavkaz: Vòi bạch tuộc khủng bố không để Nga yên thân
PK Nga vừa diệt máy bay lạ tấn công Khmeimim ở Syria: Chờ đòn báo thù của Moscow
PK Nga vừa diệt máy bay lạ tấn công Khmeimim ở Syria: Chờ đòn báo thù của Moscow
Al-Masdar News dẫn một nguồn tin quân sự Syria cho biết phòng không nước này đã chuyển cấp báo động sẵn sàng chiến đấu cao khi có nhiều chiến đấu cơ Israel áp sát biên giới.

Theo nguồn tin quân sự, các chiến đấu cơ Israel đã thực hiện một số phi vụ xuất kích, quần đảo ở miền Bắc và miền Trung Li-băng như đường bay họ đã thực hiện hôm qua để đột nhập tấn công vào Syria .

Đặc biệt, các chiến đấu cơ Israel còn được nhìn thấy bay từ tỉnh Nabatieh tới thung lũng Bekaa nằm về phía Đông Li-băng.

Máy bay chiến đấu của Không quân Israel thường sử dụng đường bay này để phát động các đợt tấn công vào những mục tiêu bên trong lãnh thổ Syria ở Damascus và Homs.

Bên cạnh đó, chiến đấu cơ Israel cũng thực hiện những chuyến bay trên không phận các thành phố lớn Chouf, Jezzine, và 'Aley.

Đêm hôm trước, Quân đội Syria đã kích hoạt hệ thống phòng không của mình sau khi phát hiện một loạt đạn tên lửa được phóng đi nhằm vào thị trấn Al-Kisweh ở phía Tây Nam Damascus.

Quân đội Syria tuyên bố lực lượng phòng không của họ đã bắn hạ toàn bộ các mục tiêu sau một trận đánh quyết liệt kéo dài hàng giờ đồng hồ.

Tiêm kích F-16 Israel xuất kích tấn công Syria.


Chạy đua Nga, quân đội Mỹ đầu tư khủng vào giáp sắt kiểu Avengers

Chạy đua Nga, quân đội Mỹ đầu tư khủng vào giáp sắt kiểu Avengers
Chạy đua Nga, quân đội Mỹ đầu tư khủng vào giáp sắt kiểu Avengers
Công nghệ exoskeleton có thể giúp binh lính Mỹ nâng cao sức mạnh và kéo dài sức bền.

Quân đội Mỹ vừa thông qua một hợp đồng trị giá 6,9 triệu USD để phát triển một bộ giáp theo công nghệ exoskeleton; phép binh lính nước này đạt được sức mạnh và sự bền bỉ ngang ngửa với "Người sắt" mà Robert Downey Jr. thủ vai trong siêu phẩm Avengers.

Có tên gọi là Onyx, bộ giáp này vận hành bằng pin, sử dụng cảm ứng, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ tối tân khác để hỗ trợ các cử động tự nhiên của con người. Theo nhà sản xuất Lockeed Martin, mục đích ban đầu của bộ giáp là giúp đỡ những người bị khuyết tật.

"Khi sức mạnh của con người phải đối mặt với thử thách, Onyx tạo ra sự khác biệt, giảm tình trạng mỏi mệt của các cơ bắp, tăng sức bền và hạn chế chấn thương", đại diện của Lockheed nói.

Chạy đua Nga, quân đội Mỹ đầu tư khủng vào giáp sắt kiểu Avengers - Ảnh 1.
Chạy đua Nga, quân đội Mỹ đầu tư khủng vào giáp sắt kiểu Avengers - Ảnh 2.
Chạy đua Nga, quân đội Mỹ đầu tư khủng vào giáp sắt kiểu Avengers - Ảnh 3.

Bộ giáp được cho là sẽ góp phần giúp binh lính Mỹ mạnh mẽ và dẻo dai hơn khi chiến đấu

Những tính năng trên rõ ràng đã hấp dẫn được quân đội Mỹ: binh lính giờ đây được triển khai tới vùng chiến sự thường gặp khó khăn do các thiết bị tối cần thiết nhưng lại rất nặng nề như giáp toàn thân, kính nhìn trong đêm, radio…

Nhìn chung, tất cả các thiết bị trên có thể nặng từ 40 – 60kg, trong khi trọng lượng khuyến cáo mà mỗi người lính có thể đem theo chỉ giới hạn ở 23kg.

  • Báo Mỹ nêu 5 tàu chiến nguy hiểm nhất của Nga: Con tàu "cà khổ" vẫn khiến phương Tây lo sợ

"Điều đó có nghĩa khi binh lính chiến đấu, họ sẽ bị giảm sức mạnh", ông Paul Scharre tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, cho biết.

Hợp đồng 6,9 triệu USD tập trung nghiên cứu và phát triển bộ giáp trong vòng 2 năm.

Theo Keith Maxwell, giám đốc công nghệ khung giáp tại một công ty thuộc Lockheed Martin, những người đã tham gia vận hành thử bộ giáp Onyx cho thấy sức chịu đựng được gia tăng đáng kể. Ông cũng tiết lộ, mỗi bộ giáp sẽ có giá khoảng 10.000 USD.

Mỹ không phải là quốc gia duy nhất đặt "kỳ vọng" vào công nghệ exoskeleton. Ông Samuel Bandett từ Trung tâm Phân tích Hải quân cho hay, Nga và Trung Quốc cũng đang đầu tư vào công nghệ này và hiện đã đạt được trình độ tương đương với Mỹ.

Đặc biệt là Nga, Moscow đang nghiên cứu các phiên bản khác nhau của exoskeleton, thậm chí đã từng đưa vào thử nghiệm tại Syria.

Lực lượng tuần duyên– Vũ khí "đánh úp" của Nga nhằm vào Ukraine, phương Tây cũng ngỡ ngàng

Lực lượng tuần duyên– Vũ khí
Lực lượng tuần duyên– Vũ khí "đánh úp" của Nga nhằm vào Ukraine, phương Tây cũng ngỡ ngàng
Cuộc đụng độ gần đây giữa Ukraine và Nga tại eo biển Kerch và biển Azov đã khiến lực lượng tuần duyên Nga - vốn không nhận được nhiều sự chú ý – bỗng trở thành tâm điểm.

"Vũ khí" mới của Nga

Các đoạn video được công bố cho thấy tàu tuần duyện của Nga đâm húc vào một tàu kéo của Ukraine , khiến nó hư hỏng.

Video tàu tuần tra Nga đâm húc tàu kéo của Hải quân Ukraine

Theo War is Boring, tuần duyên là một thành phần của lực lượng bảo vệ biên giới Nga. Họ đã có lịch sử lâu đời và huy hoàng, với ngày kỷ niệm được tổ chức vào 28/5 hàng năm.

Trong một đợt tái cơ cấu hành chính vào năm 2003, các đơn vị bảo vệ biên giới – vốn là lực lượng độc lập – chuyển về dưới quyền quản lý của Cơ an An ninh Liên bang Nga (FSB).

FSB đã kế thừa KGB trở thành một nhân tố quan trọng trong lực lượng tình báo, an ninh và chỉ huy nội bộ của nhà nước Nga. Do đó, tuần duyên Nga vừa là lực lượng hành pháp, vừa là tổ chức tương tự như cơ quan tình báo, mặc dù ban đầu vai trò của họ được xác lập là lực lượng hành pháp trên biển.

Vụ đụng độ tại eo biển Kerch có lẽ là cột mốc đánh dấu sự tiến triển của lực lượng tuần duyên Nga sau 15 năm nằm dưới sự quản lý của FSB.

