Monday, October 22, 2018

Nga dùng nắm đấm uy lực ở Syria, Mỹ phản đòn: "Vô hiệu hóa" tác chiến điện tử?

Nga dùng nắm đấm uy lực ở Syria, Mỹ phản đòn:
Nga dùng nắm đấm uy lực ở Syria, Mỹ phản đòn: "Vô hiệu hóa" tác chiến điện tử?
"Gấu Nga" đã biết sợ, từng khiến cả Thế giới sửng sốt cũng phải nhịn kẻ liều mạng ở Syria?
Arab Saudi bất ngờ trở mặt, tung
Arab Saudi bất ngờ trở mặt, tung "cú đấm thôi sơn", đẩy phiến quân Syria vào cửa tử
Phát huy kinh nghiệm Việt Nam, Nga bao phủ Syria bằng mái vòm vô hình tác chiến điện tử
Phát huy kinh nghiệm Việt Nam, Nga bao phủ Syria bằng mái vòm vô hình tác chiến điện tử
Mỹ vừa công bố báo cáo về phương pháp khắc chế mới đối với "mối hiểm họa của Putin" và dường như họ đã tìm ra cách khắc chế các hệ thống tác chiến điện tử Nga ở Syria.

Lần đầu tiên trong mơ

Trong bài viết mang tựa đề "США впервые «отключили» в Сирии русский РЭБ - Mỹ lần đầu tiên "vô hiệu hóa" hệ thống chiến tranh điện tử của người Nga ở Syria " đăng trên svpressa.ru, tác giả người Nga Alexander Sitnikov nhận định Mỹ dường như đã lần đầu tiên "rửa mặt" trước các hệ thống tác chiến điện tử của Nga.

Alexander Sitnikov cho rằng Lầu Năm góc thích giữ bí mật chi tiết cuộc đối đầu của mình với các phương tiện chiến tranh điện tử của Nga.

Thỉnh thoảng một vài vị tướng Mỹ về hưu lên tiếng khen ngợi hệ thống chiến tranh điện tử của Nga là tốt nhất trên thế giới, thực ra, họ vẫn đánh giá quân đội Mỹ hùng mạnh nhất trên trái đất.

Nhưng làm sao có thể nói tới sức mạnh nào đó phía bên kia đại dương nếu gần như toàn bộ vũ khí của Mỹ liên quan tới liên lạc vệ tinh, định vị toàn cầu và internet di động, mà hệ thống chiến tranh điện tử, như chúng ta biết, có thể dễ dàng vô hiệu hóa những mạng lưới liên lạc này.

Tuy nhiên, người Mỹ tin vào khả năng bất khả chiến bại của mình.

Nga dùng nắm đấm uy lực ở Syria, Mỹ phản đòn: Vô hiệu hóa tác chiến điện tử? - Ảnh 1.

Một hệ thống tác chiến điện tử Nga triển khai ở Syria.

Hoàn toàn có thể hiểu được rằng cuộc chiến tàn khốc kéo dài 7 năm ở Syria là chiến trường tranh đấu trực tiếp của các loại vũ khí mới của Mỹ và Nga, bao gồm cả các phương tiện chiến tranh điện tử.

Bởi vậy, các chuyên gia và phóng viên quân sự giành sự đặc biệt quan tâm tới báo cáo của DARPA (Defense Advanced Research Projects Agency – Cục Các đề án nghiên cứu tiềm năng của Bộ Quốc phòng Mỹ) mới được công bố về việc thực hiện bản hợp đồng trị giá 9,6 triệu USD.

Điều thu hút sự chú ý đó là khoản tiền này được dùng để cung cấp những hệ thống liên lạc thay thế có khả năng hoạt động trong những điều kiện nhiễu sóng vô tuyến điện mạnh cho các đơn vị tại Syria và Iraq.

Khách hàng là các nhà thầu quốc phòng của Lầu Năm Góc – tập đoàn Northrop Grumman và L3 Technologies. Các chuyên gia của họ đã bày tỏ sự lo ngại rằng Bộ Quốc phòng Nga sẽ không chỉ đánh sập mạng lưới liên lạc, mà chặn và thậm chí giả mạo các dữ liệu mục tiêu của quân đội Mỹ.

Nói một cách ngắn gọn, từ giờ người Mỹ sẽ đổ lỗi cho các chuyên gia người Nga thông minh đến mức khó tin về việc bắn nhầm quân mình và rò rỉ thông tin mật.

