Wednesday, October 10, 2018

Lầu Năm Góc cũng không tin "siêu vũ khí" F-35 đủ sức vượt qua S-300 ở Syria?

Lầu Năm Góc cũng không tin
Lầu Năm Góc cũng không tin "siêu vũ khí" F-35 đủ sức vượt qua S-300 ở Syria?
Viễn cảnh Mỹ tiêu diệt S-300 của Nga ở Syria
Viễn cảnh Mỹ tiêu diệt S-300 của Nga ở Syria
Bất ngờ điều tiêm kích áp sát không phận Syria, Israel
Bất ngờ điều tiêm kích áp sát không phận Syria, Israel "vuốt râu hùm" S-300?
Vì sao cả thế giới
Vì sao cả thế giới "phát cuồng" với tên lửa S-400, bất chấp Mỹ đe dọa "cấm mua"?
Mỹ vừa phải ra quyết định tiến hành thử nghiệm bổ sung đối với tiêm kích tàng hình F-35, điều cho thấy nước này không tự tin sẽ qua mặt được hệ thống phòng không S-300.

Mỹ không tự tin vào F-35?

Quyết định của Lầu Năm Góc trong việc tiến hành các thử nghiệm bổ sung đối với F-35 cho thấy Mỹ không chắc chắn về khả năng tiêm kích tàng hình này vượt qua được hệ thống phòng không S-300 của Nga, tờ EurAsian Times của Ấn Độ bình luận.

"Thực tế là người Mỹ đã cố gắng để biến chiếc máy bay của mình trở nên vô hình, nhưng thực sự họ không làm được như thế. Không phải vô tình mà Lầu Năm Góc đột nhiên thông báo sự cần thiết phải có các bài kiểm tra bổ sung đối với F-35 gần đây.

Lầu Năm Góc cũng không tin siêu vũ khí F-35 đủ sức vượt  qua S-300 ở Syria? - Ảnh 1.

 Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy người Mỹ không tin vào năng lực của F-35 khi đối đầu với hệ thống phòng không S-300", trang tin tức này nói thêm.

Theo tờ EurAsian Times, chiếc F-35 Lightning II đã được phát triển với mục tiêu đánh bại hệ thống S-300 ngay từ khi Mỹ thu thập được dữ liệu về vũ khí phòng không của Nga.

Ngay sau khi Iran bắt đầu đàm phán với Nga về việc mua S-300, Israel đã trả rất nhiều tiền cho Hy Lạp để có quyền truy cập vào hệ thống phòng không của Nga để nghiên cứu. Bên cạnh đó, người Mỹ đã mua các bộ phận của tổ hợp này thông qua Belarus.

Tuy nhiên, hệ thống S-300 mà người Mỹ thu được "vốn đưa vào phục vụ từ năm 1978 và sự khác biệt giữa công nghệ hiện đại và công nghệ hồi năm 1978 là rất lớn", tờ EurAsian Times lưu ý.

Bình luận về việc giao hàng S-300 cho Syria, EurAsian Times kết luận rằng Nga sẽ "tăng cường nghiêm túc sức mạnh phòng không của Syria, nhưng sẽ chỉ khoanh vùng trong một khu vực, vì nước này thông báo rằng chỉ có bốn hệ thống SAM đã được chuyển giao. Lực lượng không quân Israel đủ lớn và được trang bị tốt để đối đầu được với sự bảo vệ như vậy. Nhưng nguy cơ họ chịu thiệt nhiều hơn trong trường hợp này là cao hơn nhiều".

Bộ trưởng Hợp tác khu vực Israel Tzachi Hanegbi hồi đầu tháng này cho biết, năng lực của S-300 từ lâu đã được thừa nhận trong kế hoạch chiến lược của Israel. Trong khi đó, cựu Tổng giám đốc phụ trách thiết kế của công ty quốc phòng Almaz-Antei, Igor Ashurbeili, nói rằng một phần của công nghệ S-300 đã bị đánh cắp bởi người Mỹ.

Lầu Năm Góc tuyên bố rằng các thử nghiệm chiến đấu toàn diện của máy bay F-35 Lightning II thế hệ thứ năm sẽ bắt đầu vào tháng 11, chứ không phải vào tháng 9, như đã được lên kế hoạch trước đó do Lockheed Martin gặp lỗi trong việc nâng cấp hệ thống phần mềm.

Tổng cộng, Israel sẽ nhận được 50 máy bay chiến đấu F-35A Lightning II từ Mỹ. Sau khi nâng cấp, tiêm kích này sẽ được đổi tên thành F-35I Adir. Hiện tại, Israel đang biên chế 8 chiếc F-35.

Nga đang làm khó Israel

Lầu Năm Góc cũng không tin siêu vũ khí F-35 đủ sức vượt qua S-300 ở Syria? - Ảnh 2.

Bất chấp các chuyến thăm thường xuyên tới Nga, Thủ tướng Netanyahu sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Một quan chức cấp cao của Iran hôm 8/10 cho biết, Israel sẽ rất khó khăn để tiến hành các cuộc không kích tại Syria sau khi Nga cung cấp cho đất nước này hệ thống phòng không S-300 tiên tiến.

"Tôi không tin rằng người Israel có thể thực hiện bất kỳ bước đi nghiêm túc nào. Người Nga có quyền triển khai hệ thống S-300 tại Syria và bảo vệ quyền lợi của mình, đặc biệt là sau cuộc tấn công của Israel khiến máy bay Nga bị bắn hạ", Ali Larijani, thành viên Quốc hội Iran, nói với đài truyền hình Russia Today.

Một chuyên gia quân sự Nga hôm 9/10 tiết lộ, hệ thống phòng không S-300 của Nga ở Syria sẽ cản trở các chuyến bay của Không quân Israel, bao gồm cả các hoạt động trinh sát.

"Việc triển khai S-300 đồng nghĩa với việc các phi công Israel khi bay qua Syria sẽ tự biết rằng họ đang là mục tiêu trên radar của Nga", Alexander Mikhailov, người đứng đầu cục Phân tích Chính trị-Quân sự Nga lưu ý.

"Tôi tin rằng lãnh đạo Israel sẽ thể hiện ý thức chung không lặp lại những sự cố như trường hợp vụ Il-20", ông nói thêm.

Tờ DEBKAfile nhận định, đây là lần đầu tiên Nga để mắt tới các hoạt động của Israel trong không phận Syria, đồng thời đưa ra một cảnh báo như vậy.

Trong khi đó, tờ Israel National News đánh giá, những động thái mới nhất của Nga tại Syria cho thấy một lần nữa rằng, Tổng thống Putin đang cố gắng thiết lập nước Nga là cường quốc chính trong khu vực, thách thức vị thế của Israel và Mỹ, ngay cả khi điều này có thể làm tổn hại đến lợi ích an ninh quan trọng của Israel.

Do đó, Thủ tướng Netanyahu sẽ gặp khó khăn trong việc thay đổi thực tại mới ở Syria, bất chấp việc Israel được cung cấp thêm các máy bay tiêm kích tàng hình mới của Mỹ và những chuyến viếng thăm thường xuyên của ông tới Moscow.

No comments:

Post a Comment