Mức độ hợp nhất giữa tuần duyên và FSB vẫn chưa rõ ràng, mặc dù sự vụ vừa qua cho thấy mức độ kiểm soát của FSB đối với lực lượng này khá cao. Ngoài ra, lực lượng yểm trợ đường không cho chiến dịch này có vẻ đến từ các đơn vị trực thuộc quân đội Nga, cho thấy FSB và quân đội Nga có sự phối hợp hoạt động sâu sắc hơn.

Nhân tố bất ngờ

War is Boring nhận định, cuộc đụng độ tại eo biển Kerch có thể sẽ khuyến khích Nga sử dụng lực lượng tuần duyên nhiều hơn trong các chiến dịch "vùng xám" (hung hăng dưới ngưỡng để tránh bị trả đũa quân sự), đồng thời đặt ra các câu hỏi về nguy cơ lực lượng Mỹ-NATO đụng độ với Tuần duyên Nga.

Chiến dịch ở eo biển Kerch phản ánh một phương thức sử dụng mới đối với lực lượng tuần duyên Nga, tương tự như cách Trung Quốc hoặc Iran sử dụng lực lượng cảnh sát biển, các lực lượng bán quân sự và lực lượng chiến tranh pháp lý.

Trong bài viết gần đây, chuyên gia Conor Kennedy cho biết, Trung Quốc đang sử dụng lực lượng cảnh sát biển và lực lượng hàng hải dân sự với hiệu quả cao để khẳng định sự hiện diện, tiến hành các chiến dịch quấy rối, phá hoại… và lấy những điều đó làm cớ cho một hành động quân sự "phòng thủ", cũng như thu thập thông tin tình báo.

Lực lượng tuần duyên– Vũ khí đánh úp của Nga nhằm vào Ukraine, phương Tây cũng ngỡ ngàng - Ảnh 2.

Ảnh do FSB cho thấy tàu Nga và Ukraine áp sát nhau ở eo biển Kerch ngày 25/11/2018.

Tương tự như cách Trung Quốc sử dụng lực lượng phi quân sự - cảnh sát biển và hàng hải dân sự - để hoàn tất các mục tiêu chiến lược trong khi tránh làm leo thang tình hình, thì Moscow có lẽ cũng đã thận trọng khi lựa chọn lực lượng tuần duyên hành động tại eo biển Kerch.

Việc triển khai Hải quân Nga tới gần eo biển này sẽ có xu hướng làm tình hình leo thang hơn, bởi đây sẽ là cuộc đụng độ quân sự. Trái lại, việc sử dụng Tuần duyên chỉ khiến vụ việc trở thành vấn đề thực thi pháp luật, thay vì hành động chiến tranh do quân đội xử lý.

Trên bờ, tình hình tại miền đông Ukraine vẫn đang bế tắc. Theo War is Boring, dường như người Nga xem sự leo thang ở biển Azov như một phương thức để phá vỡ thế bế tắc này, sử dụng tấm bình phong hợp pháp mà lực lượng tuần duyên tạo ra.

Mặc dù Ukraine và phương Tây đã lường trước tình huống Nga chiếm giữ bờ biển Azov, nhưng không ngờ tới khả năng Nga sử dụng lực lượng tuần duyên. Quyết định triển khai lực lượng tuần duyên theo cách này sẽ mở ra một chuỗi lựa chọn mới cho Moscow ở biển Azov và xa hơn nữa.

Một lý do khác thúc đẩy Nga sử dụng lực lượng tuần duyên, thay vì hải quân, có thể xuất phát từ vụ tai nạn chìm ụ khô PD-50 tại Severodvinsk. Những tác động do thảm họa này gây ra có lẽ đã len lỏi vào các kế hoạch hoạt động của Hạm đội Biển Đen.

  • Báo Mỹ nêu 5 tàu chiến nguy hiểm nhất của Nga: Con tàu "cà khổ" vẫn khiến phương Tây lo sợ

Nếu như nó thúc đẩy sự phát triển của "hải quân nước lục" (hoạt động ở vùng ven bờ) thì việc lực lượng tuần duyên có vai trò ngày càng lớn hơn sẽ là điều logic.

Việc đưa lực lượng tuần duyên vào cuộc chơi không chỉ mang lại sự linh hoạt cho Nga về chiều sâu, mà còn cả về phạm vi.

Tương tự như cách thử nghiệm nhiều chiến thuật khác nhau tại Syria và Ukraine, Nga có thể đánh giá hiệu quả sử dụng lực lượng tuần duyên ở những nơi khác.

Tuần tra bờ biển là một trong những lĩnh vực còn lại mà các quốc gia NATO và Nga vẫn hợp tác một cách hiệu quả. Lực lượng tuần duyên Mỹ, Canada và Na Uy vẫn phối hợp với Nga trong các vấn đề an ninh mềm như kiểm soát hoạt động đánh bắt cá, tìm kiếm cứu hộ, xử lý sự cố tràn dầu…

Các lực lượng tuần duyên Mỹ và Nga vẫn phối hợp kiểm soát hoạt động đánh bắt cá tại biển Bering và bắc Thái Bình Dương thông qua đường biên giới chung trên biển. Do đó, cuộc đụng độ tại eo biển Kerch sẽ làm dấy lên những câu hỏi đầy thách thức về sự hợp tác tiếp theo giữa hai lực lượng này.

Việc Moscow triển khai lực lượng tuần duyên trong cuộc đụng độ tại eo biển Kerch càng tạo áp lực lớn hơn cho chiến dịch cô lập của Mỹ và đồng minh nhằm vào Nga. Nó cũng khiến phương Tây lo ngại về đường hướng tiến hành các chiến dịch phi truyền thống của Nga trong tương lai.

Điềm tĩnh và bản lĩnh, TT Putin phá vây thách thức để giành trọn thế kiểm soát trong xung đột ở biển Đen

Điềm tĩnh và bản lĩnh, TT Putin phá vây thách thức để giành trọn thế kiểm soát trong xung đột ở biển Đen
Điềm tĩnh và bản lĩnh, TT Putin phá vây thách thức để giành trọn thế kiểm soát trong xung đột ở biển Đen

Điềm tĩnh và bản lĩnh, TT Putin phá vây thách thức để giành trọn thế kiểm soát trong xung đột ở biển  Đen - Ảnh 2.

Việc Nga đâm tàu Ukraine đã là minh chứng rõ ràng cho thấy sự cố gắng thuyết phục ông Putin giảm căng thẳng với Ukraine đã thất bại.


Nếu còn nghi ngờ nào về sự hiệu quả trong các nỗ lực của phương Tây với việc kiềm chế Nga thì động thái mới nhất của Moscow trong việc đâm tàu Ukraine đã là minh chứng rõ ràng cho thấy sự cố gắng thuyết phục ông Putin giảm căng thẳng với Ukraine đã thất bại.

Sự kiện 3 tàu quân sự của Ukraine bị Hải quân Nga tấn công, bắt giữ khi tìm cách đi qua eo biển Kerch khiến thế giới xao động. Ngay ngày hôm sau đó, Quốc hội Ukraine thông qua tình trạng thiết quân luật ở các tỉnh biên giới với Nga. NATO cũng lập tức họp khẩn với cả sự tham gia của đại diện từ phía Ukraine.

Mỹ điều ngay một máy bay trinh sát hiện đại đến khu vực Biển Đen, nơi xảy ra căng thẳng. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng đã họp gấp và kêu gọi tất cả các bên cần kiềm chế.

Điềm tĩnh và bản lĩnh, TT Putin phá vây thách thức để giành trọn thế kiểm soát trong xung đột ở biển Đen - Ảnh 1.