Trong các tài liệu của bản hợp đồng, DARPA chỉ rõ mục tiêu của đơn đặt hàng:

Chương trình được tài trợ bằng ngân sách của Lầu Năm Góc nhằm mục đích tự vệ trước các cuộc tấn công mà đứng đằng sau có thể là các phương tiện chiến tranh điện tử của Nga.

Đối phương trước tiên sẽ vô hiệu hóa mạng lưới thông tin liên lạc của các đơn vị chiến đấu phe đồng minh của Mỹ, sau đó sẽ tiêu diệt họ bằng sức mạnh hỏa lực áp đảo.

 

Nga dùng nắm đấm uy lực ở Syria, Mỹ phản đòn: Vô hiệu hóa tác chiến điện tử? - Ảnh 2.

Một hệ thống tác chiến điện tử Nga

Kịch bản nào?

Diễn biến kịch bản được vẽ ra theo kiểu như sau: Chỉ huy-râu xồm tên là Abdula của Quân đội tự do Syria (đang chiến đấu dưới lá cờ của Mỹ với quân đội chính phủ Assad), ngồi trong nơi ẩn náu của mình để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới chống lại các đơn vị quân đội chính quy của Syria.

Anh ta quyết định liên hệ bằng điện thoại vệ tinh được bảo mật với những người Mỹ bảo trợ mình. Anh ta nhận được câu trả lời: "Cứ ở yên tại chỗ". Sau đó 10-15 phút, các máy bay Su xuất hiện và oanh tạc chính xác, và không còn Abdula nữa.

Người Mỹ còn viết rằng nhờ chặn được sóng điện đàm, các máy bay của Nga đã ném bom những giếng dầu mang lại nhiều tiền cho IS. Còn khi không có tiền, nhiều phiến quân quyết định trở về nhà, điều làm suy yếu nghiêm trọng IS và các băng nhóm vũ trang khác. Không lẽ các vị tướng của Lầu Năm Góc không thích thế hay sao?

Ngoài ra, các chuyên gia của Mỹ không nêu ra khả năng các trạm chỉ huy của họ bị đột nhập thông qua hệ thống chiến tranh điện tử.

"Nếu kẻ địch (ở đây cần hiểu là tin tặc đeo quân hàm của Nga) có khả năng đột nhập vào các máy tính chỉ huy, bạn có thể gọi các cuộc không kích tới tấn công chính những vị trị của mình, nếu kẻ địch thay đổi các tọa độ.

Nhưng nếu các đơn vị không thể liên lạc được với nhau, thì sự yểm trợ từ trên không sẽ trở nên khó khăn hơn hoặc không thể thực hiện", ông Adam Route, nghiên cứu viên của Trung tâm an ninh mới và cựu sĩ quan Ranger Mỹ chia sẻ.

Nói ngắn gọn, Lầu Năm Góc rất cay cú khi Nga triển khai tại Syria nhiều hệ thống chiến tranh điện tử để bảo vệ các căn cứ và máy bay tiêm kích của mình, cũng như để vô hiệu hóa và đánh lừa các phương tiện liên lạc điện đàm của Mỹ.

Nói chúng, các câu chuyện về đề tài này được bắt đầu từ mùa thu năm 2015 ở phía bên kia đại dương, ban đầu chỉ mang tính cá nhân, sau đó trở thành công khai trên các mặt báo nổi tiếng của Mỹ.

Lấy ví dụ, vào hồi đầu năm nay, hãng truyền thông NBC News căn cứ vào các nguồn tin của mình trong quân đội khẳng định rằng quân đội Nga đã vô hiệu hóa các tín hiệu định vị vệ tinh của những thiết bị bay không người lái của Mỹ tại Syria, dường như, theo phương pháp từng được thử nghiệm tại Crimea năm 2014.

Có nghĩa là từ thời kỳ đảo chính ở Ukraine, người Mỹ, được nước chủ nhà cho phép, đã sử dụng các máy bay không người lái chiến đấu, vì thế họ mới viện dẫn kinh nghiệm ở Ukraine. Đó là chính miệng họ nói ra.

Như vậy, các công ty Northrop Grumman và L3 Technologies chuyên chế tạo các trạm radar đặc biệt đã phải gọi DARPA với đội ngũ chuyên gia được biết tới với việc sử dụng các phương pháp phi chuẩn mực để giải quyết các nhiệm vụ khó khăn nhất, tới giúp một tay.