Giữa những lộn xộn, căng thẳng leo thang sau vụ tàu Nga đâm tàu Ukraine, ông Putin tỏ ra rất điềm tĩnh

Sự hỗn loạn tiếp tục leo thang khi phương Tây tiếp tục có các hành động mang tính khẩn cấp. Ngày 27/11, AFP đưa tin, Ngoại trưởng Áo Karin Kneissl cho biết Liên minh châu Âu EU cân nhắc bổ sung các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow liên quan đến vụ việc này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump thì phàn nàn vào sáng ngày 27: "Tình hình không tốt. Tôi không vui về nó chút nào".

Giữa những lộn xộn, căng thẳng leo thang như vậy, ông Putin hoàn toàn im lặng. Người đầu tiên và duy nhất đến lúc này được Tổng thống Nga Vladimir Putin nói chuyện, bàn bạc, lại chính là Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Trong cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo với những gì được Điện Kremlin thông báo thì thông điệp duy nhất mà ông Putin bày tỏ đó là sự quan ngại sâu sắc đối với việc Ukraine quyết định đặt lực lượng vũ trang của mình trong tình trạng cảnh giác và áp dụng quân luật.

Bản lĩnh của nhà lãnh đạo Putin

Theo Politico, vào thời điểm giới chức phương Tây đang mải miết đuổi theo các diễn biến chính trị thế giới , nhà lãnh đạo Nga lặng lẽ triển khai hoạt động hải quân, bắt giữ khoảng hai chục thủy thủ Ukraine cùng tàu.

Nếu còn nghi ngờ nào về sự hiệu quả trong các nỗ lực của phương Tây với việc kiềm chế Nga thì động thái mới nhất của Moscow trong việc đâm tàu Ukraine đã là minh chứng rõ ràng cho thấy sự cố gắng thuyết phục ông Putin giảm căng thẳng với Ukraine đã thất bại.

Có thể thấy rõ rằng khi tình hình càng trở nên khó khăn, ông Putin càng thể hiện bản lĩnh và tác động của phương Tây càng vô ích.

Điềm tĩnh và bản lĩnh, TT Putin phá vây thách thức để giành trọn thế kiểm soát trong xung đột ở biển Đen - Ảnh 2.

Việc Nga đâm tàu Ukraine đã là minh chứng rõ ràng cho thấy sự cố gắng thuyết phục ông Putin giảm căng thẳng với Ukraine đã thất bại.


"Một cách thành thực, chúng ta không có nhiều lựa chọn", một quan chức châu Âu cho biết.

Khi đứng trước sự thiếu thốn lựa chọn, các nhà lãnh đạo ở khối này đành nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đàm phán và nói như Ngoại trưởng Đức Heiko Maas giải pháp này sẽ giúp "giảm căng thẳng cho cả hai phía".

"Thủ tướng nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc giảm căng thẳng và đối thoại", người phát ngôn của Thủ tướng Angela Merkel cho biết sau khi nhà lãnh đạo Đức điện đàm với ông Putin.

Tuy nhiên, theo người phát ngôn của ông Putin, nhà lãnh đạo Nga sẽ chỉ bình luận "khi mà ông cảm thấy cần thiết".

Và thực tế cho thấy, ông Putin đã đạt được các mục tiêu của mình.

Vụ việc xảy ra hôm 25/11 không có gì bất ngờ, đó chính là đỉnh điểm của chiến dịch nhiều năm nhằm khẳng định quyền kiểm soát vùng biển Azov, một tiến trình mà các nước phương Tây hầu hết đều cố tình phớt lờ.

Nga đã xây dựng một cây cầu chắn ngang eo biển Kerch - lối dẫn vào biển Azov và chỉ để lại một tuyến giao thông ngay dưới chân cầu khiến Ukraine kịch liệt phản đối. Ukraine cho rằng điều này có thể cản trở hoạt động thương mại và sự tiếp cận Mariupol, một trung tâm của khu vực ở phía Đông của đất nước.

Tổng thống Putin vẫn tiếp tục đẩy sự việc lên các giới hạn mới, gây khó cho tàu Ukraine đi qua eo biển trong lúc tăng gấp 4 lần số quân của lực lượng hải quân Nga ở khu vực này.

Với những động thái khôn ngoan và hiệu quả của mình, Nga đã buộc châu Âu muốn được ngồi vào bàn đàm phán cùng Moscow. Các quan chức Pháp và Đức đã gợi ý tổ chức cuộc đối thoại 4 bên giữa Nga, Ukraine, Pháp và Đức. Và thậm chí, một quân đội chung của châu Âu cũng được nhắc đến.

Lửa chiến tranh Syria sẽ bùng lên ở Kavkaz: Vòi bạch tuộc khủng bố không để Nga yên thân

Lửa chiến tranh Syria sẽ bùng lên ở Kavkaz: Vòi bạch tuộc khủng bố không để Nga yên thân?
Lửa chiến tranh Syria sẽ bùng lên ở Kavkaz: Vòi bạch tuộc khủng bố không để Nga yên thân?
PK Nga vừa diệt máy bay lạ tấn công Khmeimim ở Syria: Chờ đòn báo thù của Moscow
PK Nga vừa diệt máy bay lạ tấn công Khmeimim ở Syria: Chờ đòn báo thù của Moscow
Trước thềm Astana,
Trước thềm Astana, "bất lực" Nga, Thổ đẩy thỏa thuận Idlib đến bờ vực thẳm?
200 tiêm kích Israel và Syria đánh quần: Trận không chiến đẫm máu nhất, vô tiền khoáng hậu
200 tiêm kích Israel và Syria đánh quần: Trận không chiến đẫm máu nhất, vô tiền khoáng hậu
Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) không phải lo ngại một cách vô cớ về sự gia tăng của các phần tử khủng bố "góa phụ đen" đặc biệt nguy hiểm đang đe dọa trực tiếp nước Nga.

Mạng lưới tuyển dụng các phần tử khủng bố ngày càng vươn cái vòi của mình đến khắp các tỉnh, thành phố của Nga, và điều gì sẽ xảy ra sau khi tất cả những kẻ tham gia vào cuộc chiến tranh tại Syria trong số đó hồi hương?

Vừa có một nữ khủng bố đánh bom tự sát, gây ra một vụ nổ gần trạm kiểm soát ở Grozny (thủ đô của nước cộng hòa Chechnya) khiến một số cảnh sát thiệt mạng. Ai đã chỉ đạo nữ cư dân 25 tuổi gốc Adygei?

Những góa phụ của các phần tử Hồi giáo cực đoan - mối hiểm họa mới?

Cuộc nội chiến tại Syria đang tiến gần tới giai đoạn kết thúc, tại sào huyệt cuối cùng của quân khủng bố ở tỉnh Idlib hiện giờ hàng chục nghìn người bị mắc kẹt.

Trong số đó có nhiều người gốc Nga và các nước Liên Xô cũ – đó là những lính đánh thuê tới đây để chiến đấu cho giấc mơ về một "nhà nước Hồi giáo". Có lẽ không ai nắm được con số chính xác đội quân lính đánh thuê này.

Mặc dù từ năm ngoái Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nhắc tới việc tại Syria và Iraq có không dưới 9 nghìn cư dân đến từ các nước Liên Xô cũ, bao gồm không dưới 4 nghìn công dân Nga, đang chiến đấu trong hàng ngũ của quân khủng bố.

Hoàn toàn có thể tin vào con số này căn cứ theo lời của thành viên Hội đồng nhân quyền Chechnya, bà Heda Saratova về việc có khoảng 7 nghìn phụ nữ - góa phụ và vợ các phần tử khủng bố ở lại lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của quân khủng bố. Trong số đó gần một nửa là các phụ nữ đến từ những khu vực Bắc Kavkaz của Nga.

Lửa chiến tranh Syria sẽ bùng lên ở  Kavkaz: Vòi bạch tuộc khủng bố không để Nga yên thân? - Ảnh 1.

Phiến quân khủng bố ở Syria. Ảnh: TASS.

Theo chỉ đạo của Tổng thống Chechnya, một thượng nghị sĩ chịu trách nhiệm vấn đề đưa những phần tử này hồi hương, tuy nhiên các cơ quan an ninh Nga đã lên tiếng phản đối.

Giám đốc Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) Alexandr Bortnikov đã thẳng thừng tuyên bố rằng vợ và góa phụ của các phần tử khủng bố có thể "bị những kẻ cầm đầu khủng bố sử dụng như những kẻ tuyển dụng, các đối tượng khủng bố tự sát hoặc tổ chức các vụ khủng bố cũng như những liên lạc viên".

Tình hình liên quan tới những nỗ lực bất thành nhằm đưa vợ các phiến quân hồi hương chứng tỏ: Chính quyền Nga thậm chí không biết phải làm gì với những phần tử khủng đố còn lại ở Syria.

Bên cạnh đó, theo lời ông Bortnikov, cuộc chiến tại Syria càng tiến gần tới giai đoạn kết thúc thì các phiến quân sử dụng càng nhiều phương pháp tinh vi – giám đốc FSB Nga không loại trừ việc trong thời gian tới công đồng quốc tế sẽ vấp phải "những cuộc tấn công mạng" do các phần tử khủng bố tổ chức nhằm vào những công trình mang tính quan trọng chiến lược.

Nga phải hành động cứng rắn

Đương nhiên, mối hiểm họa khủng bố càng cao thì các cơ quan an ninh sẽ hành động càng cứng rắn để ngăn chặn những cuộc tấn công do các phần khủng bố có thể gây ra. Chỉ trong vài ngày gần đây FSB đã báo cáo về việc triệt phá được các hang ổ của quân khủng bố tại Dagestan, Tatarstan, ngoại ô Moscow và tỉnh Tomsk.

Lửa chiến tranh Syria sẽ bùng lên ở Kavkaz: Vòi bạch tuộc khủng bố không để Nga yên thân? - Ảnh 2.

Lực lượng An ninh Liên bang Nga (FSB)

Tổng biên tập Tạp chí "Thế giới Người Hồi giáo", chuyên gia Viện Chiến lược quốc gia Nga, ông Rais Suleimanov trong cuộc nói chuyện với "Svepressa" (Nga) cho biết các cuộc khủng bố có thể gia tăng đột biến tại Nga, đặc biệt tại khu vực Bắc Kavkaz.

Ông Suleimanov cho rằng các cuộc tấn công mạng do các phần tử khủng bố gây ra là hoàn toàn có thể vì chủ nghĩa khủng bố đang tiến hóa.

Nó phát triển theo hướng kết hợp những phương pháp khủng bố hoàn toàn thô sơ (lao xe ôtô vào đám đông người qua đường hoặc dùng súng tấn công những người đang cầu nguyện trong nhà thờ), với những phương thức phức tạp hơn – vô hiệu hóa mạng máy tính của các cơ quan nhà nước, các cơ sở quân sự nào đó, những nhà máy điện nguyên tử.

Và việc sáp nhập "Al Qaeda với IS đang tạo ra 'nhịp đập' mới cho sự phát triển mới của chủ nghĩa khủng bố quốc tế".

Hai tổ chức khủng bố lớn đang tham gia vào cuộc chiến tranh kéo dài 7 năm tại Syria, bất chấp những bất đồng về mặt chiến thuật, đều có một lý tưởng chung – chủ nghĩa Wahhabism (Hồi giáo cực kỳ bảo thủ), và có chiến lược chung – xây dựng một nhà nước Hồi giáo.

Không giành được thắng lợi trong chiến tranh, mất dần các lãnh thổ đã chiếm đóng, hai tổ chức này liên kết với nhau đơn giản hơn là tiếp tục đối đầu khiến mất đi sức lực.

Bất chấp sự bất đồng, mục đích chung và phương tiện sử dụng có thể liên kết các tổ chức khủng bố thù hận nhau. Thêm vào đó, chỉ mới đây điều tương tự cũng từng xảy ra khi Al Qaeda và Taliban hợp tác với nhau.

Liên quan tới khả năng các hành động khủng bố sẽ có chiều hướng gia tăng tại Bắc Kavkaz, thì nhiều khả năng nó sẽ phù hợp hơn với các phần tử khủng bố của tổ chức Al Qaeda bởi vì nó được biết đến như một tổ chức không gắn chặt mình với một lãnh thổ nhất định.

Còn IS thì ngược lại, mặc dù có nhiều nhóm khủng bố từ Nigeria cho tới Indonesia tuyên bố là "chi nhánh" của IS và được tổ chức này thừa nhận. Tuy nhiên, nhiều khả năng điều này cần thiết cho chính những nhóm khủng bố nhỏ lẻ nhằm tăng vai trò của mình khi trở thành một phần của "Nhà nước Hồi giáo".

Các chỉ huy chiến trường tại Bắc Kavkaz đã từng thề trung thành với IS. Từ năm 2014 tất cả mọi sự chú ý đều hướng về phía IS, và «Imarat Kavkaz" (Tiểu vương quốc Kavkaz) đã thất bại.

Những phiến quân của tổ chức này đã tới Syria và cuối cùng nó đã phải gia nhập IS khi những nhân vật lãnh đạo của "Imarat Kavkaz" đã thề trung thành với "Nhà nước Hồi giáo" IS.

Lửa chiến tranh Syria sẽ bùng lên ở Kavkaz: Vòi bạch tuộc khủng bố không để Nga yên thân? - Ảnh 3.

Trụ sở của chính Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) ở thành phố Arkhangelsk cũng bị tấn công

Tiếp sau đó là một loạt những vụ khủng bố đơn lẻ và theo nhóm tại Bắc Kavkaz theo phương thức của IS: một người hoặc nhóm người dùng súng ngắn hoặc tiểu liên tấn công các nhà thờ, các nhân viên cảnh sát, thường dân.

  • NÓNG: Israel tấn công Syria ồ ạt lần đầu tiên sau thảm họa IL-20 - PK Syria giáng trả quyết liệt, S-300 đã khai hỏa?

  • PK Nga vừa diệt máy bay lạ tấn công Khmeimim ở Syria: Chờ đòn báo thù của Moscow

  • IL-20 đột ngột tái xuất ở Idlib: "Đạn đã lên nòng" - Kalibr-Sukhoi sẽ giáng đòn sấm sét?

Phần lớn các phiến quân IS tại Syria hiện này tập trung ở tỉnh Idlid. Chúng đã bị bao vây. Nhưng Idlib thuộc lãnh thổ nằm dưới quyền kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ, và có thể Ankara cần phải tước vũ khí của các phần tử khủng bố như một điều kiện để vùng đất này của Syria sẽ do người Thổ quản lý.

Liên quan tới chính các phần tử khủng bố thì có thể nhớ lại giai đoạn 2000-2001 khi tiến hành chiến dịch chống khủng bố tại Chechnya người ta cũng sử dụng chính sách tương tự: đối với những phiến quân hạ vũ khí sẽ được hưởng khoan hồng và cho cơ hội trở về với cuộc sống bình thường.

Không loại trừ phương thức tương tự cũng được áp dụng tại Syria.

Vấn đề ở chỗ, quyết định số phận các phần tử khủng bố Syria sẽ không phải Nga mà là Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi nước có cách định nghĩa của mình về các phần tử khủng bố: đối với Thổ Nhĩ Kỳ "Jabhad an Nusra" không bị coi là tổ chức khủng bố.