Có phỏng đoán cho rằng để truyền thông tin, các chuyên gia của Cục Các đề án nghiên cứu tiềm năng sẽ sử dụng những nguyên lý mới thay vì dùng các tần số sóng vô tuyến.

Trong thời gian gần đây người ta ngày càng nói nhiều tới phương pháp lượng tử, nhưng, căn cứ vào giá trị nhỏ bé của bản hợp đồng, nhiều khả năng các thiết bị đơn giản hơn đã được sử dụng. Có thể, đó là các hệ thống laser hoạt động ở khoảng cách lớn.

Nga dùng nắm đấm uy lực ở Syria, Mỹ phản đòn: Vô hiệu hóa tác chiến  điện tử? - Ảnh 3.

Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk tấn công các mục tiêu ở Syria.

Ban đầu tín hiệu ánh sáng sẽ được truyền từ trinh sát cho thiết bị drone đặc biệt, nó sẽ truyền tiếp cho người tiếp nhận, lấy ví dụ, sĩ quan dẫn hướng của khẩu lựu pháo. Trong trường hợp này, các phương tiện chiến tranh điện tử hoàn toàn bất lực.

Thực ra, để thiết lập mạng lưới liên lạc thay thế đầy đủ cần cả một đội quân thiết bị bay không người lái thường xuyên lượn lờ trên không.

Trong điều kiện chiến tranh thực sự điều đó là không thể. Nhưng, theo các chuyên gia hiểu rõ về hoạt động của DARPA, để các nhiệm vụ đơn lẻ ở khu vực không có liên lạc điện đàm thì đó là thứ thích hợp.

Tuy nhiên, các kỹ sư của DARPA giữ im lặng hoàn toàn trước những câu hỏi của các phóng viên, mặc dù trong báo cáo có nêu rằng thiết bị đặc biệt đã được bàn giao cho Các lực lượng chiến dịch đặc biệt, Thủy quân lục chiến và các đơn vị của Không quân Mỹ chịu trách nhiệm tìm kiếm những sĩ quan quân đội Mỹ bị mất tích.

Cần phải nêu rõ rằng các hợp đồng của DARPA được thực hiện trong điều kiện tuyệt mật. Có nghĩa không có thông tin gì về những bản hợp đồng này ngoại trừ giá trị hợp đồng và các mục tiêu của công việc.

Có vẻ như việc nó bị hé lộ là do sai sót. Cụ thể, ngay khi xuất hiện thông tin này trên mạng, tờ báo Al-Monitor của Washington đã gặp trung tướng quân đội Mỹ Paul Funk để khai thác thêm thông tin. Ông trước tháng 6 vừa qua từng chỉ huy các lực lượng liên quân đứng đầu là Mỹ trong cuộc chiến chống IS.

Al-Monitor cho biết rằng tướng Funk có vẻ ngạc nhiên khi trả lời lần đầu tiên ông nghe tới việc này. Ông đánh giá tình hình liên quan tới sự an toàn của các mạng quân sự ở Trung Đông không đáng phải lo ngại.

Như vậy, có thể nói về các thiết bị mới của DARPA mà xuất hiện cách đây không lâu trong các đơn vị của quân đội Mỹ.

Nếu như một năm trước, các phương tiện truyền thông phía bên kia đại dương viết về các phương tiện chiến tranh điện tử của Nga rằng «những hệ thống này không đáng sợ như chúng đang được tô vẽ - chúng còn đáng sợ hơn", thì bây giờ lại càng nhiều tờ báo thông tin về cuộc tìm kiếm những giải pháp mới.

Có thể thấy cả giới quân sự của Mỹ lẫn Nga thường xuyên kiểm chứng nhau khi tìm ra những điểm yếu của nhau.

Nếu như những phỏng đoán của Al-Monitor là đúng, một câu hỏi được đặt ra: Quân đội Nga có quá lạm dụng hay không khi trình làng những hệ thống chiến tranh điện tử tốt nhất?

Tất nhiên, thà đe dọa trước đối phương bằng cơ bắp và nắm đấm đầy uy lực còn hơn chứng minh sự đúng đắn của mình trong cuộc ẩu đả không rõ kết cục ra sao. Nhưng ai mà biết được, có thể kẻ địch giấu dao găm trong ống giầy khi chúng ta đang khoe các khớp nối bằng đồng thau.

Các hệ thống tác chiến điện tử tối tân của Quân đội Nga

No comments:

Post a Comment