Lực lượng đặc nhiệm Nga hoạt động ở Syria.


Xong! Nga "xoa tay" với tiêm kích Su-35 Trung Quốc

Xong! Nga
Xong! Nga "xoa tay" với tiêm kích Su-35 Trung Quốc
Hãng thông tấn Interfax cho biết Nga đã hoàn tất việc chuyển giao tiêm kích Su-35 cho Trung Quốc theo hợp đồng ký giữa 2 nước năm 2015.

Nguồn tin của Interfax cho biết "Những chiếc tiêm kích Su-35 cuối cùng theo hợp đồng đã được chuyển giao cho Trung Quốc". Theo ông này, mặc dù toàn bộ Su-35 đã chuyển giao xong cho Trung Quốc, tuy nhiên các hạng mục khác sẽ được Nga thực hiện xong từ nay tới năm 2020.

Mặc dù vậy, Cơ quan liên bang hợp tác về kỹ thuật-quân sự Nga (FSMTC) chưa bình luận gì về thông tin này.

Trước đó, Tập đoàn Rostec của Nga đã ký hợp đồng trị giá khoảng 2,5 tỷ USD để cung cấp cho Trung Quốc 24 tiêm kích Su-35. Theo tiến độ hợp đồng, Rostec đã chuyển giao cho Trung Quốc 4 chiếc Su-35 đầu tiên năm 2016, và 10 chiếc năm 2017. Lô 10 chiếc tiêm kích Su-35 cuối cùng được cho là vừa mới chuyển giao cho Trung Quốc.

Năm 2015, Trung Quốc chính thức trở thành khách hàng đầu tiên mua tiêm kích Su-35 của Nga, chỉ sau mỗi Không quân Nga mà thôi.

Nếu tin Nga hoàn tất chuyển giao loại máy bay chiến đấu đa năng hiện đại này cho Bắc Kinh thì chứng tỏ lệnh trừng phạt mà Mỹ tuyên bố áp đặt đối với Trung Quốc vì nước này mua tên lửa phòng không S-400 và tiêm kích Su-35 của Nga, là vô giá trị. Từ giờ trở đi, Nga có thể "xoa tay, thảnh thơi" thực hiện nốt các phần việc còn lại theo hợp đồng.

Xong! Nga xoa tay với tiêm kích Su-35 Trung Quốc - Ảnh 1.

Tiêm kích Su-35 Trung Quốc thực hiện huấn luyện đường dài hộ tống máy bay ném bom H-6K trên biển. Ảnh: Tân Hoa Xã

Việc sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-35 được thực hiện tại Nhà máy Sản xuất máy bay mang tên Yuri Gagarin trực thuộc Tổ hợp hàng không Komsomolsk on Amur (viết tắt KnAAPO, là thành viên của Công ty Sukhoi).

  • NÓNG: Israel tấn công Syria ồ ạt lần đầu tiên sau thảm họa IL-20 - PK Syria giáng trả quyết liệt, S-300 đã khai hỏa?

  • Báo Mỹ ngậm ngùi thừa nhận: Chiến tranh tổng lực Ukraine-Nga là "châu chấu đá voi"

  • PK Nga vừa diệt máy bay lạ tấn công Khmeimim ở Syria: Chờ đòn báo thù của Moscow

Trang tin quân sự tổng hợp tiếng Nga bmpd bình luận rằng 4 chiếc Su-35 đầu tiên theo hợp đồng đã được KnAAPO sản xuất và chuyển giao cho Trung Quốc ngày 25/12/2016, 5 chiếc tiếp theo chuyển giao vào ngày 03/07/2017, lô 5 chiếc khác tới Trung Quốc vào ngày 30/11/2017, một số lượng Su-35 tương tự như vậy được giao vào tháng 6/2018.

Và hiện nay, dường như 5 chiếc Su-35 cuối cùng đã tới tay người Trung Quốc và tất cả chúng đều được biên chế cho Lữ đoàn Không quân số 6 (trước đây là trung đoàn không quân số 6, trực thuộc Sư đoàn Không quân số 2) đồn trú tại căn cứ sân bay Suiji gần Trạm Giang (thuộc tỉnh Quảng đông Trung Quốc).

Lữ đoàn không quân số 6 của Không quân Trung Quốc hiện đang được trang bị tiêm kích Su-27SK do Nga sản xuất.

Trung Quốc quan ngại Nhật Bản cải tạo tàu quân sự để triển khai F-35

Trung Quốc quan ngại Nhật Bản cải tạo tàu quân sự để triển khai F-35
Trung Quốc quan ngại Nhật Bản cải tạo tàu quân sự để triển khai F-35
Một hãng thông tấn Trung Quốc đã gọi quyết định cải tạo tàu JS Izumo để có thể chở theo máy bay chiến đấu F-35B của Nhật Bản là "hành động gây hấn" có thể khiến quốc gia này "lặp lại lịch sử quân phiệt của mình".

Một số nguồn tin cho biết, chính phủ Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận nhằm mua 100 phi cơ chiến đấu tàng hình F-35 từ Mỹ. Một vài trong số này là phiên bản F-35B có khả năng cất cánh thẳng đứng trên đường băng ngắn để hoạt động trên biển. Để có thể triển khai F-35B, Lực lượng Tự vệ Trên biển của Nhật Bản phải tiến hành cải tạo một số tàu chiến của mình.

Nếu được ký kết, thỏa thuận này sẽ gia tăng số lượng máy bay F-35 của Nhật Bản từ 42 lên thành 142 chiếc. Tokyo muốn hiện đại hóa một nửa số máy bay chiến đấu F-15 đã có tuổi của mình và thay thế số còn lại bằng F-35.

Trong bối cảnh đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ quan ngại rằng việc nâng cấp tàu Izumo sẽ biến tàu này từ một tàu phòng vệ trở thành công cụ khẳng định sức mạnh quân sự.

Dự kiến vào tháng 12 tới Tokyo sẽ công bố kế hoạch mua khí tài quân sự và mục tiêu quốc phòng trung hạn vào giữa tháng 12 tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya giải thích trong một cuộc họp báo rằng bộ muốn sở hữu một "loại máy bay chiến đấu có khả năng chiến đấu cao". Ông Iwaya cũng xác nhận rằng bộ đang nghiên cứu để cải tạo một trong số tàu lớp Izumo mà họ đang có để có thể mang theo các loại máy bay tiêm kích.

  • Không quân Mỹ sẽ "tan nát" trước cú đánh thâm hiểm của Trung Quốc?

"Do đây là một loại khí tài rất có giá trị, cá nhân tôi tin rằng sẽ rất tốt nếu chúng ta có thể sử dụng cho nhiều mục đích nhất có thể", ông Iwaya phát biểu trong một cuộc họp báo.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng nếu Nhật Bản tiếp tục phát triển quân sự, quan hệ song phương vốn đang nồng ấm sẽ lại đóng băng trở lại. "Nhật Bản không được quên quá khứ rằng họ đã xâm lược các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong Thế chiến II", báo Global Times viết.

Ông Song Zhongping, một chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định: "Bằng việc bố trí F-35B trên tàu chiến của mình, Nhật Bản sẽ đóng vai trò lớn hơn trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ và họ có thể sẽ được phép triển khai quân đội của mình ra toàn thế giới".

S-300: "Kẻ ẩn mình trong bóng tối" giúp Syria đập tan đòn tấn công tên lửa của Israel?

S-300:
S-300: "Kẻ ẩn mình trong bóng tối" giúp Syria đập tan đòn tấn công tên lửa của Israel?
Xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy một số bộ phận của hệ thống tên lửa S-300 có thể đã được phòng không Syria sử dụng trong đợt đánh chặn đòn tấn công của Israel đêm 29/11 vừa qua.

Đêm muộn ngày thứ Năm (29/11), nhiều nguồn tin quân sự ở Syria cho biết, Quân đội Israel đã phát động một đợt tấn công tên lửa mới nhằm vào lãnh thổ Syria, mặc dù Tel Aviv, như thường lệ, không khẳng định, cũng không phủ nhận thông tin này, dù có cho biết một máy bay chiến đấu của họ bị bắn hạ chỉ là tin giả.

Theo các nguồn tin quân sự Syria, vụ tập kích của Israel đã bị đẩy lùi hoàn toàn bằng các hệ thống phòng không Buk-M chứ không phải các tổ hợp tên lửa tầm xa S-300 tiên tiến hơn mà Nga cung cấp cho Damascus sau sự cố chiếc máy bay trinh sát IL-20 bị bắn rơi trên biển Địa Trung Hải hồi giữa tháng 9/2018.

Tuy nhiên, kênh tuyền thông độc lập Muraselon, dựa trên thông tin chia sẻ của các nguồn tin quân sự Syria, đã đưa ra nhận định: Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy một số bộ phận của hệ thống tên lửa S-300 có thể đã được phòng không Syria sử dụng trong đợt đánh chặn đòn tấn công của Israel đêm hôm qua.

Cụ thể, các nguồn tin của Muraselon ám chỉ rằng, mặc dù thực tế tên lửa S-300 đã không được phóng lên để đánh chặn các đầu đạn tấn công từ phía Israel nhưng các đơn vị radar cảnh báo sớm và radar kiểm soát hỏa lực của S-300 có thể đã được huy động cho nhiệm vụ phát hiện, theo dõi và dẫn đường cho hỏa lực đánh chặn.

Tên lửa Israel, được phóng đi từ mặt đất thay vì trên không như thường thấy, đã bị phát hiện sớm hơn vài phút so với các vụ tấn công trước đây nhờ sự hiện diện của các radar cảnh báo sớm mà Syria đặt trên đỉnh Tal al-Hara (gần phần Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng), qua đó cho phép nó phát hiện và bám bắt được các mục tiêu rất nhỏ trên không ngay từ phía Đông Israel.

  • Không quân Mỹ sẽ "tan nát" trước cú đánh thâm hiểm của Trung Quốc?

  • S-400 Nga chính thức nhận lệnh trực chiến ở Crimea: Kẻ thù chớ manh động!

  • NÓNG: Israel tấn công Syria ồ ạt lần đầu tiên sau thảm họa IL-20 - PK Syria giáng trả quyết liệt, S-300 đã khai hỏa?

Phân tích trên rõ ràng rất có cơ sở bởi các tên lửa đánh chặn được phòng không Syria phóng đi rất nhiều khả năng là từ hệ thống Buk-M còn việc sử dụng các tên lửa S-300 đắt đỏ để bắn hạ đạn pháo là vô vùng lãng phí xét trên khía cạnh giá cả cũng như mức độ đơn giản của mục tiêu chưa ở mức cần thiết phải dùng đến.

Theo Muraselon, vài tháng gần đây, Quân đội Syria đã có thể tái lắp đặt được các hệ thống radar cảnh bảo sớm tiên tiến (dù chủng loại không được tiết lộ) trên đỉnh Tal al-Hara sau khi các phần tử nổi dậy và khủng bố IS ở đây bị đánh bại và vùng Tây Bắc đất nước được giải phóng hoàn toàn.

Cũng xuất hiện những nghi vấn cho rằng Nga có thể đã hỗ trợ công việc tái thiết lập các đơn vị radar này trên đỉnh núi có tầm quan trọng chiến lược với Syria. Hệ thống radar cảnh báo sớm trước đây là Center-S nhưng nó đã bị loại biên vào năm 2014.

Phòng không Syria giáng trả đòn tập kích đường không của Israel rạng sáng nay 30/11/2018.

Thursday, November 29, 2018

Bộ Quốc phòng Nga muốn phát triển một đội quân robot

Bộ Quốc phòng Nga muốn phát triển một đội quân robot
Bộ Quốc phòng Nga muốn phát triển một đội quân robot
Viện Nghiên cứu Trung ương số 3 thuộc Bộ Quốc phòng Nga đăng tải một bản báo cáo, về một dự án có tên gọi là " Storm - Bão", liên quan đến việc phát triển các hệ thống tự động hóa các trang thiết bị quân sự, robot hóa và đảm bảo việc liên kết phối hợp giữa các trang thiết bị và với con người.

Công trình nghiên cứu "Storm" là dự án thiết kế và phát triển hệ thống robot hóa tăng thiết giáp. Dự án trước mắt đề cập đến nguyên mẫu xe tăng T-72B3, nhưng hướng tới việc robot hóa bất cứ một phương tiện thiết giáp nào.

Thành viên hội đồng chuyên gia thuộc Liên hiệp các tập đoàn công nghiệp quốc phòng Nga, ông Viktor Murakhovsky trong cuộc phỏng vấn với RIA.Novosti cho biết.

Trước đây, trang RBC đăng thông tin, tập đoàn Uralvagonzavod đang phát triển một tổ hợp robot quân sự trên thân xe tăng T-72B3, được gọi là Storm.

Nhưng bản của Viện Nghiên cứu Trung tâm số 3 của Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh, dự án "Storm" là sự phát triển một hệ thống các tổ hợp vũ khí robot và các phương tiện quân sự, đảm bảo sự liên kết phối hợp giữa các tổ hợp vũ khí và trang thiết bị quân sự nhằm thực hiện các nhiệm vụ của các đơn vị lục quân.

  • Báo Mỹ nêu 5 tàu chiến nguy hiểm nhất của Nga: Con tàu "cà khổ" vẫn khiến phương Tây lo sợ

Ông Murakhovsky giải thích: Dự án "Storm" nhằm tạo ra một hệ thống độc lập, cho phép robot hóa tăng, thiết giáp, điển hình là xe tăng T-72. Sử dụng nguyên mâũT -72 do loại xe này từ thời Xô Viết được chế tạo rất nhiều và rất thuận lợi, có giá thành thấp trong robot hóa . .

Theo chuyên gia quân sự này, dự án tự động hóa tăng thiết giáp bao gồm chế tạo hệ thống điều khiển xe và hệ thống điều khiển hỏa lực, kệ thống thông tin kết nối dạng mạng vói sở chỉ huy, được tự động hóa công tác điều hành tác chiến và giữa các phương tiện hỏa lực liên quan nhằm thực hiện một nhiệm vụ chiến thuật cụ thể.

Để thực hiện dự án đầy tham vọng này, tổ hợp công nghiệp Quốc phòng Nga phải phát triển Trí tuệ Nhân tạo, được trang bị cho mỗi đơn vị chiến đấu, có khả năng tự rút kinh nghiệm, tìm kiếm lỗi trong các hoạt động chiến đấu và liên kết phối hợp, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao như một đơn vị xung kích tấn công.

Như vậy, trong tương lai gần, Bộ Quốc phòng Nga đang hướng tới việc hình thành một đội quân robot, được điều khiển bằng Trí tuệ Nhân tạo có các cổng kết nối mạng, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao như một phân đội bộ binh chiến đấu.

NÓNG: Israel tấn công Syria ồ ạt lần đầu tiên sau thảm họa IL-20 - PK Syria giáng trả quyết liệt, S-300 đã khai hỏa?

NÓNG: Israel tấn công Syria ồ ạt lần đầu tiên sau thảm họa IL-20 - PK Syria giáng trả quyết liệt, S-300 đã khai hỏa?
NÓNG: Israel tấn công Syria ồ ạt lần đầu tiên sau thảm họa IL-20 - PK Syria giáng trả quyết liệt, S-300 đã khai hỏa?
Cả Sputnik và RT Nga đều dẫn một nguồn tin an ninh Syria cho biết đã có 1 máy bay Israel trong số các mục tiêu bị bắn hạ bởi phòng không Syria, tuy nhiên phía Israel đã phủ nhận.

Vui lòng bấm F5 để tiếp tục cập nhật

Al-Masdar News đưa tin rạng sáng nay Syria đã bị tấn công đường không. Các loại tên lửa phòng không đã khai hỏa, bắn hạ một số mục tiêu.

Kênh RT (Nga) dẫn nguồn từ truyền thông nhà nước Syria (SANA) cho biết, lực lượng phòng không Syria đã bắn hạ một số "mục tiêu địch" ở thị trấn Kiswah nằm về phía Nam Thủ đô Damascus. Hiện vẫn chưa rõ chính xác "địch" đã bị phòng khong Syria ngắm bắn là vũ khí gì, từ đâu tới.

Một số hình ảnh về mục tiêu lạ có vẻ như là tên lửa không đối đất đã bị phòng không Syria bắn hạ.

NÓNG: Israel tấn công Syria ồ ạt lần đầu tiên sau thảm họa IL-20 - PK Syria giáng trả quyết liệt, S-300 đã khai hỏa? - Ảnh 1.
NÓNG: Israel tấn công Syria ồ ạt lần đầu tiên sau thảm họa IL-20 - PK Syria giáng trả quyết liệt, S-300 đã khai hỏa? - Ảnh 2.

Theo các nguồn tin quân sự thì cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Syria là do Israel phát động. Nếu sự việc được xác thực đây là lần đầu tiên kể từ sau thảm họa máy bay trinh sát IL-20 Nga bị bắn hạ, Israel lại tấn công vào Syria.

Các tên lửa của Israel được ghi nhận là đã tấn công thị trấn Al-Kisweh thuộc khu vực Damascus, nơi có một vài nhà kho và trung tâm nghiên cứu. Một số tên lửa khác cũng bị phòng không Syria bắn hạ ở tỉnh Al-Quneitra.

Tờ Times of Israel dẫn lời ông Rami Abdel Rahman thuộc Cơ quan giám sát Nhân quyền Syria cho biết "Các lực lượng Israel tấn công liên tục trong 1 giờ đồng hồ vào các vị trí ở vùng ngoại ô phía Nam và Tây Nam Damascus cũng như ở khu vực phía Nam Syria thuộc biên giới tỉnh Quneitra".

Al-Masdar News dẫn một nguồn tin quân sự Syria cho biết phòng không Syria đã bắt hạ toàn bộ các tên lửa nhằm vào lãnh thổ nước này, đặc biệt là trên vùng nông thông Damascus, trước khi chúng kịp tới mục tiêu.

Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) từ chối bình luận về đợt tấn công này, nhưng phủ nhận việc có 1 tiêm kích của Không quân nước này bị bắn rơi như Hãng tin Sputnik (Nga) đã đưa tin. "Các báo cáo về việc có 1 máy bay Israel hay bất cứ phương tiện bay nào của Israel bị bắn hạ là không có thật", IDF tuyên bố.

Trước đó, cả Sputnik và RT Nga đều dẫn một nguồn tin an ninh Syria cho biết đã có 1 máy bay Israel trong số các mục tiêu bị bắn hạ bởi phòng không Syria. "Lực lượng phòng không của chúng tôi đã bắn hạ 1 tiêm kích Israel và 4 quả tên lửa trước khi chúng tới được mục tiêu", nguồn tin này cho biết.

Trong một diễn biến khác, IDF cho biết "Hệ thống phòng không của chúng tôi đã phát hiện có 1 tên lửa bắn vào khu vực mở ở Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng. Tại thời điểm này chưa rõ quả đạn nói trên liệu có rơi xuống lãnh thổ Israel hay không. Các binh sĩ đã kiểm tra khu vực này".

Giới truyền thông quốc tế cho rằng các mục tiêu bị Israel tấn công lần này là những vị trí của lực lượng thân Iran đang có mặt trên lãnh thổ Syria.

Một số nguồn tin cho rằng tên lửa S-300 Syria đã khai hỏa nhằm vào máy bay Israel, tuy nhiên theo trang Muraselon chuyên về quân sự Trung Đông thì mới chỉ có các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 và Buk phóng đạn, còn tên lửa S-300 mới nhận chưa tham chiến.

Tuy nhiên, có thể có một số khí tài (radar) của S-300 đã tham gia cảnh báo sớm để các tổ hợp phòng không tầm gần và tầm trung đánh chặn máy bay và tên lửa Israel.

Phòng không Syria giáng trả đòn tập kích đường không của Israel rạng sáng nay 30/11/2018.

Điều phải đến đã đến, Israel bất ngờ tấn công Syria: Chấp luôn tên lửa S-300 Nga

Điều phải đến đã đến, Israel bất ngờ tấn công Syria: Chấp luôn tên lửa S-300 Nga
Điều phải đến đã đến, Israel bất ngờ tấn công Syria: Chấp luôn tên lửa S-300 Nga
IL-20 đột ngột tái xuất ở Idlib:
IL-20 đột ngột tái xuất ở Idlib: "Đạn đã lên nòng" - Kalibr-Sukhoi sẽ giáng đòn sấm sét?
Không quân Israel áp sát Syria: Hành động đột ngột, chuẩn bị làm bẽ mặt S-300?
Không quân Israel áp sát Syria: Hành động đột ngột, chuẩn bị làm bẽ mặt S-300?
Sụp đổ học thuyết quân sự - chính trị của Israel: Nước cờ tai hại!
Sụp đổ học thuyết quân sự - chính trị của Israel: Nước cờ tai hại!
Vậy là lần đầu tiên kể từ sau thảm họa máy bay trinh sát IL-20 Nga bị bắn hạ, Israel đã chính thức tấn công Syria, bất chắp tên lửa S-300 vừa được giao cho Damascus.

Lần đầu sau thảm họa IL-20: Israel tấn công Syria

Ngày 17/09/2018 là một ngày đen tối với cả ba bên Nga, Syria và Israel. Người Nga mất một chiếc máy bay trinh sát IL-20 hiện đại cùng 15 thành viên phi hành đoàn hy sinh. Phòng không Syria mang tiếng đánh kém, luống cuống bắn nhầm máy bay Nga.

Còn Israel thì đi sai một nước cờ chiến thuật khi bẫy phòng không Syria rơi vào thế "quân ta bắn quân mình" để rồi kéo theo đó là một loạt hậu quả nghiêm trọng là sự bất lợi về mặt chiến lược.

Nga nhân cơ hội trời cho này đã cấp tốc chuyển giao cho Syria các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 tối tân, thứ vũ khí mà Israel từ lâu đã rất lo sợ nếu Damascus sở hữu. Nga chỉ công khai chuyện này sau khi mọi sự đã rồi, Israel và Mỹ cùng các đồng minh trở tay không kịp.

Kẻ từ đó đến nay, Không quân Israel im hơi lặng tiếng suốt 2 tháng rưỡi nay. Những tưởng người Do Thái đã biết sợ vì S-300 đi vào trực chiến ở Syria, nhưng không, đêm qua, rạng sáng (theo giờ Syria), các chiến đấu cơ Israel lại một lần nữa gầm rú bay vào tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Syria.

Hàng loạt tên lửa không đối đất đã được Không quân Israel phóng đi tấn công vào các mục tiêu được cho là của lực lượng "thân Iran". Phòng không Syria đã giáng trả quyết liệt, tên lửa của họ đã khai hỏa và bắn hạ nhiều mục tiêu.

Điều phải đến đã đến, Israel bất ngờ tấn công Syria: Chấp luôn tên lửa S-300 Nga - Ảnh 1.

Tên lửa được cho là của Israel bị phòng không Syria bắn hạ đêm qua, rạng sáng nay.

Ban đầu, truyền thông Syria dẫn nguồn tin an ninh nước này cho biết đã có 1 tiêm kích của Không quân Israel đã bị bắn hạ, sau đó các hãng truyền thông lớn của Nga như RT và Sputnik đều dẫn lại. Tuy nhiên, Israel đã phủ nhận khi tuyên bố rằng máy bay của họ bị bắn hạ là tin giả.

Như thường lệ, phía Israel từ chối bình luận về việc họ có hay không có dính líu tới vụ tấn công vào Syria. Bộ Quốc phòng Nga cũng chưa lên tiếng về vụ việc này và cũng không rõ là phía Israel có thông báo trước khi tiến hành vụ tấn công hay không, nếu người Do Thái thực sự tấn công vào lãnh thổ Syria.

Thông tin mới nhất từ truyền thông Syria cho biết lực lượng phòng không của nước này đã bắn hạ thành công toàn bộ tên lửa Israel trước khi chúng đến được mục tiêu ở 2 khu vực Damascus và Quneitra.

Phòng không Syria giáng trả quyết liệt đòn tấn công của Israel

Tên lửa S-300 Nga cũng không ngăn được ý chí người Do Thái

Như đã nói ở trên, chỉ vì một nước cờ sai khi đánh bẫy máy bay trinh sát IL-20 Nga gây ra thảm họa, Israel đã phải hứng chịu hậu quả nặng nề. Syria được Nga tăng cường khẩn cấp thứ vũ khí sát thủ đối với mọi loại máy bay chiến đấu hiện đại. Đó chính là những tổ hợp tên lửa phòng không S-300 tối tân.

  • Từ sự kiện đặc biệt này, vũ khí "Made in Vietnam" xuất khẩu sẽ bay cao, vươn xa khắp TG?

  • Tinh hoa vũ khí Made in Vietnam: Xuất khẩu "bầy sói biển" - Tàu tên lửa tấn công Molniya?

Điều đáng nói cả 3 tổ hợp tên lửa S-300 mà Nga vừa chuyển giao cho Syria đều là "hàng tặng" lại còn là "hàng thửa" nội địa vốn của phòng không Nga được máy bay vận tải quân sự không vận thẳng sang trao tận tay Damascus.

Chưa hết, đi kèm theo S-300 là các kỹ thuật viên Nga sang nâng cấp lên chuẩn phiên bản xuất khẩu S-300PMU2 Favorit. Ngạc nhiên hơn, Nga còn tặng thêm cho phòng không Syria hệ thống điều khiển và chỉ huy đồng bộ 9S52M Polyana-D4M tiên tiến. Hệ thống này chưa từng được Nga xuất khẩu trước đó.

Hệ thống 9S52M Polyana-D4M đảm bảo chỉ huy đồng bộ các hệ thống tên lửa phòng không riêng rẽ và chỉ huy đồng bộ nhóm kết hợp các hệ thống này trong đội hình lữ đoàn phòng không hỗn hợp thông qua hệ thống chỉ huy đồng bộ tương ứng của các phân đội hợp thành gồm tên lửa S-300, Buk và các tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1.

Điều phải đến đã đến, Israel bất  ngờ tấn công Syria: Chấp luôn tên lửa S-300 Nga - Ảnh 4.

Hệ thống 9S52M Polyana-D4M.

Các tổ hợp vũ khí khí tài mới được Nga chuyển giao đã giúp phòng không Syria có sự thay đổi lớn về chất, sẵn sàng giáng trả các đòn tấn công của Israel và Mỹ cùng liên quân.

Hơn 2 tháng liến Không quân Israel im hơi lặng tiếng, không xâm phạm không phận Syria khiến nhiều ý kiến cho rằng nào là người Do Thái đã biết sợ, nào là S-300 quá mạnh,...

Giữ lúc mọi sự tưởng đã êm êm thì Israel lại ra tay chớp nhoáng, tấn công vào các vị trí của Iran trong lãnh thổ Syria. Điều gì khiến người Do Thái bất chấp cả S-300 đang trực chiến để thực hiện đòn tập kích này?

Thứ nhất, Israel đang ở thế lưỡng đầu thọ địch, một bên là các nhóm vũ trang Palestine, một bên là Iran thông qua các lực lượng ở Syria. Người Do Thái, như thường lệ, quyết không để đối phương yên thân, họ sẵn sàng đánh phủ đầu và trả đũa nặng tay nếu bị tấn công. Điều đó không phải chỉ bây giờ mới có mà đã là "đặc sản" vốn có từ lâu.

Thứ hai, nghệ thuật tác chiến tập kích đường không của Israel thuộc hàng đẳng cấp nhất nhì thế giới. S-300 tối tân ư, cũng chỉ là "muỗi" thôi.

Việc im hơi lặng tiếng trong thời gian qua chỉ là một bước xuống thang để vuốt ve cho người Nga nguôi giận đồng thời là lúc Israel nghiên cứu chiến thuật mới nhằm tiếp tục đánh vào các mục tiêu ở Syria. Người Do Thái luôn tự tin trước chiến thuật của mình.

Điều phải đến đã đến, Israel bất ngờ tấn công Syria: Chấp luôn tên lửa S-300 Nga - Ảnh 5.
Điều phải đến đã đến, Israel bất ngờ tấn công Syria: Chấp luôn tên lửa S-300 Nga - Ảnh 6.

Các sĩ quan cùng trắc thủ tên lửa S-300 Syria huấn luyện rất nghiêm túc. Họ luôn đội mũ sắt ngay cả khi huấn luyện trong cabin chỉ huy điều khiển.

  • PK Nga vừa diệt máy bay lạ tấn công Khmeimim ở Syria: Chờ đòn báo thù của Moscow

  • 200 tiêm kích Israel và Syria đánh quần: Trận không chiến đẫm máu nhất, vô tiền khoáng hậu

  • Nga thẳng tay đâm húc, nổ súng: Ukraine "cầu được ước thấy" cú phản đòn mạnh chưa từng có

Tên lửa S-300 tiếng là đã đi vào trực chiến nhưng còn lâu mới thực sự có khả năng chiến đấu thật sự vì bản thân các kíp trắc thủ Syria còn đang mải miết học chuyển loại dưới sự hướng dẫn của chuyển gia Nga.

Quá trình này, theo như Bộ Quốc phòng Nga phải mất ít nhất 3 tháng, vì vậy đến nay, nếu S-300 khai hỏa thì ai điều khiển chúng, nếu không phải người Nga?

Nếu bắn trúng máy bay Israel có thể sẽ lại gây ra một scandal rất lớn, đẩy Nga vào thế bất lợi trước các thế lực phương Tây vốn đang lăm le tìm cớ tăng thêm các đòn trừng phạt.

Tấn công vào Syria lúc này (trước khi người Syria thực sự làm chủ được tên lửa S-300) sẽ khiến các chiến đấu cơ Israel an toàn hơn và quan trọng hơn, thể hiện ý chí của người Do Thái rằng họ sẽ tiếp tục tiến công, bất chấp Syria có trong tay sát thủ S-300.

Nói là làm, hôm nay Israel đã chính thức tấn công vào Syria. Điều gì đến đã phải đến!

Tên lửa không đối đất Delilah của Israel.